Giáo trình Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ (Phần 1) - Phạm Thị Huyền
Môn học “phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non” nghiên cứu quá trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non. Đối tượng nghiên cứu của môn học này là nghiên cứu những đặc điểm phát triển biểu tượng toán của trẻ mầm non, nghiên cứu nguyên tắc, mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và điều kiện thực hiện dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh của giáo viên và sự chủ động, tích cực của trẻ mầm non trong hoạt động hình thành biểu tượng toán. Hay nói cách khác, môn học này nghiên cứu toàn bộ các thành phần và mối quan hệ của chúng trong quá trình hình thành biểu tượng toán.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ (Phần 1) - Phạm Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_phuong_phap_hinh_thanh_bieu_tuong_toan_cho_tre_ph.pdf
Nội dung text: Giáo trình Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ (Phần 1) - Phạm Thị Huyền
- Chương III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN CHO TRẺ MẦM NON I. Nội dung chương trình "Hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non" Nội dung chương trình “Hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non” được xây dựng theo 5 lĩnh vực cơ bản là: Hình thành biểu tượng về tập hợp con số và phép đếm. Hình thành biểu tượng về kích thước vật thể. Hình thành biểu tượng về hình dạng vật thể. Hình thành biểu tượng về định hướng không gian. Hình thành biểu tượng về định hướng thời gian. Với những nội dung này, các vấn đề được tập trung chính vào các hướng sau: Hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học. Dạy cho trẻ một số biện pháp toán học. Cung cấp cho trẻ một số thuật ngữ toán học. Những nội dung này được cụ thể hoá trong chương trình Chăm sóc –giáo dục trẻ. Cụ thể như sau: a/ Đối với nhà trẻ: - Dạy trẻ phân biệt To nhỏ; phân biệt Cao thấp. - Dạy trẻ nhận biết, gọi tên hình tròn hình vuông. b/ Đối với trẻ 3- 4 tuổi: Biểu tượng tập hợp, con số và phép đếm: + Dạy trẻ tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu cho trước. + Dạy trẻ phân biệt Một – nhiều. + Dạy trẻ thiết lập mối quan hệ tương ứng 1:1. + Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về số lượng 2 nhóm đối tượng. Biểu tượng về kích thước vật thể: Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về độ lớn, độ dài (chiều dài, chiều rộng, chiều cao) của 2 đối tượng. Biểu tượng về hình dạng vật thể: Dạy trẻ nhận biết, gọi tên các hình: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Biểu tượng về định hướng không gian: + Dạy trẻ phân biệt tay phải tay trái của bản thân. + Dạy trẻ phân biệt phía trên phía dưới, phía trước phía sau của bản thân 11
- Biểu tượng về định hướng thời gian: Dạy trẻ phân biệt các buổi trong ngày (buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối). c/ Đối với trẻ 4-5 tuổi: Biểu tượng tập hợp, con số và phép đếm: + Tiếp tục dạy trẻ so sánh về số lượng 2 nhóm đối tượng. + Dạy trẻ đếm trong phạm vi từ 1 đến 5. Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi từ 1 đến 5. Nhận biết các chữ số từ 15. + Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ trong phạm vi từ 1 đến 5. Biểu tượng về kích thước vật thể: + Tiếp tục dạy trẻ so sánh về độ lớn, độ dài của 2 đối tượng. + Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về độ lớn, độ dài của 3 đối tượng. Biểu tượng về hình dạng vật thể: + Dạy trẻ phân biệt các hình: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. + Dạy trẻ nhận biết, gọi tên các khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. Biểu tượng về định hướng không gian: + Dạy trẻ phân biệt phía phải phía trái của bản thân. + Dạy trẻ phân biệt phía trên phía dưới, phía trước phía sau của bạn khác. Biểu tượng về định hướng thời gian: + Dạy trẻ phân biệt Ban ngày Ban đêm. + Dạy trẻ phân biệt các ngày trong tuần. d/ Đối với trẻ 5-6 tuổi: Biểu tượng tập hợp, con số và phép đếm: + Dạy trẻ đếm trong phạm vi từ 6 đến 10. Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi từ 6 đến 10. Nhận biết các chữ số từ 610. + Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ trong phạm vi từ 6 đến 10. + Dạy trẻ tách các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi từ 6 đến 10 thành hai phần theo các cách khác nhau. Biểu tượng về kích thước vật thể: + Dạy trẻ về phép đo. Biểu tượng về hình dạng vật thể: + Dạy trẻ phân biệt các khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. Biểu tượng về định hướng không gian: 12
- + Dạy trẻ phân biệt phía phải phía trái của bạn khác. + Dạy trẻ phân biệt phía trên phía dưới, phía trước phía sau của đối tượng có sự định hướng. + Dạy trẻ phân biệt phái phải phía trái của đối tượng có sự định hướng Biểu tượng về định hướng thời gian: + Dạy trẻ phân biệt các mùa trong năm. + Dạy trẻ cách xem giờ. II. Hệ thống các phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non. 2.1. Nhóm Phương pháp trực quan: a. Khái niệm: Nhóm phương pháp trực quan là nhóm các phương pháp sử dụng các đồ dùng trực quan nhằm tác động trực tiếp đến trẻ thông qua các giác quan. b. Ý nghĩa: Có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn nhận thức ban đầu của trẻ. Nhờ có nhóm phương pháp này mà ở trẻ hình thành nhanh chóng và rõ ràng những biểu tượng cụ thể, là cơ sở để hình thành những khái niệm toán học và phát triển tư duy trừu tượng. c. Các phương pháp và cách sử dụng: Nhóm phương pháp này bao gồm: Phương pháp trình bày trực quan; phương pháp trình bày vật mẫu kết hợp với hành động mẫu. * Phương pháp trình bày trực quan là cách thức trình bày những đồ dùng trực quan. Khi trình bàycác đồ dùng trực quan cần chú ý: Trình bày theo quy luật (từ trái sang phải; từ trên xuống dưới; từ trong ra ngoài). Cần giúp trẻ dễ dàng quan sát, tri giác. * Phương pháp trình bày vật mẫu kết hợp với hành động mẫu. Tuỳ vào từng dạng bài tập mà sử dụng phương pháp này cho hợp lý. Nêú bài tập thuộc dạng “ Bài tập sao chép” thì hành động mẫu phải được thực hiện ngay từ đầu nhằm giúp trẻ bắt chước các thao tác của cô. Ví dụ: để hình thành cho trẻ kỹ năng đo độ dài một đối tượng bằng một đơn vị đo, cô giáo cần trình bày vật mẫu kết hợp với hành động mẫu ngay từ đầu để trẻ nắm bắt được quy trình và cách đo. Nếu bài tập là dạng “ Bài tập sáng tạo” thì hành động mẫu thực hiện sau khi trẻ đã hoàn thành bài tập giúp trẻ kiểm tra lại cách làm và kết quả xem đã đúng hay 13
- chưa. Ví dụ: sau khi đã dạy trẻ đo độ dài 1 đối tượng bằng 1 đơn vị đo, có thể dạy trẻ sử dụng kỹ năng đo vào việc đo độ dài 1 đối tượng bằng nhiều đơn vị đo hoặc đo nhiều đối tượng bằng 1 đơn vị đo. Nếu quá lạm dụng việc trình bày vật mẫu cùng hành động mẫu khi trẻ đã hiểu, đã nắm vững cách làm thì sẽ cản trở sự phát triển tư duy và tính độc lập của trẻ. 2.2. Nhóm Phương pháp dùng lời a. Khái niệm: Nhóm phương pháp dùng lời là nhóm các phương pháp sử dụng ngôn ngữ, sử dụng lời nói nhằm dẫn dắt trẻ quan sát, phân tích, so sánh để đi đến những kết luận có tính khái quát. b. Ý nghĩa: Giúp trẻ nắm bắt các biểu tượng toán một cách dễ dàng. Giúp trẻ khái quát hoá, chính xác hoá các biểu tượng toán. Phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. c. Các phương pháp và cách sử dụng: Nhóm phương