Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1) - Trường Đại học Vinh

Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất đó là sự phân chia các sự vật, hiện tượng
thành các bộ phận nhỏ nhằm nghiên cứu những đặc trưng riêng của từng bộ phận,
sau đó tổng hợp các đặc trưng để tìm ra bản chất hay tính quy luật của sự vật hiện
tượng cần nghiên cứu.
Tất cả các khoa học, trong đó có khoa học kinh tế đều sử dụng phương pháp
phân tích. Trong lĩnh vực tự nhiên phân tích được tiến hành với những vật thể bằng
phương pháp cụ thể. Ví dụ: phân tích các chất hoá học bằng những phản ứng, phân
tích các vi sinh vật bằng kính hiển vi…Nhưng trong lĩnh vực xã hội, các hiện tượng
các quá trình cần phân tích là những phạm trù trừu tượng, do đó việc phân tích phải
được thực hiện bằng những phương pháp trừu tượng.
Phân tích được sử dụng phổ biến như một phương pháp nghiên cứu đối với các
quá trình, các hiện tượng kinh tế xã hội.
Phân tích hoạt động kinh doanh: là việc phân chia các hiện tượng và các quá
trình và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, từ đó sử dụng các
phương pháp đặc thù như liên hệ, so sánh, đối chiếu…đề làm sáng tỏ bản chất của
quá trình kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả của từng hoạt động.
Tiền thân của phân tích hoạt động kinh doanh là công việc có tính xem xét
đơn giản một số chỉ tiêu tổng quát dựa trên dữ liệu của bảng tổng kết tài sản –còn
gọi là phân tích kế toán hay kế toán nội bộ. Do sự đòi hỏi ngày càng cao của nhu
cầu quản lý, sự mở rộng về quy mô cũng như xu hướng đi vào chiều sâu và chất
lượng của các hoạt động doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh với nội
dung, đối tượng phạm vi và phương pháp nghiêu cứu riêng biệt, tất yếu trở thành
một khoa học độc lập và ngày càng hoàn chỉnh.
Phân tích hoạt động kinh doanh hướng đến thị trường không phải nhằm xây
dựng những kế hoạch một cách máy móc, cứng nhắc mà là công cụ phục vụ cho
những quyết định ngắn hạn và dài hạn, đòi hỏi chủ động, linh hoạt ngay cả đối với
các mặt hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp. 
pdf 99 trang hoanghoa 6580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1) - Trường Đại học Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_phan_1_truong_dai.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1) - Trường Đại học Vinh

  1. + Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất, những nhân tố này thường ảnh hưởng dây chuyền từ khâu cung ứng, sản xuất đến tiêu thụ như: số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất. - Căn cứ vào tính chất của nhân tố: nhân tố được chia thành hai loại nhân tố sau: + Nhân tố số lượng: là nhân tố phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh như: số lượng lao động, số lượng vật tư, khối lượng hàng hoá sản xuất, doanh thu bán hàng + Nhân tố chất lượng : là nhân tố phản ánh hiệu suất kinh doanh, như: giá thành đơn vị sản phẩm, lãi xuất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn - Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh của nhân tố : nhân tố được chia thành hai loại, đó là: + Nhân tố chủ quan: là nhân tố phát sinh tuỳ thuộc vào bản thân doanh nghiệp, đó thường là nhân tố bên