Giáo trình Pháp luật đại cương - Bùi Ngọc Tuyền

BÀI 1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC................................ 18
MỤC TIÊU....................................................................................... 18
NỘI DUNG CHÍNH......................................................................... 19
1. Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước................................... 19
1.1. Nguồn gốc Nhà nước....................................................... 19
1.2. Bản chất của Nhà nước.................................................... 21
2.Đặc điểm của Nhà nước.......................................................... 22
3. Kiểu Nhà nước....................................................................... 24
4.Hình thức Nhà nước................................................................ 25
4.1.Hình thức chính thể .......................................................... 25
4.2.Hình thức cấu trúc ............................................................ 27
4.3.Chế độ chính trị ................................................................ 27 
pdf 158 trang hoanghoa 10/11/2022 5220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Pháp luật đại cương - Bùi Ngọc Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phap_luat_dai_cuong_bui_ngoc_tuyen.pdf

Nội dung text: Giáo trình Pháp luật đại cương - Bùi Ngọc Tuyền

  1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. “TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG” được biên soạn nhằm mục đích làm phong phú nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên. Tài liệu này được soạn theo quy định hướng dẫn của Bộ Giáo dục (Đào tạo về môn PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG và PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG áp dụng cho chương trình đào tạo bậc Cử nhân. Hy vọng tập tài liệu này sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt hơn trong quá trình tự học. KHÁI QUÁT NỘI DUNG MÔN HỌC Pháp luật có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Pháp luật được áp dụng để giải quyết hầu hết các mối quan hệ xã hội. Biết và hiểu được Pháp luật sẽ giúp mọi người ứng xử, chấp hành tốt các quy định Pháp luật, kỷ cương xã hội được bảo đảm. Bộ Giáo dục (Đào tạo quy định Pháp luật đại cương là môn học cơ bản, cần thiết trang bị cho sinh viên ở bậc đại học. Học phần Pháp luật đại cương nghiên cứu các khái niệm cơ bản, các phạm trù chung nhất về Nhà nước và Pháp luật dưới góc độ của khoa học pháp lý. Trên cơ sở đó nội dung của môn học nhằm: ƒ Phân tích cấu trúc của bộ máy Nhà nước, chức năng và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. ƒ Xác định tính chất pháp lý và cơ cấu của hệ thống văn bản quy phạm Pháp luật. 11
  2. ƒ Xác định hệ thống các ngành luật trong hệ thống Pháp luật của Nhà nước Việt Nam. ƒ Trình bày những nội dung cơ bản của Luật Hành chính, Luật Hình sự và Luật Dân sự với tư cách 3 ngành luật chủ yếu (ngành luật gốc) của hệ thống Pháp luật, để từ đó người học có thể dễ dàng tiếp cận với các ngành luật khác phát sinh từ các ngành luật chủ yếu này. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC Trang bị cho sinh viên những lý thuyết chung về khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý về Nhà nước và Pháp luật, những nội dung cơ bản của các ngành luật gốc như Hiến pháp, Hành chính, Dân sự, Hình sự trong hệ thống Pháp luật Việt Nam. Đồng thời trang bị cho sinh viên kiến thức Pháp luật chuyên ngành giúp sinh viên biết áp dụng Pháp luật trong cuộc sống làm việc của mình, nhất là đối với sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, vừa cần những lý luận cơ bản về Pháp luật vừa cần những kiến thức Pháp luật chuyên ngành về kinh doanh. Thông qua những kiến thức giúp sinh viên nắm được phương pháp tìm kiếm sưu tầm, hệ thống hóa các văn bản quy phạm Pháp luật mà Nhà nước đã ban hành, phương pháp tiếp cận một văn bản quy phạm Pháp luật, cách thức áp dụng một văn bản Pháp luật vào cuộc sống. Thông qua việc học tập, nghiên cứu các vấn đề chung về Nhà nước và Pháp luật giúp người học nâng cao sự hiểu biết về vai trò, sự quan trọng của Nhà nước và Pháp luật trong đời sống, để luôn có thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh Pháp luật Nhà nước, từ đó có ý thức đầy đủ về bổn phận và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia. 12
