Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non (Phần 1) - Nguyễn Thị Mỹ Trinh

Nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi, khám phá bản chất các sự vật và sáng tạo các giải pháp tác động trở lại sự vật, biến đổi chúng theo mục đích sử dụng. Nói cho cùng nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới.
pdf 36 trang Khánh Bằng 29/12/2023 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non (Phần 1) - Nguyễn Thị Mỹ Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_giao_duc_mam_non.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non (Phần 1) - Nguyễn Thị Mỹ Trinh

  1. Theo nghĩa chung thì phương pháp là con đường đạt mục đích, là cách thức giải quyết một công việc cụ thể. ở mỗi ngành khoa học lại có một hệ thống các phương pháp nghiên cứu riêng. Nhà khoa học phải nắm vững bản chất và biết cách sử dụng các phương pháp để tiến hành hoạt động nghiên cứu của mình có kết quả. Vậy: phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ hợp các thao tác, biện pháp thực tiễn hoặc lý thuyết mà nhà khoa học sử dụng để nhận thức, khám phá đối tượng, tạo ra hệ thống những kiến thức về đối tượng. b) Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học: - Phương pháp có tính mục đích: mọi hoạt động đều có tính mục đích, mục đích công việc sẽ chỉ dẫn việc lựa chọn phương pháp. Phương pháp càng chính xác, càng sáng tạo càng làm cho công việc đạt tới kết quả nhanh, chất lượng cao và đôi khi vượt xa dự kiến ban đầu. Phương pháp nghiên cứu khoa học gắn bó với mục đích sáng tạo khoa học. - Phương pháp có tính đối tượng: phương pháp nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu. Đối tượng càng phức tạp, càng cần có phương pháp tinh vi. Phương pháp nghiên cứu có hiệu quả khi nó phù hợp với đặc điểm của đối tượng, phù hợp với quy luật vận động khách quan của đối tượng. - Phương pháp là con đường vận dụng của nội dung: mọi hoạt động đều có nội dung, nội dung công việc quy định phương pháp và phương pháp là cách thức thực hiện nội dung, là yếu tố quyết định chất lượng của công việc. Trong nghiên cứu khoa học mỗi chuyên ngành có 1 hệ phương pháp đặc thù, mọi đề tài có 1 nhóm phương pháp cụ thể. - Phương pháp là tổ hợp các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Nếu từng thao tác được thực hiện chính xác thì phương pháp đạt tới độ hoàn hảo và công việc đạt mức tối ưu. - Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, do chủ thể lựa chọn Phương pháp bị quy định bởi trình độ nhận thức và kinh nghiệm đã có của chủ thể. Do đó, phương pháp mang tính chủ quan. Trong nghiên cứu khoa học các nhà khoa học phải có trình độ trí tuệ cao, khả năng lớn và một kinh nghiệm dày dạn. 11
  2. - Mỗi phương pháp nghiên cứu khoa học có điểm mạnh và điểm yếu, do đó không nên chỉ sử dụng duy nhất 1 phương pháp để nghiên cứu đối tượng. c) Phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học: Khi nghiên cứu khoa học cần sử dụng rất nhiều phương pháp, phối hợp các phương pháp, dùng các phương pháp để hộ trợ nhau, kiểm tra lẫn nhau và để khẳng định kết quả nghiên cứu. Vì sự đa dạng của các phương pháp mà người ta tìm ra cách phân loại nó để tiện sử dụng. Có những cách phân loại phương pháp sau đây: - Dựa trên quy trình nghiên cứu, người ta chia phương pháp thành 3 nhóm: mô tả, giải thích và chuẩn đoán. - Dựa vào các bước của công việc, có các nhóm phương pháp: thu thập thông tin, gia công và xử lý thông tin. - Dựa vào trình độ tiếp cận của đối tượng, có các nhóm phương pháp: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp xử lý số liệu. Việc sử dụng hệ thống phương pháp phải nhất quán theo một cách phân loại. Trong thực tế cách phân