trong. + Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh và tác động đến kết qủa kinh doanh như là một tất yếu ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp như : giá cả thị trường, thuế suất Thông thường, nhân tố khách quan chịu ảnh hưởng môi trường kinh doanh và đó là nhân tố bên ngoài. Việc phân tích kết quả kinh doanh theo sự tác động của nhân tố chủ quan và khách quan giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp và tìm hướng tăng nhanh hiệu quả kinh doanh. - Căn cứ vào mức độ tác động của nhân tố đến chỉ tiêu: nhân tố bao gồm: + Nhân tố tích cực: là nhân tố có tác dụng làm tăng quy mô, chất lượng của kết quả kinh doan. + Nhân tố tiêu cực: là nhân tố tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. Sự phân biệt giữa chỉ tiêu kinh tế và nhân tố kinh tế chỉ là tương đối. Chúng có thể chuyển hoá cho nhau phụ thuộc vào mục đích và điều kiện của việc phân tích. Ví dụ: lượng hàng hoá tiêu thụ là chỉ tiêu phân tích khi đánh giá kết quả tiêu thụ, nhưng lại là nhân tố khi phân tích mức lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. 1.2.2. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 11
  2. - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Đây là nhiệm vụ trước tiên của phân tích hoạt động kinh doanh. Các nhà phân tích sẽ tiến hành đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng. Ngoài ra phân tích cần xem xét đánh giá tình hình chấp hành các quy định, các thể lệ thanh toán, nó có tôn trọng luật pháp của nhà nước ban hành hay không - Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh 1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.3.1 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất trong thực tiễn phân tích hoạt động kinh doanh nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích thông qua việc so sánh một chỉ tiêu thực tế với một chỉ tiêu gốc. Mục đích: Qua phương pháp so sánh giúp chúng ta thấy được sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng, thấy được mức độ biến động và xu thế phát triển của các chỉ tiêu. Vận dụng phương pháp này đòi hỏi người phân tích phải nắm các vấn đề sau: * Điều kiện áp dụng: Để các chỉ tiêu có thể so sánh được với nhau thì ta cần phải đảm bảo các điều kiện sau: - Thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu: Thông thường nội dung kinh tế của chỉ tiêu có tính ổn định và thường được quy định thống nhất. Tuy nhiên, nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi trong các trường hợp: Chế độ, chính sách tài chính – kế toán của nhà nước thay đổi, do thay đổi phân cấp quản lý tài chính trong đơn vị Trong trường hợp có sự thay đổi của nội dung kinh tế, để đảm bảo tính so sánh được, trị số gốc của chỉ tiêu cần so sánh cần được tính toán lại theo nội dung quy định mới. 12
