Giáo trình Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước - Phần 2: Công nghệ thông tin và truyền thông cho phát triển chính sách, quy trình và quản trị
Các chính phủ trên thế giới đang ngày càng hướng đến các công nghệ CNTT
cho việc phát triển (ICTD), không chỉ phát triển ngành công nghiệp
CNTT&TT cho nền kinh tế mà còn sử dụng CNTT&TT để đem lại sự tăng
trưởng về kinh tế cũng như chính trị và xã hội. Đặc biệt là các chính phủ
mong muốn phát triển chính sách CNTT&TT cho phát triển, giải quyết các
lĩnh vực như môi trường thể chế và pháp lý thuận lợi, truy cập vào cơ sở hạ
tầng thiết yếu, đẩy mạnh phát triển kỹ năng CNTT&TT cơ bản, phát triển nội
dung và các ứng dụng CNTT&TT phù hợp cho việc phát triển, và nâng cao
việc phát triển và nghiên cứu về CNTT&TT để đưa ra các giải pháp đổi mới.
Học phần này tập trung vào vấn đề xây dựng chính sách và quản trị
CNTT&TT cho phát triển, thảo luận các vấn đề cốt yếu của chính sách và
quản trị CNTT&TT cho phát triển, và đưa ra cách thức cho các chính phủ để
họ có thể đánh giá tiến trình của mình và so sánh với các nước khác.
Mục tiêu của học phần
Học phần này nhằm mục tiêu:
1. Cung cấp thông tin thiết yếu về các khía cạnh khác nhau của các chính sách
và chiến lược quốc gia, các công cụ pháp lý để thúc đẩy sử dụng
CNTT&TT cho phát triển;
2. Thảo luận các vấn đề liên quan đến việc phát triển và triển khai chính sách
CNTT&TT cho phát triển;
3. Trình bày cách thức cho các chính phủ để họ có thể đánh giá tiến trình của
mình và so sánh với các nước khác.
Kết quả thu được
Sau khi hoàn thành học phần này, học giả có thể:
1. Mô tả quy trình chính sách CNTT&TT cho phát triển;
2. Phân tích các chính sách CNTT&TT chính;
3. Thảo luận các vấn đề chính về quản trị CNTT&TT.
cho việc phát triển (ICTD), không chỉ phát triển ngành công nghiệp
CNTT&TT cho nền kinh tế mà còn sử dụng CNTT&TT để đem lại sự tăng
trưởng về kinh tế cũng như chính trị và xã hội. Đặc biệt là các chính phủ
mong muốn phát triển chính sách CNTT&TT cho phát triển, giải quyết các
lĩnh vực như môi trường thể chế và pháp lý thuận lợi, truy cập vào cơ sở hạ
tầng thiết yếu, đẩy mạnh phát triển kỹ năng CNTT&TT cơ bản, phát triển nội
dung và các ứng dụng CNTT&TT phù hợp cho việc phát triển, và nâng cao
việc phát triển và nghiên cứu về CNTT&TT để đưa ra các giải pháp đổi mới.
Học phần này tập trung vào vấn đề xây dựng chính sách và quản trị
CNTT&TT cho phát triển, thảo luận các vấn đề cốt yếu của chính sách và
quản trị CNTT&TT cho phát triển, và đưa ra cách thức cho các chính phủ để
họ có thể đánh giá tiến trình của mình và so sánh với các nước khác.
Mục tiêu của học phần
Học phần này nhằm mục tiêu:
1. Cung cấp thông tin thiết yếu về các khía cạnh khác nhau của các chính sách
và chiến lược quốc gia, các công cụ pháp lý để thúc đẩy sử dụng
CNTT&TT cho phát triển;
2. Thảo luận các vấn đề liên quan đến việc phát triển và triển khai chính sách
CNTT&TT cho phát triển;
3. Trình bày cách thức cho các chính phủ để họ có thể đánh giá tiến trình của
mình và so sánh với các nước khác.
