Giáo trình Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ (Phần 2) - Phạm Thị Huyền

1. Kích thước là một khái niệm toán học dùng để chỉ độ lớn, độ dài, dung tích, thể tích, diện tích… của đối tượng.
Nói đến đồ lớn là nói đến độ To­ Nhỏ.
Nói đến đồ dài là nói đến chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
Nói đến diện tích là phần mà vật chiếm chỗ trên mặt phẳng.
Nói đến thể tích là phần vật chiếm chỗ trong không gian 3 chiều.
Nói đến dung tích là phần vật chứa được vật khác.
2. Để phân biệt chiều dài, chiều rộng, chiều cao cần dựa vào các dấu hiệu sau:
­ Nếu vật dắc trưng bởi 1 đại lượng kích thước về độ dai thì khi đại lượng đó đặt vuông góc với mặt đất sẽ được gọi là chiều cao. Nếu đặt ở các tư thế khác được gọi là chiều dài
pdf 34 trang Khánh Bằng 29/12/2023 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ (Phần 2) - Phạm Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_hinh_thanh_bieu_tuong_toan_cho_tre_ph.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ (Phần 2) - Phạm Thị Huyền

  1. Chương VII Tổ chức việc hình thành biểu tượng ban đầu về hình dạng vật thể cho trẻ mầm non I. Đặc điểm tri giác vật thể và các hình hình học ở trẻ mầm non. Một trong các dấu hiệu bề ngoài để nhận biết các vật trong môi trường xung quanh là hình dạng của vật. Tuy nhiên, các sự vật rất đa dạng và phong phú nên người lớn không thể dạy trẻ tất cả hình dạng các vật mà phải quy chúng về các hình hình học. Như vậy, các hình hình học được xem là những hình chuẩn, hình mẫu, thể hiện tính khái quát của hình dạng vật thể. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, trẻ đã có khả năng nhận biết về hình dạng các vật trong môi trường xung quanh. Hình dạng của bất kỳ sự vật nào đều có thể qui về dạng các hình hình học nhất định hoặc được biểu thị như sự kết hợp một số hình hình học sắp xếp theo một kiểu nào đó trong không gian( ví dụ: cái ô tô được tạo bởi hai hình chữ nhật và hai hình tròn; con lật đật được tạo bởi một hình tròn to và một hình tròn nhỏ). Trẻ nhận biết hình dạng các vật thể và các hình hình học là nhờ có sự tham gia tích cực của các giác quan. Sau đó dùng lời nói để khái quát những nhận biết đó. Việc nhận biết hình dạng vật thể với việc nhận biết các hình hình học có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Lúc đầu trẻ chưa nhận ra các hình hình học, với trẻ các hình được coi như các vật bình thường và trẻ gọi tên tương ứng của các vật. Chẳng hạn: Hình trụ là cái cốc, cái hộp. Hình tam giác là lá cờ, cánh buồm Hình chữ nhật là cửa sổ, cái bảng Trên cơ sở nhận biêt hình dạng các vật thể dưới sự tác động dạy của người lớn, nhận thức về các hình hình học được chuyển dần, trẻ không đồng nhất các vật với các hình mà đã biết so sánh các hình với các vật gần gũi, quen thuộc, như hình vuông giống khăn mùi soa, hình chữ nhật giống cái bảng, tam giác giống mái nhà; hình trụ giống cái cốc Và cuối cùng các hình hình học được trẻ khái quát, nhận thức như là một tiêu chuẩn. Từ việc nắm vững các biểu tượng hình hình học giúp trẻ củng cố, nâng cao khả năng nhận biết, xác định và phân biệt hình dạng các vật thể. Trẻ ở các lứa tuổi khác nhau thì khả năng nhận biết về hình dạng vật thể và các hình hình học cũng khác nhau. Hệ số thụ cảm về hình dạng vật thể và các hình hình học được tăng theo kinh nghiệm cảm giác của trẻ và nhờ có sự tác động của các nhà giáo dục. 48