  3. YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC “Pháp luật đại cương” là môn học trong chương trình khung của Bộ, với thời lượng 45 tiết, tương đương 3 tín chỉ, và sinh viên được học ngay năm thứ nhất. Để học tốt môn Pháp luật đại cương, sinh viên cần được trang bị trước kiến thức các môn học thuộc bộ môn Mác - Lênin như: ƒ Triết học Mác - Lênin. ƒ Kinh tế chính trị Mác - Lênin. CẤU TRÚC CỦA MÔN HỌC Môn học bao gồm phần mở đầu giới thiệu môn học trong 1 tiết giảng và 3 phần chính chia thành 11 bài, mỗi bài ứng với 4 tiết, theo trình tự như sau: Phần 1: Những vấn đề chung về nhà nước Mục tiêu: Cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản nhất về Nhà nước, hiểu biết được cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng và thẩm quyền của từng cơ quan Nhà nước trong bộ máy Nhà nước. Phần 1 gồm 3 bài như sau: Bài 1: Khái niệm cơ bản về Nhà nước. Bài 2: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài 3: Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phần 2: Những vấn đề chung về pháp luật Mục tiêu: 13
  4. Cung cấp cho người học những kiến thức chung nhất về Pháp luật, giúp người học hiểu rõ tính chất pháp lý, cơ cấu của hệ thống các văn bản quy phạm Pháp luật, từ đó có ý thức thực hiện Pháp luật trong đời sống xã hội. Phần 2 gồm 4 bài là: Bài 4: Khái niệm cơ bản về Pháp luật. Bài 5: Quy phạm Pháp luật - Văn bản quy phạm Pháp luật. Bài 6: Quan hệ Pháp luật. Bài 7: Vi phạm pháp luật - Trách nhiệm pháp lý. Phần 3: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Mục tiêu: Cung cấp cho người học biết về hệ thống Pháp luật Việt Nam cũng như các ngành luật hiện nay, người học được tiếp cận nghiên cứu các ngành luật chủ yếu trong hệ thống Pháp luật (các ngành luật gốc) để từ đó có thể tiếp cận các ngành luật khác phát sinh từ những ngành luật gốc này. Bài 8: Khái quát về hệ thống Pháp luật. Bài 9: Luật Dân sự. Bài 10: Luật Hình sự. Bài 11: Luật Hành chính. NHỮNG TÀI LIỆU SINH VIÊN NÊN THAM KHẢO Hiện nay sách Pháp luật đại cương được bán rất nhiều trong các nhà sách và do nhiều tác giả trình bày theo nhiều hình thức khác nhau tùy quan điểm của 14
  5. mỗi tác giả. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, môn học Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc đối với sinh viên đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nên kết cấu nội dung và hình thức thể hiện phải phù hợp với quy định của Bộ, do đó sinh viên khi học môn học này nên tham khảo các tài liệu sau đây: 1. Giáo trình Pháp luật đại cương của Đại học Luật Hà Nội, năm 2005. 2. Tìm hiểu Pháp luật đại cương của nhóm tác giả Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu, Vũ Đức Đán, Lương Thanh Cường, NXB Tổng hợp TPHCM, năm 2004. 3. Pháp luật đại cương của tác giả Lê Minh Nhựt, năm 2005. 4. Tài liệu hướng dẫn môn học Pháp luật đại cương của Bùi Ngọc Tuyền, Tài liệu lưu hành nội bộ của Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, năm 2006. 