Giáo trình Pháp luật và quản lý đô thị - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đô thị là một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động chủ yếu là phi nông
nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị.
Các khái niệm và tiêu chí đánh giá về đô thị cũng khác nhau:
- C.Mác và Angghen trong tác phẩm "Tư tưởng Đức" đã cho rằng, điều kiện
quan trọng nhất hình thành đô thị là "Sự phân công lao động trong một quốc gia dẫn
đến việc tách lao động công nghiệp, thương mại khỏi sản xuất nông nghiệp, từ đó tạo
ra hai kiểu phân bố dân cư là đô thị và nông thôn, chúng đối lập nhau về lợi ích".
- V.I. Lê Nin thì định nghĩa" Đô thị là trung tâm kinh tế, chính trị và tinh thần
của đời sống nhân dân và là động lực của sự tiến bộ".
- V.Gu - Liev định nghĩa " Thành phố của một chế độ nào đó là một điểm dân
cư lớn, giữa vai trò là trung tâm chính trị - hành chính, văn hoá và kinh tế có vai trò
hấp dẫn và thúc đẩy vùng phụ cận phát triển".
- Đô thị Việt Nam được hiểu là:" một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động
chủ yếu là phi nông nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị"1- Giáo trình
QHXD và phát triển đô thị.
Theo Luật Quy hoạch đô thị, thì : « Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh
sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là
trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa
phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn.”;
Nghị định 29/2009/N Đ-CP về quản lý kiến trúc đô thị:” Đô thị là phạm vi ranh
giới địa chính nội thị của thành phố, thị xã và thị trấn; bao gồm các quận và phường,
không bao gồm phần ngoại thị ». 
pdf 98 trang hoanghoa 10/11/2022 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Pháp luật và quản lý đô thị - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phap_luat_va_quan_ly_do_thi_truong_dai_hoc_kien_t.pdf

Nội dung text: Giáo trình Pháp luật và quản lý đô thị - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

  1. - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65% trong tổng số lao động; - Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị; - Quy mô dân số ít nhất là 4000 người; - Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị. - Kiến trúc, cảnh quan đô thị phát triển theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị, phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên. 1.2. Phân loại đô thị Trong lĩnh vực nghiên cứu quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị nhiều nước đã xây dựng tiêu chí phân loại đô thị trên cơ sở hai nhóm yếu tố tạo thị: - Theo quy mô dân số: đô thị được xác định, phân loại gồm các siêu đô thị, đô thị cực lớn, đô thị lớn, đô thị trung bình, đô thị nhỏ: + Siêu đô thị ( Megacity) là những đô thị có quy mô rất lớn, trên 10 triệu dân, phát triển và có ảnh hưởng trong vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm nhiều đô thị và điểm dân cư. + Đô thị cực lớn có quy mô trên 1 triệu dân; + Đô thị rất lớn có quy mô từ 50 vạn đến 1 triệu dân; + Đô thị lớn có dân số từ 25 vạn - 50 vạn; + Đô thị trung bình quy mô dân số: 10 vạn - 25 vạn ; + Đô thị nhỏ quy mô dân số dưới 10 vạn người. - Phân loại theo chức năng, tính chất: đô thị được phân thành các loại phụ thuộc vào hoạt động kinh tế-xã hội nổi trội và là yếu tố tạo thị chủ yếu: đô thị công nghiệp, đô thị hành chính, đô thị trung tâm, đô thị văn hoá, đô thị du lịch, đô thị lịch sử, đô thị khoa học, đào tạo: + Đô thị công nghiệp: đô thị lấy sản xuất công nghiệp làm hoạt động chính và là yếu tố chủ đạo cấu tạo nên đô thị đó; + Đô thị đầu mối giao thông: được hình thành do sự tập trung cao về giao thông vận tải, đòi hỏi phải có các công trình công cộng, dịch vụ, công nghiệp có liên quan được xây dựng đồng bộ; + Đô thị có tính chất khoa học, giáo dục: chủ yếu được hình thành và phát triển từ hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo, giáo dục, dẫn đến cơ cấu chức năng, hệ thống công trình kiến trúc, hạ tầng cũng như cơ cấu dân cư và lao động chủ yếu mang tính chất nghiên cứu khoa học, đào tạo; + Đô thị du lịch: được hình thành do sự tập trung các hoạt động du lịch, trên cơ sở khai thác điều kiện thiên nhiên nhằm phục vụ nhu cầu giải trí nghỉ ngơi. Việc khai thác và xây dựng các công trình du lịch quyết định các mặt quản lý xây dựng và phát triển chủ yếu của đô thị ( Đỉều 33 Luật Du lịch năm 2005). Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 10
  2. + Đô thị di sản, đô thị lịch sử: nơi tập trung các di sản văn hoá lịch sử có giá trị được quốc gia, quốc tế công nhận. Việc quản lý xây dựng và phát triển đô thị căn cứ chủ yếu trên yêu cầu bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, lịch sử. + Đô thị hành chính: Do yêu cầu hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội của cácđơn vị hành chính lãnh thổ tập trung các cơ quan quản lý đòi hỏi hình thành và phát triển những đô thị giữ vai trò trung tâm chính trị, văn hoá, quản lý hành chính. Trong hệ thống quản lý hành chính các nước loại đô thị này thường là đô thị trung tâm hành chính tỉnh, vùng lãnh thổ, thủ đô, thủ phủ bang, đơn vị lãnh thổ hành chính khác. + Ngoài ra căn cứ những đặc thù nổi trội về tự nhiên, môi trường, tính chất xã hội, lịch sử, đô thị có thể được phân thành các loại đô thị sinh thái, đô thị xanh, thành phố công viên, thành phố anh hùng. Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, số 42/2009-NĐ-CP của Chính phủ về phân loại đô thị, phân cấp quản lý đô thị, đô thị được phân thành 6 loại gồm: Đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận; theo những tiêu chí như sau : i) Chức năng đô thị: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. ii) Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên. iii) Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn. iv) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động. v) Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: a) Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị; b) Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững. vi) Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Căn cứ tiêu chí trên, đô thị Việt Nam gồm 6 loại: Đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V. - Đô thị loại đặc biệt Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 11
  3. 1. Chức năng đô thị là Thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. 2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên. 3. Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động. 5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị a) Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đô thị; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; b) Khu vực ngoại thành: được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ mạng lưới hạ tầng và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối phục vụ đô thị; hạn chế tối đa việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. 6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 60% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia. - Đô thị loại I 1. Chức năng đô thị: Đô thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước. Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh. 2. Quy mô dân số đô thị a) Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên; Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 12
  4. b) Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên. 3. Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành a) Đô thị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở lên; b) Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động. 5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị a) Khu vực nội thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; b) Khu vực ngoại thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. 6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 50% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia. - Đô thị loại II: 1. Chức năng đô thị: Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh. Trường hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước. 2. Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở lên. Trong trường hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô thị phải đạt trên 800 nghìn người. 3. Mật độ dân số khu vực nội thành. Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 13
  5. Đô thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 người/km2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc Trung ương từ 10.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng số lao động. 5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị a) Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; b) Khu vực ngoại thành: một số mặt được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. 6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia. - Đô thị loại III 1. Chức năng đô thị: Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh. 2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên 3. Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so với tổng số lao động. 5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị a) Khu vực nội thành: từng mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; b) Khu vực ngoại thành: từng mặt được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 14
  6. 6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa vùng hoặc quốc gia. - Đô thị loại IV 1. Chức năng đô thị: Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh. 2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên. 3. Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao động. 5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị. a) Khu vực nội thành: đã hoặc đang được xây dựng từng mặt tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh; các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; b) Khu vực ngoại thành từng mặt đang được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. 6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. - Đô thị loại V 1. Chức năng đô thị: Đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã. 2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên. 3. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao động. 5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: từng mặt đã hoặc đang được xây dựng tiến tới đồng bộ, các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 15
