Giáo trình Luật kinh tế (Phần 2) - Trường Đại học Vinh

Phá sản – hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, con người làm ra sản phẩm để tự phục vụ, tự đáp
ứng cho nhu cầu của mình nên hoạt động thương mại chưa tồn tại và do đó không thể có
hiện tượng phá sản. Còn trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chủ thể kinh tế chủ yếu
là các doanh nghiệp quốc doanh được nhà nước thành lập và tài sản thuộc sở hữu nhà
nước. Các doanh nghiệp này không có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh, mà
mọi hoạt động trong quá trình kinh doanh đều theo kế hoạch của nhà nước, từ sản xuất
cho đến tiêu thụ. Nếu doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì nộp vào ngân sách nhà nước,
còn nếu thua lỗ thì được nhà nước bù lỗ. Các doanh nghiệp này vì thế không thể bị mất
khả năng thanh toán và hiện tượng phá sản vì thế cũng không xảy ra.
Trong nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã
hội tồn tại khách quan bởi các lý do sau:
- Doanh nghiệp là một thực thể xã hội như các thực thể xã hội khác, có nghĩa là
cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn
của các sự vật, hiện tượng.
- Nền kinh tế thị trường có nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, đa thành phần
kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp cùng song song tồn tại. Các loại hình doanh nghiệp
đều tự chủ về tài chính, bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Cạnh
tranh là một quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường bởi các doanh nghiệp đều
hướng tới mục tiêu tối thượng là lợi nhuận. Dưới tác động của quy luật này, một số doanh
nghiệp mạnh dần lên chiếm lĩnh thị trường, ngược lại, một số doanh nghiệp dần yếu đi, nợ
nần chồng chất, đi tới chỗ mất khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính của mình và thực
chất đã lâm vào tình trạng phá sản.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh lợi nhuận thu được thì doanh
nghiệp cũng phải chịu rất nhiều rủi ro. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, tỉ lệ rủi ro
là ¼. Nguyên nhân dẫn đến phá sản thì hết sức đa dạng và phá sản bao giờ cũng kéo theo
những hậu quả kinh tế - xã hội nhất định. Ngoài những tác động tiêu cực như sự xáo trộn,
ảnh hưởng xấu đến việc phát triển sản xuất, ổn định đời sống, đến việc làm và thu nhập
của người lao động, thì phá sản bản thân nó là một giải pháp hữu hiệu trong việc “cơ cấu
lại” nền kinh tế, góp phần duy trì sự tồn tại của những doanh nghiệp đủ sức đứng vững
trong điều kiện cạnh tranh ngày khốc liệt. 
pdf 35 trang hoanghoa 09/11/2022 5840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật kinh tế (Phần 2) - Trường Đại học Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_kinh_te_phan_2_truong_dai_hoc_vinh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Luật kinh tế (Phần 2) - Trường Đại học Vinh

  1. Trong 3 tháng kể từ ngày nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà những chủ thể trên không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đây là một quy định khá mơ hồ, bởi việc xác định thời điểm “nhận thấy” là không rõ ràng và khó có căn cứ cụ thể. 3.1.2. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung tài liệu thì Tòa án yêu cầu người nộp đơn phải sửa đổi, bổ sung trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản; trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý là ngày Tòa án nhận được đơn. Tòa án trả lại đơn yêu cầu trong các trường hợp sau: - Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do Tòa án ấn định. - Người nộp đơn không có quyền nộp đơn. - Có Tòa án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đó. - Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản. - Doanh nghiệp chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản. Trường hợp Tòa án trả lại đơn, trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án, người làm đơn có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đó. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án phải ra một trong các quyết định sau: - Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. - Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu và thụ lý đơn theo quy định của Luật phá sản. Tòa án phải thông báo cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản biết về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong vòng 05 ngày kể từ ngày thụ lý nếu người nộp đơn không phải là chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện của doanh nghiệp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, doanh nghiệp phải xuất trình cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 4 điều 15 Luật phá sản năm 2004. 69
  2. Sau khi thụ lý đơn, nếu thấy việc giải quyết phá sản không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án đã thụ lý chuyển việc giải quyết cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn. Kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc giải quyết các yêu cầu sau đây đòi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ về tài sản phải tạm đình chỉ: - Thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp là người phải thi hành án. - Giải quyết vụ án đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản. - Xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ có bảo đảm, trừ trường hợp được Tòa án cho phép. 3.1.3. Mở thủ tục phá sản Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Nếu thấy không có đủ căn cứ thì Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản. Quyết định này phải được gửi cho người làm đơn. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người làm đơn có quyền khiếu nại với chánh án Tòa án đó. Nếu thấy đủ căn cứ chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Quyết định này phải được gửi cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, Viện kiểm sát cùng cấp, và đăng báo địa phương, báo hàng ngày của trung ương trong 03 số liên tiếp. Quyết định này phải được thông báo cho chủ nợ, người mắc nợ. Thời hạn cho việc gửi, thông báo là 07 ngày kể từ ngày ra quyết định. Quyết định mở thủ tục phá sản kéo theo các vấn đề pháp lý sau: - Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, thẩm phán ra quyết định thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản. Đây là cơ quan làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Thành phần của Tổ bao gồm một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm tổ trưởng, một cán bộ của Tòa án, một đại diện của chủ nợ, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản. Ngoài ra trong trường hợp cần thiết còn có đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn do thẩm phán quyết định. - Quyền đòi nợ và nghĩa vụ gửi giấy đòi nợ của các chủ nợ. Về nguyên tắc, mọi chủ nợ của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản đều có quyền gửi giấy đòi nợ đến Tòa án có thẩm quyền. Để hưởng quyền đòi nợ của mình, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ đến Tòa án trong vòng 60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về 70
