Giáo trình Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước - Phần 4: Xu hướng công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo cơ quan Nhà nước
Trong mấy thập kỷ qua, việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin đã tác động
một cách toàn diện vào phương thức chúng ta sống, làm việc và giải trí. Thị
trường và các mô hình kinh doanh mới nổi lên để hỗ trợ tiếp nhận, dự trữ, xử lý,
phân tích và công bố thông tin, và điều này đang tiếp tục mở ra và thay đổi ở
mức độ nhanh chóng. Các công ty công nghệ chiếm tỷ trọng thị trường chứng
khoán toàn cầu tương đương với các công ty công nghiệp hàng hóa và truyền
thống; và công nghệ thông tin đang tiếp tục được mong đợi như một phương
thức mới để cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và được coi như một công cụ để
đạt được mục tiêu thiên nhiên kỷ (MDGs). Câu hỏi đặt ra là tất cả sự phát triển
công nghệ này xuất phát từ đâu và được định hướng tới đâu? Học phần này sẽ cố
gắng trả lời câu hỏi đó và cung cấp một vài vấn đề quan trọng trong xu hướng
hiện tại và tương lai của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT). Nội
dung bài giảng cũng sẽ xem xét một vài những đánh giá kỹ thuật và chính sách
quan trọng khi đưa ra các quyết định phát triển CNTT&TT trong bối cảnh địa
phương và khu vực.
Mục tiêu của học phần
Học phần này nhằm mục tiêu:
1. Cung cấp một số nét tổng quan về sự phát triển của CNTT&TT và vai trò của
nó trong môi trường toàn cầu biến động ngày nay;
2. Miêu tả những công nghệ hiện tại và đang nổi lên và các ảnh hưởng của nó;
3. Miêu tả những thành phần chính của hạ tầng CNTT&TT, và những đánh giá
về chính sách và công nghệ.
Kết quả thu được
Sau khi hoàn thành học phần này, học giả có thể:
1. Mô tả những công nghệ hiện tại và đang nổi lên và những ảnh hưởng của nó;
2. Miêu tả những thành phần chủ yếu của hạ tầng CNTT&TT;
3. Xác định những quan điểm chính sách và triển khai chính trong các quyết
định phát triển hạ tầng CNTT&TT ở địa phương/quốc gia;
4. Miêu tả hiện trạng của hạ tầng, dự án và chương trình CNTT&TT trong điều
kiện phát triển và xu hướng của công nghệ hiện tại, và những vấn đề chính
sách liên quan.
một cách toàn diện vào phương thức chúng ta sống, làm việc và giải trí. Thị
trường và các mô hình kinh doanh mới nổi lên để hỗ trợ tiếp nhận, dự trữ, xử lý,
phân tích và công bố thông tin, và điều này đang tiếp tục mở ra và thay đổi ở
mức độ nhanh chóng. Các công ty công nghệ chiếm tỷ trọng thị trường chứng
khoán toàn cầu tương đương với các công ty công nghiệp hàng hóa và truyền
thống; và công nghệ thông tin đang tiếp tục được mong đợi như một phương
thức mới để cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và được coi như một công cụ để
đạt được mục tiêu thiên nhiên kỷ (MDGs). Câu hỏi đặt ra là tất cả sự phát triển
công nghệ này xuất phát từ đâu và được định hướng tới đâu? Học phần này sẽ cố
gắng trả lời câu hỏi đó và cung cấp một vài vấn đề quan trọng trong xu hướng
hiện tại và tương lai của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT). Nội
dung bài giảng cũng sẽ xem xét một vài những đánh giá kỹ thuật và chính sách
quan trọng khi đưa ra các quyết định phát triển CNTT&TT trong bối cảnh địa
phương và khu vực.
Mục tiêu của học phần
Học phần này nhằm mục tiêu:
1. Cung cấp một số nét tổng quan về sự phát triển của CNTT&TT và vai trò của
nó trong môi trường toàn cầu biến động ngày nay;
2. Miêu tả những công nghệ hiện tại và đang nổi lên và các ảnh hưởng của nó;
3. Miêu tả những thành phần chính của hạ tầng CNTT&TT, và những đánh giá
về chính sách và công nghệ.