loại thứ 2 và thứ 3 được chấp nhận rộng rãi. 2.2. Phương pháp hệ Là nhóm các phương pháp được sử dụng trong một lĩnh vực khoa học hay một đề tài cụ thể. Các phương pháp này hỗ trợ, bổ sung và kiểm tra lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu và để khẳng định tính chân thực của các luận điểm khoa học. 2.3. Phương pháp luận Theo nghĩa hẹp là lý luận tổng quát, là những quan điểm chung, là cách tiếp cận đối tượng khoa học. Đây là những luận điểm mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học, mà nó vận dụng triết học như thế giới quan để giải thích và khám phá mà thôi. Những quan điểm phưong pháp luận là kim chỉ nam hướng dẫn các nhà khoa học trên con đường tìm tòi nghiên cứu. Có những quan điểm phương pháp luận cho nhiều ngành khoa học, cũng có những quan điểm riêng, đặc thù của một lĩnh vực khoa học mà gọi là phương pháp luận chuyên ngành. 12
  3. Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có 2 cách tiếp cận với phương pháp luận. Khoa học tự nhiên là khoa học thực nghiệm. Nghiên cứu khoa học tự nhiên bắt đầu từ các sáng kiến cụ thể. Con đường nghiên cứu thường bắt đầu từ thí nghiệm và bằng cách quy nạp mà hình thành luận điểm khoa học nghĩa là đi từ phương pháp nghiên cứu cụ thể, sau đó mới xuất hiện nhu cầu về phương pháp luận. Khoa học xã hội là khoa học thực chứng. Nghiên cứu khoa học xã hội đòi hỏi phải tích luỹ các sự kiện đông đảo, để giải thích chúng luôn động chạm đến các vấn đề triết học. Do vậy, nghiên cứu và giải thích các hiện tượng xã hội bao giờ cũng có quan điểm dẫn đường. Vai trò của phương pháp luận vô cùng to lớn. 2.4. Một số phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học GDMN. a) Phương pháp luận hệ thống: Để hiểu rõ bản chất của quan điểm hệ thống chúng ta cần phân biệt một số khái niệm * Hệ thống: Là một tập hợp các yếu tố nhất định có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và có quy luật vận động tổng hợp. Trong thực tiễn mọi sự vật và hiện tượng, nếu là một chỉnh thể trọn vẹn thì bao giờ cũng là một hệ thống được cấu tạo bởi những bộ phận, nhiều thành tố. Các bộ phận này có một vị trí độc lập, có chức năng riêng, tuy vậy chúng lại có quan hệ biện chứng với nhau theo mối quan hệ vật chất, quan hệ chức năng và chúng vận động theo quy luật của toàn hệ thống. Một hệ thống bao giờ cũng có mối liên hệ với những hệ thống và đối tượng khác cùng nằm trong một môi trường nhất định. Môi trường chính là hệ thống lớn chứa đựng các hệ thống nhỏ ta đang nghiên cứu và các đối tượng khác bên cạnh nó. Giữa môi trường và hệ thống có mối quan hệ hai chiều. Môi trường tác động và quy định hệ thống, còn hệ thống tác động và cải tạo môi trường. * Tính hệ thống: là thuộc tính quan trọng của thế giới, là hình thức diễn đạt tính chất phức tạp của đối tượng và nó chính là một thông số quan trọng để đánh giá đối tượng. Một công trình nghiên cứu khoa học phải tìm cho được tính hệ thống 13
  4. của đối tượng và trình bày nó một cách rành mạch, hàm xúc, chi tiết với lập luận chặt chẽ nhất. * Quan điểm hệ thống: là một luận điểm quan trọng chỉ dẫn quá trình nghiên cứu đối tượng phức tạp, là cách tiếp cận đặc trưng bằng phương pháp hệ thống để tìm ra các cấu trúc của đối tượng, phát hiện ra tính hệ thống: một thuộc tính quan trọng của đối tượng. Quan điểm hệ thống yêu cầu nghiên cứu đối tượng theo quy luật của cái toàn thể có tính hệ thống với các thành phần có mối tương tác biện chứng hữu cơ. Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và cả trong hoạt động tâm lý, ở các mức độ khác nhau ta đều phát hiện ra tính hệ thống trong các đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng đơn giản nhất là các hiện tượng tâm lý riêng lẻ (cử động, thao tác, hành động, hoặc cá thể) tồn tại độc lập một cách tương đối, ta có thể cô lập để nghiên cứu. - Đối tượng phức tạp hơn, có kết cấu trọn vẹn như một chỉnh thể, như một hệ thống (hoạt động, các đặc điểm nhân cách). Ví dụ: Đời sống tâm lý, nhu cầu của đứa trẻ hay hệ thống tâm lý- sinh lý- xã hội. - Đối tượng phức tạp nhất là hiện thực xã hội, bao gồm những khách thể có mối liên hệ với nhau, tạo thành siêu hệ thống. Ví dụ: Vấn đề tâm lý và văn hoá. Khi nghiên cứu khoa học GDMN theo quan điểm hệ thống cần: + Nghiên cứu đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận mà xem xét cụ thể. + Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển từng mặt và của toàn bộ đối tượng tâm lý. + Nghiên cứu đối tượng trong mối tương tác với các hiện tượng xã hội khác, với người khác, với toàn bộ nền văn hoá xã hội. Tìm môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nó. + Trình bày kết quả nghiên cứu rõ ràng, khúc chiết, theo một hệ thống chặt chẽ, có tính logic cao. Như vậy, nghiên cứu khoa học GDMN theo quan điểm hệ thống cho phép nhìn nhận một cách sâu sắc toàn diện, khách quan về đối tượng nghiên cứu, thấy 14
  5. được mối quan hệ của hệ thống nghiên cứu với các đối tượng khác trong hệ thống lớn, từ đó xác định được con đường tổng hợp tối ưu để phát triển nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non. b) Phương pháp luận hoạt động: Đây là quan điểm vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam dẫn đường trong các nghiên cứu con người nói chung và nghiên cứu khoa học GDMN nói riêng. Phương pháp luận hoạt động được hiểu như sau: - Khẳng định rằng: Hoạt động là bản thể của tâm lý- ý thức, hay tâm lý, ý thức được nảy sinh bởi hoạt động. Sự phát triển phức tạp và chuyển hóa của hoạt động kéo theo sự phát triển phức tạp và chuyển hoá của tâm lý. Tất cả các phạm trù trong tâm lý học: Phản xạ, phản ánh, ý thức, nhu cầu, động cơ vv đều bị quy định bởi phạm trù hoạt động. - Phản ánh tâm lý và hoạt động gắn bó chặt chẽ với nhau. Hoạt động vừa tạo ra tâm lý, vừa sử dụng phản ánh tâm lý làm khâu trung gian tác động vào đối tượng tạo ra kinh nghiệm kép “ở con người”. - Tâm lý, ý thức, nhu cầu của con người được nghiên cứu như là các hoạt động. - Bằng hoạt động con người trở thành 1 nhu cầu và tồn tại như là một nhân cách. Nhu cầu là các cấu tạo tâm lý mới do từng người tự tạo ra cho mình bằng hoạt động của bản thân. - Tâm lý, ý thức, nhu cầu của con người được biểu hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động của cá nhân. Vì thế, muốn nghiên cứu tâm lý, nhu cầu của con người ta phải nghiên cứu hoạt động, hành động và sản phẩm hoạt động, nơi kết tinh năng lực con người vào đấy. c) Phương pháp luận tích hợp Quan điểm tích hợp coi tự nhiên- xã hội- con người như là một thể thống nhất tác động qua lại với nhau. Quan điểm tích hợp trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi một sự kết hợp, đan xen, lồng ghép các mảng đề tài, các góc độ nghiên cứu chung. Quan điểm tích hợp được sử dụng trong nghiên cứu khoa học GDMN, vì: 15
  6. - Trẻ em là một đối tượng nghiên cứu mang tính tích hợp (đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học). - Sự phát triển của trẻ em trong 6 năm đầu đời rất nhanh, mạnh, tuy nhiên, các chức năng tâm-sinh lý chưa hình thành thật rõ nét và tách bạch rạch ròi như ở người lớn. Vì thế, để hiểu rõ về trẻ em, người ta cần sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Để vận dụng quan điểm tích hợp trong nghiên cứu trẻ em, cần phải: - Cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khi nghiên cứu trẻ em, trong đó có một phương pháp đóng vai