Giáo trình Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước - Phần 3: Ứng dụng Chính phủ điện tử

Học phần này đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về chính phủ điện tử, bao gồm
các thành phần chính và khái niệm chung, các quy tắc và các ứng dụng.
Phần này sẽ thảo luận lý do hệ thống chính phủ điện tử được xây dựng thông
qua việc cung cấp các nghiên cứu chi tiết về hệ thống mẫu và nhận biết về
thiết kế mạng.
Mục tiêu của học phần
Học phần này nhằm mục tiêu:
1. Đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về những thành phần chính của chính phủ
điện tử;
2. Miêu tả và đưa ra các ví dụ về các loại dịch vụ hành chính trong chính phủ
điện tử;
3. Thảo luận những nhân tố chính làm nên thành công của chính phủ điện tử
cũng như các rào cản đối với sự thành công của các dịch vụ chính phủ
điện tử.
Kết quả thu được
Sau khi hoàn thành học phần này, học giả có thể:
1. Thảo luận các ứng dụng ICT có thể hỗ trợ tăng năng lực hoạt động của
chính phủ như thế nào;
2. Mô tả các ứng dụng của ICT áp dụng trên mọi phương diện của chính phủ;
3. Phân tích các yếu tố dẫn đến thành công hoặc thất bại của các ứng dụng đặc
biệt của chính phủ điện tử. 
pdf 108 trang hoanghoa 09/11/2022 4260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước - Phần 3: Ứng dụng Chính phủ điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhung_kien_thuc_co_ban_ve_cong_nghe_thong_tin_va.pdf

Nội dung text: Giáo trình Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước - Phần 3: Ứng dụng Chính phủ điện tử

  1. Danh mục các trường hợp nghiên cứu 1. PFnet 32 2. Trung tâm cộng đồng số tại Bangladesh 33 3. Bản đồ chỉ dẫn chính phủ điện tử của Hàn Quốc 37 4. Bản đồ chỉ dẫn về chính phủ điện tử của Mongolia 39 5. Dự án ở Campuchia 52 6. Giao dịch điện tử ở Andhra Pradesh, Ấn Độ 61 7. Cải cách hải quan ở Philippines 64 8. Thương mại điện tử ở Hàn Quốc 70 9. Thương mại điện tử ở Thái Lan 71 10. Dự án LGU điện tử ở Philippines 79 11. Hệ thống quản lý tri thức điện tử của Hàn Quốc 97 12. Quản lý tri thức về rủi ro thảm họa ở Ấn Độ 98 13. Hệ thống cảnh báo thảm họa Sahana 106 Danh mục các hộp Hộp 1. Chỉ số Web của LHQ 43 Hộp 2. Nhận định các vấn đề pháp lý liên quan tới thương mại điện tử 67 Hộp 3. Tổ chức y tế thế giới trong vấn đề y tế điện tử 103 Danh mục các hình Hình 1. Các nhân tố dẫn đến thành công trong quá trình triển khai chính phủ điện tử 22 Hình 2. Các hệ thống đối tác chính phủ điện tử 29 Hình 3. Triển khai hệ thống Mexico điện tử quốc gia 30 Hình 4. Kế hoạch hàng năm để triển khai Bản chỉ dẫn chính phủ điện tử của Hàn Quốc 41 Hình 5. Ngân sách truyền thống và đầu tư cho ICT 45 Hình 6. Khung khái niệm về Chính phủ điện tử ở Hàn Quốc 47 Hình 7. Chính phủ điện tử một cửa 48 Hình 8. Sử dụng các dịch vụ G2C ở Hàn Quốc 51 Hình 9. Chính phủ điện tử một cửa truy cập cho công dân Hàn Quốc 51 Hình 10. Cổng dịch vụ trang thông tin bảo hiểm xã hội của Hàn Quốc dựa trên một cơ sở dữ liệu hội nhập 55 Hình 11. Hệ thống đăng ký cư trú của Hàn Quốc 56 Hình 12. Bản đồ khái niệm Hệ thống quản lý nhà đất của Hàn Quốc 58 Hình 13. Khái niệm cho hệ thống quản lý đăng ký xe cơ giới của Hàn Quốc 59 Hình 14. Hệ thống giao dịch chính phủ đơn cửa 60 Hình 15. Hệ thống hải quan điện tử của Hàn Quốc 64 Hình 16. Động cơ của cải cách quản lý tài chính của chính phủ Hàn Quốc 75 Hình 17. Khái niệm về hệ thống chính quyền địa phương số ở Hàn Quốc 78 Hình 18. Khái niệm về hành chính giáo dục số tầm quốc gia ở Hàn Quốc 83 Hình 19. Hướng tới một hệ thống hội nhập của chính phủ 89 Hình 20. Kiến trúc trung tâm máy tính hội nhập chính phủ 90 Hình 21. Phương pháp tư vấn qua điện thoại dùng hình topho ở các Đảo Thái Bình Dương 103 Học phần 3 Ứng dụng Chính phủ điện tử 11
