Giáo trình Luật lao động (Phần 2) - Trường Đại học Vinh

1.1. Cơ sở hình thành
Con ngưòi là một thực thể sinh học. Hệ thần kinh của con người cũng hoạt động
theo chu kỳ. Các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học nhất trí rằng một con ngừời bình
thường phải dành ít nhất 8 tiếng để ngủ mỗi ngày. Như vậy, trong số 24 tiếng mỗi
ngày sx chỉ còn trên dưới 16 tiếng trong đó có một số tiếng dành cho làm việc.
Lao động đến một mức nào đó thì cảm giác mệt mỏi, sinh lý bắt đầu xuất hiện.
Đó là cơ chế bảo vệ, như cái phanh, bắt cơ thể ngừng hoạt động để khỏi kiệt sức.
Đó có thể làm việc hiệu quả, NLĐ phải có thời gian nhất định dành cho nghỉ ngơi.
Đây là giai đoạn mà NLĐ tái sản xuất sức lao động. Nói như vậy thời giò làm việc
là có giới hạn.
Như vậy, chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành trên cơ sở
cả sinh học, tâm lý và kinh tế xã hội, có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân
trong quan hệ lao động được NLĐ và cả NSDLĐ cùng quan tâm.
12. Khái niệm
Mặc dù làm việc và nghỉ ngơi là những vấn đề khác nhau, nhưng lại gắn bó chặt
chẽ với nhau làm thành hai mặt của quá trình sống và lao động của con người. Thời giờ
làm việc là độ dài thời gian mà NLĐ phải tiến hành lao động theo quy định của pháp
luật, theo TƯLĐTT hoặc theo hợp đồng lao động.
Thời gìơ làm việc không quá 8 tiếng trong một ngày, hoặc 48 giờ trong một
tuần. NSDLĐ có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày, hoặc tuần, nhưng
phải thông báo trước cho NLĐ biết. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ
một đến hai tiếng đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm theo danh mục do BLĐTBVXH, Bộ y tế ban hành.
Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà NLĐ được tự do sử dụng ngoài nghĩa
vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc.
1.3. Ý nghĩa của việc đưa ra quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền cơ bản của con
người, trước hết là NLĐ trong quan hệ lao động phải được pháp luật can thiệp, bảo
vệ (Hiến pháp, Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc…)
- Là căn cứ để mỗi DN xác định sát và đúng chi phí nhân công, tổng mức tiền
lương phải chi trả cho NLĐ theo các trường hợp làm việc và nghỉ ngơi khác nhau;
- NLĐ biết rõ chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sẽ chủ động bố trí quỹ
thời gian cá nhân hàng ngày, hàng tuần, hàng năm, từ đó càng tự giác tuân thủ kỷ
luật và nội quy lao động của DN;
- Chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lý để thanh tra
lao động nói riêng và cơ quan phụ trách quản lý lao động nói chung là chức năng
bảo vệ việc thực hiện pháp luật lao động nghiêm minh, hướng dẫn tổ chức lao động
hợp lý cho các nơi sử dụng lao động 
pdf 54 trang hoanghoa 09/11/2022 7120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật lao động (Phần 2) - Trường Đại học Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_lao_dong_phan_2_truong_dai_hoc_vinh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Luật lao động (Phần 2) - Trường Đại học Vinh

  1. Tiền lương phải được trả ngang nhau những công việc có giá trị ngang nhau không phân biệt về giới tính. BLLĐ cuũng quy định rõ: NSDLĐ phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động”. 1.3.4. Trả lương theo sự thoả thuận giữa NLĐ với NSDLĐ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định Đây là một nguyên tắc thể hiện sự bình đẳng trong làm việc, thể hiện những nhu cầu và sự phấn đấu đối vối NLĐ. 1.4. Hình thức trả lương NSDLĐ có quyền chọn các hình thức trả lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng), theo sản phẩm, theo khoán nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho NLĐ biết. NLĐ hưởng lương giờ, ngày, tuần được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc ấy hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần. NLĐ hưởng lương tháng được trả lương cả tháng một tháng hoặc nửa tháng một lần. - Tìên lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở HĐLĐ; - Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần; - Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc tiều chuẩn trong tháng theo quy định của luật mà DN lựa chọn, tối đa không qúa 26 ngày; - Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn quy định tại Điều 68 của BLLĐ. 1.5. Thang lương, bảng lương Thang lương, bảng lương và các chế độ phụ cấp là những nội dung quan trọng của chế độ tiền lương. Việc xây dựng hệ thống thang, bảng lương và xác định hợp lý các mức phụ cấp lương phải xuất phát từ đặc đỉêm lao động khác nhau trong từng ngành nghề và trong điều kiện lao động cụ thể. Tuy có vai trò khác nhau nhưng đều nhằm mục đích là bù đắp lao động hao phí, bảo đảm cho cuộc sống bản thân NLĐ và gia đình họ. 1.5.1. Hệ thống thang lương của cán bộ, công chức hành chính sự nghiệp Thực tế, cán bộ công chức thường được phân loại theo nghề. Việc phân phối này tùy thụôc vào sự phát triển của khoa học, công nghệ, trình độ phân công và hợp tác lao động trong xã hội. - Tính phức tạp của công việc thể hiện: 73