pháp dùng lời gồm: Phương pháp đàm thoại; phương pháp giải thích, hướng dẫn. * Phương pháp đàm thoại: là cách thức đối thoại giữa Cô và trẻ dựa trên hệ thống câu hỏi nhằm đi đến những kết luận có tính khái quát. Khi sử dụng câu hỏi cần chú ý: Câu hỏi cần cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với trẻ. Câu hỏi phải theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Số lượng câu hỏi vừa đủ, không nên hỏi quá nhiều, Cần phải đa dạng về cách hỏi, không nên lặp đi lặp lại một cách hỏi. Không nên dùng những câu hỏi ép mớm. Tuỳ vào đối tượng trẻ và nội dung bài dạy mà lựa chọn dạng câu hỏi cho phù hợp. Câu hỏi bao gồm các dạng sau: Câu hỏi sao chép bề ngoài: là dạng câu hỏi dùng để hỏi về những đặc điểm bên ngoài của đối tượng. Ví dụ: Đây là hình gì? Đường bao như thế nào? Hình có mấy cạnh? Câu hỏi nhận thức sao chép: Là dạng câu hỏi giúp trẻ đào sâu, củng cố những biểu tượng đã biết. Ví dụ: Hình vuông và hình chữ nhật có điểm gì giống và khác nhau? Câu hỏi nhận thức sáng tạo: là dạng câu hỏi yêu cầu trẻ vận dụng những kiến thức hoặc kỹ năng vào việc giải quyết các bài toán do giáo viên đặt ra. 14
- Ví dụ: Làm thế nào để biết nhóm mèo và nhóm cá, nhóm nào nhiều hơn? nhóm nào ít hơn? * Phương pháp giải thích hướng dẫn: Đối với phương pháp giải thích thường được sử dụng trong các tình huống giáo viên đặt câu hỏi vì sao? Phương pháp này nhằm cho trẻ lời giải thích để làm sáng tỏ một vấn đề. Ví dụ: để trả lời cho câu hỏi “ Vì sao hình tròn lăn được? Hình vuông không lăn được? ” cô giáo cần phải sử dụng đến lời giải thích dựa vào dấu hiệu đường bao của các hình, đó là “hình tròn lăn được vì đường bao cảu hình tròn cong, nhẵn, không bị vướng; hình vuông không lăn được vì đường bao của hình vuông thẳng và bị vướng bởi các góc”. Đối với phương pháp hướng dẫn được dùng trong trường hợp khi cô hướng dẫn trẻ thực hiện trình tự các thao tác. Ví dụ: Để khảo sát đường bao của hình tròn, hình vuông, cô giáo hướng dẫn trẻ cách cầm hình và cách dùng tay để khảo sát theo đường ba của hình. + Cầm hình bằng tay trái, cầm vào mép hoặc tâm của hình. + Dùng đầu ngón tay trỏ của tay phải sờ dọc đường bao hình. Khi sử dụng những phương pháp này cần chú ý đến lời giải thích, hướng dẫn phải ngắn gọn, dễ hiểu lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng cần quan sát. 2.3. Nhóm phương pháp thực hành a. Khái niệm: Nhóm phương pháp thực hành là nhóm các phương pháp tổ chức cho trẻ hoạt động với đối tượng nhằm hình thành những biểu tượng mới hoặc để ôn luyện những biểu tượng cũ. b. Ý nghĩa: Được xem là nhóm phương pháp chủ đạo trong quá trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non. Giúp hình thành những biểu tượng mới hoặc ôn luyện, củng cố những biẻu tượng cũ. Hình thành và rèn luyện những kỹ năng cần thiết. c. Các phương pháp và cách sử dụng: Nhóm phương pháp này bao gồm: Phương pháp hoạt động với đồ vật; Phương pháp trò chơi; phương pháp luyện tập. 15
- * Phương pháp hoạt động với đồ vật: là cách thức mà trẻ thực hiện các thao tác với đồ vật, với đồ dùng trực quan. Khi sử dụng phương pháp này cần phải thực hiện theo trình tự sau: - Cô giáo xác lập phương thức hoạt động cho trẻ: có nghĩa là giáo viên phải dự tính có bao nhiêu hành động, bao nhiêu thao tác, trình tự các thao tác đó diễn ra như thế nào. Cô giáo cần phải căn cứ nội dung bài dạy, khối lượng kiến thức kỹ năng cần hình thành cho trẻ để xác lập phương thực hoạt động sao cho phù hợp. Ví dụ: Để dạy trẻ tách một nhóm đói tượng thành hai phần theo các cách khác nhau, cô giáo xác lập các trình tự thực hiện như sau: Tách mẫu – tách tự do –tách theo yêu cầu của cô. Tổ chức cho trẻ thực hiện tiến trình hoạt động với đồ vật: Đây là khâu quan trọng quyết định sự thành công của tiến trình hoạt động với đồ vật dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để phát huy tính độc lập, sáng tạo, cô giáo cần dựa vào đặc điểm lứa tuổi, trình độ nhận thức và vốn kiến thức mà trẻ đã có để lựa chọn mức độ hướng dẫn sao cho phù hợp. Đối với từng loại bài tập thường dừng ở hai mức độ: Mức độ 1: Yêu cầu trẻ thực hiện các bài tập sao chép. Cô giáo cần tiến hành theo quy trình: + Định hướng hoạt động của trẻ bằng hành động mẫu, có kèm theo lời hướng dẫn cách làm. + Cô làm cùng trẻ theo đúng quy trình đã xác lập. Mức độ 2: Yêu cầu trẻ thực hiện bài tập sáng tạo. Cô cần thực hiện; + Định hướng hoạt động cho trẻ bằng lời hướng dẫn cách làm. + Cô không làm mẫu, không trực tiếp giúp trẻ mà chỉ gợi ý, yêu cầu trẻ phát hiện ra phương thức hoạt động đúng nhất. Hành động mẫu của cô chỉ đưa ra sau khi trẻ đã hoàn thành bài tập. Lúc này hành động mẫu đóng vai trò làm phương tiện để kiểm tra kết quả. * Phương pháp trò chơi: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Tuỳ vào từng độ tuổi và nội dung của bài dạy mà lựa chọn loại trò chơi cho phù hợp. Khi sử dụng trò chơi tuỳ vào mục đích sử dụng là hình thành biểu tượng mới hoặc ôn luyện biểu tượng cũ mà lựa chọn trò chơi mang yếu tố chơi hoặc là phương pháp chơi. Khi lựa chọn trò chơi cần phải chú ý đến nguyên tắc động tĩnh. 16
- Trò chơi được sắp xếp theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó. Số lượng trò chơi vừa đủ. * Phương pháp luyện tập: Là cách tổ chức cho trẻ thực hiện các hành động được lặp đi lặp lại nhằm củng cố hoặc khắc sâu các biểu tượng. Phương pháp luyện tập thường được sử dụng khi trẻ đã nắm được kiến thức hoặc kỹ năng và được cô giáo đưa ra các bài tập luyện tập. Câu hỏi và bài tập: 1. Trình bày nội dung hình thành biểu tượng toán cho trẻ 34 tuổi. 2. Trình bày nội dung hình thành biểu tượng toán cho trẻ 45 tuổi. 3. Trình bày nội dung hình thành biểu tượng toán cho trẻ 56 tuổi. 4. Phân tích sự phát triển về nội dung hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non. 5. Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ là gì? Có những phương pháp nào để hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non? 6. Trình bày nhóm phương pháp trực quan trong việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non. 7. Trình bày nhóm phương pháp dùng lời trong việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non. 8. Trình bày nhóm phương pháp thực hành trong việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non. 9. Minh họa việc sử dụng các phương pháp thông qua một tiết học hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo. 17
- Chương IV CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN CHO TRẺ TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON Việc phân chia các hình thức dạy học dựa vào một số dấu hiệu sau: Nếu dựa vào số lượng người học, bao gồm các hình thức sau: dạy học cá nhân, dạy học nhóm, dạy học tập thể. Nếu dựa vào không gian và vị trí tổ chức, các hình thức dạy học gồm có: dạy học trong lớp, dạy học ngoài lớp. Nếu dựa vào mục đích dạy học, bao gồm hình thức tiết học và ngoài tiết học. Trong các cách phân chia trên, chúng tôi lựa chọn cách phân chia thành hình thức tiết học và ngoài tiết học. I. Hình thức “Tiết học”: 1. Ý nghĩa, tác dụng, đặc điểm của hình thức “Tiết học”. * Ý nghĩa: Là một hình thức cơ bản nhằm tổ chức việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ. * Tác dụng: + Các vấn đề về việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ được trình bày một cách có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch. + Hình thành biểu tượng mới, rèn luyện và củng cố các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ. + Hình thành và rèn luyện những ký năng cần thiết của hoạt động hoc tập. + Phát triển khả năng chú ý lâu bền có chủ định, rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ và tính tích cực tự giác trong học tập, góp phần hoàn thiện và phát triển năng lực cảm giác, thúc đẩy sự ham hiểu biết của trẻ. * Đặc điểm: Tiết học được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, tất cả trẻ đều được tham gia với vai trò tương đương nhau, trẻ lĩnh hội tri thức, rèn luyện các kỹ năng thông qua quan sát và hoạt động với đồ vật dưới sự hướng dẫn của cô giáo. 2. Câu trúc của một “Tiết học” hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non. 18
- Tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài dạy mà xác định tiết dạy đó thuộc một trong 2 dạng sau: Dạng 1: Đối với những bài dạy có kiến thức hoặc kỹ năng hoàn toàn mới (không dựa vào những kiến thức hoặc kỹ năng trước đó), tiết học có cấu trúc 2 phần. Phần 1: Dạy trẻ những kiến thức kỹ năng mới. Phần 2: Luyện tập củng cố. Dạng cấu trúc này thường có ở những bài dạy dành cho nhà trẻ và mẫu giáo bé. Ví dụ: Dạy trẻ thiết lập mối quan hệ tương ứng 1:1. Thiết kế cấu trúc như sau: Phần 1: Dạy trẻ thiết lập mối quan hệ tương ứng 1:1. Phần 2: Luyện tập củng cố. Dạng 2: Những bài dạy có kiến thức hoặc kỹ năng cần dạy trẻ dựa trên những kiến thức hoặc kỹ năng đã có, tiết học gồm 3 phần. Phần 1: Ôn kiến thức, kỹ năng cũ. Phần 2: Dạy kiến thức, kỹ năng mới. Phần 3: Luyện tập củng cố (những kiến thức, kỹ năng mới.) Dạng cấu trúc này thường có ở những bài dạy dành cho mẫu giáo bé và mẫu giáo lớn Ví dụ: Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về số lượng 2 nhóm đối tượng. Thiết kế bài dạy như sau: Phần 1: Ôn tương ứng 1:1. Phần 2: Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về số lượng 2 nhóm đối tượng. Phần 3: Luyện tập củng cố. 3. Cách soạn giáo án một “tiết học” hình thành biểu tượng toán cho trẻ. Khi tiến hành soạn một giáo án, giáo viên cần thực hiện theo mẫu sau: Tên bài dạy (tên đề tài): Chủ điểm: Đối tượng trẻ: Thời gian dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Người soạn: Người dạy: I. Mục đích- yêu cầu: xác định đầy đủ kiến thức kỹ năng giáo dục (thái độ). II. Chuẩn bị: Đồ dùng cho Cô. Đồ dùng cho trẻ. Các phương tiện hỗ trợ. 19
- III. Cách thức tiến hành: Chia thành 2 phần, ghi rõ hoạt động của cô và hoạt động của trẻ. Xác định xem bài dạy có cấu trúc thuộc dạng nào để thiết kế bài dạy theo hướng đó. Hoạt động của Cô Hoạt động của trẻ Ghi rõ trình tự các phần, các bước và Hình dung các hoạt động của trẻ, dự kiến cách tổ chức, câu hỏi và cách tiến hành. câu trả lời và các tình huống có thể xảy ra. 4. Cách đánh giá một “tiết học” hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non Để đánh giá một tiết dạy toán, cần xây dựng mẫu phiếu đánh giá. Tuỳ vào từng đặc điểm riêng của từng trường, từng địa phương mà cần thiết kế mẫu phiếu cho phù hợp. Quy trình xây dựng mẫu phiếu đánh giá như sau: Xây dựng các tiêu chí đánh giá. Cụ thể hoá các tiêu chí bằng các nội dung đánh giá. Phân bố thang điểm ở mỗi tiêu chí, thể hiện trọng tâm của các tiêu chí. Lập bảng đánh giá. Dưới đây là mẫu phiếu tham khảo: PHIẾU ĐÁNH GIÁ Môn (hoạt động): Hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non Tên đề tài: Chủ điểm: Độ tuổi: Thời gian: Người dạy: STT Tiêu chí- Nội dung đánh giá Điểm Điểm chuẩn chấm 1 Chuẩn bị: *Giáo án(1 điểm) Xác định đúng, đầy đủ mục đích yêu cầu 0.5 Giáo án trình bày đẹp, sạch sẽ; đầy đủ các phần, 0.5 các bước. * Đå dïng d¹y häc (1 ®iÓm) 20
- §ñ vÒ sè lîng. §¶m b¶o tÝnh thÈm mü, an toµn, 0,5 hîp vÖ sinh. Phï hîp víi néi dung bµi d¹y, chñ ®iÓm, ®iÒu 0,5 kiÖn trêng líp ®Þa ph¬ng. 2 Néi dung bài dạy (2 ®iÓm) Néi dung truyÒn ®¹t chÝnh x¸c, phï hîp víi trÎ. 1.5 TÝch hîp ®îc néi dung mét sè m«n häc kh¸c 0.5 mét c¸ch hîp lý. 3 Phương pháp hướng dẫn (2,5 điểm) Thực hiện đúng trình tự các phần, các bước. 1.0 Phối kết hợp các phương pháp một cách linh 0.5 hoạt, mềm dẻo, sáng tạo. Phõn phối thời gian hợp lý. 0.5 Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý, có hiệu quả. 0.5 4 Hỡnh thức tổ chức (1 điểm) - Lựa chọn hỡnh thức phự hợp với nội dung bài 0.5 dạy và đối tượng trẻ. - Cú sự sỏng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức. 0,5 5 Tác phong sư phạm (1 điểm) Giao lưu với trẻ phù hợp. 0,5 Xö lý tèt c¸c t×nh huèng s ph¹m. 0,5 6 KÕt qu¶ trªn trÎ (1,5 ®iÓm) TrÎ høng thó 0.5 TrÎ hiÓu vµ n¾m bµi tèt. 1.0 Tæng: XÕp lo¹i: Ngµy th¸ng n¨m Ngêi ®¸nh gi¸ C¸ch xÕp lo¹i : Giê tèt: 910 ®iÓm. Giê kh¸: 7 cËn 9 ®iÓm. Giê trung b×nh: 5 cËn 7. 21
- Giê yÕu: < 5 ®iÓm. II. C¸c h×nh thøc ngoµi tiÕt häc. 1. Ý nghĩa, tác dụng, đặc điểm của các hình thức ngoài tiết học. * Ý nghĩa: là hình thức hỗ trợ cho hình thức tiết học. * Tác dụng: Trẻ được tiếp xúc, làm quen với một số biểu tượng toán thông qua các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày. giúp trẻ củng cố, vận dụng những hiểu biết, những kỹ năng toán. Tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với thực tiễn xung quanh. * Đặc điểm: tổ chức hình thành biểu tượng toán cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Qua đó, thấy được các biểu tượng toán cần thiết cho cuộc sống và có mặt trong tất cả các hoạt động của trẻ. 2. Các hình thức ngoài tiết học. * Thông qua hoạt động vui chơi: Trong các trò chơi, trẻ cần đến các biểu tượng toán như số lượng các đối tượng để bán hàng, tên gọi các hình –các khối để tham gia trò chơi xây dựnglắp ghép, cách bày bàibố trí, sắp đặt các đối tượng sao cho đẹp mắt, dễ nhìn Khi tham gia vào hoạt động này trẻ có thể vận dụng những biểu tượng đã có hoặc biết thêm những biểu tượng mới. * Thông qua dạo chơi, lao động, tham quan và chế độ sinh hoạt: Trong quá trình cho trẻ dạo chơi, tham quan hoặc tham gia lao động, cô giáo nên tạo điều kiện, tạo tình huống, tạo cơ hội cho trẻ được làm quen với các biểu tượng mới hoặc được vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào trong các hoạt động. Trong sinh hoạt hằng ngày nên giao các nhiệm vụ để trẻ được thực hiện như: chia bát thìa cho bạn; sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định Qua các công việc đó, giúp trẻ tích luỹ hoặc vận dụng các biểu tượng toán. * Thông qua các môn học khác: Một trong những quan điểm đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay là “tích hợp”, việc lồng nội dung toán vào trong các môn học khác như: môi trường xung quanh, âm nhạc, tạo hình không những làm cho các môn học đó trở nên hấp dẫn mà qua đó các biểu tượng toán cũng tiếp tục được củng cố, bổ sung và mang lại hiệu quả cao hơn. Câu hỏi và bài tập: 22
- 1. Theo chị, hình thức “tiết học” đồng nghĩa với hoạt động nào ở trường mầm non hiện nay? 2. Cho một vài ví dụ về các đề tài và thiết kế các bài dạy đó theo cấu trúc hợp lý. 3. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non. 4. Hãy dự một “tiết học” hình thành biểu tượng toán cho trẻ và đánh giá “tiết học” đó theo mẫu phiếu đánh giá. 5. Hãy chọn một hình thức ngoài tiết học và thiết kế hoạt động hình thành biểu tượng toán theo hình thức đó. 23