  2. Danh mục các bảng Bảng 1. Những thay đổi trong cách làm việc của chính phủ khi có chính phủ điện tử 21 Bảng 2. Các giai đoạn phát triển của chính phủ điện tử tại Hàn Quốc 26 Bảng 3. Các kiểu mẫu chính phủ điện tử dựa theo những tương tác trong những thành phần sử dụng 28 Bảng 4. Bốn bước cốt lõi cho hệ thống chính phủ điện tử 76 Bảng 5. Trao đổi tài liệu điện tử và Tỷ lệ xác thực điện tử giữa các cơ quan chính quyền (tính tới 6/2006) 82 Bảng 6. Giá trị thị trường của học điện tử ở Hàn Quốc 86 Bảng 7. Các dịch vụ chia sẻ chính phủ điện tử được ưu tiên ở Hàn Quốc 93 Bảng 8. So sánh giữa dữ liệu, thông tin và tri thức 95 Bảng 9. Các ví dụ về Chăm sóc sức khỏe điện tử 101 Danh mục từ viết tắt APCICT Trung tâm đào tạo phát triển Công nghệ thông tin Truyền thông Châu Á- Thái Bình Dương Asian and Pacific Training Centre for Information and Communication Technology for Development APDIP Chương trình phát triển thông tin châu Á- Thái Bình Dương Asia-Pacific Development Information Programme ASYCUDA Hệ thống tự động cho dữ liệu hải quan Automated System for Customs Data AusAID Cơ quan Phát triển Quốc tế của Úc Australian Agency for International Development B2B Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp Business-to-Business B2C Doanh nghiệp tới người dân Business-to-Citizen B2G Doanh nghiệp tới Chính phủ Business-to-Government BOC Cơ quan hải quan, Philippine Bureau of Customs, Philippines BPR Tái cấu trúc quy trình kinh doanh Business Process Reengineering CIC Trung tâm thông tin cộng đồng, Bangladesh Community Information Centre, Bangladesh EDI Trao đổi thông tin điện tử Electronic Data Interchange eRPTS Hệ thống thuế bất động sản Electronic Real Property Tax System, Philippines ESCAP Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương Economic and Social Commission for Asia and the Pacific FOSS Phần mềm mã nguồn mở và miễn phí Free and Open Source Software 12 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
  3. G2B Chính phủ tới doanh nghiệp Government-to-Business G2C Chính phủ tới người dân Government-to-Citizen G2G Chính phủ tới chính phủ Government-to-Government GAIS Hệ thống thông tin hành chính Chính phủ Government Administration Information System, Cambodia GoAP Chính quyền bang Andhra Pradesh Government of Andhra Pradesh, India ICT Công nghệ thông tin và Truyền thông Information and Communication Technology ICTD Công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển Information and Communication Technology for Development IDRC Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế International Development Research Centre, Canada ILC Trung tâm đào tạo Internet, Bangladesh Internet Learning Centre, Bangladesh INV Dự án Làng mạng thông tin Hàn Quốc Information Network Village, Republic of Korea ISP Kế hoạch chiến lược thông tin Information Strategy Planning IT Công nghệ thông tin Information Technology KADO Cơ quan Hàn quốc về thúc đẩy và cơ hội số Korea Agency for Digital Opportunity and Promotion KMS Hệ thống quản lý tri thức Knowledge Management System LAN Mạng nội bộ Local Area Network LGU Đơn vị chính quyền địa phương Local Government Unit, Philippines MOGAHA Bộ Nội vụ và Chính phủ Hàn Quốc Ministry of Government Administration and Home Affairs, Republic of Korea MOPAS Bộ an ninh và quản lý xã hội Hàn Quốc Ministry of Public Administration and Security, Republic of Korea NCA Cơ quan tin học hóa quốc gia Hàn Quốc National Computerization Agency, Republic of Korea NCC Trung tâm máy tính quốc gia Hàn Quốc National Computer Center, Philippines NDMS Hệ thống quản lý thảm họa quốc gia National Disaster Management System NGO Tổ chức phi chính phủ Non-Governmental Organization NIA Cơ quan thông tin xã hội quốc gia Hàn Quốc National Information Society Agency, Republic of Korea NRI Học viện nguồn lực quốc gia Ấn độ National Resource Institution, India Học phần 3 Ứng dụng Chính phủ điện tử 13