Kết quả thu được
Sau khi hoàn thành học phần này, học giả có thể:
1. Mô tả những công nghệ hiện tại và đang nổi lên và những ảnh hưởng của nó;
2. Miêu tả những thành phần chủ yếu của hạ tầng CNTT&TT;
3. Xác định những quan điểm chính sách và triển khai chính trong các quyết
định phát triển hạ tầng CNTT&TT ở địa phương/quốc gia;
4. Miêu tả hiện trạng của hạ tầng, dự án và chương trình CNTT&TT trong điều
kiện phát triển và xu hướng của công nghệ hiện tại, và những vấn đề chính
sách liên quan.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước - Phần 4: Xu hướng công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo cơ quan Nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_nhung_kien_thuc_co_ban_ve_cong_nghe_thong_tin_va.pdf
Nội dung text: Giáo trình Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước - Phần 4: Xu hướng công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo cơ quan Nhà nước
- Phụ lục 124 Phần đọc thêm . 124 Điểm lưu ý cho Giảng viên 126 Về tác giả 129 Danh mục các trường hợp nghiên cứu Tóm tắt công nghệ 1. Điện toán đám mây 19 2. Hội tụ thiết bị: Điện thoại của tôi là máy tính 35 3. Ethernet 43 4. VoIP: Internet như một phương tiện điện thoại 62 5. RFID 81 6. IPTV: Internet như phương tiện phát thanh truyền hình 87 7. Cáp cấu trúc 103 8. Phần mềm như một dịch vụ 116 9. Mạng riêng ảo để kết nối đa địa chỉ 121 Điểm nhấn 1. Vai trò của chính sách trong việc khắc phục khoảng cách số 29 2. Sử dụng điện thoại di động để giảm dần khoảng cách số 31 3. Cáp quang tới gia đình và cáp quang tới máy bàn 40 4. Mạng cáp phía Nam 45 5. Báo cáo lưu lượng Internet 58 6. Thư rác 59 7. Dự án SETI@home 84 8. AirJaldi: mạng vô tuyến ở Himalayas 94 9 Nội địa hóa và lợi thế của phần mềm nguồn mở 109 Học phần 4 Xu hướng Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo cơ quan Nhà nước 11
- Danh mục các hình Hình 1. Ví dụ về hệ thống hoạt động trên nền tảng Web: Zimdesk 21 Hình 2. Tỷ lệ điện thoại trên 100 dân theo khu vực, 1994 – 2006 23 Hình 3. Truy cập tới thứ bậc CNTT&TT 25 Hình 4. Alexander Graham Bell nói vào trong chiếc điện thoại, 1876 33 Hình 5. Nokia E61i: một Smartphone hội tụ ở mức cao 35 Hình 6. Cáp viễn thông dưới biển SEA-ME-WE 38 Hình 7. Trạm vệ tinh mặt đất, Cộng hòa Kiribati 44 Hình 8. Mạng cáp phía Nam 45 Hình 9. Thuê bao Internet ở các khu vực và loại hình truy cập, 2006 49 Hình 10. Số lượng người sử dụng Internet trên thế giới tính đến 12/2007 50 Hình 11. Cấu tạo của một tên miền cơ bản 52 Hình 12. Máy chủ gốc ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương 55 Hình 13. Rạp hát Kodak, Los Angeles, Mỹ khi thể hiện trên Google Maps 61 Hình 14. Luồng cuộc gọi IP: Thiết bị IP đến thiết bị IP 63 Hình 15. Luồng cuộc gọi VoIP: Thiết bị IP tới PSTN 63 Hình 16. Luồng cuộc gọi VoIP: PSTN tới PSTN 64 Hình 17. Mô hình tổ chức ICANN 71 Hình 18. Phân phối Ipv6 – RIR tới LIR/ISP 76 Hình 19. Phân phối Ipv4 - RIR tới LIR/ISP 77 Hình 20. Mạng xã hội Facebook, 79 Hình 21. Trang web mạng Linkedln 80 Hình 22. µ-chip của Hitachi, một trong những thẻ RFID nhỏ nhất của thế giới, kich thước 0,4x0,4 mm 81 Hình 23. Đầu đọc thẻ Octopus ở một trạm MTR 82 Hình 24. RFID của Hitachi kích thước 0.05x0.05 mm, so sánh với sợi tóc của con người 83 Hình 25. Tivi Braun HF1, 1959 87 Hình 26. Truyền hình Bloomberg trực tiếp trên internet 88 Hình 27. Một đường ADSL điển hình 90 Hình 28. Một nút trong đường trục lưới vô tuyến Dharamsala 94 Hình 29. Mô hình cáp ISO/IEC 104 Hình 30. Kết nối an toàn tới máy chủ web sử dụng trình duyệt web 119 Hình 31 Ví dụ một VPN trên itnernet 121 Danh mục