  2. 1. Trẻ dưới 3 tuổi Khả nhận biết về hình dạng vật thể xuất hiện ở trẻ từ rất sớm. Trẻ có thể phân biệt được các vật. Sự nhận biết này không phụ thuộc vào sự sắp xếp vị trí của các vật trong không gian. Ví dụ: Trẻ 2 tuổi có thể phân biệt được ở trên mặt bàn đâu là chai sữa đâu là con búp bê. Hoặc con búp bê dù đặt ở trên cửa sổ, trên bàn hay trong tủ thì trẻ vẫn nhận ra con búp bê. Trong quá trình hoạt động trẻ có điều kiện để nhận biết hình dạng khác nhau của các vật thể, song trẻ chưa nhận thấy sự giống hệt nhau về hình dạng của các vật khác nhau nếu không có sự tác động của người lớn. Ví dụ: trẻ có thể nhận thấy rằng hình dạng của các xắc xô, cái đĩa, cái vòng nhưng trẻ không nhận thấy tất cả các đồ vật ấy đều có dạng hình tròn. Như vậy ở lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng khái quát, coi hình hình học là một tiêu chuẩn để so sánh, đối chiếu với các vật giống nhau về hình dạng thường gặp trong cuộc sống. 2. Trẻ mẫu giáo: ­ Trẻ 3­4 tuổi: Trẻ đã có khả năng gọi đúng tên, phân biệt được các hình dạng khác nhau giữa các vật thể. Trẻ có thể nhận biết gọi đúng tên một số các hình hình hình học nhờ sự tác động của người lớn và trẻ vẫn thường so sánh hình dạng các hình hình học với các đồ vật thường gặp hàng ngày. Ví dụ: Hình tròn giống cái bánh xe, cái đĩa Việc trẻ nhận biết hình dạng các vật thể và các hình hình học có sự tham gia tích cực của các giác quan là tay và mắt. Song do hoạt động của tay còn vụng về, khả năng quan sát của mắt còn hạn chế nên việc hoạt động của tay mới dừng lại ở việc cầm nắm, chưa có ý thức. Quan sát của mắt chỉ tập trung vào một dấu hiệu nào đó của vật (hình dạng, kích thước, màu sắc ) chứ trẻ chưa thấy những dấu hiệu chi tiết đặc trưng cho vật. Ở lứa tuổi này trẻ có khả năng so sánh, phân biệt các hình hình học, đặc biệt các hình có sự khác nhau ít như hình vuông và hình chữa nhật. Tuy nhiên trẻ vẫn rất dề nhầm lẫn giữa 2 hình này. Cũng ở lứa tuổi này do vốn ngôn ngữ và kinh nghiệm sống còn ít, việc diễn đạt còn gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác nên việc cô giáo hướng dẫn trẻ dùng lời nói để khái quát sự cảm giác hình dạng các vật thể và các hình hình học là điều quan trọng giúp trẻ khắc sâu việc nhận biết các hình. ­ Trẻ 4­5 tuổi 49
  3. Trẻ đã có khả năng nhận biết các hình hình học như là một tiêu chuẩn để trẻ dựa vào đó so sánh, cảm giác các vật thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ có thể lựa chọn các hình hình học theo mẫu và theo tên gọi. Khả nắng nhận biết các hình hình học và các vật thể bằng các giác quan phát triển hơn: Trẻ đã chủ động dùng các ngón tay để cầm nắm, khảo sát hình; sự hạot động của mắt đã bắt đầu tập trung quan sát các dấu hiệu riêng đăc trưng cho từng hình. Vì vậy trể 4­5 tuổi có khả năng so sánh phân biệt các hình học phẳng theo đường bao của chúng nếu được sự hướng dẫn tổ chức của các nhà giáo dục. Trẻ có khả năng nhận biết được hình dạng của một số hình khối thông dụng: Khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật. ­ Trẻ 5­6 tuổi Khả năng nhận biết, phân biệt các hình hình họcbằng các hoạt động của tay và mắt của trẻ theo đường bao được tiến triển hoàn thiện: Trẻ đã chủ đông sờ mó vật bằng cả 2 tay, cầm nắm vật bằng đầu ngón tay biêt đưa mắt quan sát bằng