  4. NTS Dich vụ thuế quốc gia National Tax Service OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Organisation for Economic Co-operation and Development PC Người quản lý dự án Personal Computer PFnet Hệ thống mạng con người đầu tiên People First Network RIC Trung tâm ICT nông thôn, Bangladesh Rural ICT Centre, Bangladesh RTC Trung tâm công nghệ thông tin Bangladesh Rural Technology Centre, Bangladesh SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ Small and Medium Enterprise TV Tivi Television UN Liên hợp quốc United Nations UNCTAD Hội thảo về thương mại và phát triển Liên Hiệp Quốc United Nations Conference on Trade and Development UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc United Nations Development Programme UNOPS Cơ quan dịch vụ dự án Liên Hiệp quốc United Nations Office for Project Services WHO Tổ chức Y tế thế giới World Health Organization 14 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
  5. 1. TỔNG QUAN VỀ NHỮNG ỨNG DỤNG ICT 1.1 Định nghĩa Chính phủ điện tử Chính phủ điện tử được định nghĩa rộng rãi là những ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông (ICTs) để tăng cường việc thực thi các chức năng và dịch vụ hành chính truyền thống của chính phủ. Chi tiết hơn, chính phủ điện tử là “việc sử dụng các công nghệ số để giúp cho việc vận hành của chính phủ trở nên khả dụng, hiệu quả và cung cấp dịch vụ hành chính tốt hơn”.1 Chính phủ điện tử không phải là một ứng dụng đơn lẻ trong ngắn hạn mà là một quá trình phát triển trong dài hạn giúp cho chính phủ tập trung nhiều hơn vào vấn đề cung cấp dịch vụ cho mỗi công dân. Do vậy, việc vần thiết là phải thiết lập một biểu đồ chỉ dẫn chính phủ điện tử ở mức độ cao (theo cách từ trên xuống dưới ) với một kế hoạch triển khai chi tiết từ cơ sở. Học phần 2 trong chương trình này đã thảo luận về vấn đề tầm nhìn và kế hoạch đặt ra một biểu đồ chỉ dẫn chính phủ điện tử. Học phần này sẽ thảo luận về những triển khai từ cơ sở. Mục đích của chính phủ điện tử là cung cấp một cách hiệu quả hơn các dịch vụ hành chính cho người dân. Nói chung, càng nhiều dịch vụ cung cấp online thì càng có nhiều người sử dụng các dịch vụ này và chính phủ điện tử càng có ảnh hưởng lớn hơn. Do vậy chính phủ điện tử càng cần có nhiều công dân điện tử và kinh doanh điện tử để duy trì ảnh hưởng của nó tới sự hiệu quả và minh bạch của chính phủ trong nước. Tuy nhiên, đạt được số lượng sử dụng lớn không phải là điều dễ dàng. Có một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về tầm quan trọng của việc truy cập nhiều dịch vụ trực tuyến hơn cho công dân điện tử và kinh doanh điện tử đã chỉ ra rằng: Rất nhiều quốc gia tiên phong trong việc triển khai các chương trình chính phủ điện tử từ 5 đến 10 năm trước đã sớm nhận ra rằng mức độ tham gia và sử dụng các dịch vụ hành chính điện tử vẫn ở mức thấp bất chấp việc duy trì đầu tư công vào việc cung cấp dịch vụ, việc cung cấp dịch vụ ngày chỉ thành công trong việc đưa các dịch vụ hành chính sẵn có trên mạng.2 1 Mark Forman, e-Government: Using IT to transform the effectiveness and efficiency of government (2005), 4, 2 World Bank, e-Government for All – Review of International Experience with Enhancing Public Access, Demand and Participation in e-Government Services: Toward a Digital Inclusion Strategy for Kazakhstan, ISG e-Government Practice Technical Advisory Note (Draft version 30 June 2006), 11. Học phần 3 Ứng dụng Chính phủ điện tử 15