các bảng Bảng 1. Các tiêu chí về truy cập và hạ tầng CNTT&TT được đề xuất bởi Hợp tác đánh giá CNTT&TT phục vụ phát triển 24 Bảng 2. Cơ quan đăng ký internet khu vực 73 12 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- Danh mục từ viết tắt 3G Thế hệ thứ 3 Third Generation ADSL Đường dây thuê bao số bất đối xứng Asymmetric Digital Subscriber Line AM Điều biến về biên độ Amplitude Modulation APCICT Trung tâm đào tạo phát triển CNTT&TT Châu Á - Thái Bình Dương Asian and Pacific Training Centre for Information and Communication Technology for Development APNIC Trung tâm Thông tin mạng Châu Á – Thái Bình Dương Asia Pacific Network Information Centre ARPA Ban Dự án nghiên cứu phát triển Advanced Research Projects Agency ARPANET Liên hiệp Dự án nghiên cứu phát triển Advanced Research Projects Agency Network ccTLD Tên miền cao cấp mã quốc gia Country Code Top Level Domain CERN Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu European Organization for Nuclear Research CO Văn phòng Trung tâm Central Office CPE Thiết bị dân dụng Customer-Premises Equipment CPU Thiết bị xử lý trung tâm Central Processing Unit CRT Đèn chân không Cathode Ray Tube DBMS Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu Database Management System DNS Hệ thống tên miền Domain Name System DoS Từ chối dịch vụ Denial-of-Service DSL Đường dây thuê bao số Digital Subscriber Line DSLAM Bộ đa công đường dây thuê bao số Digital Subscriber Line Access Multiplexer DVD Đầu đĩa đa năng số hay Đầu đĩa video số Digital Versatile Disc or Digital Video Disc ERP Kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp Enterprise Resource Planning ESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á Thái Bình Dương Economic and Social Commission for Asia and the Pacific FDDI Giao diện dữ liệu phân phối sợi Fiber Distributed Data Interface FLOPS Truyền hoạt động điểm trên mỗi giây Floating point Operations Per Second Học phần 4 Xu hướng Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo cơ quan Nhà nước 13
- FM Điều biến tần Frequency Modulation FOSS Phần mềm nguồn mở Free and Open Source Software FSF Nguồn gốc phần mềm nguồn mở Free Software Foundation FTP Giao thức truyền tệp File Transfer Protocol FTTD Kéo dây tới văn phòng Fibre to the Desktop FTTH Kéo dây tới gia đình Fibre to the Home GHz Gigahertz GIS Hệ thống thông tin địa lý Geographic Information System GSM Hệ thống truyền thông di động toàn cầu Global System for Mobile Communication gTLD Tên miền cấp cao chung Generic Top Level Domain LAN Mạng nội bộ Local Area Network IAB Ban kiến trúc Internet Internet Architecture Board IANA Cơ quan cấp số Internet Internet Assigned Numbers Authority ICANN Công ty cấp tên và đánh số Internet Internet Corporation for Assigned Names and Numbers ICT Công nghệ Thông tin và Truyền thông Information and Communication Technology IEEE Viện thiết kế điện và điện tử Institute of Electrical and Electronics Engineers IESG Ban chỉ đạo thiết kế Internet Internet Engineering Steering Group IETF Ban kỹ thuật Internet Internet Engineering Task Force IGF Diễn đàn điều hành Internet Internet Governance Forum IP Giao thức Internet Internet Protocol IPTV Truyền hình giao thức Internet Internet Protocol Television IPv4 Giao thức internet phiên bản thứ 4 Internet Protocol version 4 IPv6 Giao thức internet phiên bản thứ 6 Internet Protocol version 6 IRTF Cơ quan nghiên cứu Internet Internet Research Task Force ISOC Xã hội Internet Internet Society 14 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- ISP Nhà cung cấp dịch vụ Internet Internet