5. Các văn bản luật: Hiến pháp, Hành chính, Dân sự, Hình sự. NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN Pháp luật là hiện tượng gắn liền với đời sống xã hội do đó khi học môn học này sinh viên không chỉ học các kiến thức lý thuyết mà đòi hỏi sinh viên phải biết đối chiếu với những sự việc, vấn đề diễn ra trong cuộc sống hằng ngày với nội dung môn học, cách giải quyết một vấn đề Pháp luật trong thực tế Để học tốt môn học Pháp luật đại cương sinh viên phải luôn theo dõi và cập nhật các văn bản Pháp luật mới ban hành của Nhà nước từ đó nhận thức được mối quan hệ giữa Pháp luật với xã hội, biết cách vận dụng Pháp luật trong cuộc sống làm việc và học tập của mỗi sinh viên. Tài liệu hướng dẫn môn học Pháp luật đại cương được biên soạn gồm 3 phần và chia thành 11 bài, thời lượng mỗi bài là 4 tiết. Mỗi bài đều nêu rõ mục tiêu, yêu cầu giúp sinh viên sau khi học xong biết mình nhận được những gì ở 15
  6. môn học. Phần nội dung chính của môn học được trình bày nhấn mạnh và có giải thích các trọng tâm, những cốt lõi của môn học, đồng thời kết thúc chương đều có phần tóm lược các ý chính của chương giúp người học xác định được trọng tâm của bài học. Phần câu hỏi và giải đáp giúp người học nắm vững hơn kiến thức Pháp luật và có thể áp dụng được trong đời sống Để học tập môn Pháp luật đại cương đạt kết quả tốt ngoài việc tham khảo tài liệu hướng dẫn học tập này và các tài liệu khác, các bạn nên tham dự các buổi hướng dẫn trực tiếp của giảng viên do Trung tâm đào tạo từ xa tổ chức. Trong trường hợp không tham gia được, các bạn cũng có thể theo theo dọi các bài hướng dẫn trên đài phát thanh. Ngoài ra, nếu có điều kiện các bạn cũng nên vào mạng Internet đến trang Web của trường (www.ou.edu.vn), vào mục e-learning, các bạn sẽ thấy “ Diễn đàn tư vấn học tập của Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh”. Ở diễn đàn này các bạn có thể chia sẻ với bạn bè những khó khăn của mình cũng như nhờ giảng viên hỗ trợ giải đáp những thác mắc. Pháp luật đại cương là môn học có nội dung hết sức phong phú, tài liệu hướng dẫn học tập này có thể còn có những hạn chế. Do vậy, nhóm tác giả biên soạn rất mong nhận được ý kiến phản hồi của Quý vị đồng nghiệp cũng như của các bạn sinh viên. Địa chỉ liên hệ: buingoctuyen@gmail.com Chúc các bạn thành công. 16
  7. PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC 17
  8. BÀI 1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC Nhà nước và Pháp luật là hai hiện tượng xã hội, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhà nước không thể tồn tại và phát triển nếu không có Pháp luật và ngược lại Pháp luật chỉ hiện diện cùng Nhà nước. Do đó trước khi nghiên cứu về Pháp luật cần phải tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về Nhà nước. Bài này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức về Nhà nước dưới góc độ tổng thể, các quan điểm khác nhau trong lịch sử giải thích nguồn gốc, bản chất của Nhà nước, đặc điểm của Nhà nước, các kiểu và hình thức Nhà nước. MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, sinh viên phải: ƒ Hiểu rõ sự hình thành Nhà nước trong xã hội và bản chất của Nhà nước theo quan điểm học thuyết Mác -Lênin. ƒ Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước. ƒ Phân biệt được các kiểu Nhà nước trong lịch sử phát triển xã hội. ƒ Phân biệt và xác định được các hình thức Nhà nước trong lịch sử cũng như hiện nay trên thế giới. 18
  9. NỘI DUNG CHÍNH 1. Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước Nhà nước là hiện tượng xã hội đa dạng và phức tạp, liên quan đến mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của đời sống xã hội. Vì vậy ngay khi hình thành xã hội, con người đã quan tâm và tìm cách lý giải về nguồn gốc hình thành Nhà nước. 1.1. Nguồn gốc Nhà nước Trong lịch sử có nhiều quan điểm giải thích nguyên nhân hình thành Nhà nước, có thể liệt kê các lý thuyết như sau: • Thuyết thần học Từ thời cổ, trung đại các nhà tư tưởng theo lý thuyết thần học cho rằng sự hình thành Nhà nước là do ý muốn của thượng đế, chính thượng đế đã sáng tạo ra Nhà nước để bảo vệ xã hội. Do