Giáo trình Luật kinh doanh quốc tế

KHÁI NIỆM LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1. KHÁI NIỆM LUẬT TMQT
Khái niệm: Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các quy tắc, các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động
thương mại quốc tế.
Phân loại:
 Luật thương mại quốc tế công
 Luật thương mại quốc tế tư
2.2. CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
 Quốc gia: Các tổ chức quốc tế liên chính phủ
 Thương nhân: Trong thương mại quốc tế phải là:
 Những thể nhân và pháp nhân  Luật TMQT: Việc xác định tư cách chủ
thể của thương nhân do pháp luật quốc gia điều chỉnh
 Thương nhân của các quốc gia khác nhau  Theo quy định Điều 81,
Luật thương mại Việt Nam; Theo quy định của Điều 1, Công ước Viên về
mua bán hàng hoá quốc tế 1980
2.3. NGUỒN CỦA LUẬT TMQT
 Điều ước quốc tế về thương mại
 Luật pháp quốc gia
 Tập quán thương mại quốc tế 
pdf 32 trang hoanghoa 08/11/2022 6380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật kinh doanh quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_kinh_doanh_quoc_te.pdf

Nội dung text: Giáo trình Luật kinh doanh quốc tế

  1. Luật Kinh Doanh Quốc Tế ÐĐiều 2, Hiệp định chống bán phá giá (ADA): Một sản phẩm được xem là phá giá nếu giá xuất khẩu của nó thấp hơn so với giá của sản phẩm đó hoặc sản phẩm tương tự bán ra cho người tiêu dừng ở nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại bình thường. Tuy nhiên: . Khi giá bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu không theo điều kiện thương mại thông thường (VD: như giá bán thấp hơn chi phí sản xuất); và . Khi khối lượng hàng trên thị trường trong nước không đáng kể (khối lượng háng bán trên thị trường trong nước của nước xuất khẩu chiếm dưới 5% lượng sản phẩm bán sang nước nhập khẩu). •Xác định trên cơ sở giá so sánh của sản phẩm tương tự khi xuất khẩu sang nước thứ ba (với điều kiện là mức giá so sánh này mang tính đại diện); hoặc • Xác định theo giá cấu thành: tính trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hoá cộng các chi phí chung, chi phí hành chính, chi phí bán và tiền lợi nhuận. 3.2.2. Biên độ phá giá tối thiểu (de minimis) và khối lượng hàng bán phá giá không đáng kể Trong khuôn khổ WTO, không phải tất cả hàng hoá nhập khẩu được bán thấp hơn với giá thông thường trên thị trường đều bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Điều 5.8 ADA: Hàng hoá bán phá giá được coi là ở mức tối thiểu/không đáng kể và không thể bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá khi: . Biên độ phá giá là tối thiểu (de minimis): dưới 2% của giá xuất khẩu; hoặc . Khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá: chiếm ít hơn 3% tổng sản lượng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng dưới 3% nhưng tổng số các sản phẩm tương tự của những nước này được nhập khẩu lớn hơn 7% sản lượng nhập khẩu của sản phẩm tương tự. 3.2.3. Xác định thiệt hại đối với nền công nghiệp trong nước Điều 3, ADA: Việc xác định thiệt hại phải theo tinh thần của Ðđiều VI, GATT 1994 - dựa trên cơ sở các chứng cứ rõ ràng và xem xét khách quan của: Trang 12