Kết quả thu được
Sau khi hoàn thành học phần này, học giả có thể:
1. Mô tả quy trình chính sách CNTT&TT cho phát triển;
2. Phân tích các chính sách CNTT&TT chính;
3. Thảo luận các vấn đề chính về quản trị CNTT&TT.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước - Phần 2: Công nghệ thông tin và truyền thông cho phát triển chính sách, quy trình và quản trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_nhung_kien_thuc_co_ban_ve_cong_nghe_thong_tin_va.pdf
Nội dung text: Giáo trình Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước - Phần 2: Công nghệ thông tin và truyền thông cho phát triển chính sách, quy trình và quản trị
- Danh mục các trường hợp nghiên cứu 1. Cải tổ ngành viễn thông của Philippin 15 2. Công nghệ số và bản quyền: Trường hợp của New Zealand 29 3. Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT của Singapore 50 4. Trung Quốc – Trung tâm sản xuất CNTT&TT của thế giới 54 5. Ấn Độ - Ngôi nhà quyền lực về phần mềm toàn cầu 59 6. Hàn Quốc - Từ Chất bán dẫn đến Đa phương tiện 63 7. Chiến lược Công nghiệp nội dung số ở Ai-len 66 8. Quy hoạch phần mềm nguồn mở Malaysia 73 9. Tính tương hợp trong ngành An ninh công cộng ở Brazil 76 Danh mục các hộp Hộp 1. Nhà nước, thị trường và xã hội dân sự - thống nhất hay rời rạc? 23 Hộp 2. Các bước để lập công thức chính sách và chiến lược CNTT&TT cho phát triển 25 Hộp 3. Giấy phép thông tin truyền thông 33 Hộp 4. Các nguyên tắc của đối tác đa bên 39 Hộp 5. Tại sao các dự án chính phủ thất bại 78 Hộp 6. "Nguyên tắc đầu tư CNTT toàn chính phủ" của Úc 93 Danh mục các hình Hình 1. Chiến lược điện tử - Khai thác Công nghệ của Anh: Chuyển sang giáo dục và các dịch vụ trẻ em 48 Danh mục các bảng Bảng 1. Bảng so sánh các cơ quan CNTT-TT ở châu Á 87 Học phần 2 Công nghệ thông tin và Truyền thông cho phát triển Chính sách, Quy trình và Quản trị 11
- 12 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- 1. PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH CNTT&TT CHO PHÁT TRIỂN Mục đích của phần này: • Miêu tả vai trò của nhà nước, thị trường và xã hội công dân trong việc xây dựng chính sách CNTT&TT; • Thảo luận nhu cầu cải tổ thể chế và pháp lý cho việc phát triển CNTT&TT; • Miêu tả vấn đề liên quan trong việc phát triển chính sách CNTT&TT. Việc sử dụng CNTT-TT cho phát triển đòi hỏi sự chủ động thúc đẩy chính sách công. Nó đòi hỏi không chỉ tầm nhìn mà còn cả chiến lược và kế hoạch hành động. Cách tiếp cận "để tự nhiên" sẽ là không ổn bởi vì CNTT-TT rất tốn kém và sử dụng nó không hợp lý sẽ gây lãng phí tài nguyên có giá trị. Triển vọng của CNTT-TT sáng sủa nhưng nguy cơ thất bại cũng cao. Trước khi chúng ta tiếp tục thảo luận chính sách CNTT-TT cho phát triển, đầu tiên chúng ta thảo luận về "chính sách". Chính sách là kế hoạch hành động. Nó được định nghĩa chính thức là "tập hợp các quyết định liên quan được thực hiện bởi chính trị gia hoặc nhóm các chính trị gia liên quan đến việc lựa chọn các mục tiêu và phương tiện nhằm đạt được mục tiêu trong trường hợp cụ thể mà các quyết định nên thuộc quyền lực của các chính trị gia"1. "Chính sách công" là phản ứng của chính phủ đối với các vấn đề liên quan đến lợi ích chung. Nó được gắn với các luật pháp (pháp lý) của quốc gia, quy định, quyết định và hành động của chính phủ2. 1 William Jenkins. “Policy Analysis: A Political and Organizational Perspective,” in Wikipedia, “Policy,” Wikimedia Foundation, Inc., 2 Legislation or ‘statutory law’ is law that has been promulgated (or ‘enacted’) by a legislature or other governing body. The term may refer to a single law, or the collective body of enacted law, while ‘statute’ is also used to refer to a single law. (Wikipedia, “Legislation,” Wikimedia Foundation, Inc., Regulation is “a legal restriction promulgated by government administrative agencies through rulemaking supported by a threat of sanction or a fine.” (Wikipedia, “Regulation,” Wikimedia Foundation, Inc., Học phần 2 Công nghệ thông tin và Truyền thông cho phát triển Chính sách, Quy trình và Quản trị 13