Service Provider ITU Liên minh viễn thông thế giới International Telecommunication Union IXP Điểm trung chuyển Internet Internet Exchange Point LCD Màn hình tinh thể lỏng Liquid Crystal Display MAN Mạng khu vực đô thị Metropolitan Area Networks MDG Mục tiêu thiên nhiên kỷ Millennium Development Goal MHz Megahertz Megahertz MMS Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện Multimedia Messaging Service NAP Điểm truy nhập mạng Network Access Point NAT Mã hóa địa chỉ Internet Network Address Translation NRO Tổ chức tài nguyên số Number Resource Organization NSFNet Mạng thiết lập khoa học quốc gia National Science Foundation Network OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Organisation for Economic Co-operation and Development PAN Mạng dùng riêng Personal Area Network PC Máy tính cá nhân Personal Computer PDA Thiết bị số cá nhân Personal Digital Assistant PSTN Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng Public Switched Telephone Network RFC Yêu cầu đánh giá Request for Comment RFID Nhân dạng tần số vô tuyến Radio Frequency Identification RIR Đăng ký internet khu vực Regional Internet Registry SaaS Phần mềm như dịch vụ Software as a Service SCCN Mạng cáp phía Nam Southern Cross Cable Network SCS Mạng cáp cấu trúc Structured Cabling System SMS Dịch vụ tin nhắn ngắn Short Messaging Service sTLD Bảo trợ tên miền cấp cao Sponsored Top Level Domain Học phần 4 Xu hướng Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo cơ quan Nhà nước 15
- TCO Tổng chi phí sở hữu Total Cost of Ownership TCP/IP Giao thức điều khiển truyền dẫn/giao thức Internet Transmission Control Protocol/Internet Protocol TLD Tên miền cấp cao Top Level Domain UN Liên hợp quốc United Nations UNCTAD Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc United Nations Conference on Trade and Development UPS Thiết bị lưu trữ điện Uninterruptible Power Supply USA Hợp chủng quốc Hoa Kỳ United States of America USB Chuẩn truyền dữ liệu cho thiết bị ngoại vi Universal Serial Bus UTP Cặp xoắn trần Unshielded Twisted Pair VoIP Thoại trên giao thức Internet Voice over Internet Protocol VPN Mạng riêng ảo Virtual Private Network W3C Cơ quan World Wide Web World Wide Web Consortium WAN Mạng diện rộng Wide Area Network Wi-Fi Wireless Fidelity WiMax Worldwide Interoperability for Microwave Access WLAN Mạng nội hạt vô tuyến Wireless Local Area Network WSIS Hội nghị Xã hội Thông tin Thế giới World Summit on the Information Society WWW World Wide Web 16 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- 1. ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ: PHÁT TRIỂN BĂNG RỘNG Mục này tập trung vào: • Mô tả các công nghệ chính đã hình thành nền công nghệ thông tin ngày nay; • Thảo luận những vấn đề liên quan đến khoảng cách số, và một vài phương pháp đánh giá nó từ hoàn cảnh thực tế về truy cập và hạ tầng; • Cung cấp những kiến thức cơ bản về truy cập công nghệ thông tin và truyền thông; • Phác thảo những quan điểm chính sách liên quan tới kế hoạch công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) quốc gia. Quan điểm chính sách Mục này xem xét những vấn đề dưới đây theo khía cạnh chính sách: • Thành lập Ban Chỉ đạo CNTT&TT quốc gia có nhiệm vụ đánh giá những những tiến bộ chủ yếu trong công nghệ và cung cấp các thông tin một cách kịp thời và phù hợp cho kế hoạch tổng thể quốc gia; • Xây dựng chiến lược CNTT&TT quốc gia trên cơ sở thu thập thông tin từ tất cả các đối tượng có liên quan, xác định xu hướng công nghệ toàn cầu và nhu cầu trong nước; • Những hoạt động thống kê để hỗ trợ kế hoạch và phát triển CNTT&TT; • Những nỗ lực điều chỉnh chính sách nhằm thúc đẩy tự do hóa thị trường và cạnh tranh, có sự cân đối giữa chi phí truy cập và dịch vụ dự phòng để đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu một cách hợp lý; • Xây dựng chính sách thông qua khảo sát các hình thức truy cập, đặc biệt là về tiềm năng của điện thoại và vùng phủ sóng di động. Học phần 4 Xu hướng Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo cơ quan Nhà nước 17