đường bao của vật, phần chủ yếu đặc trưng cho hình dạng của vật. Đó chính là hình dạng giúp trẻ khảo sát hình đầy đủ đúng. ­ Ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn, có sự phát triển chặt chẽ giữa các cơ quan thị giác, xúc giác và ngôn ngữ đã tạo điều kiện giúp trẻ thu nhận các kiến thức về hình dạng chính xác hơn, giúp trẻ nhớ lâu những điều mà mình cảm giác được. Lời nói còn giúp cho nhận thức của trẻ được tổng quát hơn. Trẻ có thể hiểu được các tính chất đơn giản của các hình hình học, có thể phân biệt được các hình các vật theo các nhóm phù hợp và gọi tên được các nhóm cơ bản của chúng theo dấu hiệu. Ví dụ: Nhóm có đường bao cong, nhóm có đường bao thẳng ­ Có khả năng đối chiếu hình dạng vật thể với các hình hình học. 3. Nội dung và phương pháp hướng dẫn hình thành những biểu tượng về hình dạng vật thể cho trẻ mầm non. 3.1. Đối với trẻ nhà trẻ (24­36 tháng). a. Nội dung: * Trên tiết học: Dạy trẻ nhận biết, gọi tên hình tròn­ hình vuông. * Ngoài tiết học: Tiếp tục cho trẻ nhận biết, gọi tên hình tròn­ hình vuông và nhận biết các vật xung quanh có dạng hình tròn­ hình vuông. b. Phương pháp hướng dẫn: 50
  4. Đối với trẻ nhà trẻ chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản là nhận dạng và biết được tên hình tròn­ hình vuông; biết một số vật có dạng hình tròn­ hình vuông. Khi dạy cần chuẩn bị hình mẫu (2 hình tròn, 2 hình vuông) và một số vật có dạng hình tròn, hình vuông. Cần có sự kết hợp với các yếu tố màu sắc để nhận biết các hình này. Với trẻ nhà trẻ cần tiến hành như sau: ­ Cô cầm một hình bất kỳ lên cho trẻ quan sát. ­ Cô đặt câu hỏi: Đây là hình gì? Thông qua câu hỏi này, nếu trẻ trả lời được, cô sẽ cho trẻ nhắc đi nhắc lại tên gọi của hình (kết hợp với màu sắc). Nếu trẻ không trả lời được, cô giáo sẽ cung cấp cho trẻ về tên gọi của hình. ­ Cô yêu cầu trẻ chọn hình giống hình của cô và giơ lên, cho trẻ nhắc to tên hình để trẻ nhớ rõ. ­ Làm tương tự với hình còn lại. Khi trẻ đã nhận dạng và nói được tên các hình, cô giáo lần lượt đưa ra các vật cho trẻ quan sát và đặt nhiều câu hỏi về vật đó, trong đó cần hỏi trẻ “Vật đó có dạng hình gì? Bằng các trò chơi đơn giản, dễ chơi như “Thi ai nhanh”; “Về đùng nhà”; “Tìm bạn thân” giúp trẻ dễ dàng nhận ra được hình tròn­ hình vuông. 2.1. Đối với trẻ mẫu giáo 3­4 tuổi. a. Nội dung: * Trên tiết học: ­ Dạy trẻ nhận biết, gọi tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. ­ Biết tìm trong môi trường xung quanh các đồ vật, đồ chơi có hình dạng giống với các hình trên. Từ những nội dung trên được cụ thể thành các bài dạy: ­ Dạy trẻ nhận biết, gọi tên hình tròn­ hình vuông. ­ Dạy trẻ nhận biết, gọi tên hình tam giác­ hình chữ nhật. * Ngoài tiết học: Tiếp tục các nội dung trên. b. Phương pháp hướng dẫn: Mặc dù ở lứa tuổi nhà trẻ đã giúp trẻ nhận biết và gọi tên hình tròn, hình vuông nhưng chưa tìm hiểu đặc điểm hình. Vì vậy, ở độ tuổi này ngoài việc nhận dạng và nói được tên các hình, trẻ còn phải biết được đặc điểm của các hình. 51