  7. 6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. - Tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho một số đô thị theo vùng miền. Các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương. 1.3. Phân cấp quản lý hành chính đô thị 1.3.1. Theo quy định của Hiến pháp 1992, quản lý hành chính đối với đô thị được chia thành 3 cấp tương đương sau: - Cấp tỉnh: Thành phố trực thuộc Trung ương; - Cấp huyện: + Thành phố thuộc tỉnh, thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. + Quận thuộc đô thị loại II, loại I và đặc biệt. - Cấp xã: + Thị trấn thuộc huyện; + Phường thuộc các đô thị loại III trở lên. 1.3.2. Tiêu chuẩn xác định cấp quản lý đô thị: - Thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêu chuẩn của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước. - Thành phố thuộc tỉnh phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại II hoặc loại III. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch tổng thể đô thị cả nước và quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh. - Thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại III hoặc loại IV. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước và quy hoạch tổng thể phát triển đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Thị trấn thuộc huyện phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV hoặc loại V. Việc xác định cấp quản lý đô thị phải phù hợp với chủ trương của Nhà nước, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch xây dựng vùng huyện. Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 16
  8. 1.3.3. Hệ thống cấp quản lý hành chính đô thị: - Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. - Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành. - Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị. - Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị. - Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn. 2. Sự hình thành và phát triển các đô thị 2.1. Các yếu tố hình thành và phát triển của đô thị chủ yếu - Các yếu tố tự nhiên (vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, các nguồn tự nhiên, cảnh quan) quyết định địa điểm, quy mô, hình thái không gian và bản sắc kiến trúc riêng của đô thị. - Các yếu tố dân số - xã hội (dân cư, dân tộc, truyền thống, tâm lý xã hội, lao động và nhu cầu vật chất, tinh thần ), quyết định chức năng, các loại hình hoạt động dân cư, không gian đô thị. quan hệ giữa xã hội và đô thị được thể hiện theo mô hình sau: - Các yếu tố kinh tế - kỹ thuật là cơ sở hình thành và phát triển đô thị. - Các yếu tố khoa học và công nghệ quyết định đến mức độ hiện đại hoá, tiện nghi của đô thị. 2.2. Đô thị qua các thời đại a/ Các đô thị cổ đại: + Các điểm dân cư đầu tiên của trái đất đã xuất hiện từ 10 - 12 nghìn năm trước đây có quy mô từ 100 - 150 người và được bố trí cách nhau 3 - 5km. + Ba nghìn năm trước công nguyên, đô thị đã là trung tâm hành chính, thương mại, tôn giáo và sinh hoạt dân cư, có quy mô khá lớn và trực tiếp quan hệ với vùng sản xuất nông nghiệp lân cận. b/ Các đô thị Trung cổ: + Là đô thị - pháo đài (thành). + Là trung tâm giao dịch, thương mại (thị). + Là biểu tượng của tư tưởng Thiên chúa giáo và của giai cấp tư sản (đô). + Các đô thị công nghiệp đầu tiên (<5000 công nhân) cũng đã ra đời trong giai đoạn này. c/ Các đô thị Phục Hưng: + Là nơi sinh hoạt của giai cấp quý tộc. Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 17
  9. + Là trung tâm kinh tế của giai cấp tư sản. - Các đô thị công nghiệp (thế kỷ XVIII - XIX). + Công nghiệp hoá là cơ sở đô thị hoá và tăng trưởng đô thị. + Tốc độ phát triển đô thị nhanh, mức tập trung lớn. + Đô thị lớn trên một triệu dân xuất hiện tạo nên sự mâu thuẫn giai cấp và phân tầng xã hội trong đô thị trở lên sâu sắc. d/ Các đô thị hiện đại (thế kỷ XX): + Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã biến chính khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất thúc đẩy sự phát triển đô thị. + Sự tăng trưởng đô thị mạnh mẽ đã tạo ra nhiều hình thái và thể loại đô thị với quy mô vượt ra ngoài giới hạn một đô thị lẻ, dẫn đến sự hình thành các quần cư đô thị - vùng, quốc gia và toàn cầu. + Mâu thuẫn sinh thái đô thị ngày thêm gay gắt. + Sự dịch cư và chuyển đổi cơ cấu kinh tế - dân số lao động nhanh (dịch cư theo chiều ngang và chiều dọc) dẫn đến đói nghèo đô thị. - Sự phát triển đô thị qua các thời đại chứng tỏ: hình thái kinh tế - xã hội và trình độ phát triển lực lượng sản xuất đã là yếu tố quyết định trực tiếp đến hình thái không gian đô thị. II. ĐÔ THỊ HOÁ VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÔ THỊ 1. Định nghĩa về đô thị hoá 1.1. Đô thị hoá là một xu hướng tất yếu của toàn cầu. Quá trình đô thị hoá, gắn liền với sự phát triển của các lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội và được cách mạng khoa học kỹ thuật thúc đẩy. Đô thị hoá không chỉ là sự phát triển riêng của một đô thị về qui mô và số lượng dân số, mà còn gắn liền với những biến đổi kinh tế - xã hội và môi trường thiên nhiên của một hệ thống đô thị. Nói một cách khác, Đô thị hoá là quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị và phổ biến lối sống thành thị, tập trung dân cư trên lãnh thổ. 1.2. Chỉ số đô thị hoá của một quốc gia hoặc một vùng là tỷ lệ dân số (%) thành thị so với dân cư toàn quốc. 1.3. Đô thị hoá là chỉ tiêu xác định trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước. Tuy nhiên, cũng có kiểu đô thị giả tạo (Seudo - urbanization) như ở Châu phi và Châu Mỹ La tinh, ở đó các đô thị phát triển không tương quan với trình độ phát triển lực lượng sản xuất. 1.4. Vai trò, chức năng của các đô thị trong quá trình đô thị hoá : - Là trung tâm kinh tế, dịch vụ, văn hoá, khoa học, đào tạo và quản lý v.v giữ vai trò là "cực tăng trưởng" của một vùng hoặc một quốc gia. - Là đầu mối khống chế hệ thống phân bố dân cư, tạo ra bộ khung của mạng lưới đô thị vùng hoặc quốc gia. - Là trung tâm của các hệ thống phân bố định cư địa phương. Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 18