Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2) - Trường Đại học Vinh

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản
phẩm hàng hoá. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái
tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để
tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, đồng thời có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ được năng lực
kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị
trường… Như vậy tình hình tiêu thụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu kết quả
kinh doanh và điều kiện tồn tại của doanh nghiệp. Sau quá trình tiêu thụ, Doanh
nghiệp không những thu hồi được tổng số chi phí có liên quan đến việc chế tạo và
tiêu thụ sản phẩm mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn
quan trọng nhằm tích luỹ vào ngân sách, vào các quỹ doanh nghiệp nhằm mở rộng
quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Do vậy ý nghĩa của phân tích quá trình tiêu thụ đó là cung cấp cho các nhà
quản trị biết được tình hình tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ
để có thể điều chỉnh kế hoạch thu mua, kế hoạch sản xuất cho phù hợp để góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiếp tục khai thác thị trường để tăng khối lượng sản
phẩm, đồng thời nâng cao uy tín cho doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm.
Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ bao gồm:
- Đánh giá đúng đắn tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt
hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ.
- Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến tình hình tiêu thụ.
- Đề xuất các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối
lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. 
pdf 55 trang hoanghoa 8000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2) - Trường Đại học Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_phan_2_truong_dai.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2) - Trường Đại học Vinh

  1. Do vậy tiêu thụ kịp thời cho phép doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra tiêu thụ kịp thời đảm bảo cung cấp cho đủ lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu cho các đơn vị khác cũng như người tiêu dùng làm cho nền kinh tế quốc dân phát triển nhịp nhàng cân đối. Vì vậy cần thiết phải phân tích thời hạn tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. * Cách phân tích. - Bước 1: So sánh thời gian giao hàng thực tế với thời gian giao hàng theo kế hoạch hoặc thời gian ghi ở hợp đồng kinh tế theo từng đợt, để từ đó thấy được tính kịp thời của việc thu hồi các khoản công nợ trong quá trình bán hàng. - Bước 2: So sánh số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hoá giao cho khách hàng giữa thực tế với hợp đồng đã ký kết theo từng đợt giao hàng. - Bước 3: Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vi phạm thời hạn tiêu thụ để từ đó đưa ra các biện pháp đẩy nhanh thời hạn tiêu thụ, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vừa giảm bớt tình hình vốn bị chiếm dụng. Nguyên nhân ở đây có thể là: do tổ chức sản xuất, tiêu thụ, do khách hàng không nhận, do chủ phương tiện vận tải không thực hiện dúng hợp đồng vv) 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN 4.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến mục tiêu lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản chi phí trong kỳ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như: lao động, vật tư, tài sản cố định Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xí nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế lợi tức, trên cơ sở đó giúp nhà nước phát triển nền kinh tế xã hội. Một bộ phận lợi nhuận khác, được để lại doanh nghiệp 110