  5. Khi chuẩn bị, cần có hình mẫu và một số vật có dạng các hình và bố trí xung quanh lớp. Việc dạy trẻ nhận biết gọi tên hình được tiến hành như sau: - Cô cầm một hình bất kỳ giơ lên cho trẻ quan sát. - Cô yêu cầu trẻ chọn hình giống hình của cô và giơ lên. Cô đặt câu hỏi “Đây là hình gì?”. - Làm tương tự với hình còn lại. Khi trẻ đã biết tên các hình, cô giáo giúp trẻ nhận biết các đặc điểm của các hình. * Đối với hình tròn­ hình vuông. Để giúp trẻ nhận biết được một số đặc điểm của hình, cô giáo cần phải cho trẻ tham gia vào trong hoạt động, cho trẻ trực tiếp thao tác để trẻ tự phát hiện ra đặc điểm của hình dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Cho trẻ lăn hình, qua đó giúp trẻ nhận ra được hình tròn lăn được, hình vuông không lăn được. Tuy nhiên, khi lăn hình cần chú ý: + Cầm hình bằng ngón cái và ngón trỏ của tay phải. Cầm vào mép hoặc tâm của hình. + Lăn hình từ phải sang trái, sau mỗi thao tác lăn thì thả tay ra. Cô giáo đặt câu hỏi “Vì sao hình tròn lăn được? hình vuông không lăn được? Câu hỏi đó kích thích tư duy, suy luận của trẻ nhưng cũng là cách đặt vấn đề để giúp trẻ tìm hiểu đường bao của các hình. Khi khảo sát đường bao hình, cô vừa làm, vừa hướng dẫn trẻ, vừa hỏi trẻ để giúp trẻ biết rằng: hình tròn có đường bao cong, nhẵn, không bị vướng; hình vuông có đường bao thẳng và bị vướng bởi các góc. Tuy nhiên, thao tác khảo sát đường bao phải chính xác, đó là: + Cầm hình bằng ngón cái và ngón trỏ của tay trái. Cầm vào mép hoặc tâm của hình. + Dùng đầu ngón trỏ của tay phải sờ dọc theo đường bao hình. Khi đã có kết quả khảo sát đường bao, giải thích rõ cho dấu hiệu lăn hình. Việc nhận biết, gọi tên các hình được cô giáo tiếp tục cho trẻ luyện tập thông qua các bài tập tìm kiếm các vật có dạng các hình, thông qua các trò chơi như: Thi ai nhanh, tìm bạn thân, về đúng nhà, chiếc túi kỳ diệu, tìm hình trong vật, ghép hình, gắn hình * Đối với hình tam giác, hình chữ nhật: đặc điểm của 2 hình này không nhiều và cũng không phức tạp như hình tròn­ hình vuông. Chúng thể hiện đặc điểm nổi bật 52
  6. là số lượng cạnh. Như vậy, cô giáo chỉ cần hướng dẫn trẻ đếm số cạnh để biết rõ: hình tam giác có 3 cạnh, hình chữ nhật có 4 cạnh. Lưu ý: mặc dù trong quá trình hướng dẫn tìm ra các đặc điểm của các hình nhưng không so sánh các hình với nhau. 2.2. Đối với trẻ mẫu giáo 4­5 tuổi. a. Nội dung: * Trên tiết học: ­ Dạy trẻ phân biệt các hình học phẳng. ­ Dạy trẻ nhận biết, gọi tên các khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. Các bài dạy cụ thể: ­ Dạy trẻ phân biệt hình tròn với hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. ­ Dạy trẻ phân biệt hình vuông, hình chữ nhật. ­ Dạy trẻ phân biệt hình tam giác, hình chữ nhật. ­ Dạy trẻ nhận biết, gọi tên các khối (khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật). * Ngoài tiết học: Tiếp tục nhận biết, phân biệt các hình trong các sự vật­ hiện tượng cuộc sống thực tế. b. Phương pháp hướng dẫn: * Dạy trẻ phân biệt hình tròn với hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Với 4 hình này được chia thành 2 nhóm, đó là nhóm bao gồm hình tròn và nhóm bao gồm hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Hai nhóm hình này được phân biệt với nhau dựa vào dấu hiệu đường bao và dấu hiệu lăn hình. Tuy nhiên, việc nhận biết các dấu hiệu này mới được tìm hiểu trong bài dạy “nhận biết, gọi tên hình tròn­hình vuông”, còn hình tam giác và hình chữ nhật chưa đề cập đến. Vì vậy, khi dạy bài này cần tiến hành như sau: Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm các hình: ­ Cô và trẻ cùng tìm hiểu đặc điểm của các hình này bằng cách cho lăn hình, qua đó trẻ nhận ra được hình tròn lăn được còn hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật không lăn được (thao tác lăn tương tự như ở bài nhận biết, gọi tên hình tròn­ hình vuông”). ­ Cô và trẻ cùng khảo sát đường bao của các hình, từ đó giúp trẻ nhận thấy: đường bao của hình tròn cong, nhẵn, không bị vướng. Đường bao của hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật thẳng và bị vướng bởi các góc (thao tác khảo sát đường bao tương tự như ở bài nhận biết, gọi tên hình tròn­ hình vuông”). 53
  7. Bước 2: So sánh (phân biệt) hình tròn với hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật: Các hình này giống nhau ở chỗ đều là hình (hình hình học). Khác nhau: Hình tròn lăn được; đường bao cong, nhăn, không bị vướng. Hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật không lăn được; đường bao thẳng và bị vướng bởi các góc. Để giúp trẻ củng cố, ôn luyện nhằm phân biệt các hình, cô giáo nên lựa chọn và thiết kế các trò chơi cho phù hợp với nội dung bài dạy. Ví dụ: Trò chơi “Thi ai nhanh” (chọn theo đặc điểm) “Về đúng nhà” * Phân biệt hình vuông, hình chữ nhật. Với 2 hình này cũng khá giống nhau. Vì vậy chỉ có thể phân biệt được chúng dựa vào độ đài của các cạnh. Tuy nhiên, nếu quan sát bình thường trẻ cũng rất dễ nhầm lẫn. Bằng việc sử dụng các que tính để xếp thành các hình, và nhận ra đắc điểm các hình dựa vào các que tính đó. Do vậy khi chuẩn bị cần có hình mẫu (hình vuông, hình chữ nhật), 8 que tính trong đó 6 que ngắn bằng nhau và 2 que dài bằng nhau. Giáo viên sẽ hướng dẫn cho trẻ đếm và so sánh các que tính với nhau để từ đó giúp trẻ nhận thấy rằng: Hình vuông được xếp từ 4 que tính bằng nhau nên hình vuông là hình có 4 cạnh bằng nhau. Hình chữ nhật được xếp từ 4 que tính, trong đó có 2 que dài bằng nhau và 2 que ngắn bằng nhau nên hình chữ nhật là hình có 4 cạnh, trong đó có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau. Từ những đặc điểm đó, tìm ra điểm giống nhau của 2 hình này là đều có 4 cạnh. Khác nhau: Hình vuông có các cạnh bằng nhau; hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. Cô giáo có thể sử dụng các trò chơi như: ­ Thi ai nhanh (chọn theo đặc điểm); ­ Về đúng nhà 54
  8. ­ Chiếc túi kỳ diệu ­ Con rối: ­ Trò chơi tạo các hình vuông, hình chữ nhật từ giấy, từ dây, hột hạt, vòng chun, ngón tay * Dạy trẻ phân biệt hình tam giác, hình chữ nhật. Đối với dạy phân biệt hình tam giác và hình chữ nhật tương tự như dạy phân biệt hình vuông­ hình chữ nhật. Tuy nhiên, hình tam giác phức tạp hơn một chút vì nó có một số kiểu hình khác nhau. Chẳng hạn: nếu dựa vào cạnh sẽ có: tam giác đều, tam giác cân, tam giác thường. Nếu dựa góc sẽ có: tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù. Tuy nhiên với trẻ nhỏ chỉ nên dựa vào các cạnh để nhận dạng tam giác. Dù là kiểu tam giác nào thì chúng có chung một điểm đó là đều có 3 cạnh. Khi chuẩn bị các hình mẫu và các que tính xếp hình phải quan tâm tới kiểu tam giác để chuẩn bị cho phù hợp. Nghĩa là các hình tam giác mẫu phải là hình đồng dạng với tam giác được xếp ra. Như vậy, các que tính phải được chuẩn bị để tạo ra nhiều kiểu tam giác như sau: ­ Tam giác đều : cần có 7 que tính, trong đó có 5 quen ngắn bằng nhau và 2 que dài bằng nhau. ­ Tam giác cân: cần 7 que tính, trrong đó 4 que ngắn bằng nhau và 2 que dài bằng nhau. ­ Tam giác thường: cần có 7 que tính, trong đó 3 que ngắn bằng nhau, 3 que dài bằn nhau và 1 que khác biệt. Với các kiểu tam giác này chỉ để mỗi trẻ xếp được 1 kiểu tam giác. Khi trẻ đã nhận thấy có sự khác nhau về các cạnh của các kiểu tam giác khác nhau, Cô giáo sẽ 55
  9. giúp trẻ nhìn ra điểm chung của các kiểu tam giác này là đều có 3 cạnh. Nếu chỉ cho trẻ xếp được 1 kiểu tam giác sẽ dẫn đến kết luận không đầy đủ (Ví dụ: tam giác là hình có 3 cạnh bằng nhau, hoặc tam giác là hình có 2 cạnh bằng nhau và 1 cạnh dài hơn, hoặc tam giác là hình có 3 cạnh không bằng nhau) * Dạy trẻ nhận biết, gọi tên các khối (khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật). Việc dạy trẻ nhận biết gọi tên các khối đơn giản hơn dạy trẻ nhận biết, gọi tên các hình vì trong nội dung dạy này không cho trẻ biết đặc điểm các khối. Như vậy chỉ nên cho trẻ nhận dạng, biết được tên gọi của các khối, từ đó giúp trẻ biết tìm các vật có dạng các khối. 2.3. Đối với trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi. a. Nội dung: * Trên tiết học: Dạy trẻ phân biệt các khối. Các bài dạy cụ thể: ­ Dạy trẻ phân biệt khối cầu­ khối trụ. ­ Dạy trẻ phân biệt khối vuông­ khối chữ nhật. * Ngoài tiết học: Tiếp tục giúp trẻ phân biệt các khối trên, đồng thời giúp trẻ biết nhận dạng các vật dựa vào các khối. b. Phương pháp hướng dẫn: * Dạy trẻ phân biệt khối cầu­ khối trụ. Khối cầu và khối trụ có rất nhiều đặc điểm, chúng vừa giống nhau vừa khác nhau cùng một đặc điểm. Tuy nhiên để nhận ra các đặc điểm đó, cô giáo phải tổ chức cho trẻ hoạt động, thao tác với những hình đó. Khi dạy phân biệt những khối này, cần chuẩn bị 2 khối cầu và 2 khối trụ. Quá trình dạy như sau: Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm khối. * Lăn khối: Cô và trẻ cùng lăn khối để giúp trẻ nhận ra: khối cầu lăn được về mọi phía; khối trụ lăn được về 2 phía khi đặt nằm và không lăn được khi đặt đứng. Khi lăn khối cô giáo cần chú ý: + Lăn khối bằng tay phải. + Lăn khối cầu về nhiều phía, nhận thấy đề lăn được. + Khối trụ cần thao thao tác như sau: Đặt khối trụ nằm dọc (hoặc nằm ngang). Lăn khối trụ theo chiều phải­ trái (hoặc trước­sau), nhận thấy lăn được. Cho khối trụ dừng lại, sau đó lăn theo chiều trước –sau (hoặc phải­trái), nhận thấy không lăn được. 56
  10. Đặt khối trụ đứng và lăn, nhận thấy không lăn được. Kết luận: Khối trụ lăn được về 2 phía khi đặt nằm và không lăn được khi đặt đứng. Cô giáo đặt câu hỏi: Vì sao khối cầu lăn được về mọi phía còn khối trụ chỉ lăn được về 2 phía khi đặt nằm và không lăn được khi đặt đứng? Câu hỏi này kích thích tư duy, sự suy luận, phán đoán của trẻ. và đồng thời để chuyển sang tìm hiểu đặc điểm thứ 2 của 2 khối, đó là đường bao. * Đường bao khối: Cô cùng trẻ khảo sát đường bao khối, qua đó giúp trẻ nhận thấy, đường bao của khối cầu cong, nhẵn, không bị vướng về mọi phía; đường bao của khối trụ cong, nhẵn nhưng bị vướng bởi 2 đầu là 2 mặt phẳng có dạng hình tròn. Khi lăn khối, cần lưu ý: + Dùng 2 tay để lăn khối. + Đối với khối cầu: đặt khối cầu trong lòng bàn tay, xoay đều khối cầu trong lòng 2 bàn tay để cảm nhận độ cong, nhẵn, không bị vướng của bề mặt khối. + Đối với khối trụ: đặt khối trụ nằm trong lòng bàn tay, lăn khối trụ trong lòng 2 bàn tay cảm nhận độ cong, nhẵn của đường bao xung quanh. Sau đó, đặt 2 đáy của khối trụ vào 2 lòng bàn tay và xoay nhẹ, cảm nhận độ phẳng của 2 mặt đáy. Dùng mắt quan sát 2 đáy thấy có dạng hình tròn. Khi đã có kết quả khảo sát đường bao, dùng kết quả này hướng dẫn trẻ giải thích cho dấu hiệu lăn hình. Ví dụ: Khối cầu lăn được về mọi phía vì đường bao của khối cầu cong, nhẵn, không bị vướng về mọi phía. * Xếp chồng các khối: Cô và cháu cùng chơi xếp chồng các khối cùng loại lên nhau. Từ đó nhận thấy, khối cầu không xếp chồng được lên nhau, khối trụ xếp chồng được lên nhau khi đặt đứng và không xếp chồng được lên nhau khi đặt nằm. Tiếp tục dựa vào đường bao để giải thích cho dấu hiệu này. Bước 2: So sánh khối cầu­ khối trụ: Với những đặc điểm trên, khối cầu và khối trụ có những điểm giống nhau như: đều lăn được (khi khối trụ đặt nằm); đều có đường bao cong; không xếp chồng được lên nhau (khi khối trụ đặt nằm). Tuy nhiên, chúng có nhiều điểm khác nhau, đó là: + Khối cầu: lăn được về mọi phía; đường bao không bị vướng về mọi phía. + Khối trụ: lăn được về 2 phía khi đặt nằm và không lăn được khi đặt đứng; đường bao bị vướng bởi 2 đầu , xếp chồng được lên nhau khi đặt đứng. 57
  11. Thông qua các trò chơi như: Chiếc túi kỳ diệu; con rối; tạo khối (từ giấy, đất nặn, xốp, bàn tay ), giúp trẻ cảm nhận và phân biệt các khối tốt hơn. * Dạy trẻ phân biệt khối vuông­ khối chữ nhật. Đây là 2 khối gần giống nhau nhưng có đặc điểm đơn giản để phân biệt, đó là dấu hiệu mặt khối. Tuy nhiên trên thực tế, có sự kết hợp các dấu hiệu của 2 khối này để tạo ra một khối rất thường gặp trong cuộc sống, khối có 4 mặt hình chữ nhật và 2 mặt bên có dạng hình vuông được gọi là khối chữ nhật đặc biệt. Khi dạy phân biệt khối vuông­ khối chữ nhật, cần mở rộng để trẻ nhận biết, phân biệt khối chữ nhật đặc biệt. Như vậy, cần chuẩn bị khối mẫu (khối vuông, khối chữ nhật, khối chữ nhật đặc biệt) và một số vật có dạng khối chữ nhật đặc biệt bố trí xung lớp. Cần phải tiến hành dạy phân biệt như sau: ­ Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm khối. Cô cho trẻ tự quan sát về mặt khối (số lượng và hình dạng các mặt khối), trẻ nhận ra rằng: Khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông; khối chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật. ­ Bước 2 : So sánh (phân biệt) khối vuông­ khối chữ nhật. Giống nhau: Đều có 6 mặt. Khác nhau: Khối vuông có các mặt đều là hình vuông. Khối chữ nhật có các mặt đều là hình chữ nhật. ­ Bước 3: Nhận biết khối chữ nhật đặc biệt. Cô đưa khối chữ nhật đặc biệt ra cho trẻ quan sát. Cô cần quay các mặt có dạng hình vuông và hình chữ nhật cho trẻ quan sát, đặt câu hỏi “Đây là khối gì?”. Khi nhận thấy ở trẻ rất tò mò muốn biết về khối thì cô mới cung cấp tên gọi của khối là khối chữ nhật đặc biệt. Có thể giải thích thêm để trẻ hiểu được đó thực chất là khối chữ nhật nhưng nó đặc biệt ở chỗ có 2 mặt bên là hình vuông, nên được gọi là khối chữ nhật đặc biệt. Sau đó, yêu cầu trẻ tìm xung quanh lớp hoặc trong môi trường xung quanh các vật có dạng khối chữ nhật đặc biệt. Câu hỏi và bài tập: 1. Trình bày đặc điểm phát triển biểu tượng về hình dạng vật thể của trẻ mầm non. 2. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng hình dạng vật thể cho trẻ 3­4 tuổi. 3. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng hình dạng vật thể cho trẻ 4­5 tuổi. 4. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng hình dạng vật thể cho trẻ 5­6 tuổi. 58