  2. Luật Kinh Doanh Quốc Tế . Khối lượng và các ảnh hưởng của hàng khẩu phá giá đối với giá cả mặt hàng cùng loại được bán hoặc tiêu thụ trên thị trường nội địa, và . Các ảnh hưởng tiếp theo của các loại hàng phá giá này đối với các nhà sản xuất trong nước về các mặt hàng đó. Nếu hàng NK từ nhiều nước khác nhau cùng một lúc bị điều tra, thì phải xác định: . Mức độ phá giá có liên quan đến hàng nhập khẩu cao hơn mức cho phép “de minimis” và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước có số lượng lớn (điều 5.8) . Việc đánh giá các ảnh hưởng của hàng nhập khẩu là cần thiết theo các điều kiện cạnh tranh giữa các loại hàng nhập khẩu với nhau và giữa hàng nhập khẩu với hàng nội địa cùng loại. 3.3. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Biện pháp tạm thời: Thuế chống bán phá giá tạm thời; hoặc tiền bảo đảm (tiền đặt cọc) tương đương với mức thuế chống bán phá giá được dự tính và không cao hơn biên độ bán phá giá được dự tính tạm thời không được áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra và không được áp dụng lâu hơn 4 tháng, trong trường hợp đặc biệt không quá 6 tháng. Cam kết về giá – các thủ tục điều tra có thể được chấm dứt mà không áp dụng bất cứ biện pháp tạm thời nào nếu các nhà xuất khẩu cam kết sẽ điều chỉnh giá ở mức thoả đáng để cơ quan điều tra thấy rằng tổn hại do việc bán phá giá gây ra đã được loại bỏ Thuế chống bán phá giá: thuế suất ngang hoặc thấp hơn so với biên độ phá giá, được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn bị coi là bán phá giá và gây tổn hại. Không được áp dụng quá 5 năm (“sunset clause”) Vụ kiện “cá tra - cá ba sa” 2003 . Ủy ban Luật TMQT (ITC) áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá basa đông lạnh của Việt Nam (17/06/2003). . Bất lợi của Việt Nam trong vụ tranh chấp . Không có kinh nghiệm trong tranh tụng về Luật TMQT (vụ đầu tiên) Trang 13
  3. Luật Kinh Doanh Quốc Tế . Vụ tranh chấp này được thực hiện tại toà án Mỹ (ITC) – chỉ áp dụng luật Mỹ (không dẫn chiếu tới ADA vì Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO) . Việt Nam là đối tượng của điều khoản 771(18) của Đạo Luật Thuế nhập khẩu 1930 về “nước có nền kinh tế phi thị trường”, theo đó Thủ tục điều tra chống bán phá giá được thực hiện theo một trình tự đặc biệt: không so sánh giá sản xuất tại Việt Nam, mà so sánh trên cơ sở giá thành của một nước thứ 3 bất kỳ (ở đây là Ấn Độ) Trang 14
  4. Luật Kinh Doanh Quốc Tế CHƯƠNG III HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. KHÁI NIỆM Luật dân sự: Hợp đồng là các thoả thuận giữa các chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của họ trong một quan hệ giao dịch cụ thể. Luật thương mại: Hợp đồng thương mại là hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân Hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng thương mại được ký kết giữa các thương nhân của các quốc gia khác nhau. 1.2. CHỦ THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG TMQT Chủ thể của các hợp đồng thương mại quốc tế là Thương nhân (cá nhân, pháp nhân) của các quốc gia khác nhau. • Luật TM: Là Hợp đồng được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài (Đ 80). Quốc tịch của thương nhân được xác định theo nơi đăng ký thành lập. • Luật TMQT: Là Hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau (CƯ Vienna 1980). Năng lực chủ thể: Tập quán TMQT coi việc xác định năng lực chủ thể của các thương nhân thuộc phạm vi thẩm quyền của pháp luật quốc gia (mà họ mang quốc tịch). Điều 81 Luật TM: . Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. . Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài (có giấy phép kinh doanh và mã số kinh doanh XNK tại cơ quan Hải quan). Trang 15