- 1.1 Sự giới thiệu về kỷ nguyên thông tin Trong vài thập kỷ gần đây, việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) đã làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và giải trí. Những thị trường và doanh nghiệp mới đã nổi lên để hỗ trợ thu thập, dự trữ, quy trình, phân tích và công bố thông tin và điều này cũng đang tiếp tục để mở ra và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Kinh tế công nghiệp truyền thông được chuyển dịch sang kinh tế tri thức, như Ấn Độ và Malaysia. Các công ty công nghệ đang chiếm một tỷ lệ tương đương với các ngành công nghiệp hàng hóa truyền thống trên thị trường chứng khoán toàn cầu, và CNTT đang tiếp tục được trông đợi như một phương thức mới để cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và là công cụ thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỉ (MDGs). Câu hỏi đặt ra là tất cả sự phát triển công nghệ này xuất phát từ đâu và được định hướng tới đâu? Mục này sẽ cố gắng trả lời câu hỏi đó và cung cấp một vài vấn đề quan trọng trong xu hướng hiện tại và tương lai của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT). Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã tạo một cuộc cánh mạng về cách chúng ta truyền dẫn và trao đổi thông tin. Gần như chắc chắn rằng sự đột phá quan trọng đầu tiên phải kể đến phát minh về bảng mã cùa Morse năm 1837, cho phép chuyển đổi các hoạt động vật lý sang các xung điện có thể truyền đi khoảng cách dài. Tiếp theo phát minh này, một đường dây điện thoại được thử nghiệm để truyền dẫn dữ liệu giữa Washington, DC và Baltimore, Maryland ở Mỹ. Năm 1858, đường dây điện thoại đầu tiên được thiết lập dọc theo Atlantic, mở ra giai đoạn của truyền thông quốc tế. Năm 1875, Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại, mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực truyền thông cá nhân bắt đầu. Thời kỳ 1910 - 1920 đã xuất hiện trạm sóng vô tuyến, và vào những năm 1940 truyền hình cũng hình thành, âm thanh và hình ảnh đồng thời. Máy tính điện tử đầu tiên được tạo ra vào năm 1943, và với phát mình ra bộ vi xử lý vào những năm 1970, bắt đầu quá trình hiện thực hóa công cuộc đưa máy tính tới mọi người. Những năm 1980, máy tính cá nhân đã được giới thiệu tới công chúng. IBM đã công bố máy tính cá nhân IBM tại Mỹ vào năm 1981, và sau đó là những khu vực khác trên thế giới. Trong khi những công ty khác đang triển khai sản phẩm máy tính cá nhân, IBM cũng cung cấp những sản phẩm đầu tiên với các tiêu chuẩn mở trên thị trường. Hầu hết những sản phẩm máy tính cá nhân này sử dụng hệ điều hành tương tự nhau, cho phép người sử dụng có thể tương tác với các máy khác để chia sẻ dữ liệu và ứng dụng. 18 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- Những năm 1990, máy tính để bàn đạt được xung lượng với sự sự tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ và sức mạnh xử lý, và giá bán giảm. Kỷ nguyên internet trở thành xu thế chủ đạo, hợp tác toàn cầu và công việc tại nhà nhanh chóng trở thành biểu tượng của kỷ nguyên thông tin. Sự hình thành mạng World Wide Web trở thành chất xúc tác để chuyển hướng từ nghiên cứu