  6. Chính phủ điện tử sẽ chỉ thành công nếu có nhu cầu và sự ủng hộ lớn từ phía đa số người dân. Một vài nhu cầu sẽ đến nếu nhận ra những cơ hội được đưa đến từ việc nhanh chóng giải quyết được thủ tục hành chính. Công dân và doanh nghiệp cũng cần phải được khuyến khích sử dụng các dịch vụ hành chính điện tử thông qua việc cung cấp những nội dung số hấp dẫn, thích đáng và dễ sử dụng. Nói riêng, cần phải triển khai những vấn đề sau để giúp tăng nhu cầu và sự ủng hộ đối với chính phủ điện tử: • Phát triển hạ tầng cơ sở cung cấp dịch vụ chung một cửa - nhiều kênh, bao gồm các trung tâm dịch vụ hành chính “vật lý” và các địa điểm truy nhập công cộng như trung tâm thông tin, trung tâm viễn thông, cổng thông tin web và thông tin di động; • Triển khai các cách thức nhằm tăng cường sự tin tưởng của công chúng vào ICT – tăng cường vấn đề quản lý và các hoạt động tương tác trong môi trường kỹ thuật số; • Khuyến khích sự phát triển của những nội dung di động và trực tuyến hấp dẫn, thân thiện với người sử dụng, bao gồm cả cái gọi là “những ứng dụng chết người”; • Các chương trình ứng dụng có mục đích tăng khả năng truy nhập của các nội dung di động và trực tuyến và ICT. Một vài điều cần làm 1. Chỉ ra một dịch vụ hành chính điện tử có thể đáp ứng nhu cầu cao, hỗ trợ công dân và việc kinh doanh trong quốc gia của bạn. Đưa ra lý do chứng minh tại sao bạn nghĩ dịch vụ đó sẽ trở nên phổ biến. 2. Chỉ ra một dịch vụ hành chính điện tử không phổ biến như ví dụ bạn đưa ra ở câu trả lời thứ nhất và liệt kê những cách thức để thúc đẩy công dân và việc kinh doanh sử dụng hoặc tham gia vào những dịch vụ đó. Bốn mục tiêu sau hoàn toàn có thể đạt được nếu các dự án về chính phủ điện tử được triển khai thành công: • Dịch vụ hành chính trực tuyến • Một chính phủ không cần giấy tờ • Một chính phủ tri thức • Một chính phủ minh bạch 16 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
  7. Để đạt được 4 mục tiêu đó, cần phải xây dựng chính phủ điện tử ở cấp độ bang, nhà nước hoặc địa phương. Có ba nhiệm vụ chính cho từng cấp độ của chính phủ: a) đổi mới dịch vụ cho người dân (G2C); b) đổi mới dịch vụ cho kinh doanh (G2B); và c) đổi mới cách thức làm việc của chính phủ (G2G). Những vấn đề thảo luận dưới đây về những ứng dụng của ICT dành cho : a) đổi mới dịch vụ cho người dân (G2C); b) dịch vụ cho kinh doanh (G2B); và c) cách thức làm việc của chính phủ (G2G) tại Hàn Quốc thông qua kế hoạch chính phủ điện tử của nước này sẽ là trường hợp minh hoạ. Hàn Quốc xếp thứ 6 trong danh sách của Liên hiệp quốc về Chỉ số sử dụng chính phủ điện tử, đó là tổng hợp của các yếu tố bao gồm Chỉ số sử dụng web, chỉ số cơ sở hạ tầng viễn thông và chỉ số nguồn vốn nhân lực. Nó tính toán khía cạnh “chính phủ với người dân” (G2C), “chính phủ với chính phủ” (G2G) của chính phủ điện tử. Bản điều tra năm 2008 cũng tính toán thêm cả thành phần “chính phủ với doanh nghiệp” (G2B). 