  5. Luật Kinh Doanh Quốc Tế Đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế: Vòng đàm phán Uruguay của GATT phân loại các đối tượng của hoạt động TMQT: . Thương mại hàng hoá: dầu hoả, xe hơi, gạo, máy tính (hữu hình) . Thương mại dịch vụ: bảo hiểm, du lịch, vận tải, truyền hình (vô hình) . Thương mại liên quan đến quyền SHTT: quyền tác giả và quyền SHCN (vô hình) Nguyên tắc: Đối tượng cụ thể của giao dịch thương mại quốc tế do pháp luật quốc gia liên quan quy định: Có một số đối tượng của hoạt động thương mại quốc nội bị loại bỏ khỏi hoạt động thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật thương mại quốc gia. VD: quyết định số 142/1999/ QĐ - TTg ngày 30/12/1999 của Thủ tướng chính phủ về điều hành XNK năm 2000 quy định: gỗ trơn gỗ xẻ, than từ gỗ hoặc củi không thể là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. 1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO QUAN HỆ HỢP ĐỒNG TMQT . Cam kết của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế Luật thương mại quốc gia Tập quán thương mại quốc tế Điều ước quốc tế . Hiệu lực của hợp đồng TMQT . Giá trị pháp lý của hợp đồng TMQT Tính hợp pháp của hợp đồng thương mại quốc tế được xác định trên cơ sở quy định pháp luật của mỗi Quốc gia Hợp đồng TMQT được coi là hợp pháp khi thoả mãn các quy định của pháp luật quốc gia liên quan: . Chủ thể của hợp đồng phải được phép tham gia ký kết hợp đồng thương mại quốc tế; . Đối tượng của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật; . Hợp đồng phải phù hợp về hình thức . TD: Luật TM Việt Nam: Hợp đồng TMQT được ký kết bằng văn bản. . Nội dung của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia Trang 16
  6. Luật Kinh Doanh Quốc Tế . TD: Luật TM Việt Nam quy định nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ít nhất phải có các điều khoản được quy định ở điều 50 Luật thương mại. 1.4. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA UNIDROIT . Hợp đồng thương mại hàng hoá quốc tế: Hợp đồng mua bán hàng hoá; Hợp đồng trao đổi hàng hoá; Hợp đồng mua bán thông qua đấu thầu, đấu giá. . Hợp đồng thương mại dịch vụ quốc tế Hợp đồng dịch vụ vận tải hàng hoá; Hợp đồng dịch vụ bảo hiểm; Hợp đồng gia công sản phẩm; Hợp đồng dịch vụ pháp lý; Hợp đồng thuê tài chính; Hợp đồng bảo đảm ngân hàng . Hợp đồng thương mại quốc tế liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ Hợp đồng chuyển giao công nghệ (License); Hợp đồng đặc quyền thương mại (Franchising). 1.5. PHÂN LOẠI Tập quán thương mại quốc tế do Viện nghiên cứu quốc tế về việc nhất điển hoá pháp luật tư (UNIDROIT) soạn thảo năm 1994. “Các nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT” – Nguyên tắc UNIDROIT Cấu trúc của văn bản (gồm 119 điều khoản và 7 chương) . Chương I: Điều khoản chung . Chương II: Soạn thảo hợp đồng . Chương III: Giá trị pháp lý của hợp đồng . Chương IV: Giải thích điều khoản . Chươhg V: Nội dung hợp đồng . Chương VI: Thực hiện hợp đồng Trang 17
  7. Luật Kinh Doanh Quốc Tế . Chương VII: Không thực hiện hợp đồng Những nội dung cơ bản của nguyên tắc UNIDROIT . Nguyên tắc tự do hợp đồng . Nguyên tắc tôn trọng nội dung hợp đồng (favor contractus) . Nguyên tắc thiện chí và trung thực (fair and good faith) . Khống chế gian lận . Các nguyên tắc chọn luật trong hợp đồng . Thủ tục soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng . Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng 2. HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 2.1. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CISG 1980 Công ước của Liên Hiệp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế 1980, còn gọi là Công ước Vienna 1980 (CISG) Thành viên: 110 nước (1999) CISG 1980 điều chỉnh các vấn đề liên quan đến ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và những quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng. CISG không áp dụng đối với việc mua bán các hàng hoá sau (Điều 2): . Phục vụ cho mục đích cá nhân và gia đình; . Bán đấu giá; . Thi hành án; . Tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, cổ phần, các giấy tờ có giá khác . Tàu thủy, tàu chở hàng, tàu đệm không khí; . Điện năng. Nội dung hợp đồng: . Hình thức hợp đồng: Hợp đồng miệng + Hợp đồng bằng văn bản Trang 18