trò chủ đạo. - Để nghiên cứu các vấn đề chung của giáo dục mầm non, cần vận dụng các hướng nghiên cứu mang tính tích hợp, được thực hiện bởi các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. - Các dữ kiện thu được từ quá trình nghiên cứu vừa được phân tích, nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau: xã hội học, tâm lý học, sinh lý học và chúng cũng vừa được tổng hợp, lồng ghép với nhau để giải quyết các vấn đề nuôi và dạy trẻ. - Đối với việc giáo dục trẻ em trước 6 tuổi cần kết hợp giữa chăm sóc và dạy dỗ trẻ em. Muốn đạt hiệu quả thì 2 nhiệm vụ này cần lồng ghép, đan xen, hoà quyện với nhau. - Chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ em trước 6 tuổi được xây dựng trên cơ sở nhằm hình thành những thuộc tính, những năng lực chung- hình thành nền tảng nhân cách ban đầu cho trẻ em. d) Phương pháp luận lịch sử Mọi sự vật đều có nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển, vì thế, khi nghiên cứu cần xem xét đối tượng một cách toàn diện trong suốt quá trình phát sinh và phát triển của nó, tức là nghiên cứu theo quan điểm lịch sử. Nghiên cứu một đối tượng nào đó theo quan điểm lịch sử tức là nghiên cứu đối tượng trong quá trình vận động Khi nghiên cứu khoa học GDMN cần đảm bảo quan điểm tiếp cận lịch sử, vì: 16
  7. - Nghiên cứu khoa học theo quan điểm lịch sử không những giúp ta phát hiện ra quy luật phát triển của đối tượng mà còn giúp tìm ra những nguyên nhân gây nên những thành công hay thất bại của sự kiện lịch sử, từ đó rút ra được bài học cần thiết. - Các tài liệu lịch sử có chức năng vô cùng quan trọng trong các nghiên cứu khoa học: chức năng làm cơ sở để xây dựng giả thuyết và chứng minh giả thuyết; chức năng minh hoạ, chứng minh; chức năng đánh giá các kết luận khoa học - Trẻ em trước 6 tuổi là một thực thể đang phát triển với tốc độ nhanh. Trong quá trình đó các quy luật phát triển được bộc lộ một cách khách quan. Để đảm bảo quan điểm tiếp cận lịch sử, nhà nghiên cứu phải: - Xem xét đứa trẻ trong quá trình phát triển của nó với những điều kiện phát triển nhất định, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển. - Coi giáo dục là mặt phổ biến, tất yếu trong quá trình phát triển những đặc điểm lịch sử ở đứa trẻ, chứ không phải là mặt tự nhiên của con người. e) Phương pháp luận thực tiễn Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính chất lịch sử xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Thực tiễn vừa là nguồn gốc, vừa là động lực, vừa là mục đích, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá đối với mọi lý thuyết khoa học: - Nghiên cứu khoa học GDMN phải bắt nguồn từ thực tiễn. Động lực nghiên cứu khoa học đó chính là nhu cầu giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. - Kết quả nghiên cứu khoa học GDMN quay trở lại phục vụ thực tiễn (nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non). - Những sự kiện thực tiễn là những cứ liệu quan trọng giúp nhà nghiên cứu tìm hiểu đối tượng và khám phá ra quy luật vận động của nó. - Thực tiễn là tiêu chuẩn để đánh giá các sản phẩm khoa học một cách chính xác nhất. Nghiên cứu khoa học GDMN cần đứng vững trên quan điểm thực tiễn mới hi vọng đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học về trẻ em, mang lại lợi ích thiết thực cho sự nghiệp chăm sóc- giáo dục trẻ em trước 6 tuổi. 17