  2. thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy lợi nhuận là một chỉ tiêu thể hiện sự tồn tại, phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, hiệu quả sử dụng vốn và để đưa ra các kế hoạch sản xuất cho kỳ tới, nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm: + Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. + Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận. + Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. 4.2.2. Các nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và đa dạng nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều nguồn. Hiểu rõ nội dung, đặc điểm của từng bộ phận là cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau: - Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính. - Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác. a. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chiểm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận của Doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi là 111
  3. điều kiện tiền đề để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo công thức sau: Lợi Chi nhuận từ Doanh Các Giá Chi phí hoạt thu bán khoản vốn phí quản động sản = hàng và - giảm trừ - hàn - bán - lý xuất cung cấp doanh g hàn doanh kinh dịch vụ thu bán g nghiệ doanh p Doanh thu Doanh thu về Các thuần về bán = bán hàng và - khoản hàng và cung cung cấp dịch giảm trừ cấp dịch vụ vụ doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Giá vốn gộp = thuần - hàng bán Lợi nhuận Lợi Chi phí bán hàng và thuần = nhuận - quản lý doanh nghiệp gộp - Các khoản giảm trừ bao gồm: + Chiết khấu thương mại. + Giảm giá hàng bán. + Hàng bán bị trả lại. + Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền Doanh nghiệp thưởng cho người mua khi người mua, mua hàng một lần với khối lượng lớn hoặc mua một khối lượng lớn trong thời gian ngắn. Chiết khấu thương mại khác với chiết khấu thanh toán: Chiết khấu thanh toán là khoản tiền Doanh nghiệp thưởng cho người mua khi mua, thanh toán trước hạn quy định. 112
  4. Giảm giá hàng bán: Là số tiền Doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng ngoài hoá đơn do chất lượng hàng không đảm bảo theo hợp đồng đã ký kết. Hàng bán bị trả lại: Là số tiền Doanh nghiệp trả lại cho người mua khi hàng đã được chấp nhận tiêu thụ nhưng do chất lượng hàng không đảm bảo nên đã bị người mua trả lại hàng cho Doanh nghiệp. b. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữa các khoản thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định theo công thức sau: Lợi nhuận từ Doanh thu từ hoạt Chi phí từ hoạt hoạt động tài = - động tài chính động tài chính chính Theo chế độ kế toán hiện nay ở nước ta, thu nhập tài chính bao gồm: + Lãi được phân chia từ hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. + Lãi thu được do hoạt động cho thuê tài sản, cho thuê cơ sở hạ tầng, nhượng bán bất động sản. + Lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. + Lợi nhuận thu được do hoạt động cho vay vốn. + Lợi nhuận thu được do chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng. + Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. + Lợi nhuận thu được do bán ngoại tệ, các khoản chiết khấu được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp do thanh toán trước hạn, Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: + Lỗ gánh từ tham gia liên doanh. + Chi phí phát sinh trong quá trình góp vốn tham gia liên doanh. + Lỗ do nhượng bán chứng khoán, do mua bán ngoại tệ. + Chi phí lãi vay ngân hàng. + Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. + Các khoản giảm giá thực sự từ đầu tư tài chính. + Khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động. 113
  5. + Giá gốc bất động sản khi nhượng bán và các khoản chi phí tài chính khác. c. Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hay khách quan mang tới. Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động khác được xác định theo công thức sau: . Lợi nhuận khác = Doanh thu khác - Chi phí khác - Các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm: + Các khoản thu do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. + Thu tiền nộp phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. + Thu tiền bảo hiểm bồi thường. + Thu từ các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoãn lại. + Thu từ quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp + Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ. + Thu các khoản nợ không xác định được chủ. + Các khoản thu nhập kinh doanh của năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra . Các khoản thu trên sau khi trừ các khoản tổn thất (thuế phải nộp, chi phí khác )có liên quan sẽ là lợi nhuận khác của doanh nghiệp 4.2.3. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp . Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp được tiến hành như sau: - Đánh giá sự biến động lợi nhuận toàn doanh nghiệp giữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch hay giữ kỳ này với kỳ khác nhằm thấy được khái quát tình hình lợi nhuận và nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng tình hình biến động lợi nhuận trên. - Phân tích từng bộ phận lợi nhuận (Lợi nhuận sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác). 114
  6. Trên cơ sở đánh giá, phân tích cần xác định đúng đắn những nhân tố ảnh hưởng và kiến nghị những biện pháp nhằm không ngừng nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. 4.2.4. Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của Doanh nghiệp. Do vậy Doanh nghiệp thường xuyên phân tích lợi nhuận của bộ phận này để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch. Phân tích tình hình lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là xem xét sự biến động của bộ phận lợi nhuận này, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động đó. Việc phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể tiến hành đối với lợi nhuận gộp hoặc đối với lợi nhuận thuần tuỳ theo yêu cầu quản lý. a) Phân tích chỉ tiêu lãi gộp: Trình tự phân tích chỉ tiêu lãi gộp của doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau đây: - Xác định và tính chỉ tiêu lãi gộp của doanh nghiệp : Doanh thu bán hàng Các khoản giảm Giá vốn Lãi gộp = - - hoặc cung cấp dịch vụ trừ doanh thu hàng bán n Lg Qi .(Pi C gi Z i ) i 1 Trong đó: Lg: Lãi gộp. Qi: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm tiêu thụ Cgi: Các khoản giảm trừ doanh thu đơn vị . Zi: Giá thành đơn vị sản phẩm i. n Kỳ kế hoạch: Lg0 Q0i .(P0i Cg 0i Z 0i ) i 1 n Kỳ thực hiện: Lg1 Q1i .(P1i Cg1i Z1i ) i 1 115
  7. - Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chỉ tiêu lãi gộp qua số tương đối và tuyệt đối. + Mức chênh lệch tuyệt đối: Lg Lg 1 Lg 0 + Mức chênh lệch tương đối: Lg % Lg 1 100 Lg 0 => Nhận xét khái quát tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Nếu Lg 0 : Lãi gộp của doanh nghiệp giảm so với kế hoạch. Nếu Lg 0 :Lãi gộp của doanh nghiệp tăng so với kế hoạch. Nếu Lg 0 : Lãi gộp của doanh nghiệp không thay đổi so với kế hoạch. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động lãi gộp của doanh nghiệp. + Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: n Q1i .P0i i 1 Lg(Q) Lg 0 n Lg 0 Q0i .P0i i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản lượng: n Q .P n  1i 0i Lg(C) Q .(P C Z ) Lg i 1  1i 0i g 0i 0i 0 n Q0i .P0i i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n Lg(P) Q1i .(P1i P0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn sản phẩm: n Lg(Z) Q1i .(Z1i Z0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm trừ doanh thu: n Lg(Cg ) Q1i .(Cg1i C g0i ) i 1 => Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lãi gộp: Lg Lg(Q) Lg(C) Lg(P) Lg(Z) Lg(Cg ) 116
  8. Chú ý: Nếu doanh nghiệp tính thuế trên giá bán ( giá bán bao gồm thuế) thì phải xác định ảnh hưởng nhân tố thuế đến lãi gộp và ảnh hưởng nhân tố giá bán đã có thuế. + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n Lg(P) Q1i .(P1i P0i ) .(1 - Tỷ suất thuế kỳ gốc) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố thuế: n Lg(T) Q1i.P1i .(Tỷ suất thuế kỳ phân tích - Tỷ suất thuế kỳ gốc) i 1 b. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Xác định và tính chỉ tiêu lợi nhuận thuần: Doanh Lợi Các Chi thu bán nhuận khoản Giá Chi phí hàng từ giảm vốn phí quản = hoặc - - - - hoạt trừ hàng bán lý cung động doanh bán hàng doanh cấp sxkd thu nghiệp dịch vụ n LN Qi .(Pi Cgi Zi F i ) i 1 Trong đó LN: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Qi: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm tiêu thụ Cgi: Các khoản giảm trừ doanh thu đơn vị. Zi: Giá thành đơn vị sản phẩm i. Fi: Chi phí bán hàng và QLDN đơn vị sản phẩm n => Kỳ kế hoạch: LN 0 Q0i .(P0i Cg 0i Z 0i F0i ) i 1 n => Kỳ thực hiện: LN1 Q1i .(P1i Cg1i Z1i F1i ) i 1 - Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chỉ tiêu lợi nhuần thuần qua số tương đối và tuyệt đối. + Mức chênh lệch tuyệt đối: LN LN 1 LN 0 + Mức chênh lệch tương đối: 117