sang được chấp nhận rộng rãi, và ngày nay Internet và những công nghệ liên quan của nó đang điều khiển hoạt động kinh doanh và kinh tế toàn cầu. Nhưng sự đổi mới không dừng ở đó. Internet đang mang lại những phương thức làm việc mới. Một ví dụ điển hình là điện thoại qua internet. Máy tính đám mây đang hình thành ngày một nhanh hơn, có lẽ là giai đoạn tiến triển tiếp theo trong công cuộc phổ biến máy tính. Mục này sẽ xem xét một vài sự phát triển công nghệ chính đang tồn tại, và xu hướng đang hình thành trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra khoảng cách số cũng được đề cập một cách tóm lược và đề xuất một vài công cụ đánh giá (tập trung vào truy cập và hạ tầng và cung cấp những khía cạnh khác nhau về truy cập ICT). T óm tắt công nghệ Điện toán đám mây Điện toán đám mây là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả sự gia tăng chia sẻ nguồn lực máy tính từ những thiết bị cá nhân tới hệ thống thiết bị trung tâm. Cụm từ “đám mây” trong điện toán đám mây được hiểu như mạng trung tâm và một ví dụ điển hình của internet, mặc dù nó cũng có khả năng chia sẻ tốt trên các máy tính cá nhân (thí dụ một tổ chức có thể duy trì một hệ thống nội bộ trên mạng riêng lẻ để phục vụ công việc). Trong điện toán đám mây, thay vì cài đặt và chạy những ứng dụng trên máy tính cá nhân, các ứng dụng sẽ được thiết lập tại các máy trung tâm chạy trên nền internet sử dụng công nghệ web. Những ứng dụng này được chạy trên hạ tầng được thiết kế đặc biệt để xử lý những yêu cầu của người sử dụng mà phân tán ở các thành phố, quốc gia hoặc thế giới. (tiếp ) Học phần 4 Xu hướng Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo cơ quan Nhà nước 19
- T óm tắt công nghệ Điện toán đám mây (tiếp) Khi công nghệ phần cứng cải thiện và chi phí kết nối giảm, điện toán đám mây trở thành một sự lựa chọn phù hợp hơn điện toán truyền thống. Đối với những người sử dụng di động, thuận lợi lớn nhất là họ có khả năng để truy cập những ứng dụng thông thường từ bất cứ nơi nào. Điều này cũng có nghĩa là các ứng dụng có thể truy cập từ những thiết bị di động nhỏ hơn máy tính xách tay (thí dụ máy tính Palmtop hay Smartphone). Cũng có những lợi ích từ mặt chi phí khi triển khai điện toán đám mây: hạ tầng phần cứng được được lắp đặt ở những khu vực chi phí thấp (giả thiết chi phí thiết bị và kết nối là ưu tiên hàng đầu); một tổ hợp lớn những người sử dụng chia sẻ nguồn lực, tối đa hóa mức độ sử dụng; và công cụ quản lý dễ dàng để nâng cấp và cập nhật tới trung tâm. Trường hợp thông thường trong thế giới công nghệ, đổi mới không chỉ dừng lại ở những ứng dụng từ “đám mây”. Hiện nay, các công ty đang làm việc hoàn toàn trên hệ thống web. “Đám mây” được thiết kế để làm việc như một máy tính, những hệ thống trên cơ sở trình duyệt internet này cung cấp cho người sử dụng giao diện và những tính năng cơ bản của một máy tính trên một trình duyệt Internet. Điều này giúp những người không có máy tính có khả năng tiếp cận các ứng dụng trên máy tính. Hình 1a. Ví dụ về hệ thống hoạt động trên nền tảng web: Desktoptwo (Nguồn: 20 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- Hình 1b. Ví dụ về hệ thống hoạt động trên nền tảng web: ZimDesk (Nguồn: 1.2 Khoảng cách số Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa khoảng cách số như sau: Khoảng cách giữa các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và khu vực địa lý ở các mức độ kinh tế xã hội khác nhau liên quan đến cơ hội của họ trong việc truy cập những công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) và sử dụng internet cho các hoạt động khác nhau. Khoảng cách số phản ánh những điểm khác nhau giữa và trong các quốc gia1 1 OECD, “Bảng chú giải thuật ngữ thống kê: khoảng cách số, “ Học phần 4 Xu hướng Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo cơ quan Nhà nước 21