- Một điều quan trọng là thực hiện cũng là chính sách. Một tuyên bố chính thức (dưới dạng chỉ thị hoặc quy định) không cần thiết để nói rằng một chính sách tồn tại. Ví dụ như việc sử dụng rộng rãi phần mềm bản quyền trong chính phủ và việc thiếu một chính sách chính thức về việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở ngụ ý về một chính sách ủng hộ phần mềm có bản quyền trên thực tế. Tóm lại, chính sách công là những gì được nêu rõ trong các tuyên bố và các văn bản, cũng như những gì được thực hiện bởi chính phủ. Cho dù chính sách công vì lợi ích công nhưng chính sách công không phải luôn luôn thể hiện giải pháp tốt nhất có thể cho một vấn đề hoặc là khía cạnh nhất định. Việc xây dựng chính sách công không chỉ đáp ứng về mặt khoa học và kỹ thuật đối với một vấn đề mà nó còn là giải pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu chính đáng của các bên liên quan. Và bởi vì các bên liên quan thường có các quan điểm khác nhau về những gì tạo nên giải pháp tốt nhất, chính sách công tốt thể hiện cho giải pháp tốt nhất có thể chấp nhận. Một lý do tại sao chính sách không nhất thiết phải thể hiện các giải pháp kỹ thuật tốt nhất có thể là chính sách mới luôn được xây dựng trong biên độ của những cái hiện có. Chính sách cũ hoạt động như một hạn chế cho những chính sách mới. Ví dụ, các chính sách cũ có thể đã tạo ra những quyền lợi mà nhấn vào cái hiện có (không có chính sách mới) hoặc ít nhất là một chính sách mới mà không làm tồi tệ đi. Trường hợp cải tổ ngành viễn thông ở Philippin minh họa yếu tố “chính trị” của việc phát triển chính sách ICT. 14 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- Cải tổ ngành Viễn thông của Philippin Việc tự do hóa của ngành công nghiệp viễn thông ở Philippin được khởi xướng bởi một liên minh cải cách đã chiến lược hóa các giai đoạn dẫn đến mở cửa thị trường. Công ty điện thoại đường dài Philippin (PLDT), độc quyền tư nhân hiện nay, đã không ủng hộ việc tấn công vào vị trí êm ấm của họ và chống lại chiến dịch quảng cáo của chính họ. Tuy nhiên khi vấn đề trở nên sáng tỏ thì Tổng thống Ramos đã phá vỡ cam kết kiểm soát độc quyền của mình, chủ sở hữu PLDT đã chấp chận thỏa hiệp đã được thương lượng. Ngay khi đạt được thỏa hiệp này, các chi tiết cụ thể về tự do hóa đã được gửi đến Ủy ban Viễn thông Quốc gia – cơ quan quản lý nhà nước, và Cục Truyền thông và Vận tải – cơ quan xây dựng chính sách. Việc tự do hoá ở Philippin đã được thực hiện bởi cam kết của Tổng thống và nhiệm vụ của nhóm các nhà cải cách đặc biệt. Những nhà cải cách này không phải là người hưởng lợi trực tiếp của việc gia nhập thị trường, trái ngược với trường hợp của Malaysia. Tại Philippin, đối tượng thụ hưởng của gia nhập thị trường chủ yếu là doanh nghiệp lớn. Một khi sự tín nhiệm chính sách được xây dựng và nhà nước thể hiện quyết tâm của mình để mở cửa ngành này thì các doanh nghiệp này nhiệt tình bước vào thị trường viễn thông. Không giống như ở Malaysia, nhiều cơ quan đã tham gia vào các nỗ lực cải tổ ở Philippin. Trường hợp của Malaysia, nơi mà quyền lực được tập trung trong tay của Thủ tướng Chính phủ, việc tạo thuận lợi cho sự thay đổi chính sách và ban hành các cải cách chính sách tương đối dễ dàng hơn. Ở Philippines, nơi mà quyền lực phân tán trong ba phái khác nhau của chính phủ và nơi mà thành phần kinh tế hùng mạnh ảnh hưởng đến các bộ phận của bộ máy quan liêu nhà nước thì cải tổ chính sách phức tạp hơn, cần nhiều áp lực từ chính phủ bên ngoài cũng như sự ủng hộ của các quan chức chủ chốt. Nguồn: Abridged from Lorraine Carlos Salazar, Getting a Dial Tone: Telecommunications Liberalization in Malaysia and the Philippines (Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 2007). Học phần 2 Công nghệ thông tin và Truyền thông cho phát triển Chính sách, Quy trình và Quản trị 15
- Câu hỏi suy nghĩ 1. Nỗ lực của đất nước bạn trong việc tự do hóa ngành viễn thông khác nhau thế nào so với Philippin và Malaysia? 2. Dựa trên tình huống đưa ra, theo bạn yếu tố nào sẽ làm thuận lợi việc tự do hóa? 3. Theo bạn có những rào cản nào đối với việc tự do hóa ngành viễn thông? Một điều cũng rất quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách để tính đến việc các chính sách đã không được lường trước hậu quả. Điệu này được minh họa trong trường hợp tin học hóa hồ sơ đất đai (CLR) của dự án Bhoomi3 ở Karnataka, Ấn độ. Trong nghiên cứu của Amit Prakash và Rahul De’ về việc sử dụng Bhoomi ở các quận Mandya và Koppal kết luận rằng những biến động trong bối cảnh xã hội do các hệ thống hành chính và lịch sử dẫn đến kết quả không lường trước được. Theo Prakash và De’: Khi chúng ta thấy tác động cấu trúc thông qua việc sử dụng dự án Bhoomi ở Mandya (theo nghĩa là người nông dân được tạo điều kiện tiếp cận tín dụng nhiều hơn thông qua các kênh chính thức và với giả định rằng tín dụng chính thức có tác động phát triển tích cực đến người nông dân) mà các nhà thiết kế dự án mong muốn có, tuy nhiên ở Koppal việc sử dụng dự án có xu hướng tăng cường cho mối quan hệ đất đai hiện tại (bóc lột) mà trái với những gì mà các sáng kiến cải tổ đất đai đòi hỏi - đất cho dân cày4 (CLR và Bhoomi là những bổ sung mới nhất trong danh sách này). Có thể không tránh được hậu quả không lường trước được nhưng điều quan trọng là trong giai đoạn hoạch định chính sách các nhà hoạch định chính sách đánh giá bối cảnh cũng như các tác động tiềm tàng của việc can thiệp để giảm thiểu hậu quả không lường trước được. 3 Department, “Bhoomi,” Karnataka State Government, 01.kar.nic.in/Bhoomi/Home.htm. 4 Amit Prakash and Rahul De’, “Enactment of Technology Structures in ICT4D Projects: A Study of Computerization of Land Records in India” (paper presented at the 11th Pacific-Asia Conference on Information Systems, Aukland, New Zealand, 3-6 July 2007), 11 16 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- 1.1 Mô hình phát triển CNTT&TT Người ta đã gợi ý rằng mô hình phát triển chi phối chuyển từ phát triển theo cơ chế nhà nước sang cơ chế thị trường năm 19785. Chiến lược phát triển mới - cuối cùng được đặt tên là “Thoả ước Washington" sau khi trụ sở Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ở thành phố này và là nơi quyền lực của chính phủ Mỹ - “nhấn mạnh thu gọn bộ máy chính phủ, bãi bỏ quy định, đẩy nhanh quá trình tự do hoá và tư nhân hoá”6. Cách tiếp cận ủng hộ thị trường cũng được chấp nhận trong lĩnh vực phát triển CNTT&TT7. Việc phát triển CNTT&TT ủng hộ thị trường được ghi trong Tuyên bố Geneva của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Xã hội thông tin (WSIS) do đó: Các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh, có thể dự đoán và ổn định ở tất cả các mức độ cần được phát triển và triển khai bằng phương thức mà không chỉ thu hút đầu tư tư nhân cho phát triển cơ sở hạ tầng CNTT&TT nhiều hơn mà còn cho phép các nghĩa vụ dịch vụ phổ cập để đáp ứng ở những nơi mà các điều kiện thị trường truyền thống không thực hiện được8. Việc dịch chuyển sự phát triển CNTT&TT từ cơ chế nhà nước sang cơ chế thị trường được xem là giải pháp chủ đạo cho việc phát triển hạ tầng thông tin, đặc biệt là ngành viễn thông. Cho đến giữa những năm 1970, ngành viễn thông được xem là dịch vụ do chính phủ cung cấp (một số trường hợp độc quyền tư nhân). Ngày nay thì trường hợp này không còn nữa. Điều đáng chú ý là nguyên tắc đầu tiên trong các nguyên tắc chung của sáng kiến chính sách Internet toàn cầu cho “Những kinh nghiệm tốt nhất về cải tổ ngành Viễn thông” là: 5 David Howell, The Edge of Now: New Questions for Democracy in the Networked Age (London: Pan Books, 2001), 59. 6 Joseph Stiglitz, Making Globalization Work (London: Penguin Books, 2006), 17. 7 The term ‘ICT development’ should be distinguished from ‘ICT for development’. ICT development refers to development of ICT infrastructure and ICT-related industries. 8 See WSIS, “Declaration of Principles – Building the Information Society: A global challenge in the new Millennium,” itu.int/wsis/docs/geneva/official/dop.html. Học phần 2 Công nghệ thông tin và Truyền thông cho phát triển Chính sách, Quy trình và Quản trị 17
- 1) Chính phủ không nên là nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông, các công ty tư nhân cung cấp sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Vai trò của chính phủ là chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và thể chế chính sách. Việc chuyển giao trách nhiệm cho khu vực tư nhân và giới thiệu những đối thủ cạnh tranh phải được thực hiện thông qua dàn xếp minh bạch (các hợp đồng quản lý, cho thuê vốn, sang nhượng, bán tài sản và các quyền hoạt động).9 Ngay cả mục tiêu đảm bảo truy cập phổ cập không còn được chấp nhận như là một biện minh cho dịch vụ do chính phủ cung cấp dịch vụ: Sự thành công của những nỗ lực truy cập phổ cập sẽ phụ thuộc vào thước đo lớn về sự thành công của việc tư nhân hóa và cạnh tranh. Các yếu tố lợi nhuận quan trọng nhất cho đầu tư nông thôn liên quan đến các điều chỉnh chính sách (đặc biệt là về kết nối và giá cước) nhiều hơn là đến rủi ro và điều chỉnh tài chính.10 Sự thay đổi theo hướng thị trường trong phát triển CNTT-TT cũng được thể hiện trong thực tế. Theo Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU), “năm 2004 đánh dấu một mốc quan trọng trong việc mở ra các dịch vụ viễn thông cơ bản để cạnh tranh vì” các dịch vụ cơ bản hiện đang được cung cấp dưới điều kiện cạnh tranh tại 54% quốc gia trên thế giới.11 Theo Scott H. Jacobs, nguyên Phụ trách chương trình cải tổ luật của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), dịch vụ quản lý công, các lợi ích chính của cải tổ theo hướng thị trường là: 9 Global Internet Policy Initiative, Best Practices for Telecommunications Reform (May 2002), 1, 10 Ibid., 2. 11 ITU, Trends in Telecommunication Reform 2004/05: Licensing in an era of convergence - Summary (Geneva: ITU, 2004), 3, E.pdf. 18 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- • Đẩy mạnh lợi ích của người tiêu dùng bằng cách giảm giá các dịch vụ và sản phẩm như điện, giao thông và y tế, và bằng cách tăng sự lựa chọn và chất lượng dịch vụ; • Giảm cấu trúc giá của các lĩnh vực xuất nhập khẩu để tăng tính cạnh tranh tại các thị trường trong khu vực và trên toàn cầu; • Chỉ ra sự thiếu linh hoạt và đổi mới trong sự trọng cung của nền kinh tế mà sẽ càng ngày càng kiềm chế nền kinh tế phát triển; • Giúp tăng tỷ lệ việc làm bằng cách tạo ra các cơ hội việc làm mới, và bằng cách giảm nhu cầu tài chính cho an ninh xã hội, mà đặc biệt quan trọng trong dân trưởng thành.12 Philippin và Singapore là những ví dụ về lợi ích của chính sách truyền thông theo hướng thị trường. Tại Philippin, trong 6 năm đầu của thị trường viễn thông cạnh tranh đã lắp đặt nhiều đường dây điện thoại hơn so với 30 năm dưới chế độ độc quyền. Ngày nay, Philippin là một trong những thị trường di động cạnh tranh nhất tại Châu Á. Với trường hợp của Singapore, sự tự do hoá viễn thông “bùng nổ” của nước này đã dẫn đến sự đầu tư lớn hơn, phát triển cơ sở hạ tầng và các lợi ích phụ tích cực cho các ngành khác. Cục phát triển CNTT-TT Singapore (IDA) ước tính rằng “tổng đầu tư phát sinh từ các hoạt động mới (bao gồm điện thoại di động 3G và các khoản đầu tư không dây cố định) theo tự do hoá thị trường đầy đủ là gần 3 tỷ đô Singapore (1,8 tỷ USD) trong 3 năm gần đây với 2,500 việc làm mới được tạo ra.13 Tuy nhiên, những người chỉ trích việc tiếp cận thị trường cho rằng Singapore đã quan tâm quá ít tới các vấn đề về tính công bằng, việc làm và cạnh tranh, tới tốc độ và trình tự của cải cách, hoặc cách tiến hành tư nhân hoá”.14 Một sự đồng thuận mới - Thỏa ước Post Washington - đã xuất hiện để nhắm vào những vấn đề này. Thỏa ước mới, theo Kanishka Jayasuriya, 12 Scott H. Jacobs, “The Second Generation of Regulatory Reforms” (paper prepared for delivery at the IMF Conference on Second Generation Reform, Washington, D.C., USA, 8-9 November 1999), 13 See IDA, Singapore’s Telecom Liberalization Draws ATT, MCI WorldCom and Other Global Players (Press Release, 3 April 2000), 14 Joseph Stiglitz, Making Globalization Work, 17. Học phần 2 Công nghệ thông tin và Truyền thông cho phát triển Chính sách, Quy trình và Quản trị 19
- vạch ra một nhà nước mạnh - dù được tái cơ cấu - theo hướng điều tiết hơn là định trước cho thị trường tự do. Hiện người ta đã công nhận rằng trong trường hợp không có các cơ cấu như một chính sách cạnh tranh lành mạnh, sự xoá bỏ điều tiết có thể dẫn đến một sự chuyển giao quyền lực từ nhà nước sang 15 các tập đoàn đầu sỏ tư nhân mạnh. Vì vậy, nhìn chung hiện nay người ta đã công nhận rằng việc tạo ra một chính sách điều tiết độc lập phải đi kèm với tự do hoá thị trường viễn thông.16 Một chính sách điều tiết độc lập được coi là cần thiết để bảo vệ khỏi các hành vi phi cạnh tranh của người điều hành có ưu thế (trước đây là độc quyền) và để thiết lập các thước đo cạnh tranh mà nếu không có nó thì người chơi mới không thể bước vào thị trường. Trong số các bài học kinh nghiệm từ việc tư nhân hoá ngành viễn thông của Argentina có tầm quan trọng của một chính sách điều tiết độc lập mạnh: Một môi trường thể chế ổn định, đáng tin cậy sẽ giảm rủi ro đầu tư trong lĩnh vực này và giảm tỷ suất lợi nhuận mong muốn mà các nhà đầu tư tư nhân mong muốn tham gia. Thiết lập một chế độ thể chế ổn định, đáng tin cậy trước khi tư nhân hóa sẽ tăng giá trị của hãng viễn thông tư nhân đối với người mua tiềm năng bằng cách giảm các nguy cơ liên quan đến việc mua. Đến lượt mình, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá do chính phủ quy định. Do không kịp thiết lập một chế độ như vậy, chính phủ Argentina đã nhận được một mức giá bán thấp hơn và tăng xác suất về việc người mua sẽ được hưởng một khoản lợi nhuận bất thường.17 Có bằng chứng cho thấy vai trò của nhà nước trong phát triển CNTT-TT không chỉ đơn giản là cho phép thị trường vận hành đầy đủ. Theo ghi nhận của nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz: 15 Kanishka Jayasuriya, Governance, Post Washington Consensus and the New Anti Politics (Southeast Asia Research Center Working Papers Series No. 2, 2001), 3, 16 See, for instance, Global Internet Policy Initiative, Best Practices for Telecommunications Reform. 17 Alice Hill and Manuel Angel Abdala, Regulation, Institutions, and Commitment : Privatization and Regulation in the Argentine Telecommunications Sector, Policy Research Working Paper Series 1216 (Washington, D.C.: The World Bank, 1993), wds.worldbank.org/servlet/WDSContentServer/WDSP/IB/1993/11/01/000009265_3961005141505/Rend ered/PDF/multi_page.pdf. 20 Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước
- Thị trường rất cần thiết; thị trường giúp phân bổ nguồn lực, đảm bảo rằng các nguồn lực này đang triển khai hiệu quả, điều này đặc biệt quan trọng khi nguồn lực khan hiếm [Nhưng] quan trọng không kém [là] làm chính phủ trở nên mạnh và 18 sự pha trộn đúng giữa chính phủ và thị trường có thể là gì. Stiglitz nhấn mạnh sự cần thiết phải cân bằng nhà nước và thị trường. Nhưng nó cũng rất quan trọng đối với việc công nhận vai trò của các tổ chức xã hội công dân, thường được biết đến như là các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong việc phát triển. Các tổ chức xã hội dân sự có thế mạnh là khiến vai trò của họ trong phát triển trở nên quan trọng. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): Trong số những thế mạnh đặc biệt của các NGO là họ phục vụ như cầu nối cho cộng đồng chịu ảnh hưởng và đáp ứng nhu cầu địa phương. NGOs sử dụng cách tiếp cận đổi mới để phát triển, giúp đảm bảo dự án được triển khai như dự kiến, duy trì tính liên tục trong triển khai dự án, ủng hộ sự minh bạch cao và khả năng quản trị tốt, và tạo tiếng nói đối với các nhóm dễ bị tổn thương và/hoặc chịu thiệt thòi.19 Kể từ năm 1987, ADB đã làm việc với các tổ chức phi chính phủ, coi đây là "một phương tiện hữu hiệu để bổ sung nỗ lực cho các lĩnh vực hoạt động đã được lựa chọn. "ADB đã công nhận rằng họ có thể “nâng cao hiệu quả hoạt động của mình bằng việc đưa ra các khả năng đặc biệt và sự thành thạo của các tổ chức phi chính phủ"20. Năm 1998, ADB đã xác định" ba lĩnh vực hợp tác rộng rãi với các NGO, bao gồm hợp tác trong cho vay và các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật (TA), lập trình và làm việc cấp quốc gia, và phát triển chính sách".21 Theo Yvonne Asamoah, các tổ chức phi chính phủ "có vai trò đặc biệt quan trọng trong trường hợp các quỹ nhà nước còn hạn chế, địa vị chính trị còn mong manh, các thảm họa thiên nhiên gây nên bởi cả các tình huống dự đoán được và không dự đoán được, xung đột dân tộc căng thẳng và mức thu nhập theo đầu người hạn chế khả năng mua các hàng hoá và dịch vụ cần thiết - xã hội, giáo dục và kinh tế".22 18 Joseph Stiglitz, Making Globalization Work, 48. 19 ADB, ADB-Government-NGO Cooperation: A Framework for Action, 2003-2005 (May 2003), 2, 20 Ibid. 21 Ibid., 3. 22 Yvonne Asamoah, NGOs, Social Development and Sustainability (12 September 2003), Học phần 2 Công nghệ thông tin và Truyền thông cho phát triển Chính sách, Quy trình và Quản trị 21