  9. LN1 %LN 100 LN0 => Nhận xét khái quát tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Nếu LN 0:Lợi nhuận giảm so với kế hoạch. Nếu LN 0 :Lợi nhuận tăng so với kế hoạch. Nếu LN 0 :Lợi nhuận không thay đổi so với kế hoạch. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của lợi nhuận thuần doanh nghiệp. + Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: n Q1i .P0i i 1 LN(Q) LN 0 n LN 0 Q0i .P0i i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản lượng: n Q .P n  1i 0i LN(C) Q .(P C Z F ) LN i 1  1i 0i g 0i 0i 0i 0 n Q0i .P0i i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n LN(P) Q1i .(P1i P0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn sản phẩm: n LN(Z) Q1i .(Z1i Z 0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm trừ doanh thu: n LN (Cg ) Q1i .(Cg1i Cg0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và QLDN: n LN (F) Q1i .(F1i F0i ) i 1 => Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế: LN LN(Q) LN(C) LN(P) LN(Z) LN(Cg) LN(F) Chú ý: Nếu doanh nghiệp tính thuế trên giá bán ( giá bán bao gồm thuế) thì phải xác định ảnh hưởng nhân tố thuế đến lợi nhuận và ảnh hưởng nhân tố giá bán đã có thuế. 118
  10. + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n LN(P) Q1i .(P1i P0i ) .(1 - Tỷ suất thuế kỳ gốc) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố thuế: n LN(T ) Q1i .P1i .(Tỷ suất thuế kỳ phân tích - Tỷ suất thuế kỳ gốc) i 1 Ví dụ 4.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần về tiêu thụ sản phẩm theo tài liệu dưới đây : I. Tài liệu về sản lượng và giá vốn sản phẩm . Số lượng sản phẩm tiêu thụ Giá vốn đơn vị (1000đ/SP) Sản phẩm (SP) KH TT KH TT A 40.000 45.000 60 64 B 80.000 75.000 24 20 II. Tài liệu về giá bán đơn vị và tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và quản lý Giá bán đơn vị (1.000đ/SP) Sản phẩm doanh nghiệp (1.000đ) KH TT KH TT A 80 88 - - B 40 40 - -  x x 110.000 112.000 Hướng dẫn giải: * Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận gộp: - Xác định và tính chỉ tiêu lãi gộp của doanh nghiệp : Doanh thu bán hàng Các khoản giảm Giá vốn Lãi gộp = - - hoặc cung cấp dịch vụ trừ doanh thu hàng bán n Lg Qi .(Pi C gi Z i ) i 1 Trong đó: 119
  11. Lg: Lãi gộp. Qi: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm tiêu thụ Cgi: Các khoản giảm trừ doanh thu đơn vị . Zi: Giá thành đơn vị sản phẩm i. Kỳ kế hoạch: n Lg0 Q0i .(P0i Cg 0i Z0i ) i 1 Lg0 = 40.000(80 - 0 - 60) + 80.000(40 - 0 - 24) = 2.080.000 (ngđ) Kỳ thực hiện: n Lg1 Q1i .(P1i Cg1i Z1i ) i 1 Lg1 = 45.000(88 - 0 - 64) + 75.000(40 - 0 - 20) = 2.580.000 (ngđ) - Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chỉ tiêu lãi gộp qua số tương đối và tuyệt đối. + Mức chênh lệch tuyệt đối: Lg Lg1 Lg 0 = 500.000 (ngđ) + Mức chênh lệch tương đối: Lg % Lg 1 100 = 124,04% Lg 0 Lg 500.000 > 0 => Lãi gộp của doanh nghiệp kỳ thực hiện tăng so với kế hoạch 500.000 (ngđ) tương ứng tăng 24,04% (124,04% - 100%= 24,04%). Việc tăng này là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động lãi gộp của doanh nghiệp. + Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: n  Q1i .P0i i 1 Lg (Q ) Lg 0 n Lg 0  Q 0i .P0i i 1 (45.000 80) (75.000 40) Lg(Q) 2.080.000 2.080.000 6.500(ngđ) (40.000 80) (80.000 40) + Ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản lượng: n Q .P n  1i 0i Lg(C) Q .(P C Z ) Lg i 1  1i 0i g 0i 0i 0 n Q0i .P0i i 1 120