  8. Luật Kinh Doanh Quốc Tế . Luật TM Việt Nam: Hợp đồng MBHHQT phải được thực hiện dưới hình thức văn bản (Điều 81) . Luật TM Mỹ, Úc, Đức: Hợp đồng MBHHQT có thể thực hiện bằng cả hình thức văn bản và hình thức miệng . CISG – công nhận cả hai hình thức hợp đồng văn bản và hợp đồng miệng (Điều 11). Tuy nhiên nếu quốc gia mà một trong các bên mang quốc tịch bắt buộc hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức văn bản thì hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức văn bản (Điều 96) Thời điểm ký kết hợp đồng: . Ký kết trực tiếp: chào hàng và chấp nhận chào hàng cùng một thời điểm . Ký kết gián tiếp: chào hàng và chấp nhận chào hàng khác thời điểm Thuyết tiếp thu (CISG) VN Thuyết tống phát Điều khoản cơ bản bắt buộc của hợp đồng: . CISG (3): Tên hàng; số lượng; giá cả . Luật TM Việt Nam (6): Tên hàng; Số lượng; Quy cách chất lượng; Giá cả; Phương thức thanh toán; Địa điểm và thời hạn giao hàng. Những điều khoản bổ sung cần thiết trong một hợp đồng MBHH QT . Điều kiện giao hàng . Quyền và nghĩa vụ của các bên . Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng . Luật áp dụng Giải quyết tranh chấp Trang 19
  9. Luật Kinh Doanh Quốc Tế Chuyển dịch rủi ro . International Commercial Terms – INCOTERMS . Phòng Thương mại Quốc tế (ICC): 1936, 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000. . Incoterms giải quyết các vấn đề sau: Ấn định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến vận chuyển hàng hoá bao gồm cả những chi phí bổ sung có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển; Ấn định quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc giải quyết các thủ tục hải quan liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và quá cảnh sang quốc gia thứ ba bao gồm việc trả lệ phí hải quan và các khoản lệ phí khác; Ấn định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua trong trường hợp hàng hoá bị mất mát hay hư hỏng; Ấn định nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá. Các nhóm điều khoản INCOTERMS 2000 Incoterms có 13 điều khoản giao hàng được chia thành 4 nhóm: . Nhóm E – Hàng hoá được chuyển giao cho người mua ngay tại trụ sở của người bán: EXW (Ex Works) . Nhóm F – Người bán phải chuyển hàng tới phương tiện vận chuyển được chỉ định bởi người mua: FCA, FAS, FOB Trang 20
  10. Luật Kinh Doanh Quốc Tế . Nhóm C – Người bán phải thuê phương tiện vận chuyển và chịu trách nhiệm đối với các rủi ro, mất mát, hư hại và các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hoá: CFR, CIF, CPT, CIP . Nhóm D – Người bán chịu trách nhiệm đối với các chí phí và rủi ro để đưa hàng tới điểm giao hàng: DAF, DES, DEQ, DDU, DDP. CIF (Cost -Insurance and Freight) . Rủi ro: Được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hoá được chuyển lên mạn tàu. . Bảo hiểm: Người bán . Chi phí vận chuyển: Người bán . Thủ tục hải quan: Ở cảng đi do người bán chịu trách nhiệm Ở cảng đến do người mua chịu trách nhiệm Liên quan đến vận chuyển hàng hoá đường biển và đường sông. FOB (Free On Board) . Rủi ro: Được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hoá được chuyển lên mạn tàu . Chi phí vận chuyển: Người mua . Bảo hiểm: Người mua . Thủ tục hải quan: Ở cảng đi do người bán thực hiện Ở cảng đến do người mua thực hiện Liên quan đến vận chuyển hàng hoá đường biển và đường sông. Trách nhiệm hợp đồng . Vi phạm nghĩa vụ chịu trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm trong hợp đồng (các chế tài) Trách nhiệm ngoài hợp đồng (do hợp đồng qui định) (Do pháp luật quy định) . Hậu quả: Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ Phạt vi phạm Bồi thường thiệt hại Trang 21
  11. Luật Kinh Doanh Quốc Tế . Miễn trách: Do các bên tự thoả thuận trước trong hợp đồng Do lỗi của người có quyền Do lỗi của bên thứ ba Do trường hợp bất khả kháng (force majeur) Điều kiện bất khả kháng (Force majeur) . Bất khả kháng là trường hợp rủi ro có tính chất bất thường gây nên thiệt hại mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được. . Điều 79 CISG 1980: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một cản trở nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc tránh được trở ngại đó hoặc khắc phục được hậu quả của nó”. Các điều kiện đối với sự kiện bất khả kháng dẫn tới miễn trách nhiệm hợp đồng . Mối quan hệ nhân quả giữa tình huống bất khả kháng và việc không thực hiện nghĩa vụ. Mối liên hệ này phải là mối liên hệ trực tiếp. . Không thể thực hiện được nghĩa vụ: tình huống bất khả kháng không thể là căn cứ để miễn trừ trách nhiệm nếu như ảnh hưởng của chúng chỉ giới hạn ở mức độ gây khó khăn cho việc thực hiện nghĩa vụ. . Bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình phải thông báo đầy đủ, kịp thời cho phía bên kia về sự xuất hiện trường hợp bất khả kháng trong thời hạn luật định. . Trường hợp bất khả kháng phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận. 2.2. HỢP ĐỒNG ĐẶC QUYỀN THƯƠNG MẠI (FRANCHISING) Khái niệm: Đặc quyền thương mại là thỏa thuận mà theo đó người giao đặc quyền thương mại chuyển một tổ hợp các quyền sở hữu trí tuệ cho bên nhận đặc quyền thương mại để sử dụng vào mục đích thương mại trên một khu vực lãnh thổ nhất định. . Bên giao đặc quyền (Franchisor): Bán giấy phép sử dụng độc quyền kinh doanh một tổ hợp các quyền sở hữu trí tuệ của mình trên một phạm vi thị trường cụ thể Trang 22
  12. Luật Kinh Doanh Quốc Tế . Bên sử dụng đặc quyền (Franchisee): Mua giấy phép sử dụng độc quyền và kinh doanh dưới nhãn hiệu thương mại của bên giao đặc quyền. Đối tượng hợp đồng: Các sản phẩm sở hữu trí tuệ, như quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, patent, bí mật thương mại). Mô hình quan hệ đặc quyền thương mại Nội dung hợp đồng thường được phân thành 2 phần: . Thoả thuận mua đặc quyền: Tổ hợp đặc quyền được chuyển giao Giá cả Dịch vụ sẽ được cung cấp (liệt kê những dịch vụ bên chuyển giao đặc quyền phải cung cấp cho bên sử dụng đặc quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng) . Thoả thuận về sử dụng đặc quyền: Đặc quyền được chuyển giao cho bên sử dụng đặc quyền Nghĩa vụ của bên cung cấp đặc quyền Nghĩa vụ của bên sử dụng hợp đồng Hạn chế đối với bên sử dụng hợp đồng Chuyển giao quyền sử dụng đặc quyền Chấm dứt hợp đồng Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng: Trang 23
  13. Luật Kinh Doanh Quốc Tế . Bên chuyển giao đặc quyền . Bên sử dụng đặc quyền Hợp đồng đặc quyền thương mại vs. Hợp đồng chuyển giao công nghệ . Mục đích . Đối tượng . Mối liên hệ với bên thứ ba . Cơ sở thay đổi chấm dứt Trang 24
  14. Luật Kinh Doanh Quốc Tế CHƯƠNG IV THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN 1.1. HỐI PHIẾU Hối phiếu là 1 lệnh vô điều kiện được làm bằng văn bản do người phát hành hối phiếu ký phát và gửi cho 1 người khác, để yêu cầu người được gửi thanh toán theo yêu cầu vào 1 thời điểm cố định hoặc có thể xác định được trong tương lai 1 khoản tiền cho 1 người cụ thể hoặc cho người cầm giữ.” 1.2. LỆNH PHIẾU Lệnh phiếu một văn bản mà trong đó người vay tiền đồng ý thanh toán vô điều kiện một khoản tiền cố định theo những điều kiện cụ thể vào một thời điểm xác định. 1.3. SÉC Séc là một mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản yêu cầu NH phục vụ trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người có tên trên cheque hoặc theo lệnh của người này. 2. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 2.1. NHỜ THU Khái niệm: Là phương thức thanh toán mà sau khi giao hàng, người bán ký phát hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng đòi tiền trên cơ sở hối phiếu và các chứng từ vận đơn do người bán lập. Chứng từ nhờ thu gồm hai loại: Chứng từ tài chính dùng để thu tiền: hối phiếu, kỳ phiếu, Sec và Chứng từ thương mại dùng để thuyết minh về hàng hóa: Hóa đơn (comercial invoice), vận đơn (ocean bill of lading/airway bill of lading) và các giấy chứng nhận về hàng hóa (Certificate of weight/quantity/quality/origin ) Phân loại Nhờ thu trơn (clean collection): Là phương thức thanh toán, mà sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người bán ký phát Hối phiếu nhờ NH thu hộ tiền mà không kèm theo điều kiện nào cả, còn chứng từ thương mại được lập gửi cho Trang 25
  15. Luật Kinh Doanh Quốc Tế người mua làm cơ sở nhận hàng. Như vậy, nhờ thu trơn dựa vào chứng từ tài chính mà không kèm chứng từ thương mại. (6) T/T Ngân hà ng (B) Ngân hà ng (M) (3) HP & chỉ thị nhờ thu (7) (5) Lệnh Báo có (2) HP (4) HP chuyển tiền (1) Hàng hóa Người bán (B) Người mua (B) Nhờ thu kèm chứng từ (docmuntery collection): Phương thức thanh toán nhờ thu mà người bán yêu cầu người mua phải trả tiền, NH mới giao chứng từ để đi nhận hàng (áp dụng trong trường hợp thanh toán ngay). (7) T/T Ngân hàng (B) (3) HP, chỉ thị nhờ thu Ngân hàng (M) & bộ chứng từ 5) Lệnh (6) (8) (2) HP (4) HP chuyển BCT Báo có & BCT tiền (1) Hàng hóa Người bán (B) Người mua (B) Trang 26
  16. Luật Kinh Doanh Quốc Tế 2.1.1. TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Khái niệm: Là một thoả thuận, trong đó một ngân hàng sẽ mở thư tín dụng (L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở L/C người mua), cam kết – hoặc chỉ định một NH khác – chi trả hoặc chấp nhận Hối phiếu do người thứ 3 (người bán) ký phát trên hối phiếu, nếu người thứ ba xuất trình một bộ chứng từ thanh toán chứng minh rằng người này đã thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong L/C. Thư tín dụng (Letter of credit – L/C): Là một bức thư do NH viết ra theo yêu cầu của người mua, trong đó NH cam kết sẽ trả cho người bán (hoặc người nào đó do người bán chỉ định) một số tiền nhất định, trong một khoản thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó. . Bên cấp vốn (người cho vay) là NH mở thư tín dụng . Bên được cấp vốn (người đi vay) là người mua/người yêu cầu NH viết thư tín dụng. . Người được thanh toán là người bán. Mô hình phương thức thanh toán L/C (7) Ngân hàng (B) (6) Ngân hàng (M) Advising bank Issuing bank (2) (7’) (6’) (5) (3) (1) (8) (9) Người bán (B) Người mua (M) (Exporter) (4) (Importer) Một số loại L/C phổ biến . L/C không hủy ngang . L/C hủy ngang . L/C hủy ngang miễn truy đòi . L/C chuyển nhượng . L/C giáp lưng Trang 27