đó quyền lực Nhà nước là vĩnh cửu, sự phục tùng quyền lực trong xã hội là tất yếu và thượng đế đã trao quyền lực Nhà nước cho một số người thay mặt thượng đế để quản lý xã hội. Quan điểm này nhằm mục đích bảo vệ cho vị trí thống trị xã hội của giai cấp phong kiến, giữ quyền lực vô hạn cho người lãnh đạo. Nguồn gốc Nhà nước được lý giải không mang tính khoa học. • Thuyết gia trưởng Thuyết này do Aristote, Philmer và một số nhà tư tưởng nêu lên, cho rằng Nhà nước ra đời từ sự phát triển của hình thức gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của đời sống con người. Xã hội cần có người quản lý đó là Nhà nước cũng giống như gia đình cần có người đứng đầu gia đình đó là người gia trưởng, về mặt bản chất quyền lực Nhà nước cũng giống như quyền gia trưởng. 19
  10. Quan điểm này chưa giải thích đầy đủ cội nguồn hình thành Nhà nước chỉ là sự ghi nhận hiện tượng Nhà nước trong xã hội có những điểm giống quyền lực gia trưởng trong gia đình. Thực chất Nhà nước và gia đình xuất hiện là do sự tác động phát triển kinh tế dẫn đến sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. • Thuyết khế ước xã hội Do các nhà tư tưởng tư sản như: J.J. Rousseau, S.L.Montesquieu, D. Diderot, J.Locke khởi xướng, cho rằng sự ra đời của Nhà nước là kết quả của một khế ước được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có Nhà nước. Vì vậy Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ và bảo vệ lợi ích của họ. Quan điểm này giải thích sự hình thành Nhà nước trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm, coi Nhà nước ra đời là do ý muốn, nguyện vọng chủ quan của các bên tham gia khế ước, không giải thích đúng nguồn gốc của Nhà nước. • Quan điểm học thuyết Mác - Lênin Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã giải thích nguồn gốc Nhà nước trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, cho rằng: Nhà nước không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước có quá trình hình thành, phát triển và tiêu vong gắn liền với những điều kiện khách quan của xã hội. Trong lịch sử xã hội, loài người đã trải qua quá trình phát triển gồm 5 hình thái kinh tế xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa. 20
  11. Cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người, là xã hội chưa có giai cấp, chưa có Nhà nước, nhưng sự ra đời của Nhà nước hình thành trong chính xã hội này. Khi xã hội có sự phát triển về kinh tế làm xuất hiện chế độ tư hữu tài sản (là tiền đề kinh tế cho sự hình thành Nhà nước), đồng thời dẫn đến việc xã hội phân hóa thành các giai cấp, các tầng lớp người có quyền lợi đối kháng nhau và mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa được (là tiền đề xã hội cho sự hình thành Nhà nước), dẫn đến đấu tranh giai cấp. Thông qua đấu tranh giai cấp giải quyết mâu thuẫn xã hội. Giai cấp thống trị đã lập nên tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình. Tổ chức đó là Nhà nước. 1.2. Bản chất của Nhà nước Bản chất là khái niệm diễn đạt những đặc tính bên trong của sự vật, cái cốt lõi của sự vật gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của sự vật đó. Bản chất của Nhà nước theo quan điểm học thuyết Mác -Lênin có 2 thuộc tính: tính giai cấp và tính xã hội. • Tính giai cấp Thể hiện ý chí và quan điểm của giai cấp thống trị thông qua hoạt động của bộ máy Nhà nước nhằm duy trì quyền lực thống trị trước các giai cấp khác trong xã hội. Sự thống trị thể hiện dưới 3 phương diện chính là kinh tế, chính trị và tư tưởng. 21