  12. Lg(C) 45.000 80 60 75.000(40 24) 2.145.000 45.000(ngđ) + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n Lg(P) Q1i .(P1i P0i ) i 1 Lg(P) 45.000 (88 80) 75.000(40 40 360.000(ngđ) + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn sản phẩm: n Lg(Z) Q1i .(Z1i Z0i ) i 1 Lg(Z) 45.000 (64 60) 75.000 (20 24) 120.000(ngđ) + Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm trừ doanh thu: n Lg(Cg ) Q1i .(Cg1i C g0i ) = 0 i 1 => Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lãi gộp: Lg Lg(Q) Lg(C) Lg(P) Lg(Z) Lg(Cg ) = 500.000 (ngđ) Nhận xét: . * Phân tích lợi nhuận thuần Gọi TF là tổng chi phí bán hàng và quản lý của doanh nghiệp Ta có lợi nhuận thuần được xác định như sau: Lợi nhuận thuần = Lãi gộp – Tổng chi phí bán hàng và QLDN LN = Lg – TF Kỳ kế hoạch LN0 = Lg0 – TF0 = 2.080.000 – 110.000 = 1.970.000 (ngđ) Kỳ thực hiện LN1 = Lg1 – TF1 = 2.580.000 – 112.000 = 2.468.000 (ngđ) - Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chỉ tiêu lợi nhuần thuần qua số tương đối và tuyệt đối. + Mức chênh lệch tuyệt đối: LN LN1 LN 0 = 498.000 (ngđ) + Mức chênh lệch tương đối: LN %LN 1 100 = 125,28% LN0 Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp kỳ thực hiện đã tăng so với kế hoạch là 498.000 (ngđ) tương ứng tăng 25,28% (125,28% - 100% = 25,28%) Đây là thành 121
  13. tích của doanh nghiệp về việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Việc tăng này là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Số lượng sản phẩm tiêu thụ : 65.000 (ngđ) - Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ : - 45.000 (ngđ) - Giá bán đơn vị sản phẩm : 360.000 ( ngđ) - Gía vốn đơn vị sản phẩm: 120.000 (ngđ) - Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp : LNTF Q1 (TF1 TF0 ) (112.000 110.000) 2.000(ngđ) => Tổng hợp các nhân tố : LN 65.000 45.000 360.000 120.000 2.000 498.000(ngđ ) Nhận xét: . 4.3. PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN 4.3.1. Các chỉ tiêu phân tích Có ba chỉ tiêu dùng để phân tích tỷ suất lợi nhuận: - Tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn kinh doanh - Tỷ suất lợi nhuận tính trên giá vốn. Lợi nhuận Tỷ suất LN tính trên doanh thu = x 100 Doanh thu => Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ chi phí bỏ ra càng thấp, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tỷ suất LN Lợi nhuận tính trên vốn = Vốn lưu động bình quân x 100 kinh doanh + Vốn cố định bình quân => Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau về quy mô sản xuất. Tỷ suất LN tính trên Lợi nhuận = x 100 giá vốn Giá vốn 122
  14. => Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá vốn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ chi phí bỏ ra càng thấp, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. 4.3.2. Phương pháp phân tích: - Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh giữa thực tế với kế hoạch hoặc giữa kỳ này với kỳ trước nhằm thấy được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua công tác quản lý chi phí và trình độ sử dụng vốn. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ( Lợi nhuận, doanh thu, giá vốn, vốn kinh doanh) 4.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN TRONG KINH DOANH 4.4.1. Ý nghĩa: - Khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh bỏ ra, hay nói cách khác điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không có lãi hoặc bị lỗ. - Ý nghĩa: Nghiên cứu điểm hoà vốn giúp những nhà quản trị doanh nghiệp xác định rõ ở mức sản xuất và tiêu thụ là bao nhiêu vào luc nào và doanh nghiệp phải hoạt động ở mức độ nào của công suất thì đạt điểm hoàn vốn. Hay giá cả tiêu thụ có thể đạt ở mức tiêu thụ nào để không bị lỗ. Từ đó giúp những nhà quản lý có các chính sách và biên pháp tích cực chỉ đạo các hoạt động về sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. 4.4 2. Phương pháp xác định điểm hoàn vốn: Để xác định được điển hoà vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán và xác định các bộ phận về chi phí biến đổi và chi phí cố định phát sinh trong kỳ. - Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Khối lượng hay mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động, số km thực hiện, doanh thu bán hàng Như vậy chi phí biến đổi có thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, hoa hồng bán hàng vv - Chi phí cố định: Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện. Như vậy chi phí cố định có thể là khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý, lương cho bộ phận quản lý vv a) Xác định sản lượng hoà vốn: Q*.P = F + Q*.bp F => Q* P bp Trong đó: F: là chi phí cố định bp: là chi phí biến đổi 123