  3. quyết định mở thủ tục phá sản. Giấy đòi nợ phải nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm; kèm theo đó là các tài liệu chứng minh. Nếu hết thời hạn này mà chủ nợ không gửi giấy đòi nợ thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ. - Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản; trách nhiệm kiểm kê tài sản. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản vẫn được tiến hành bình thường nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của thẩm phán và tổ quản lý, thanh lý tài sản. Quy định này nhằm mục đích tạo cơ hội tái tổ chức hoạt động kinh doanh để cứu vớt doanh nghiệp vượt ra khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Nhằm bảo vệ tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ và các chủ thể liên quan, doanh nghiệp bị cấm thực hiện một số hoạt động sau: cất giấu, tẩu tán tài sản; thanh toán nợ không có bảo đảm; từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hoạt động sau chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán: cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản; nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng; chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; vay tiền; bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản; thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trả lương cho người lao động. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp phải kiểm kê toàn bộ tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Tòa án và xác định trị giá các tài sản đó. Tòa án có thể áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Đó là quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp khi thấy cần thiết theo đề nghị của tổ quản lý, thanh lý tài sản; hoặc tuyên bố các giao dịch của doanh nghiệp là vô hiệu theo yêu cầu của chủ nợ không có bảo đảm, tổ quản lý, thanh lý tài sản; hay ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện theo yêu cầu của chủ nợ, doanh nghiệp, tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản nếu xét thấy việc đình chỉ này có lợi hơn cho doanh nghiệp; hay đình chỉ thi hành án dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án và giải quyết vụ án bị đình chỉ trong thủ tục phá sản. 3.1.4. Hội nghị chủ nợ 71
  4. a. Thành phần tham gia Hội nghị chủ nợ Các chủ thể có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ: - Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ. - Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền. Trong trường hợp này họ có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ. - Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, và họ trở thành chủ nợ không có bảo đảm Nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ thuộc về người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi người nộp đơn là doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Nếu họ không tham gia vào hội nghị chủ nợ thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia. Người được ủy quyền có quyền và nghĩa vụ như người ủy quyền. Đối với doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp đã chết thì người thừa kế hợp pháp của người đó tham gia. b. Thủ tục triệu tập Hội nghị chủ nợ Thẩm phán phải triệu tập hội nghị chủ nợ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập xong danh sách chủ nợ. Trường hợp việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp kết thúc sau ngày lập xong danh sách chủ nợ thì thời hạn này tính từ ngày kiểm kê xong tài sản. Các hội nghị chủ nợ tiếp theo có thể được thẩm phán triệu tập bất kỳ theo đề nghị của tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc của các chủ nợ đại diện cho ít nhất 1/3 tổng số nợ không có bảo đảm. Giấy triệu tập phải được gửi cho người có quyền và nghĩa vụ tham gia chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc hội nghị. Kèm theo là chương trình, nội dung của hội nghị và các tài liệu khác. c. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có đầy đủ hai điều kiện sau: - Có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm tham dự. - Có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ được hoãn một lần trong các trường hợp sau: - Không đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm tham dự. - Quá nợ số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại hội nghị biểu quyết hoãn hội nghị. - Người có nghĩa vụ tham gia hội nghị vắng mặt có lý do chính đáng. 72
  5. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản trong những trường hợp sau: - Khi hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu là chủ nợ hoặc người lao động không tham gia hội nghị chủ nợ được triệu tập lại. - Trường hợp chỉ có doanh nghiệp/chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước/cổ đông của công ty cổ phần/thành viên hợp danh của công ty hợp danh nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà những người này không tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng. - Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút lại đơn; nếu doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà chỉ có một hoặc một số người rút đơn thì Tòa án vẫn tiến hành thủ tục phá sản. 3.2. Phục hồi hoạt động kinh doanh 3.2.1. Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi và nộp cho Tòa án trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết. Điều kiện để áp dụng thủ tục phục hồi là: - Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất tổ chức thành. - Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. 3.2.2. Xem xét, thông qua phương án phục hồi Thẩm phán phải xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án để ra quyết định đưa phương án ra hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định; hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung nếu thấy phương án chưa đảm bảo nội dung theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định phục hồi ra hội nghị chủ nợ, thẩm phán phải triệu tập hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi. 73