  3. - Thống nhất về phương pháp tính toán: trong kinh doanh, các chỉ tiêu có thể được tính theo các phương pháp khác nhau, điều này là do sự thay đổi phương pháp tính toán tại đơn vị, sự thay đổi chế độ tài chính kế toán của nhà nước hay sự khác biệt về chuẩn mực kế toán giữa các nước. Do vậy khi phân tích các chỉ tiêu của doanh nghiệp theo thời gian phải loại trừ các tác động do các thay đổi về phương pháp kế toán, hay khi phân tích một chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp với nhau phải xem đến chỉ tiêu đó được tính toán trên cơ sở nào. Đây là điều kiện đảm bảo cho các kết luận từ phương pháp so sánh có ý nghĩa. - Thống nhất về đơn vị tính toán các chỉ tiêu (hiện vật, giá trị, thời gian): Các chỉ tiêu kinh tế có thể được đo lường bằng các thước đo khác nhau: số lượng, giá trị, thời gian. Vì vậy, cần phải sử dụng một thước đo thống nhất khi đo lường chỉ tiêu phân tích. - Ngoài ra, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Ví dụ: Doanh nghiệp A lãi 100 trđ/năm, doanh nghiệp B lãi 50 trđ/năm.(doanh nghiệp nào có hiệu quả hơn? chúng ta chưa thể trả lời đựơc khi chưa biết quy mô kinh doanh, vốn đầu tư, loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp này ) Nếu ta vội vàng kết luận là doanh nghiệp A hiệu quả kinh doanh gấp 2 doanh nghiệp B là chưa có cơ sở vững chắc, cho dù cùng thời gian kinh doanh như nhau, nhưng nếu cho biết thêm về quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp A gấp 4 lần vốn hoạt động của doanh nghiệp B, thì kết luận trên sẽ ngược lại, B hiệu quả hơn A chứ không phải A hiệu quả hơn B. * Tiêu chuẩn so sánh (gốc so sánh): Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ để so sánh. Chỉ tiêu gốc còn gọi là số gốc. Mỗi loại chỉ tiêu gốc có tác dụng riêng khi phân tích. Tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích mà ta xác định số gốc để so sánh và do đó có nhiều hình thức so sánh khác nhau: - So sánh với kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch (Kỳ gốc): để thấy được doanh nghiệp có hoàn thành kế hoạch hay không. - So sánh giữa kỳ này và kỳ trước: để thấy được mức độ biến động và xu thế phát triển của chỉ tiêu kinh tế. 13
  4. - So sánh giữa kết quả của đơn vị này với kết quả của đơn vị khác nhằm thấy được đơn vị thấy được đang đứng ở vị trí nào. Chỉ tiêu phân tích (chỉ tiêu với trị số thực tế của kỳ này- chỉ số: 1) có thể được so sánh với các kỳ gốc khác nhau (chỉ tiêu gốc- chỉ số 0) nhằm đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trên các góc độ khác nhau nhằm đánh giá đúng đắn hơn các kết quả kinh doanh đã đạt được. * Các kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu khác nhau, trong phân tích người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: - So sánh bằng số tuyệt đối ( so sánh phép trừ) : là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh này phản ánh mức chênh lệch về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu. + Mức biến động tuyệt đối: Q Q 1- Q0 = Khi quy mô kinh doanh thay đổi, để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu ta cần phải điều chỉnh chỉ tiêu kỳ gốc theo quy mô thực tế: + Mức biến động tương đối: Q Q 1- Q0 x H = Trong đó: Q0 : là khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ gốc Q1: là khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực tế. H : là hệ số điều chỉnh quy mô kinh doanh - So sánh bằng số tương đối: (so sánh phép chia, %, số lần ) là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Kỹ thuật so sánh này thường sử dụng kết hợp với số tuyệt đối nhằm phản ánh đúng đắn hơn chất lượng hoạt động kinh doanh. - So sánh có liên hệ với các chỉ tiêu khác (chỉ tiêu kết quả, chỉ tiêu chi phí): để thấy được bản chất của các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó đưa ra các biện pháp tướng ứng với từng họat động. Ví dụ 1.1: Phân tích tình hình sử dụng công nhân sản xuất của doanh nghiệp A biết: 14
  5. Kế Chỉ tiêu Thực hiện hoạch Số công nhân sản xuất (người) 500 600 Khối lượng sản phẩm sản xuất 1.000 1.100 (tấn) Hướng dẫn giải: Kế Thực Chênh lệch Chỉ tiêu hoạch hiện % 1. Số CNSX(người) 500 600 100 20 2.Khối lượng sp sx 1.000 1.100 100 10 (tấn) Phân tích: Căn cứ vào kết quả tính toán ta thấy tình hình sử dụng số công nhân sản xuất của doanh nghiệp kỳ thực hiện tăng so với kế hoạch là 100 người tương ứng là 20% chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch tình hình sử dụng công nhân sản xuất, quy mô của doanh nghiệp tăng. Mặt khác: Ta thấy doanh nghiệp vượt mức KH công nhân sản xuất là 20%, trong khi đó khối lượng sản xuất sp vượt mức KH là 10% điều đó chứng tỏ tình hình sử dụng công nhân sản xuất kém hiệu quả. Với tình hình sử dụng công nhân như kỳ KH, kỳ TH doanh nghiệp đạt 1.100 tấn thì chỉ cần sử dụng 550 công nhân sản xuất nhưng thực tế doanh nghiệp đã sử dụng 600 công nhân sản xuất, do vậy doanh nghiệp đã lãng phí 50 công nhân. Điều này có thể dẫn tới chi phí của doanh nghiệp tăng hoặc thu nhập bình quân của 1 công nhân giảm. 1.3.2 Phương pháp loại trừ Kết quả kinh doanh thường do nhiều nhân tố hợp thành. Để xác định ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chênh lệch về kết quả kinh doanh người ta thường dùng phương pháp loại trừ hay cố định ảnh hưởng nhân tố khác. 15
  6. Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu cần phân tích bằng cách loại trừ sự ảnh hưởng của các nhân tố khác. Phương pháp này có thể được chia thành 2 phương pháp nghiệp vụ căn cứ theo trình tự tính toán ảnh hưởng của từng nhân tố. 1.3.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn * Khái niệm: Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích, trong trường hợp các nhân tố có mối liên hệ với nhau biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng tích số hoặc dạng thương số. * Trình tự áp dụng: bao gồm 5 bước Bước 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các nhân tố Ví dụ: Doanh thu bán hàng = số lượng hàng hoá tiêu thụ x giá bán Bước 2: Các nhân tố phải được sắp xếp theo nguyên tắc “lượng biến thì chất biến”: tức là phải sắp xếp các nhân tố số lượng đứng trước, chất lượng đứng sau; hiện vật trước, giá trị sau; nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau. Bước 3: Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì nhân tố đó được lấy giá trị ở kỳ thực tế, còn các nhân tố khác không đổi giữ nguyên ở kỳ gốc. Số được lấy ở kỳ gốc phải giữ nguyên cho đến bước thay thế cuối cùng. Các nhân tố khác chưa thay thế thì vẫn giữ nguyên ở kỳ gốc. Bước 4: Mỗi lần thay thế chỉ thay thế một nhân tố và chênh lệch giữa bước vừa thay thế với bước trước nó được gọi là ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích Bước 5: Có bao nhiêu nhân tố thì phải thay thế bấy nhiêu lần và tổng ảnh hưởng của các nhân tố chính bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu thực tế và chỉ tiêu kỳ gốc. Ta có thể khái quát quá trình xác định ảnh hưởng của các nhân tố theo phương pháp này như sau: Nếu gọi chỉ tiêu kinh tế Q cần phân tích. Q phụ thuộc vào ba nhân tố ảnh hưởng và được sắp xếp theo thứ tự: a,b,c. Trường hợp 1: Các nhân tố a,b,c, có quan hệ với chỉ tiêu phân tích Q được biểu hiện dưới dạng tích số. Chỉ tiêu Q được xác định cụ thể như sau: Q = a .b . c 16
  7. Kỳ gốc: Q0 = a0 b0 c0 Kỳ phân tích: Q1 = a1 b1 c1 Trong đó: Q0, Q1: là các chỉ tiêu cần phân tích ở kỳ gốc và kỳ phân tích . a0,b0,c0: là các nhân tố có mối quan hệ với chỉ tiêu ở kỳ gốc. a1,b1,c1:là nhân tố có mối quan hệ với chỉ tiêu ở kỳ phân tích => Đối tượng phân tích: Q Q1 Q0 = Q: Thể hiện quy mô tăng giảm. Q : Thể hiện tốc độ tăng giảm của đối tượng cần phân tích. Q 0 Căn cứ vào tính toán cụ thể (chênh lệch của chỉ tiêu) ta nhận xét khái quát tình hình thực hiện của chỉ tiêu so với kỳ gốc (có hoàn thành kế hoạch hay không? nội dung tăng(giảm) của chỉ tiêu tốt hay xấu, thành tích hay khuyết điểm? ) Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào việc so sánh tổng hợp như trên ta chỉ có thể có được những thông tin khái quát nhất về tình hình thực hiện chỉ tiêu so với kỳ gốc. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp muốn hiểu rõ hơn các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả này với các mức độ và xu hướng, tính chất cụ thể để xây dựng các biện pháp tác động, cải tiến phù hợp thì họ còn cần tiến hành xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chênh lệch của chỉ tiêu hay đối tượng phân tích. => Xác định các nhân tố ảnh hưởng với các chỉ tiêu + Ảnh hưởng của nhân tố a (thay thế lần 1) Qa = a1b0c0 - a0b0c0 + Ảnh hưởng của nhân tố b (thay thế lần 2) Qb = a1b1c0 – a1b0c0 + Ảnh hưởng của nhân tố c (thay thế lần3) Qc = a1b1c1 – a1b1c0 => Tổng hợp 3 nhân tố ảnh hưởng đến Q ta có: Q = Qa + Qb + Qc Căn cứ vào kết quả tính toán cụ thể ta sẽ nhận xét thực chất của sự chênh lệch giữa chỉ tiêu phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc là do nhân tố nào gây nên và đó là 17
  8. nhân tố chủ quan hay khách quan, thành tích hay khuyết điểm từ đó đề xuất một số biện pháp để cải tiến quá trình kinh doanh kỳ tới được tốt hơn. Trường hợp 2: Các nhân tố a,b,c, có quan hệ với chỉ tiêu phân tích Q được biểu hiện dưới dạng kết hợp cả tích số và thương số. Chỉ tiêu Q được xác định cụ thể như sau: a Q = c b a0 Kỳ gốc: Q0 = c0 b0 a1 Kỳ phân tích: Q1 = c1 b1 => Đối tượng phân tích: Q Q1 Q0 = Q:Thể hiện quy mô tăng giảm. Q : Thể hiện tốc độ tăng giảm của đối tượng cần phân tích. Q 0 => Xác định các nhân tố ảnh hưởng với các chỉ tiêu + Ảnh hưởng của nhân tố a (thay thế lần 1) a1 a0 Qa = c0 - c0 b0 b0 + Ảnh hưởng của nhân tố b (thay thế lần 2) a1 a1 Qb = c0 - c0 b1 b0 + Ảnh hưởng của nhân tố c (thay thế lần3) a1 a0 Qc = c1 - c0 b1 b0 => Tổng hợp 3 nhân tố ảnh hưởng đến Q ta có: Q = Qa + Qb + Qc 1.3.2.2. Phương pháp số chênh lệch Thực chất phương pháp này là dạng rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này tương tự phương pháp thay thế liên hoàn về điều kiện, phạm vi, trình tự áp dụng nhưng chỉ khác ở bước 3 trình tự áp dụng. Trình tự áp dụng: 18