  8. Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC MẦM NON Nghiên cứu khoa học GDMN, dựa trên những hiện tượng thực của thế giới khách quan nhà nghiên cứu thu thập một cách kỹ lưỡng những sự kiện cần thiết và xem xét chúng một cách sâu sắc theo những khía cạnh khác nhau. Trong khi đối chiếu những hiện tượng thu thập được với nhau, nhà nghiên cứu khám phá ra những nguyên nhân và quy luật hoạt động của chúng, từ đó làm giàu cho khoa học, giúp ích cho thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu phải: - Xác định những sự kiện nào họ cần phải thu thập. - Nắm vững những thủ thuật nghiên cứu cần thiết và đôi khi xây dựng những phương pháp nghiên cứu riêng và những hệ phương pháp để thu thập những sự kiện ấy. - Phân tích và khái quát những sự kiện thu được, nhà nghiên cứu cần biết loại bỏ tất cả cái gì không cần thiết, không quan trọng, giữ lại cái quan trọng, cái bản chất. 1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học GDMN: a) Phải coi hoạt động là nguồn gốc của toàn bộ nền văn hoá loài người, của thế giới tinh thần của con người. Hoạt động là nơi tinh thần, tâm lý thực hiện chức năng của chúng đối với cuộc sống thực của con người. Hoạt động cũng chính là động lực phát triển tâm lý. Không thể nghiên cứu trẻ em ngoài hoạt động của chính bản thân trẻ. b) Phải tính đến tính chất tổng thể, hoàn chỉnh, trọn vẹn của đối tượng nghiên cứu. Khi nghiên cứu một hiện tượng tâm lý nào đó không được tách nó ra khỏi toàn bộ đời sống tâm lý của con người, cũng như khi nghiên cứu một đặc điểm nào đó của một loại hiện tượng tâm lý cũng không được tách nó ra khỏi các đặc điểm khác. Hơn nữa phải đặt đối tượng nghiên cứu vào trong mối quan hệ với các 18
  9. loại hiện tượng khác. V.I. Lênin viết: “Toàn bộ tất cả các mặt của hiện tượng, hiện thực và các quan hệ của các mặt ấy đó là cái hợp thành chân lý”. c) Muốn thấy được tính chất tổng thể hoàn chỉnh, trọn vẹn của đối tượng nghiên cứu, phải xếp hiện tượng nghiên cứu vào hệ thống đó. Cuộc sống của con người có nhiều hoạt động. Mỗi hoạt động tương ứng với một động cơ vì vậy con người có nhiều động cơ. Do đó cần phải tìm ra hệ thống động cơ và xét động cơ nào trong thời điểm nhất định là động cơ chính. Tương tự như vậy, phải tìm ra hệ thống mục đích và xem cái nào là chính. d) Cần nghiên cứu, xem xét các hiện tượng tâm lý trong sự nảy sinh, biến đổi và phát triển của nó. Các hiện tượng tâm lý không bất biến, nghiên cứu một hiện tượng tâm lý phải thấy được quá khứ, hiện tại và tương lai của nó. Đồng thời cũng phải thấy được tính ổn định của nó trong một thời điểm nhất định, trong những điều kiện nhất định. 2. Các phương pháp nghiên cứu khoa học GDMN 3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 3.1.1. Chức năng: Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết có chức năng cơ bản là định hướng cho việc nghiên cứu đề tài, vạch con đường tiếp cận đối tượng, chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cụ thể để khám phá đối tượng. Chức năng thứ hai của các phương pháp nghiên cứu lý thuyết là xây dựng hệ thống khái niệm khoa học là công cụ nghiên cứu đề tài. Chức năng thứ ba là khái quát những cứ liệu khoa học thành những kết luận khoa học, lý thuyết khoa học (ở mức độ cao hơn). 3.1.2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết cụ thể a) Phương pháp phân tích- tổng hợp lý thuyết - Phân tích là thao tác tác đối tượng ra thành nhiều bộ phận, nhiều chi tiết để có thể xem xét kỹ lưỡng đối tượng từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau. - Tổng hợp là thao tác gộp các bộ phận, các chi tiết đã phân tích theo hướng nhất định để tạo thành một chỉnh thể, nhờ đó đối tượng được nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc hơn. 19
