Giáo trình Luật tài chính (Phần 2) - Lê Thị Nguyệt Châu

Khái niệm, đặc điểm
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là lọai thuế đánh lên một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nhằm
hướng dẫn tiêu dùng xã hội và điều tiết một phần thu nhập của người nộp thuế vào ngân
sách nhà nước.
Thuế TTĐB có một số đặc điểm sau đây:
- Thuế TTĐB có diện đánh thuế rất hẹp. Thuế TTĐB chỉ tập trung điều tiết một số mặt hàng
và và dịch vụ nhất định. Những mặt hàng và dịch vụ này thường không được khuyến khích
tiêu dùng do hành vi tiêu dùng và sử dụng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, ảnh
hưởng đến môi trường, có khả năng kéo theo bất ổn về an ninh, trật tự, an tòan xã hội hoặc
những hàng hóa, dịch vụ chỉ có đối tượng có thu nhập cao sẽ tiêu dùng. Tùy theo quan điểm
của mỗi quốc gia ở từng giai đọan khác nhau mà danh sách hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
TTĐB có thể khác nhau. Ví dụ như ở Việt Nam trước đây, mỹ phẩm được coi là hàng xa xỉ
và là đối tượng chịu thuế TTĐB nhưng lọai hàng hóa này hiện nay không còn nằm trong
danh sách hàng hóa chịu thuế TTĐB.
- Vì là mục tiêu hướng dẫn tiêu dùng và điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB nên thuế suất thuế TTĐB thường cao hơn so với các lọai thuế
khác. Thuế suất cao là một ưu điểm nhưng cũng đồng thời là khuyết điểm của thuế TTĐB vì
các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế và người chịu thuế có xu hướng trốn thuế. 
pdf 45 trang hoanghoa 09/11/2022 4760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật tài chính (Phần 2) - Lê Thị Nguyệt Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_tai_chinh_phan_2_le_thi_nguyet_chau.pdf

Nội dung text: Giáo trình Luật tài chính (Phần 2) - Lê Thị Nguyệt Châu

  1. - Lô hàng nhập khẩu tương tự có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ, có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế; - Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về củng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế. Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, nếu không tìm được hàng hoá nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một người sản xuất hoặc người sản xuất khác được uỷ quyền thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi người sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ. Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế, trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất. 4.1.2.4. Xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp kể trên thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo trị giá khấu trừ, căn cứ vào đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam và trừ (-) các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu. Giá bán hàng hoá nhập khẩu là giá bán thực tế. Tuy nhiên, Nghị định 40 quy định rõ người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt và mức giá bán phải lấy mức giá tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá. Ngoài ra, hàng hoá được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày (ngày theo lịch) sau ngày nhập khẩu lô hàng đó. 4.1.2.5. Xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo bốn phương pháp trên thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo trị giá tính toán. Trị giá tính toán của hàng hoá nhập khẩu bao gồm các khoản sau: - Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu. - Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hoá cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán. Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hoá. Luat Tai chinh 77
  2. - Các chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu. Căn cứ để xác định trị giá tính toán là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất, phù hợp với quy định, chuẩn mực kế toán của nước sản xuất. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam. 4.1.2.6. Xác định trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo tất cả các phương pháp kể trên thì trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp suy luận, căn cứ vào các tài liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế. Trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế kể trên và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế. Tuy nhiên khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này, người khai hải quan và cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá tính thuế: - Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam. - Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu. - Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến nước khác. - Chi phí sản xuất hàng hoá, trừ các chi phí sản xuất hàng hoá được sử dụng trong phương pháp tính toán. - Giá tính thuế tối thiểu. - Các loại giá áp đặt hoặc giả định. - Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá tính thuế. 4.1.3. Thuế suất 4.1.3.1. Thuế suất thuế xuất khẩu Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành. Danh mục hàng hóa xuất khẩu bị đánh thuế chủ yếu tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thông thường, sản phẩm khai thác từ quặng mỏ. 4.1.3.2.Thuế suất thuế nhập khẩu Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường: Luat Tai chinh 78