  2. + Trình độ nghề nghiệp biểu hiện qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thâm niên nghề nghiệp, tính chủ động sáng tạo trong công việc, sự phối hợp với các đồng nghiệp; + Trách nhiệm nghề nghiệp biểu hiện ở trách nhiệm về ảnh hưởng của quá trình thực hiện công việc và kêt quả công việc, trách nhiệm đối với tài sản, vật chất có liên quan đến công việc - Mức tiêu hao lao động tùy thuộc vào điều kiện và môi trường lao động cụ thể, thể hiện qua các yếu tố tâm, sinh lý trong quá trình lao động. Xuất phát trên cơ sở của việc xác định chế độ tiên lương của công, viên chức nói trên, bảng lương của công, viên chức được lập ra phải thể hiện được hết các yếu tố đó trong lao động. Bảng lương của cán bộ, công chức được quy định theo ngành. Trong mỗi ngành có các ngạch lương, mỗi ngạch lương có hệ số mức lương chuẩn và các bậc lương thâm niên. - Ngạch lương: mỗi ngạch lương tương ứng với một ngạch cán bộ, công chức, phản ánh nội dung công việc và trình độ công chức, viên chức (giảng viên, chuyên viên). - Hệ số mức lương chuẩn: là hệ số mức lương khởi điểm của ngạch, mỗi ngạch có hệ số mức lương chuẩn. Hệ số mức lương chuẩn của một ngạch chịu sự cân đối trong nội bộ ngành và sự cân đối chung giữa các ngành. - Bậc lương thâm niên: thể hiện thâm niên cán bộ, công chức đã làm việc trong ngạch được xác định hợp lý nhằm động viên, khuyến khích họ yên tâm làm việc. Số bậc lương thâm niên cuả mỗi ngạch nhiều hay ít tuỳ thuộc vào yêu cầu đào tạo và phức tạp của ngạch. 1.5.2. Hệ thống thang, bảng lương của NLĐ trong các DN Xuất phát từ quan điểm tiền lương của NLĐ trong DN (trừ những người làm trong các DN nhà nước được tuyển dụng và quy định hưởng lương theo cán bộ, công chức) phụ cấp thuộc vào sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ nên tiền lương của những ngừoi này được quy định riêng và có khác so với lương của cán bộ, công chức nhà nước. Căn cứ xác định mức trả công cho NLĐ trong các DN cũng dựa vào hai yếu tố là mức độ phức tạp của công việc thể hiện qua trình độ cần thiết của NLĐ để thực hiện công việc và mức tiêu hao lao động. - Hệ thống thang lương của NLĐ được xác định theo ngành (nhóm ngành kinh tế kỹ thuật). Trong đó, các nghề phải có tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng. - Bảng lương công nhân trực tiếp sản xuất. Áp dụng cho những ngành nghề mà tiêu chuẩn, cấp bậc không rõ ràng, không phân chia được nhiều mức độ phức tạp rõ rệt hoặc do đặc điểm của công việc phải bố trí công nhân theo cương vị và 74
  3. trách nhiệm công việc. Mỗi chức danh trong bảng lương được xác định một trình độ nhất định đáp ứng với nội dung công việc cụ thể. - Bảng lương chuyên gia, nghệ nhân. Áp dụng cho tất cả các ngành nghề có tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể cao hơn tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật các nghề đã áp dụng tháng lương. - Bảng lương chức vụ quản lý DN chỉ quy định cho 3 chức danh giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng và được xác định theo hạng DN; - Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và thừa hành phục vụ trong các DN được xác định theo cấp trình độ tương ứng ngạch chuên môn, nghiệp vụ hành chính sự nghiệp. NSDLĐ có nghĩa vụ trả lương cho NLĐ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định. Trong trường hợp đặc biệt phải trả chậm thì không được chậm quá 1 tháng và NSDLĐ phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng tiền lãi suất tiền gửi tiết kiệm cho ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả lương. 1.6. Chế độ phụ cấp, tiền thưởng 1.6.1. Phụ cấp lương Là tiền trả công lao động ngoài tiền lương để bù đắp thêm do có những yếu tố không ổn định hoặc vượt quá điều kiện bình thường nhằm khuyến khích NLĐ yên tâm làm việc. a. Các chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước. Gồm: - Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. - Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách HĐQT, thành viên BKS (thống kê trưởng BKS) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không phụ thuộc chức danh lãnh đạo. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. - Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 04; 0,6 so với mức lương tối thiểu chung. 75