  6. Nghị quyết về phương án phục hồi được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. 3.2.3. Công nhận nghị quyết về phương án phục hồi và giám sát thực hiện phương án phục hồi Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan. Sau khi thẩm phán ra quyết định công nhận, tổ quản lý, thanh lý tài sản giải thể. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh sẽ do chính doanh nghiệp tự tiến hành với cơ chế giám sát thích hợp. Sáu tháng một lần, doanh nghiệp phải gửi cho Tòa án báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi. Chủ nợ có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện phương án phục hồi của doanh nghiệp. Kết thúc giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh, Tòa án phải ra một trong hai quyết định sau: - Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. - Mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Trường hợp này rõ ràng cần thành lập lại tổ quản lý, thanh lý tài sản, nhưng vấn đề này lại không được quy định trong Luật phá sản. 3.2.4. Thời hạn thực hiện phương án phục hồi Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là 03 năm, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Tòa án công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp. Thời hạn này mở rộng hơn so với quy định trong Luật phá sản doanh nghiệp là 02 năm. Luật phá sản năm 2004 cho phép các chủ nợ và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phương án phục hồi được quyền thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi. Thỏa thuận này dược chấp nhận khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên đồng ý. 3.2.5. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và hậu quả pháp lý Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nếu có một trong các trường hợp sau: - Doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. 74
  7. - Được quá nửa số phiếu của chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ. Hậu quả pháp lý đầu tiên của quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp được coi là không còn lâm vào tình trạng phá sản. Bên cạnh đó, việc thi hành án dân sự chưa được thi hành hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ chưa được giải quyết thì ngay sau quyết định đình chỉ, việc thi hành án hoặc giải quyết vụ án được tiếp tục. Tòa án ra quyết định đình chỉ phải gửi trả hồ sơ vụ án cho tòa án có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. 3.3. Thanh lý tài sản, các khoản nợ 3.3.1. Các trường hợp Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong các trường hợp sau: - Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh mà vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Đây là trường hợp đặc biệt không cần phải triệu tập hội nghị chủ nợ. - Khi hội nghị chủ nợ không thành trong các trường hợp: (1) chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ, người lao động; (2) không đủ số chủ nợ tham gia hội nghị chủ nợ sau khi chủ nợ đã được hoãn một lầm nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không phải là chủ nợ, người lao động. - Khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh mà: (1) doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày; (2) hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; (3) doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác 3.3.2. Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Những người mắc nợ doanh nghiệp có quyền khiếu nại phần quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của mình. 75
  8. Thời hạn khiếu nại, kháng nghị là 20 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. 3.3.3. Tài sản phá sản và thứ tự phân chia tài sản Tài sản phá sản là tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được xác định từ thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Ngoài ra nó còn là những tài sản được thu hồi từ các giao dịch của doanh nghiệp bị coi là vô hiệu quy định tại điều 43 Luật phá sản năm. Thứ tự phân chia tài sản là: (1) các khoản nợ có bảo đảm; (2) phí phá sản; (3) các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; (4) Các khoản nợ không có bảo đảm. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán các khoản theo quy định mà vẫn còn thì phần còn lại thuộc về: chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên của công ty, các cổ đông của công ty cổ phần, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước. 3.3.4. Đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản trong các trường hợp sau đây: - Doanh nghiệp không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản. - Phương án phân chia tài sản đã thực hiện xong. Quyết định này khép lại thủ tục thanh lý tài sản để Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. 3.4. Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản 3.4.1. Các trường hợp Tòa án tuyên bố phá sản Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong các trường hợp sau: - Đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản, thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản do Tòa án ấn định, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục thanh lý tài sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. - Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục thanh lý tài sản và nhận được các tài liệu, giấy tờ do các bên có liên quan gửi đến, Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản. 76
  9. Trường hợp ra quyết định tuyên bố phá sản thứ nhất được xem là thủ tục phá sản thông thường. Hai trường hợp còn lại là thủ tục phá sản đặc biệt, bởi vì lúc này doanh nghiệp không còn tài sản hoặc còn tài sản nhưng không đủ để nộp tiền tạm ứng phí phá sản hay không đủ để thanh toán phí phá sản. Do đó mà Tòa án không thể thực hiện được thủ tục thông thường mà phải rút gọn nó. Quyết định tuyên bố phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3.4.2. Thông báo quyết định tuyên bố phá sản Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, Tòa án phải gửi quyết định tới doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, chủ nợ, người mắc nợ doanh nghiệp, và đăng báo. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. 3.4.3. Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, chủ nợ, người mắc nợ doanh nghiệp có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản. Thời hạn cho quyền khiếu nại, kháng nghị là 20 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố phá sản. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết hạn khiếu nại, kháng nghị, Tòa án đã ra quyết định phải gửi hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, kháng nghị cho Tòa án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận hồ sơn, tổ thẩm phán (gồm 03 người) do chánh án Tòa án cấp trên thành lập phải xem xét, giải quyết và ra quyết định không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên tuyên bố phá sản; hoặc ra quyết định hủy tuyên bố phá sản và giao hồ sơ phá sản cho Tòa án cấp dưới tiếp tục tiến hành thủ tục phá sản. Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị là quyết định cuối cùng và có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản không bị khiếu nại, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết hạn khiếu nại, kháng nghị. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích khái niệm phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam? 77