  3. - Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thông thường thì nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nêu ở đây do Bộ Thương mại thông báo. Tối huệ quốc có nghĩa là việc dành cho một nước những ưu đãi thương mại không kém hơn những ưu đãi dành cho một nước thứ ba. Trong lĩnh vực thuế, hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ kinh tế - thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế và các phí tổn cao hơn hàng hóa nhập khẩu từ một nước thứ ba nào khác (trong cùng một tổ chức, một liên minh, vv ) Hiện tại Việt Nam có áp dụng quy chế tối huệ quốc với các quốc gia, vùng lãnh thổ trong thương mại đối với các thành viên còn lại của WTO và các quốc gia, vùng lãnh thổ sau: Cộng hòa Angiêri, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Cadaxtan, Cộng hòa Hồi giáo Iran, Cộng hòa I rắc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Li băng, Cộng hòa Liên bang Nga, Palestin, Cộng hòa Tadgikistan, Công hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ucraina, Cộng hòa Uzbêkistan, Cộng hòa Yêmen, Cộng hòa ả rập Xyri50. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành. Đối tượng nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa. - Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác51. Các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ưu đãi đặc biệt về thuế bao gồm52: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaixia, Philipin, Singapo, Thái Lan, Trung Quốc (theo thỏa thuận AC-FTA) và Đại Hàn Dân Quốc (theo thỏa thuận AK-FTA) Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt: + Hàng hoá nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Trừ hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam nhưng tổng giá trị lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD thì không phải có C/O; + Hàng hoá nhập khẩu phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong thoả thuận và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thoả thuận; + Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) phải phù hợp với qui định của pháp luật hiện hành về xuất xứ hàng hoá; + Các điều kiện khác (nếu có) để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thực hiện theo quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn riêng cho từng nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam có thoả thuận về thuế suất ưu đãi đặc biệt. 50 Thuế 2009, NXB Văn hóa Sài Gòn 2008, tr.32 51 Thuế 2009, NXB Văn hóa Sài Gòn 2008, tr.74 52 Thuế 2009, NXB Văn hóa Sài Gòn 2008, tr. 32 Luat Tai chinh 79
  4. - Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Thuế suất = Thuế suất x 150% thông thường ưu đãi - Ngoài việc chịu thuế nhập khẩutheo quy định, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế để tự vệ và được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng. 4.1.4. Phương pháp tính thuế Căn cứ số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan, trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số thuế phải nộp theo công thức sau: Số thuế xuất Số lượng đơn vị từng mặt Trị giá tính Thuế suất khẩu, thuế = hàng thực tế xuất khẩu, x thuế tính trên x của từng nhập khẩu nhập khẩu ghi trong Tờ một đơn vị mặt hàng phải nộp khai hải quan hàng hóa Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng. Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu mặt hàng xăng, trong hóa đơn thương mại có ghi trị giá thực thanh toán cho lô hàng hóa nhập khẩu là 100 lít xăng x 6.000đ/lít = 600.000 đồng. Tuy nhiên, khi làm thủ tục hải quan thì số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu là 95 lít xăng phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì trong trường hợp này số thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho lô hàng hóa nhập khẩu 600.000 đồng và thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng xăng. 4.2. Hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối Thuế tuyệt đối là lọai thuế đánh theo đơn vị đo lường (khối lượng, thể tích, dung tích). Hiện tại lọai thuế này ít được áp dụng vì lọai thuế áp dụng theo tỉ lệ phần trăm có một số ưu điểm như: - Đảm bảo công bằng Luat Tai chinh 80
  5. - Dễ tính tóan. Tổng số hàng hóa có thể đo bằng nhiều đơn vị khác nhau nhưng đầu có thể quy về một đơn vị chung là trị giá. Do đó dễ dàng so sánh thuế suất, số tiền thuế thu được Căn cứ tính thuế - Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối - Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá. Phương pháp tính thuế Việc xác định số thuế phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau: Số thuế xuất Số lượng đơn vị từng mặt Mức thuế tuyệt đối quy khẩu, thuế nhập = hàng thực tế xuất khẩu, x định trên một đơn vị khẩu phải nộp nhập khẩu ghi trong Tờ hàng hoá khai hải quan 5. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế XNK 5.1. Miễn thuế Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh trong thời hạn tối đa không quá 90 ngày (trừ máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất thuộc đối tượng được xét hoàn thuế). Hết thời hạn hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc kết thúc công việc theo quy định của pháp luật thì hàng hóa phải nhập khẩu về Việt Nam đối với hàng hóa tạm xuất và phải xuất khẩu ra nước ngoài đối với hàng hóa tạm nhập. 2) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm: - Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt Nam. - Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt nam được miễn thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài. Luat Tai chinh 81