  4. - Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ. Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm. b. Các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT - Phụ cấp thâm niên vượt khung: Áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 NĐ 204/2004/NĐ - CTCP và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ- UBTVQH 11, đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh. + Mức phụ cấp như sau: * Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó, từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%; * Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%. + Các đối tượng này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định. + Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ BHXH. - Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo: Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị; đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm, kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm. Mức lương phụ cấp 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp 76
  5. thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo củng chỉ hưởng một mức phụ cấp. - Phụ cấp khu vực: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sỹ quan và chiến sỹ nghĩa vụ thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì. - Phụ cấp đặc biệt: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gòm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sỹ quan, chiến sỹ thuộc lược lượng vũ trang. - Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm. - Phụ cấp lưu động: Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4; và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung. - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. - Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc: + Phụ cấp thâm niên theo nghề: Áp dụng đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sỹ quan và hạ sỹ quan hưởng lương thuộc CAND, công chức hải quan và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu. Mức phụ cấp như sau: sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc công việc liên tục trong ngành hải quân, cơ yếu thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niện vượt khung (nếu có), từ năm thứ 6 trở đi mội năm được tính thêm 1%. + Phụ cấp ưu đãi theo nghề: áp dụng đối với cán bộ, công viên chức làm những nghề, công việc lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 10 mức: 5 %, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, và 50% mức lương hiện hưởng cọng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung. 77
  6. + Phụ cấp trách nhiệm theo nghề. Áp dụng đối với các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương chức vụ thuộc ngành Toà án, Kiểm sát, Thanh tra, và một số chức danh tư pháp. Phụ cấp gồm 5 mức: 10%, 15% 20%, 25%, 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) + Phụ cấp trach nhiệm công việc. Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mã. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2; 0,3 so với mức lương tối thiểu chung. Những người dân làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. + Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng. Áp dụng đối với đối tượng không thuộc diện xếp lương theo bảng 6 và 7 quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định 204/2004/NĐ-CP làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc LLVT, cơ yếu. Phụ cấp gồm 2 mức: 30% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 1.6.2. Tiền thưởng a. Khái niệm và qúa trình hình thành chế độ tiền thưởng Tiền thưởng là một loại thù lao lao động bổ sung cho lương theo thời gian hoặc lương theo sản phẩm nhằm tăng thêm thu nhập cho NLĐ; kích thích NLĐ nỗ lực thường xuyên là một hình thức khuyến khích vật chất có tác dụng tích cực. Ở nước ta, bắt đầu thực hiện khen thưởng trong phong trào thi đua, chủ yếu là khen thưởng tinh thần (giấy,bằng, huân chương). Việc khen thưởng vật chất lúc đầu kết hợp với thăng thưởng. Chế độ tiền thưởng tăng năng suất bắt đầu thực hiện từ 1951. Năm 1957, có thêm chế độ thưởng thường xuyên từ quỹ lương theo chế độ kế hoạch hoá tập trung bao cấp thì quỹ lương do nhà nước xét duyệt được tăng thêm một tỷ lệ nhất định để làm quỹ khen thưởng. Năm 1958, có chế độ trích lãi thưởng cho công nhân viên xí nghiệp tư doanh, chiến sỹ thi đua, lao động xuất sắc Từ những năm 60, có thêm các chế độ tiền thưởng khác: tiết kiệm, nguyên vật liệu, điện năng, vật tư, nhập khẩu, phát minh, sáng kiến , cải tiến hộp lý hóa, an toàn ; Chế độ tiền thưởng được áp dụng qua nhiều năm đã có tác dụng tích cực nhất định, động viên NLĐ nỗ lực hoàn thành tốt công việc nhưng việc thực hiện thường có khuyết điểm như: nhận thưởng tràn lan, thưởng không tập trung vào những khâu trọng yếu, mức thưởng thấp b. Quy định về tiền thưởng trong LLĐ Các chế độ phụ cấp tiền thưởng, nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thoả thuận trong HĐLĐ, thoả ước tập thể hoặc quy định trong quy chế 78
  7. của DN. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng nămcủa DN và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ, NSDLĐ thưởng cho NLĐ làm việc tại DN. Quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định sau khi tham khảo ý kiến BCH công đoàn cơ sở. * Đối với DN tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc thành phần kinh tế quốc doanh. - Mức thưởng đối với NLĐ đã ký HĐLĐ không quá 6 tháng lương theo HĐLĐ. - Đối với công nhân viên chức thuộc lực lượng thường xuyên trong các DN chuyển sang giao kểt hợp đồng không xác định thời hạn thì mức tiền thưởng tối đa không quá 6 tháng lương cấp bậc chức vụ, phụ cấp chức vụ được hưởng theo hệ thống thang lương, bảng lương nhà nứoc. * Đối với DN ngoài quốc doanh Mức trích thưởng ít nhất là 10% lợi nhuận còn lại của DN; cách xác định lợi nhuận còn lại của DN ngoài quốc doanh do Bộ tài chính quy định. 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG VIỆC TRẢ LƯƠNG 2.1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động 2.1.1. Quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào lương Đối với người làm công ăn lương thì tiền lương là nguồn sống chủ yếu nên luật lao động quy định NLĐ có quyền được biết lý do mọi mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình, trường hợp phải khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng. Khi khấu trừ NSDLĐ phải thảo luận với BCH công đoàn cơ sở. Những khoản khấu trừ theo BLLĐ chủ yếu là khoản tiền bồi thường trong những trường hợp NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản cho DN mà thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu từ dần vào lương. 2.1.2. Quyền được tạm ứng lương Khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn, NLĐ được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận. Trường hợp gặp khó khăn đột xuất ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bản thân và gia đình, NLĐ có thể thoả thuận với NSDLĐ để tạm ứng tiền lương. Quy định này nhằm giúp cho NLĐ khả năng khắc phục khó khăn, ổn định đời sống. Trường hợp NLĐ phải tạm thời nghỉ việc để làm nghĩa vụ công dân thì được tạm ứng tiền lương. 2.2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động 2.2.1. Quyền lựa chọn hình thức trả lương Xác định áp dụng loại và hình thức trả lương nào là thuộc người SDLD để chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. NSDLĐ có quyền lựa chọn các hình thức trả lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng); theo sản phẩm; theo khoán; nhưng 79
  8. phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho NLĐ biết. 2.2.2. Nghĩa vụ trả lương đầy đủ, trực tiếp và đúng hạn NLĐ được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn và tại nơi làm việc. Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm thì không được chậm quá 1 tháng và NSDLĐ phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cho ngân hàng tại thời điểm trả lương. 3. CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG 3.1. Trả lương khi làm thêm giờ NLĐ làm thêm giờ nói được trả lương làm thêm giờ theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm như sau: - Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; - Vào ngày nghỉ hàng tuần ít nhất bằng 200% (Điều 72 của BLLĐ); - Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300% (Điều 73, 74, 75, và 78 BLLĐ). NLĐ làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 của BLLĐ thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì NLĐ còn được trả tiền lương làm thêm giờ. 3.2. Trả lương khi ngừng việc - Nếu do lỗi của NSDLĐ thì NLĐ phải được trả đủ tiền lương; - Do nguyên nhân khách quan như sự cố điện, nước, kỹ thuật, máy móc, hoặc các nguyên nhân bất khả kháng mà phải ngừng việc thì tiền lương do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. - Trường hợp do lỗi của NLĐ thì người đó không đựơc trả lương, những NLĐ khác trong cùng một đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. 3.3. Trả lương khi đi học NLĐ trong quá trình lao động có quyền được nâng cao trình độ, nghiệp vụ, chuyện môn kỹ thuật, văn hoá để thực hiện công việc đựơc giao. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể và tuỳ từng loại hình loại hình đào tạo khác nhau mà NLĐ có thể hưởng nguyên lương hoặc hương theo tỷ lệ nhất định hoặc không đựoc hưởng lương. Trường hợp nhu cầu công việc và yêu cầu của NSDLĐ thì trong thời gian đi học NLĐ có thể hưởng nguyên lương, hoặc theo tỷ lệ nhất định do hai bên thoả thuận. Hoặc đã được quy định trong TƯLĐTT. 80
  9. Trường hợp theo nguyện vọng cá nhân NLĐ có thể đựoc nghỉ học để đi học nhưng không đươc hưởng lương thì do NSDLĐ và NLĐ thoả thuận. 3.4. Trả lương khi nghỉ chế độ Thời gian nghỉ Lễ, Tết và nghỉ hàng năm NLĐ được hưởng nguyên lương. Trong trường hợp vì lý do thôi việc hoặc vì công việc mà NLĐ chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được trả lương như ngày chưa nghỉ. 3.5. Trả lương trong các trường hợp khác - Trường hợp do nguyên nhân khách quan như thời tiết, nguyên vật liệu, kỹ thuật thiết bị thì tuỳ chất lượng sản phẩm và tuỳ từng trường hợp cụ thể mà NLĐ được trả đủ hoặc với tỷ lệ nhất định; - Nếu lỗi của NLĐ gây nên thì tuỳ từng trường hợp mà NLĐ được trả lương một phần hoặc không được trả lương. - Do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do vi phạm kỷ luật lao động thì ngoài việc không được trả lương hoặc trả lương ít, NLĐ có thể phải bồi thường thiệt hại về nguyên vật liệu. 81
  10. Chương 9. BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG 1.1. Khái niệm Dưới góc độ pháp lý, bảo hộ lao động được hiểu là chế định bao gồm tổng thể các qppl do Nhà nước ban hành, xác định các điều kiện lao động an toàn và vệ sinh có tính bắt buộc, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khắc phục những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân cách NLĐ. Theo nghĩa rộng, BHLĐ được hiểu là tổng hợp các quy định về việc bảo vệ NLĐ khi tham gia quá trình lao động nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của NLĐ. Như vậy, các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ NLĐ trong qhlđ chỉ là bộ phận trong số các quy định về bhlđ. Theo nghĩa hẹp, bhlđ được hiểu là những quy định của Nhà nước liên quan đến việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ lao động khác nhằm bảo vệ tính mạng sức khỏe, và trong một số trường hợp nhằm bảo vệ nhân cách của NLĐ. Trong từ điển tiếng Việt 2003, thuật ngữ BHLĐ là bảo đảm điều kiện lao động an toàn và bảo vệ sức khoẻ của NLĐ trong quá trình lao động. Từ điển tiếng Việt năm 1997 thuật ngữ BHLĐ được giải thích là “Hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học - kỹ thuật, kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm an toàn và sức khoẻ của con người trong quá trình lao động sản xuất. Như vậy, chế độ BHLĐ là tập hợp các qppl do Nhà nước ban hành, quy định các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc; các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân cách của NLĐ và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra đối với NLĐ. 1.2. Đặc điểm - Là hoạt động mang tính chất kỹ thuật đặc thù do sự phát triển của bảo hộ lao động luôn gắn liền với công nghệ sản xuất. Việc khắc phục những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong quá trình lao động phải gắn với thực hiện các biện pháp mang tính khoa học - kỹ thuật. Vì thế, các qppl về BHLĐ không chỉ mang tính pháp lý thuần tuý mà còn có tính kỹ thuật. - Phần lớn các quy định về BHLĐ hoặc liên quan đến hoạt động BHLĐ đều có tính chất “bắt buộc cứng” nhằm hạn chế những hậu quả nghiêm trọng của việc không tuân thủ đúng các quy trình an toàn, vệ sinh lao động. - BHLĐ là hoạt động được thực hiện bởi đông đảo NLĐ và NSDLĐ. 1.3. Nguyên tắc cơ bản của chế độ bảo hộ lao động 1.3.1. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động BHLĐ 82