- CNTT&TT đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào ngày nay. Một số chính phủ sử dụng CNTT&TT để cải thiện chức năng quản lý và điều hành. Một số khác sử dụng CNTT&TT phục vụ cho y tế và giáo dục. Sau đó một vài nền kinh tế đã thu được những kết quả từ các ngành công nghiệp CNTT&TT. Lĩnh vực gia công CNTT&TT của Ấn Độ được mong đợi sẽ đạt con số 75 tỷ đôla doanh thu từ xuất khẩu phần mềm và dịch vụ trong năm 2010 một ví dụ điển hình trong việc xây dựng các ngành công nghiệp liên quan đến CNTT&TT2. Đề cạnh tranh trong thị trường toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, các nền kinh tế không chỉ sử dụng CNTT&TT như một công cụ mà còn là một chiến lược để thúc đẩy mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Điều này yêu cầu một khoản đầu tư lớn vào hạ tầng và trung tâm, môi trường chính sách thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng. Vì lý do này, không phải tất cả các nền kinh tế trong thế giới đang phát triển có khả năng tận dụng hết các cơ hội do CNTT&TT mang lại. Khoảng cách số hình thành từ đây. Khoảng cách số được đo lường như thế nào? Một vài chỉ dẫn thường được sử dụng là: • Hạ tầng truy cập – máy tính, và những thiết bị và hệ thống khác mà có khả năng truy cập (ví dụ điện thoại di động, tivi, trung tâm truy cập công cộng) • Hạ tầng truyền thông – băng thông internet, vùng phủ sóng di động, điện thoại, internet/băng thông • Mật độ điện thoại hay số lượng điện thoại trên 100 dân trong khu vực (hình 2) • Thu nhập gia đình (và có hay không khả năng để mua và là thuê bao CNTT&TT) • Chương trình giảng dạy kỹ năng CNTT&TT trong giáo dục • Mức độ sử dụng CNTT&TT theo giới tính và truyền thông ở khu vực thiểu số. • Chính sách chính phủ về truy cập (chính phủ điện tử, chính sách cạnh tranh/điều chỉnh, biểu thuế) 2 NASSCOM, 22 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- Hình 2. Tỷ lệ điện thoại trên 100 dân theo khu vực, 1994 - 2006 (Nguồn: Ban Phát triển viễn thông, “Phát triển CNTT&TT toàn cầu”, ITU, Hợp tác trong việc đánh giá CNTT&TT phục vụ phát triển là một sáng kiến mang tầm quốc tế, nhiều tổ chức (như là Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD, Liên minh Viễn thông Thế giới ITU, Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc UNCTAD, Ủy ban Khu vực Liên hợp quốc, và Ngân hàng Thế giới) nhằm cải thiện chất lượng của các dữ liệu và tiêu chí CNTT&TT, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Một danh mục các tiêu chí chính được đưa ra để thu thập dữ liệu ở các quốc gia theo một cách thức thống kê giống nhau về xã hội thông tin, bao gồm: • Hạ tầng và truy nhập CNTT&TT • Truy cập và sử dụng CNTT&TT của gia đình và cá nhân • Sử dụng CNTT&TT của doanh nghiệp • Thương mại trong sản phẩm CNTT&TT Tiêu chí về hạ tầng và truy cập được đánh giá dựa trên việc sử dụng và truy cập của cá thể, và hầu hết các tiêu chí tính trên đầu người. Có 10 tiêu chí chính và 2 tiêu chí mở rộng, tổng cộng 12 tiêu chí. Các tiêu chí cung cấp thống kê trên hai hình thức truy cập thông tin được đánh giá quan trọng ở các nước đang phát triển. Việc sử dụng các tiêu chí này trong thống kê quốc gia là một phương pháp đi đầu để đánh giá một vài tiêu chí CNTT&TT quan trọng và góp phần chuẩn hóa ở mức độ toàn cầu. Học phần 4 Xu hướng Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo cơ quan Nhà nước 23