1.2 Đổi mới dịch vụ cho người dân (G2C) và dịch vụ cho kinh doanh (G2B) Dịch vụ G2C bao gồm việc phổ biến thông tin tới công chúng và các dịch vụ cơ bản dành cho người dân trong khi G2B là bao gồm các dịch vụ giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Các dịch vụ G2C điện tử hoặc liên quan đến công nghệ ICT tiêu biểu cho hệ thông chia sẻ thông tin rộng lớn của chính phủ và các ứng dụng mới dựa trên Internet là dịch vụ cho phép người dân truy nhập vào hệ thống thông tin và các dịch vụ khác thông qua một cổng thông tin điện tử duy nhất. Những cổng thông tin như thế này có thể cung cấp cho người dân các dịch vụ sau: • Xử lý và phát hành một loạt các giấy phép và chứng chỉ • Thông tin luật pháp và hành chính • Các dịch vụ trả tiền, bao gồm hoàn thuế và các khoản phúc lợi xã hội • Cơ hội tham gia vào các cơ quan chính phủ thông qua việc yêu cầu và bỏ phiếu điện tử Để tạo một cổng hệ thống chia sẻ thông tin cho người dân và xã hội, hệ thống dữ liệu trong vấn đề đăng ký cư trú, bất động sản, phương tiện giao thông, thuế và bảo hiểm cần phải được thống nhất. Học phần 3 Ứng dụng Chính phủ điện tử 17
  8. Cung cấp hệ thống G2B điện tử cần một mẫu theo kiểu dịch vụ một cửa cho kinh doanh thương mại. Các dịch vụ này bao gồm quan hệ hành chính, thông tin công nghiệp, dịch vụ điện tử như mua bán, nỗ lực và phần thưởng, và các dịch vụ trả tiền như các loại thuế và chi phí công cộng. Dịch vụ điện tử G2B hiệu quả cần có các ứng dụng ICT sau: • Hệ thống thủ tục điện tử hợp nhất – VD như hệ thống thủ tục hành chính một cửa bao gồm tất cả các quy trình liên quan đến thủ tục hành chính, như đăng ký, bỏ thầu, hợp đồng và thanh toán đều được thực hiện thông qua Internet • Một hệ thống hải quan điện tử có thể sắp xếp hợp lý hoá hệ thống quản lý hải quan trong ngành công nghiệp xuất nhập khẩu và hình thành một hành lang chống buôn lậu hiệu quả • Thương mại điên tử để hỗ trợ việc mua bán hành hoá và dịch vụ trực tuyến Những ứng dụng này được thảo luận chi tiết tại Section 2. Tự kiểm tra Sử dụng các định nghĩa ở trên cũng như hiểu biết riêng của bạn về dịch vụ hành chính, chỉ ra những ví dụ sau đâu là của dịch vụ G2C, đâu là dịch vụ G2B. 1. Dịch vụ thuế, ví dụ như thuế và hoàn thuế 2. Các dịch vụ mua bán, bao gồm bỏ thầu, nỗ lực và phần thưởng 3. Dịch vụ bảo hiểm xã hội: y tế, trợ cấp, việc làm và bảo hiểm tai nạn. 4. Đăng ký cư trú 5. Đăng ký kinh doanh 6. Quản lý thông tin bất động sản 7. Hệ thống quản lý phương tiện giao thông 18 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
  9. 1.3 Đổi mới cách thức làm việc của Chính phủ (G2G) Ứng dụng G2G điện tử có mục đích cải tổ cách thức hoạt động nội bộ của chính phủ nhằm tăng cường hiệu quả. Chi tiết hơn, việc cải tổ cách thức hoạt động thông qua việc sử dụng ICT được hi vọng là sẽ đạt được các mục tiêu sau: • Những hệ thống báo cáo của chính quyền trung ương và địa phương được kết nối, mang lại sự chính xác. • Tạo ra việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính phủ theo cách thức chia sẻ dữ liệu cơ sở. Điều này sẽ mang lại sự hiệu quả. • Tạo ra việc chia sẻ sáng kiến và nguồn lực giữa các cơ quan chính phủ. • Cộng tác trong việc đưa ra quyết định là khả thi thông qua hội nghị truyền hình. Tài liệu số sử dụng trong các cơ quan chính phủ và tiến đến một chính phủ không cần giấy tờ là sáng kiến chính của G2C. Thay đổi tài liệu sang hình thức tài liệu điện tử được hi vọng là sẽ mang lại một chính quyền đáng tin cậy, an ninh và hiệu quả. Những ví dụ sau là về dịch vụ G2G tại Hàn Quốc. Hệ thống thông tin tài chính quốc gia hợp nhất: quản lý thời gian thật của các hoạt động tài chính quốc gia bằng cách kết nối 23 hệ thống liên quan đến tài chính đang được vận hành độc lập trong các cơ quan khác nhau của chính phủ. Hệ thống thông tin chính phủ điện tử địa phương: Thông tin hoá 232 hình thức quản lý địa phương, ví dụ như quản lý dân số và bất động sản, tài chính, thuế tại các thành phố lớn và địa phương. Hệ thống thông tin giáo dục và học trực tuyến: Một hệ thống thông tin toàn quốc về các trường học, cơ quan giáo dục địa phương và các đơn vị trực thuộc, và Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực. Trao đổi tài liệu trực tuyến về chính phủ: quá trình vận hành điện tử, bao gồm chuẩn bị, phê chuẩn, đóng góp và bảo quản tất cả các tài liệu liên quan đến chính phủ. Học phần 3 Ứng dụng Chính phủ điện tử 19