  6. - Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; Hàng hóa là tài sản di chuyển của người nước ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; Riêng ô tô, xe máy đang sử dụng của gia đình, cá nhân mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc cho mỗi hộ gia đình. 3) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. 4) Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng gia công đã ký được miễn thuế nhập khẩu và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam theo hợp đồng gia công đã ký được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sau gia công (không tính thuế đối với phần trị giá của vật tư, nguyên liệu đã đưa đi gia công theo hợp đồng gia công đã ký; thuế suất thuế nhập khẩu tính theo sản phẩm sau gia công nhập khẩu; xuất xứ của sản phẩm là xuất xứ của nước nhận gia công), bao gồm: - Nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu để gia công; - Vật tư nhập khẩu, xuất khẩu tham gia vào quá trình sản xuất, gia công (giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, khung in lưới, kết tẩy, dầu đánh bóng ) trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng được định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt; - Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu làm mẫu phục vụ cho gia công; - Máy móc, thiết bị nhập khẩu hoặc xuất khẩu để trực tiếp phục vụ gia công được thoả thuận trong hợp đồng gia công. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công phải tái xuất hoặc tái nhập. Nếu không tái xuất hoặc tái nhập phải kê khai nộp thuế theo quy định; - Sản phẩm gia công xuất trả (nếu có thuế xuất khẩu); - Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài thì được miễn thuế như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công nếu đáp ứng đủ các điều kiện: (i) Được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ kiện hợp đồng gia công; (ii) Trong bản định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vào mục đích gia công phải có định mức của sản phẩm hoàn chỉnh này; (iii) Được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công; - Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để làm hàng hoá bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu. Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt (dưới đây được gọi là định mức tiêu hao) đối với hàng hóa nhập khẩu sử dụng vào đúng mục đích gia công. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Luat Tai chinh 82
  7. Thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, sản phẩm gia công do phía nước ngoài thanh toán thay tiền công gia công khi nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Quy trình quản lý, thanh khoản thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc xuất khẩu và sản phẩm gia công xuất khẩu hoặc nhập khẩu thực hiện theo văn bản riêng của Bộ Tài chính. 5) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh. Định mức miễn thuế được quy định cụ thể như sau: - Đối với người xuất cảnh: Trừ các vật phẩm trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện, các mặt hàng khác là hành lý của người xuất cảnh thì không hạn chế định mức. - Định mức hành lý miễn thuế đối với người nhập cảnh (áp dụng cho từng người và cho từng lần nhập cảnh): STT Đồ dùng, vật dụng Định mức Ghi chú 1 Rượu, đồ uống có cồn: Người dưới 18 tuổi - Rượu từ 22 độ trở lên 1,5 lít không được hưởng tiêu chuẩn này - Rượu dưới 22 độ 2,0 lít - Đồ uống có cồn, bia 3,0 lít 2 Thuốc lá: Người dưới 18 tuổi - Thuốc lá điếu 400 điếu không được hưởng tiêu chuẩn này - Xì gà 100 điếu - Thuốc lá sợi 50 gram 3 Chè, cà phê: Người dưới 18 tuổi - Chè 5 kg không được hưởng tiêu chuẩn này - Cà phê 3 kg 4 Quần áo, đồ dùng cá nhân Số lượng phù hợp phục vụ cho mục đích chuyến đi 5 Các vật phẩm khác ngoài danh mục Tổng trị giá 1,2,3,4 nêu trên (không nằm trong không quá Danh mục hàng cấm nhập khẩu hoặc 5.000.000 (năm nhập khẩu có điều kiện) triệu) đồng Việt Nam Luat Tai chinh 83
  8. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì đối tượng có hàng hoá nhập khẩu phải nộp thuế đối với phần vượt. Nếu tổng số thuế phải nộp đối với phần vượt dưới 50.000 đồng thì được miễn thuế. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm. 6) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), bao gồm: - Thiết bị, máy móc. - Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; Phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy. - Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng được đề cập ở hai điểm trên. - Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc kể trên - Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. 7) Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. 8) Hàng hóa nhập khẩu của Doanh nghiệp BOT và Nhà thầu phụ để thực hiện dự án BOT, BTO, BT, bao gồm: - Thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định (kể cả thiết bị, máy móc, phụ tùng sử dụng cho việc khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng công trình). - Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu để tạo tài sản cố định được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; Phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy. - Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển nêu tại điểm này, kể cả trường hợp sử dụng cho việc thay thế, bảo hành, bảo dưỡng trong quá trình vận hành công trình. - Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án BOT, BTO, BT, kể cả nguyên liệu, vật tư để phục vụ sản xuất, vận hành công trình. 9) Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu cho việc mở rộng quy mô dự án, thay thế đổi mới công nghệ. 10) Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, Luat Tai chinh 84