  9. B3: Khi tính toán ảnh hưởng của một nhân tố nào thì ta lấy chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của nhân tố đó, rồi nhân với số liệu kỳ gốc của nhân tố đứng sau và số liệu kỳ phân tích của nhân tố đứng trước. Trường hợp 1: Các nhân tố a,b,c, có quan hệ với chỉ tiêu phân tích Q được biểu hiện dưới dạng tích số. Chỉ tiêu Q được xác định cụ thể như sau: Q = a .b . c Kỳ gốc: Q0 = a0 b0 c0 Kỳ phân tích: Q1 = a1 b1 c1 Trong đó: Q0, Q1: là các chỉ tiêu cần phân tích ở kỳ gốc và kỳ phân tích . a0,b0,c0: là các nhân tố có mối quan hệ với chỉ tiêu ở kỳ gốc. a1,b1,c1:là nhân tố có mối quan hệ với chỉ tiêu ở kỳ phân tích => Đối tượng phân tích: Q Q1 Q0 = Q:Thể hiện quy mô tăng giảm. Q : Thể hiện tốc độ tăng giảm của đối tượng cần phân tích. Q0 - Xác định ảnh hưởng của từng nhân tố + Ảnh hưởng của nhân tố a Qa = ( a1 - a0 )b0c0 + Ảnh hưởng của nhân tố b Qb = a1( b1 - b0 ) c0 + Ảnh hưởng của nhân tố c Qc = a1b1( c1 - c0 ) => Tổng hợp 3 nhân tố ảnh hưởng đến Q ta có: => Vậy Q = Qa + Qb + Qc Trường hợp 2: Các nhân tố a,b,c, có quan hệ với chỉ tiêu phân tích Q được biểu hiện dưới dạng kết hợp cả tích số và thương số. Chỉ tiêu Q được xác định cụ thể như sau: a Q = c b a0 Kỳ gốc: Q0 = c0 b0 19
  10. a1 Kỳ phân tích: Q1 = c1 b1 => Đối tượng phân tích: Q Q1 Q0 = Q:Thể hiện quy mô tăng giảm. Q : Thể hiện tốc độ tăng giảm của đối tượng cần phân tích. Q 0 => Xác định các nhân tố ảnh hưởng với các chỉ tiêu + Ảnh hưởng của nhân tố a (thay thế lần 1) c0 Qa = a1 a0 b0 + Ảnh hưởng của nhân tố b (thay thế lần 2) 1 1 Qb = a1 c0 b1 b0 + Ảnh hưởng của nhân tố c (thay thế lần3) a1 Qc = c1 c0 b1 => Tổng hợp 3 nhân tố ảnh hưởng đến Q ta có: Q = Qa + Qb + Qc Ví dụ 1.2: Năm 2011 Doanh nghiệp X có tài liệu nghiên cứu như sau: Kế Chỉ tiêu Thực hiện hoạch 1.Số lượng sản phẩm sản xuất 1.000 1.300 (sp) 2. Mức tiêu hao vật liệu cho 1 sản 8 7,8 phẩm (kg/sp) 3. Đơn giá mua vật liệu 5 5,5 (1000đ/kg) Yêu cầu: 1) Xác định tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm. 2) Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc biến động tổng chi phí vật lệu giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch ( bằng 2 phương pháp trên). 3) Phân tích tình hình sử dụng chi phí vật liệu để sản xuất ra sản phẩm. 20
  11. Hướng dẫn giải: Kế Thực Chênh lệch Chỉ tiêu hoạch hiện +/- % 1.Số lượng sản phẩm (SP) 1.000 1.300 300 30 2.Mức tiêu hao vật liệu để sản xuất 1 sản phẩm 8 7,8 - 0,2 - 2,5 (kg/SP) 3.Đơn giá mua vật liệu 5 5,5 0,5 10 (1.000 đồng/ kg) Tổng chi phí vật liệu 39,425 40.000 55.770 15.770 sản xuất sản phẩm % 1) Tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm Tổng CP VL để Số lượng Mức tiêu Đơn giá = x x sản xuất ra SP SP sản xuất hao VL mua VL C = q x m x p C0 = q0 x m0 x p0 = 1.000 x 8 x 5 = 40.000 (ngđ) C1 = q1 x m1 x p1 = 1.300 x 7.8 x 5.5 = 55.770 (ngđ) C C1 C0 15.770(ngđ) 2) Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc biến động tổng chi phí vật lệu giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch * Phương pháp thay thế liên hoàn: + Ảnh hưởng nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất: Cq q1 m0 p0 q 0 m0 p 0 1.300 8 5 1.000 8 5 12.000 (ngđ) + Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao vật liệu: Cm q1 m1 p0 q1 m0 p0 1.300 7.8 5 1.300 8 5 1.300 (ngđ) + Ảnh hưởng nhân tố đơn giá mua vật liệu: C p q1 m1 p1 q1 m1 p 0 1.300 7.8 5.5 1.300 7.8 5 5.070 (ngđ) => Tổng hợp của các nhân tố: 21
  12. C C q C m C p q 1 m 1 p 1 q 0 m 0 p 0 15 .770 (ngđ) * Phương pháp số chênh lệch: + Ảnh hưởng nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất: C q (q1 q 0 ) m 0 p 0 (1.300 1.000 ) 8 5 12 .000 (ngđ) + Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao vật liệu: C m ( m 1 m 0 ) q 1 p 0 ( 7 .8 8 ) 1 .300 5 1 . 300 (ngđ) + Ảnh hưởng nhân tố đơn giá mua vật liệu: C p q 1 m 1 ( p 1 p 0 ) 1.300 7.8 (5.5 5) 5.070 (ngđ) => Tổng hợp của các nhân tố: C C q C m C p 15 . 770 (ngđ) 3) Phân tích tình hình sử dụng chi phí vật liệu để sản xuất ra sản phẩm Qua số liệu tính toán trên ta thấy chi phí VL sản xuất ở kỳ thực hiện tăng so với kỳ kế hoạch là 15.770 ngàn đồng tương ứng với 39,425%. Việc tăng này là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: + Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất ra: Số lượng sản phẩm sản xuất ra ở kỳ thực hiện tăng so với kỳ kế hoạch là 300 sản phẩm tương ứng với 30%, do đó chi phí vật liệu tăng là 12.000 ngàn đồng tương ứng là 30% ( C 12.000 T q 100% 30% ). Điều này cho thấy tốc độ tăng chi phí nguyên vật q C 40.000 liệu đúng bằng tốc độ tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra, như vậy việc tăng chi phí là phù hợp quá trình sản xuất. + Ảnh hưởng của nhân tố mức tiêu hao vật liệu: Mức tiêu hao vật liệu ở kỳ thực hiện giảm so với kỳ kế hoạch là 0,2kg/1sản phẩm tương ứng với 2,5%, do đó chi phí vật liệu giảm là 1.300 ngàn đồng tương ứng là 3,25% ( C m 1 .300 ). Điều này cho ta thấy tốc độ giảm của chi T m 100 % 3 ,25 % C 0 40 .000 phí lớn hơn tốc độ giảm của mức tiêu hao nguyên vật liệu như vậy việc tiết kiệm được mức tiêu hao nguyên vật liệu đã góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, đây là nhân tố cần phát huy. 22
  13. + Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá mua vật liệu: Đơn giá mua vật liệu ở kỳ thực hiện tăng so với kỳ kế hoạch là 0,5 ngàn đồng/1sản phẩm tương ứng với 3%, do đó chi phí vật liệu tăng là 5.070 ngàn đồng tương ứng là 12,675% ( C p 5 .070 T p 100 % 12 ,675 % ). Điều này cho ta thấy tốc độ tăng của C 0 40 .000 chi phí lớn hơn tốc độ tăng của đơn giá mua vật liệu như vậy doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí thì cần phải kiểm tra lại khâu thu mua. 1.3.3. Các phương pháp khác: a) Phương pháp cân đối: Phương pháp cân đối được dựa trên cơ sở đó là mọi kết quả kinh doanh đều có mối quan hệ cân đối với nhau. Do vậy ta dựa vào mối liên hệ cân đối đó để phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố với chỉ tiêu. Trong thực tế có các mối liên hệ sau: + Mối liên hệ mang tính cân bằng: TS NV + Mối liên hệ tăng giảm: Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên thì công nợ giảm xuống. b) Phương pháp chỉ số: Phương pháp chỉ số được phân tích hoạt động kết quản kinh doanh chủ yếu dựa trên mô hình chỉ số Ví dụ: Phân tích sự ảnh hưởng nhân tố số lượng hàng bán và nhân tố giá bán tới doanh thu bán hàng: Im = Ip . Iq Trong đó: Im: Chỉ số doanh thu bán hàng. Ip: Chỉ số giá bán hàng hoá. Iq: Chỉ số số lượng hàng bán. p 0 .q 1 M p 0 I q p o .q 0 M 0 p 1 .q 1 M 1 I p p o .q 1 M p 0 M 1 p 1 .q 1 p1 .q 1 p 0 .q 1 I m . M 0 p 0 .q 0 p 0 .q 1 p 0 .q 0 Ảnh hưởng của các nhân tố: M q p 0 .q 1 p 0 . q 0 23