  10. Phân tích- tổng hợp lý thuyết là phương pháp nghiên cứu cơ bản không thể thiếu được đối với việc xây dựng những luận cứ khoa học về trẻ em. Phương pháp này thường được sử dụng ở bước khởi đầu của việc nghiên cứu lý luận hoặc xây dựng cơ sở lý luận cho các nghiên cứu thực tiễn. Khi thực hiện phương pháp phân tích- tổng hợp lý thuyết, cần phải: - Phân tích mỗi lý thuyết hay trường phái khoa học thành nhiều khía cạnh, nhiều thành phần. - Tìm hiểu kỹ càng từng thành phần trong cấu trúc của mỗi lý thuyết để chỉ ra đặc điểm riêng biệt của nó, xác định sự phát triển của lý thuyết do nhiều thế hệ tác giả khác nhau đóng góp mà thành. - Tổng hợp lý thuyết theo quan điểm riêng của nhà nghiên cứu, lược bỏ những mặt sai lầm, lạc hậu, yếu kém, kế thừa, lĩnh hội những mặt tích cực, tạo ra lý luận về đối tượng nghiên cứu, từ đó định hướng cho việc nghiên cứu đề tài. b) Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết - Phân loại lý thuyết là sự phân chia các tài liệu nghiên cứu, các lý thuyết khoa học đã có về đối tượng nghiên cứu thành các mặt, các đơn vị kiến thức khác nhau dựa trên các dấu hiệu bản chất hay hướng nghiên cứu. - Tổng hợp lý thuyết là sự sắp xếp những tài liệu khoa học đã được phân loại vào một hệ thống nhất định trên cơ sở một mô hình lý thuyết do người nghiên cứu đề xuất. Phương pháp phân loại và tổng hợp lý thuyết là hai thao tác luôn đi cùng nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Nhờ đó, các tài liệu, lý thuyết khoa học với kết cấu phức tạp về mội dung trở nên dễ nhận thấy, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu. Trong nghiên cứu khoa học GDMN, phương pháp phân loại và tổng hợp lý thuyết làm cho các lý thuyết khoa học về GDMN mang tính khái quát cao, định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn và có tác dụng chỉ đạo hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ em. c) Phương pháp cụ thể hoá lý thuyết 20
  11. Để lý thuyết khoa học trở nên dễ hiểu, dễ sử dụng vào thực tiễn, người nghiên cứu cần cụ thể hoá chúng bằng phương pháp minh họa và phương pháp mô hình hoá. - Phương pháp minh họa là cách thức sử dụng những sự kiện điển hình, có thực trong thực tiễn để làm sáng tỏ lý thuyết. - Phương pháp mô hình hoá là phương pháp nghiên cứu lý thuyết bằng cách xây dựng những mô hình giả định để thể hiện được ý đồ chứa đựng trong lý thuyết, rồi dựa trên mô hình đó mà tiến hành nghiên cứu lý thuyết. Mô hình là sự tái hiện đối tượng nghiên cứu dưới dạng trực quan tương ứng với nguyên bản của lý thuyết. Vì vậy, hệ thống mô hình cần được xây dựng sao cho phản ánh trung thực những mối liên hệ cơ cấu- chức năng hay mối liên hệ nhân quả giữa các thành tố trong đối tượng nghiên cứu. Mô hình là cái thay thế cho đối tượng nghiên cứu nhưng đến lượt nó lại biến thành một phương tiện cụ thể để nhà nghiên cứu đào sâu, mở rộng lý thuyết của mình. Mô hình lý thuyết có thể chứa đựng cả những yếu tố mới, những ý tưởng chưa được thể nghiệm trong cuộc sống (mô hình giả định). Nhờ phương pháp cụ thể hoá lý thuyết mà những lý thuyết khoa học trừu tượng trở nên dễ hiểu, dễ sử dụng vào thực tiễn, giúp người nghiên cứu có chỗ dựa để đi xa hơn trong quá trình nghiên cứu lý thuyết của mình. d) Phương pháp giả thuyết Đây là phương pháp nghiên cứu bằng cách dự đoán những thuộc tính và quy luật phát triển của đối tượng, trên cơ sở đó mà tìm kiếm, khám phá bản chất của đối tượng nghiên cứu thông qua quá trình chứng minh những điều dự đoán đó là đúng. Chức năng của phương pháp giả thuyết: dự báo (dự đoán) và định hướng. Phương pháp giả thuyết về thực chất là khâu đầu tiên của quá trình nhận thức về một đối tượng nào đó khi mà các thông tin về nó còn thiếu hụt hoặc chưa rõ ràng. Vì vậy, để nghiên cứu đối tượng, nhà nghiên cứu cần hình dung về một số thuộc tính và quy luật phát triển của đối tượng. Như vậy, giả thuyết chưa phải là chân lý, cần phải được chứng minh để khẳng định hoặc bác bỏ. 21