  10. Hệ thống G2G yêu cầu phải đáp ứng các vấn đề sau: • Hình thành quy trình làm việc điện tử • Quy trình tài liệu điện tử • Hệ thống quản lý tri thức Những vấn đề này sẽ được thảo luận chi tiết tại phần 2 và 3. Một vài điều cần làm Chỉ ra những khía cạnh cần phải tăng cường trong quy cách làm việc của cơ quan của bạn. Chỉ ra những ứng dụng của ICTs có thể được sử dụng để tăng năng lực hoạt động của cơ quan đó. 20 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
  11. 1.4 Lợi ích của việc triển khai thành công ICT trong Chính phủ Bảng 1 sẽ chỉ ra những điều cần làm để có những thay đổi có lợi cho việc hoạt động của chính phủ nếu sử dụng ICT một cách hiệu quả. Bảng 1. Những thay đổi trong cách làm việc của Chính phủ khi có Chính phủ điện tử Từ Đến Cách thức làm việc của chính phủ dựa trên Cách thức làm việc dựa trên tài liệu điện tử giấy tờ Các thủ tục phụ thuộc vào các phòng ban Các thủ tục phụ thuộc vào dịch vụ Nhiều đầu mối liên lạc và quá nhiều cuộc Một đầu mối liên lạc và trực tuyến, việc gặp gặp riêng (trực tiếp) với các nhân viên riêng các nhân viên chính phủ là không cần chính phủ thiết Việc quản lý thông tin ở mức độ phòng ban, Việc quản lý thông tin ở mức độ chính phủ với quá nhiều thủ tục thừa ở nhiều phòng sử dụng những tiêu chuẩn chung và tập ban khác nhau trung Những thay đổi này trong chính phủ đã làm tăng tính hiệu quả, minh bạch và hợp lý do đã giảm được thời gian làm việc và giảm được các thủ tục rườm rà. Thêm vào đó, chính phủ điện tử giúp xây dựng lòng tin giữa chính phủ và người dân do nó làm tăng sự tương tác trực tiếp giữa người dân và nhân viên của chính phủ, và giúp cho thông tin được phổ biến và luôn có sẵn. Cuối cùng, Giới thiệu ICT có thể giúp cho việc cải tổ trong chính phủ dễ dàng hơn. Nếu việc sử dụng ICT được nhân rộng ở các chính phủ Châu Á, các tổ chức chính phủ tập trung sẽ nhận được những yêu cầu mới và áp lực cạnh tranh mới từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Nói chung, dự án chính phủ điện tử sẽ tăng cường nhận thức trong người dân và doanh nghiệp rằng chính phủ đang hiện đại hoá và đi lên. Câu hỏi suy nghĩ Tại quốc gia của bạn, có phải mọi thay đổi trong chính phủ đều do các ứng dụng ICT không? Sáng kiến về chính phủ điện tử được đưa ra có nhận được sự phản ứng tích cực từ người dân không? Hãy minh hoạ. Học phần 3 Ứng dụng Chính phủ điện tử 21
  12. 1.5 Các nhân tố dẫn đến thành công Trong quá trình triển khai chính phủ điện tử, các nhân tố dẫn đến thành công có thể được chia thành 5 nhóm chính: Hình 1. Các nhân tố dẫn đến thành công trong qua trình triển khai chính phủ điện tử (Nguồn: Soh Bong Yu, “e-Government of Korea: How we have been working with it” (KADO presentation), 25, Tầm nhìn, chủ thể và chiến lược Một kế hoạch dài hạn với một tầm nhìn và chiến lược rõ ràng là rất cần thiết trong việc triển khai chính phủ điện tử. Một cách tiếp cận tủn mủn và cố định sẽ không thực tế. Một cách tiếp cận hiệu quả hơn là phải nhìn xa trông rộng (nhìn từ trên xuống) nhưng phải bắt đầu từ việc nhỏ và các công việc đơn giản (từ dưới lên) trong quá trình triển khai. Tóm lại, một chính phủ điện tử thành công cần phải có: • Một tầm nhìn xa trông rộng từ người lãnh đạo • Một sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân • Một kế hoạch cụ thể 22 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước