Giáo trình Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước - Phần 8: Các hình thức huy động vốn đầu tư cho dự án công nghệ thông tin và thông tin phục vụ phát triển
CNTT&TT ngày càng trở nên phổ biến, do đó, Chính phủ các nước trên thế
giới tiến hành các dự án và kế hoạch về Chính phủ điện tử để đẩy mạnh việc
cung cấp dịch vụ tới người dân thông qua việc ứng dụng CNTT&TT. Ở nhiều
quốc gia, năng lực cả về tài chính và công nghệ của Chính phủ còn hạn chế.
Điều này làm giảm khả năng và hiệu quả của Chính phủ trong việc ứng dụng
CNTT&TT để cung cấp các dịch vụ đến người dân. Tuy nhiên, các cơ quan
nhà nước có thể tiếp cận với nhiều phương thức hiệu quả và ý nghĩa trong
việc đầu tư và nâng cao trình độ chuyên môn để có thể cung cấp các dịch vụ
công ở mức độ cao nhất với chi phí hợp lý. Học phần này thảo luận về các
cách thức huy động vốn đầu tư khác nhau cho các dự án CNTT&TT phục vụ
phát triển và các dự án Chính phủ điện tử. Sự hợp tác công – tư (publicprivate partnership) được xem như một cách huy động vốn có hiệu quả cho
các sáng kiến và các dự án cung cấp dịch vụ dựa trên CNTT&TT và các dự án
Chính phủ điện tử ở các nước đang phát triển.
Mục tiêu của học phần
Học phần này nhằm mục tiêu:
1. Thảo luận về các vấn đề ảnh hưởng đến đầu tư trong việc triển khai dự án
CNTT&TT, đặc biệt là việc đầu tư cho Chính phủ điện tử;
2. Mô tả các cơ chế tài chính khác nhau cho các dự án CNTT&TT phục vụ
phát triển;
3. Mô tả hình thức hợp tác công - tư như một cách thức huy động vốn đầu tư cho
các dự án CNTT&TT phục vụ phát triển và các dự án Chính phủ điện tử;
4. Phác thảo những vấn đề chính cần quan tâm khi quyết định phương thức
huy động vốn đầu tư nào được sử dụng để thực hiện các dự án CNTT&TT
phục vụ phát triển và các dự án Chính phủ điện tử.
giới tiến hành các dự án và kế hoạch về Chính phủ điện tử để đẩy mạnh việc
cung cấp dịch vụ tới người dân thông qua việc ứng dụng CNTT&TT. Ở nhiều
quốc gia, năng lực cả về tài chính và công nghệ của Chính phủ còn hạn chế.
Điều này làm giảm khả năng và hiệu quả của Chính phủ trong việc ứng dụng
CNTT&TT để cung cấp các dịch vụ đến người dân. Tuy nhiên, các cơ quan
nhà nước có thể tiếp cận với nhiều phương thức hiệu quả và ý nghĩa trong
việc đầu tư và nâng cao trình độ chuyên môn để có thể cung cấp các dịch vụ
công ở mức độ cao nhất với chi phí hợp lý. Học phần này thảo luận về các
cách thức huy động vốn đầu tư khác nhau cho các dự án CNTT&TT phục vụ
phát triển và các dự án Chính phủ điện tử. Sự hợp tác công – tư (publicprivate partnership) được xem như một cách huy động vốn có hiệu quả cho
các sáng kiến và các dự án cung cấp dịch vụ dựa trên CNTT&TT và các dự án
Chính phủ điện tử ở các nước đang phát triển.
Mục tiêu của học phần
Học phần này nhằm mục tiêu:
1. Thảo luận về các vấn đề ảnh hưởng đến đầu tư trong việc triển khai dự án
CNTT&TT, đặc biệt là việc đầu tư cho Chính phủ điện tử;
2. Mô tả các cơ chế tài chính khác nhau cho các dự án CNTT&TT phục vụ
phát triển;
3. Mô tả hình thức hợp tác công - tư như một cách thức huy động vốn đầu tư cho
các dự án CNTT&TT phục vụ phát triển và các dự án Chính phủ điện tử;
4. Phác thảo những vấn đề chính cần quan tâm khi quyết định phương thức
huy động vốn đầu tư nào được sử dụng để thực hiện các dự án CNTT&TT
phục vụ phát triển và các dự án Chính phủ điện tử.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước - Phần 8: Các hình thức huy động vốn đầu tư cho dự án công nghệ thông tin và thông tin phục vụ phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_nhung_kien_thuc_co_ban_ve_cong_nghe_thong_tin_va.pdf
Nội dung text: Giáo trình Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước - Phần 8: Các hình thức huy động vốn đầu tư cho dự án công nghệ thông tin và thông tin phục vụ phát triển
- MỤC LỤC Lời giới thiệu 3 Lời tựa . 5 Về chuỗi học phần . 7 Học phần 8 . 9 Mục tiêu của học phần 9 Kết quả thu được 10 Danh mục các hình 13 Danh mục các bảng 13 Danh mục từ viết tắt 14 1. Sự phổ biến của CNTT&TT và sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu 17 1.1 Tại sao lại đầu tư vào CNTT&TT phục vụ phát triển? 18 1.2 Những vấn đề ảnh hưởng đến đầu tư vào các dự án CNTT&TT 22 1.3 Những cơ hội thu hút đầu tư vào các dự án CNTT&TT . 24 2. Các hình thức huy động vốn đầu tư . 31 2.1 Đầu tư để triển khai CNTT&TT 31 2.2 Huy động vốn đầu tư cho các dịch vụ ứng dụng CNTT&TT . 33 2.3 Các hình thức huy động vốn đầu tư cho dự án CNTT&TT 34 2.4 Lựa chọn một phương thức huy động vốn đầu tư 41 2.5 Hợp tác công – tư 45 3. Hợp tác công – tư (PPP) . 49 3.1 Bối cảnh 49 3.2 Khái niệm và phân loại 51 3.3 Những mặt lợi và hại của mô hình hợp tác công –tư . 59 3.4 Các nguyên tắc thực hiện 62 4. Hợp tác công – tư và các dự án Chính phủ điện tử 67 4.1 Những xu hướng trong Chính phủ điện tử 67 4.2 Những lý do áp dụng hình thức PPP cho dự án Chính phủ điện tử 71 4.3 Những dự án Chính phủ điện tử nào phù hợp với hình thức PPP . . 75 4.4 Tiêu chuẩn đề thành công với các dự án Chính phủ điện tử áp dụng mô hình PPP 77 4.5 Các ví dụ điển hình của hình thức PPP trên thế giới 80 Học phần 8 Các hình thức huy động vốn đầu tư cho dự án CNTT&TT phục vụ phát triển 11
- 5. Những rủi ro của các dự án áp dụng mô hình PPP đối với CPĐT . 87 5.1 Các rủi ro liên quan tới các dự án CNTT&TT 87 5.2 Quản lý các dự án CNTT&TT để giảm rủi ro 89 5.3 Những rủi ro trong dự án PPP 90 5.4 Quản lý và giảm nhẹ rủi ro trong dự án PPP cho Chính phủ điện tử 94 6. Những kênh đầu tư khác 103 6.1 Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) 103 6.2 Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm 111 6.3 Các công ty đa quốc gia 113 6.4 Các tổ chức tài chính (các tổ chức tài chính quốc tê) 114 6.5 Tài trợ giữa các Chính phủ 115 7. Chuẩn bị chiến lược huy động nguồn lực . 117 7.1 Tổng quan về huy động nguồn lực 117 7.2 Chuẩn bị hồ sơ đệ trình huy động vốn 119 Phụ lục 124 Tham khảo 124 Lưu ý với giảng viên 126 Giới thiệu về tác giả 128 Lời cảm ơn 129 12 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- Danh mục các hình Hình 1. Đóng góp của CNTT&TT vào sự tăng trưởng kinh tế 18 Hình 2. Thị trường tiêu dùng của CNTT&TT giai đoạn 2000-2008 19 Hình 3. Mật độ điện thoại di động 21 Hình 4. Giảm khí thải nhà kính ở Mỹ trong một vài hoạt động mẫu 28 Hình 5. Các yếu tố cản trở chính trong kinh doanh 46 Hình 6. Chuỗi các mức độ tham gia của khu vực tư nhân trong mô hình PPP 55 Hình 7. Phân bổ rủi ro trong các dự án PPP 94 Hình 8. Ví dụ biểu đồ Gantt thể hiện một hệ thống hỗ trợ ra quyết định cho quản lý dự án ICT 100 Hình 9. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tính trên thế giới và nhóm các nền kinh tế 104 Danh mục các bảng Bảng 1. Danh sách các Quỹ đầu tư tài chính Nhà nước 26 Bảng 2. Bảng liệt kê những công việc sử dụng những hình thức hợp tác công – tư khác nhau 53 Bảng 3. Một số điều kiện tiên quyết để hình thức PPP thành công 65 Bảng 4. Tóm tắt các dự án PPP theo lĩnh vực tại EU 81 Bảng 5. Tóm tắt các dự án PPP theo lĩnh vực tại các nước ngoài EU 82 Bảng 6. Những mẫu rủi ro trong việc chuẩn bị dự án và các cơ chế giảm nhẹ 95 Bảng 7. Những mẫu rủi ro trong bước xây dựng dự án và các cơ chế giảm nhẹ 96 Bảng 8. Những mẫu rủi ro trong bước thực hiện dự án và các cơ chế giảm nhẹ 97 Học phần 8 Các hình thức huy động vốn đầu tư cho dự án CNTT&TT phục vụ phát triển 13
- Danh mục từ viết tắt ABT Hiệp định về viễn thông cơ bản Agreement on Basic Telecommunication AMS Hệ thống quản lý người Mỹ American Management Systems APCICT Trung tâm đào tạo phát triển Công nghệ thông tin Truyền thông Châu Á- Thái Bình Dương Asian and Pacific Training Centre for Information and Communication Technology for Development AVA Lớp học ảo của APCICT APCICT Virtual Academy BOO Hợp đồng Xây dựng – sở hữu – vận hành Build-Own-Operate BOOT Hợp đồng Xây dựng – sở hữu – vận hành – chuyển giao Build-Own-Operate-Transfer BOT Hợp đồng Xây dựng – sở hữu – chuyển giao Build-Own-Transfer BRICS Nhóm 5 quốc gia: Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi Brazil, Russia, India, China and South Africa CIO Chức danh giám đốc CNTT Chief Information Officer CMS Hệ thống quản lý nội dung Content Management System CRM Quản lý quan hệ khách hàng Customer Relationship Management DAC Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của khối OECD Development Assistance Committee DB Hợp đồng Thiết kế - xây dựng Design-Build DFID Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh Department for International Development, United Kingdom ECM Quản trị nội dung Enterprise Content Management EMF Khung quản lý tiên tiến Enhanced Management Framework ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Enterprise Resource Planning ESCAP Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương Economic and Social Commission for Asia and the Pacific FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ General Agreement on Trade in Service GoC Chính phủ Canađa Government of Canada HP Công ty Hewlett Packard (HP) Hewlett Packard 14 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- IDRC Trung tâm nghiên cứu phát triển thế giới của Canada International Development Research Centre IFI Thể chế tài chính quốc tế International Financial Institution ITU Liên minh viễn thông thế giới International Telecommunication Union MDG Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Millennium Development Goal NASCIO Hiệp hội quốc gia các giám đốc thông tin nhà nước National Association of State Chief Information Officers NGO Tổ chức phi Chính phủ Non-Governmental Organization ODA Viện trợ phát triển chính thức Official Development Assistance OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Organization for Economic Co-operation and Development OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Organization of the Petroleum Exporting Countries PFI Sáng kiến tài chính tư nhân, Anh Private Finance Initiative, United Kingdom PPD Đối thoại công – tư Public-Private Dialogue PPP Hợp tác công –tư Private Public Partnership RBM Quản lý dựa trên hiệu quả Results-Based ManagementHiệp hội công nghiệp thu âm Hoa Kỳ SDNP Chương trình phát triển bền vững mạng lưới của UNDP Sustainable Development Networking ProgrammeRecording Industry SME Công ty vừa và nhỏ Small and Medium Enterprise SWF Quỹ đầu tư tài chính Nhà nước Sovereign Wealth Fund TNC Công ty đa quốc gia Transnational Corporation UNCTAD Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên hợp quốc United Nations Conference on Trade and Development Học phần 8 Các hình thức huy động vốn đầu tư cho dự án CNTT&TT phục vụ phát triển 15
- Một vài điều cần làm Xây dựng tình huống: Tầm quan trọng của CNTT&TT phục vụ phát triển ở nước bạn Gợi ý: Hãy đánh giá tầm quan trọng của CNTT&TT phục vụ phát triển ở nước bạn bằng cách sử dụng các câu hỏi định hướng sau đây: 1. Đâu là những nguồn lực chính trong việc lập quỹ cho các hoạt động CNTT&TT ở nước bạn? 2. Có đủ các nguồn lực cho việc thực hiện CNTT&TT phục vụ phát triển hay không? 3. Có một chiến lược huy động nguồn lực CNTT&TT phục vụ phát triển hay không? Nó là gì? Nó có đang hoạt động không? 4. Có hay không một bản kế hoạch chi tiết hay một dạng tương tự như vậy cho CNTT&TT quốc gia? 5. Kế hoạch hay Chiến lược CNTT&TT quốc gia và Chính phủ điện tử đã được triển khai thực hiện chưa? Lựa chọn một sự miêu tả thích hợp nhất dưới đây và giải thích sự lựa chọn đó. a) Không có chiến lược b) Chưa hề bắt đầu c) Vừa mới bắt đầu d) Đang triển khai e) Đã ngừng lại Chú ý: Khi thực hiện bài tập này trong một khóa đào tạo, nó sẽ rèn luyện những học viên tham gia khóa đào tạo tự giới thiệu với giảng viên về bản thân và sự hiểu biết của họ về CNTT&TT phục vụ phát triển. Nó cũng sẽ cho phép rèn luyện các học viên học hỏi từ những học viên khác và bài tập này cũng có thể coi như phần mở đầu tìm hiểu của khóa học. 16 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- 1. SỰ PHỔ BIẾN CỦA CNTT&TT VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TOÀN CẦU Phần này nhằm mục đích: • Cung cấp một cái nhìn tổng quan về các vấn đề kinh tế và tài chính toàn cầu tác động đến quyết định đầu tư của các dự án CNTT&TT; • Phác thảo các cơ hội đầu tư trong khi lập kế hoạch cho các dự án CNTT&TT. Rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến việc đầu tư vào các dự án CNTT&TT và các nhà lãnh đạo nhà nước cần phải được nắm rõ chúng để có khả năng quyết định chọn lựa phương thức tốt nhất mang đến sự phát triển và nguồn tài chính cho dự án CNTT&TT. Các xu hướng hiện tại của thương mại và tài chính, hiện trạng của nền kinh tế thế giới và những xu hướng của những dòng vốn cũng như các xu hướng triển khai và sử dụng CNTT&TT cần được quan tâm khi lựa chọn những chiến lược huy động vốn thích hợp. Nhờ internet, những thông tin này xuất hiện nhiều và cập nhật trên các trang thông tin hàng đầu về tài chính, kinh doanh hay các thông tin tổng hợp quốc tế hoặc qua các dịch vụ tin tức như Reuters, Bloomberg, Associated Press, Agence France-Presse; các dịch vụ tin tức quốc gia như: Xinhua, các hãng phát thanh truyền hình quốc tế như: BBC, CNN và Al-Jezeera; và / hoặc các chuyên mục kinh doanh và tài chính của các tờ báo quốc gia và quốc tế. Các tin tức về đầu tư cũng đôi khi bị tính phí bởi thuộc các dịch vụ phải đóng phí của một số nguồn được liệt kê trên đây và các công ty đầu tư như Standard và Poors. Nắm vững kiến thức về các xu hướng tài chính không phải là kiến thức cần thiết duy nhất của một nhà kinh tế hay một nhà hoạch định cấp cao làm việc trong các Bộ tài chính hay kế hoạch hay các Bộ có chức năng tương đương và các cơ quan hữu quan (ví dụ như: Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, ). Tất cả các nhà quản lý và nhà hoạch định của nhà nước cần phải quan tâm đến các phân tích và tin tức về tài chính để có thể đưa ra nhiều kịch bản đầu tư khác nhau để đầu tư vào CNTT&TT trong lĩnh vực công. Học phần 8 Các hình thức huy động vốn đầu tư cho dự án CNTT&TT phục vụ phát triển 17
- 1.1 Tại sao lại đầu tư vào CNTT&TT phục vụ phát triển? Có rất nhiều lý do khác nhau để giải thích tại sao một đất nước muốn đầu tư vào CNTT&TT phục vụ phát triển, bao gồm mong muốn duy trì và/hoặc thúc đẩy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh thông qua thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cung cấp giáo dục phổ cập, mở rộng sự tiếp cận các dịch vụ xã hội. Phát triển kinh tế tiếp tục là mục tiêu chính của các nước. Với nhóm những người tài trợ, xóa đói giảm nghèo và đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) là những mục tiêu chính của việc hỗ trợ phát triển bao gồm cả việc đầu tư cho các hoạt động CNTT&TT phục vụ phát triển. Trong nền kinh tế thông tin toàn cầu, thông tin và tri thức là những yếu tố chính của sản xuất. Báo cáo gần đây của Liên minh viễn thông thế giới (ITU) chỉ ra rằng các vùng miền ở khắp nơi trên thế giới đang được hưởng lợi rõ ràng từ những tác động của CNTT&TT tới nền kinh tế của họ1 (xem trong Hình 1). Hình 1. Đóng góp của CNTT&TT vào sự tăng trưởng kinh tế (Nguồn: ITU, Viễn thông thế giới/Báo cáo phát triển CNTT&TT 2006: Measuring ICT for Social and Economic Development (Geneva: ITU, 2006), 44, 1 ITU, Viễn thông thế giới/Báo cáo phát triển CNTT&TT 2006: Measuring ICT for Social and Economic Development (Geneva: ITU, 2006), issues/resources /wtdr2006-e.pdf. 18 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- Ở các nước đang phát triển, sự phổ biến của CNTT&TT “mang đến những cơ hội mới để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và để đa dạng hóa các hoạt động sản xuất và xuất khẩu”2. Hạ tầng CNTT&TT được đề cập đến như là yếu tố thiết yếu của lợi thế cạnh tranh của các quốc gia. Thậm chí những quốc gia đã phát triển trên thế giới cũng thúc đẩy các dịch vụ phổ biến nhất của CNTT&TT, với trọng tâm chủ yếu là băng rộng, đặc biệt là có dây cũng như băng rộng không dây với tất cả các biến thể của nó. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) báo cáo rằng ở các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS), tỷ lệ tiêu dùng cho CNTT&TT gia tăng ấn tượng và tỷ lệ này tăng vượt cả các nước OECD. Hình 2. Thị trường tiêu dùng của CNTT&TT giai đoạn 2000-2008 (USD giá hiện tại, được đổi tương đương 2000 = 100) (Nguồn: OECD, Communications Outlook 2007 (Paris: OECD, 2007), 280, 2 UNCTAD, Báo cáo kinh tế thông tin 2007-2008 - Science and technology for development: The new paradigm of ICT (New York and Geneva: United Nations, 2007), 11, Học phần 8 Các hình thức huy động vốn đầu tư cho dự án CNTT&TT phục vụ phát triển 19
- Dung lượng Internet quốc tế đang tăng lên hàng năm ở mức 2 con số và vào khoảng 45%. Theo tạp chí Broadband Properties3, 10 thị trường băng rộng tăng trưởng nhanh nhất là Hy Lạp, Philippines, Inđônesia, Ailen, Ấn Độ, Ucraina, Thái Lan, Việt Nam, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Đáng ghi nhận là 5 trong số các nước này nằm ở Châu Á. Tóm lại, ở khắp nơi đều có sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực CNTT&TT. Sự thâm nhập của CNTT&TT đã dẫn đến cái mà một số nhà nghiên cứu tại Mỹ đã gọi là “tin học mọi nơi mọi lúc” – Ubiquitous computing4. Hiện nay, CNTT&TT dành cho tất cả mọi người và làm nhiều việc khác nhau. Rất nhiều những hoạt động thủ công và nặng nhọc tốn nhiều năng lượng (energy- intensive) trước đây đã được tự động hóa, tăng tốc tốc độ thực hiện công việc và giảm lượng cácbon thải ra từ những hoạt động đó. Hai công nghệ nổi bật nhờ khả năng của chúng trong việc thúc đẩy sự phổ biến của CNTT&TT và thúc đẩy việc sử dụng các thiết bị, ứng dụng CNTT&TT một cách rộng rãi và tăng trưởng mạnh mẽ, đó là công nghệ truyền tín hiệu không dây, công nghệ này cho phép thực hiện điện toán di động và công nghệ băng rộng, công nghệ này cho phép truy cập nhanh tới các đơn vị xử lý máy tính phân tán, các thiết bị và ứng dụng liên quan. Tuy nhiên, không phải ai cũng có lợi nhờ sự phổ cập của dịch vụ không dây. Dù 58% thuê bao di động nằm ở các nước đang phát triển và số lượng thuê bao di động tăng lên gấp ba lần trong 5 năm qua, thì theo Báo cáo kinh tế thông tin 2007-20085 của Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), khoảng 40 nước đang phát triển mật độ di động chỉ đạt 10% dân số. Mặc dù 40% thuê bao dịch vụ di động trên thế giới nằm ở Châu Á, tỷ lệ mật độ tính trên phần trăm dân số ở các nước nghèo hơn trong vùng như Myanmar và Nê-pan vẫn ở mức thấp. Sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở những quốc gia có quy định để khuyến khích cạnh tranh như ở Mông Cổ, hay ở những quốc gia thúc đẩy đầu tư vào hạ tầng CNTT&TT như ở Trung Quốc. Ở Trung Á, tỷ lệ mật độ thấp hơn 5% (xem trong Hình 3). 3 Broadband Properties Magazine, 4 Wikipedia, “Ubiquitous computing,” Wikimedia Foundation, Inc., 5 Trích từ xuất bản của UNCTAD 20 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- Hình 3. Mật độ điện thoại di động Nguồn: UNCTAD, Information Economy Report 2007-2008 - Science and Technology for development: The new paradigm of CNTT&TT (New York and Geneva: United Nations, 2007), 23, Cùng với sự tăng trưởng trong doanh thu từ CNTT&TT, dịch vụ thương mại điện tử và Chính phủ điện tử cũng tăng trưởng đầy ý nghĩa. Số người mua sắm trực tuyến nhiều hơn, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển. Tất cả các dạng của thương mại điện tử đều phát triển mạnh. Tuy nhiên, một trong những hạn chế chính của tỷ lệ tăng trưởng thương mại điện tử ở các nước đang phát triển là tỷ lệ hấp thu CNTT&TT của những công ty vừa và nhỏ (SMEs). Các công ty vừa và nhỏ rất quan trọng bởi chúng là động lực tạo ra việc làm và tăng trưởng. Nhiều quốc gia đang tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy năng lực của các công ty vừa và nhỏ trong việc sử dụng CNTT&TT. Chúng bao gồm cả việc sử dụng điện thoại di động để trao đổi công việc, nhờ đó, ở các quốc gia đang phát triển, thiết bị di động trở thành phổ biến nhất trong các thiết bị CNTT&TT. Sử dụng điện thoại di động trong hoạt động kinh doanh đã được chứng minh là làm tăng sự thoải mái trong công việc đối với tất cả các bên liên quan. Giao tiếp với các nhà cung ứng hay với các khách hàng được tăng lên và hiệu quả được hiện rõ, hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí và phạm vi thị trường mở rộng hơn. Các cơ chế huy động vốn khác nhau có thể đóng những vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp CNTT&TT của một quốc gia. Những nguồn đầu tư đó cũng được trích ra để huy động vốn cho các vườn ươm doanh nghiệp nơi mà cung cấp một nền móng vững trãi về doanh nghiệp điện tử cho các chủ doanh nghiệp vừa mới khởi nghiệp. Học phần 8 Các hình thức huy động vốn đầu tư cho dự án CNTT&TT phục vụ phát triển 21
- Tương tự như thương mại điện tử, Chính phủ điện tử tiếp tục tăng trưởng đáng kể trên khắp thế giới.6 Tuy nhiên, những nước đang phát triển tiếp tục gặp khó khăn trở ngại trong việc cung cấp các dịch vụ của Chính phủ điện tử bởi thiếu nguồn lực và vốn. Nhiều quốc gia đã phát triển những chiến lược và những kế hoạch CPĐT nhưng thiếu hụt các nguồn lực để triển khai chúng. Việc này đang hạn chế việc triển khai các dịch vụ Chính phủ điện tử cùng với những lợi ích mà nó mang lại. 1.2 Những vấn đề ảnh hưởng đến đầu tư vào các dự án CNTT&TT Để nền kinh tế thông tin ở các nước đang phát triển tiếp tục tăng trưởng, cầu và cung của hàng hóa và dịch vụ CNTT&TT cần phải được duy trì ổn định. Cùng với nó, nhà nước phải đảm bảo để tất cả các thành viên của cộng đồng có thể được hưởng lợi từ một xã hội tri thức. Khu vực tư nhân có thể tiếp tục cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà người dân sẵn sàng chi trả để được cung cấp, nhà nước tiếp tục đảm bảo một môi trường điều tiết khuyến khích. Chính sách cạnh tranh lành mạnh, một thị trường mở, cạnh tranh và tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ và đặc biệt là các hàng hóa, dịch vụ CNTT&TT đều có khả năng tham gia thị trường, một chế độ điều tiết được phát triển tốt, có thể dự báo về phương thức hoạt động của nhà nước, tôn trọng luật pháp và sự khuyến khích của nhà nước là tất cả những điều kiện cần cho điều này xảy ra. Một số nguyên lý này đã được lưu trong Hiệp định thương mại toàn cầu của WTO, hiện nay, rất nhiều quốc gia đã ký kết hiệp định. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và Hiệp định về viễn thông cơ bản (ABT) của WTO đặc biệt khuyến khích tự do hóa thương mại trong thị trường toàn cầu.7 6 United Nations, UN e-Government Survey 2008: From e-Government to Connected Governance (New York: United Nations, 2008), 7 Tina James, ed. An Information Policy Handbook for Southern Africa: A Knowledge Base for Decision- Makers (Ottawa: IDRC, 2001), 22 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- Ở nhiều quốc gia mới nổi, đặc biệt là ở Châu Á, sự tăng lên của tầng lớp trung lưu đang đảm bảo cho nhu cầu đối với các dịch vụ CNTT&TT tiếp tục tăng trưởng vì sự gia tăng của thu nhập thuần. Nhưng để đảm bảo cộng đồng có thể được hưởng những lợi ích từ nền kinh tế thông tin, việc tiếp tục đầu tư vào hạ tầng CNTT&TT và vào CPĐT là cần thiết. Điều này nói dễ hơn là làm, có những vấn đề cấp bách khác giành sự quan tâm của Chính phủ. Thậm chí với sự tăng trưởng ngân sách từ thu thuế và thu từ các doanh nghiệp nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và sự tăng lên của tầng lớp trung lưu, chi phí để cung cấp các dịch vụ công và Chính phủ điện tử cũng rất đáng kể. Những khó khăn khác cũng xuất hiện. Có rất nhiều mục tiêu toàn cầu ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới. Chúng sẽ có ảnh hưởng lên năng lực của các nước trong việc bảo đảm nguồn đầu tư cần để thực hiện CPĐT, cũng như năng lực của các nước trong việc huy động vốn nói chung. Một số vấn đề được trình bày dưới đây: • Cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn (sub-prime crisis) ở Mỹ đã làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu và đã làm dự báo tăng trưởng ở nhiều quốc gia phát triển và rất phát triển bị sai lệch bởi sự giảm cầu và sự gia tăng yêu cầu vay mượn của các thể chế tài chính. Như một hệ quả, thế giới đang nắm chắc một sự suy thoái toàn cầu. Dưới những điều kiện này, những bên cho vay sẽ khó khăn hơn trong việc cho vay tiền và thương mại cùng với sản xuất cho xuất khẩu của các quốc gia ở Châu Á và ở khắp nơi trên thế giới đang phải trải qua một thời kỳ khó khăn. • Việc chi phí năng lượng cao thậm chí còn có thể tăng hơn nữa đã làm gia tăng chi phí hoạt động kinh doanh trong khu vực nhà nước và tư nhân, cũng như chi phí cuộc sống của người tiêu dùng. Trong khi giá năng lượng đã rơi tự do vì sự suy thoái toàn cầu, các nhà phân tích dự báo rằng nhu cầu năng lượng của thế giới sẽ “gia tăng thêm 50% từ năm 2005 đến năm 2030”, điều này có thể dẫn đến một sự tăng giá. “Giá tăng cao nhất là ở các nền kinh tế không thuộc khối OECD”8. • Chi phí lương thực tăng lên đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả các quốc gia, đặc biệt là vùng Châu Á Thái Bình Dương. Sự tăng giá của năng lượng và lương thực đang được trông đợi sẽ có thể làm xao lãng những nguồn lực để phát triển và mở rộng CNTT&TT và các dịch vụ cung cấp. 8 Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, International Energy Outlook 2008 (Washington D.C.: Energy Information Administration, US Department of Energy, 2008), 7, Học phần 8 Các hình thức huy động vốn đầu tư cho dự án CNTT&TT phục vụ phát triển 23