  12. • Tính xã hội Thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước, Nhà nước phải phục vụ những nhu cầu mang tính chất công cho xã hội như: xây dựng bệnh viện, trường học, đường sá Hai thuộc tính này của Nhà nước bổ sung cho nhau thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích giai cấp và lợi ích xã hội. 2.Đặc điểm của Nhà nước Là những dấu hiệu đặc trưng cơ bản riêng có của Nhà nước để phân biệt tổ chức là Nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội. Các đặc trưng này làm cho Nhà nước giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị của đời sống xã hội. Có 5 đặc điểm chính: (1) Nhà nước có quyền phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo lãnh thổ: Nhà nước là tổ chức có chức năng quản lý xã hội, để thực hiện hiệu quả công việc quản lý này, Nhà nước được quyền phân chia lãnh thổ rộng lớn thành từng đơn vị khác nhau trong phạm vi lãnh thổ. Những đơn vị này thường được các Nhà nước căn cứ vào vị trí địa lý, đặc tính dân cư theo từng vùng, miền khác nhau để xác lập. Đồng thời Nhà nước xây dựng các cơ quan nhà nước trên từng đơn vị này để thực hiện chức năng quản lý xã hội. Ở mỗi quốc gia khác nhau cách gọi tên các đơn vị này có khác nhau, thông thường là tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường xã hay tên gọi chung là các đơn vị hành chính. Chức năng quản lý xã hội còn cho phép nhà nước có quyền quản lý dân cư trong phạm vi lãnh thổ, có quyền ban hành và thực hiện chính sách quản lý, tác động tất cả mọi người trong lãnh thổ. Đặc tính này, ngoài nhà nước thì không có một tổ chức nào trong xã hội có được. 22
  13. (2) Nhà nước là tổ chức có quyền lực công: Để giúp Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội, Nhà nước thiết lập quyền lực đặc biệt cho phép Nhà nước có quyền lực bao trùm trên khắp các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong xã hội. Với quyền lực này Nhà nước có quyền sử dụng sức mạnh cưỡng chế buộc tất cả các thành viên trong xã hội phải phục tùng ý muốn Nhà nước, từ đó duy trì sự thống trị của giai cấp thống trị trong xã hội. (3) Nhà nước là tổ chức có chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quốc gia là chủ quyền độc lập về lãnh thổ, dân cư và chính quyền, chủ quyền này được các nước trên thế giới tôn trọng. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều được bình đẳng với nhau trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến chức năng đối nội và đối ngoại của một nước, thể hiện quyền tự quyết của một quốc gia. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn liền với Nhà nước. Về mặt đối nội Nhà nước có quyền quyết định tất cả các vấn đề thuộc các ngành, các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Về mặt đối ngoại Nhà nước có quyền đại diện nhân dân tham gia vào các quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. (4) Nhà nước có quyền ban hành Pháp luật và đảm bảo việc thực hiện Pháp luật: Nhà nước là tổ chức có chức năng quản lý xã hội, để đảm bảo hiệu quả công việc quản lý xã hội, Nhà nước sử dụng Pháp luật là công cụ chủ yếu. Nhà nước có quyền ban hành Pháp luật nhằm định hướng xã hội theo ý chí của Nhà nước và đảm bảo việc thực hiện Pháp luật trong xã hội. (5) Nhà nước quy định các loại thuế và cách thức tiến hành thu thuế: Cũng như các tổ chức khác trong xã hội khi hoạt động đều cần phải có nguồn lực, các Nhà nước thường tạo nguồn lực hoạt động thông qua các khoản thu từ xã hội là thuế. Đồng thời Nhà nước còn có quyền định ra cách thức thu thuế. 23
  14. 3. Kiểu Nhà nước Kiểu Nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, giá trị xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại, phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Nhà nước tồn tại trên cơ sở kinh tế của một xã hội nhất định, do đó nói đến kiểu Nhà nước là nói đến bộ máy thống trị của giai cấp nào, tồn tại tương ứng với hình thái kinh tế xã hội nhất định nào đó. Trong lịch sử phát triển xã hội có 4 hình thái kinh tế xã hội có Nhà nước. Như vậy tương ứng có 4 kiểu Nhà nước khác nhau, mỗi kiểu Nhà nước có bản chất và chức năng khác nhau trong quản lý và điều hành xã hội. Kiểu Nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản có bản chất bóc lột trái ngược với bản chất của kiểu Pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình phát triển của mình, khái niệm Nhà nước được cụ thể hóa qua khái niệm kiểu Nhà nước, sự thay thế của kiểu Nhà nước này đối với kiểu Nhà nước kia có những tính chất sau đây: • Tính tất yếu khách quan: do chịu sự tác động của quy luật phát triển và thay thế các hình thái kinh tế xã hội. Tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử khác nhau ở mỗi quốc gia nên việc thay thế không diễn ra tuần tự như hình thái kinh tế xã hội mà có thể bỏ qua những kiểu Nhà nước nhất định. • Việc thay thế kiểu Nhà nước được thực hiện bằng cuộc cách mạng xã hội: Việc thay thế kiểu Nhà nước không tự xảy ra bởi vì không một giai cấp thống trị nào tự từ bỏ địa vị thống trị của mình do đó giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới phải tập hợp lực lượng để lật đổ giai cấp cũ thiết lập Nhà nước mới. 24
  15. • Kiểu Nhà nước sau tiến bộ, hoàn thiện hơn kiểu Nhà nước trước: Bởi vì nó dựa trên phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn và qua thời gian xã hội ngày càng phát triển hơn đòi hỏi kiểu Nhà nước mới phải càng hoàn thiện hơn. 4.Hình thức Nhà nước Hình thức Nhà nước là cách thức tổ chức Nhà nước và những biện pháp thực hiện quyền lực Nhà nước. Khái niệm Nhà nước là khái niệm chung, được thể hiện dưới 3 góc độ: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị. 4.1. Hình thức chính thể Là cách thức tổ chức và trình tự thiết lập các cơ quan tối cao của Nhà nước và xác lập mối quan hệ của các cơ quan đó. Hình thức chính thể có 2 dạng cơ bản: chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. • Chính thể quân chủ: Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung trong tay người đứng đầu Nhà nước theo thế tập (cha truyền con nối) hoặc theo chỉ định. Chính thể quân chủ có nhiều hình thức biến dạng theo sự phát triển xã hội là chính thể quân chủ tuyệt đối (chuyên chế) và chính thể quân chủ tương đối (lập hiến). Chính thể quân chủ tuyệt đối: Toàn bộ quyền lực tối cao thuộc về người đứng đầu Nhà nước thường là Vua, Hoàng đế 25
  16. Chính thể quân chủ lập hiến: Trong các quốc gia theo hình thức này, bên cạnh Vua còn có Nghị viện là tổ chức cùng chia sẻ quyền lực tối cao của Nhà nước. • Chính thể cộng hòa: Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước được giao cho một cơ quan đại diện theo thể thức bầu cử trong thời hạn nhất định (nhiệm kỳ). Chính thể cộng hòa có 2 dạng: cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ. (1) Chính thể cộng hòa quý tộc: là hình thức mà quyền bầu cử các cơ quan đại diện là đặc quyền của tầng lớp quý tộc. (2) Chính thể cộng hòa dân chủ: là hình thức mà tất cả các công dân đủ một số điều kiện quy định được tham gia bầu cử các cơ quan đại diện. Hiện nay có 2 hình thức chính thể quân chủ cộng hòa: cộng hòa dân chủ tư sản và cộng hòa dân chủ nhân dân. - Cộng hòa dân chủ tư sản: Theo chính thể này quyền lực Nhà nước được chia thành 3 quyền là lập pháp, hành pháp và tài phán theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” của Montesquieu. (Theo Montesquieu quyền lực Nhà nước nếu tập trung trong tay bất cứ một người hay một cơ quan tổ chức sẽ dẫn đến lạm quyền cho nên để tránh tình trạng này quyền lực Nhà nước nên chia thành 3 quyền độc lập và kiểm soát lẫn nhau là: quyền Lập pháp, quyền Hành pháp và quyền Tài phán. Mỗi quyền giao cho một cơ quan Nhà nước nắm giữ. Các cơ quan này độc lập với nhau nhưng thông qua quyền lực nắm giữ có thể hạn chế sự lạm quyền trong mỗi cơ quan). - Cộng hòa dân chủ nhân dân: Quyền lực nhà nước tối cao không phân chia mà tập trung thống nhất trong các cơ quan quyền lực do dân bầu ra và nhân dân tham gia vào công việc quản lý Nhà nước. 26