Giáo trình Luật cạnh tranh (Phần 1) - Trường Đại học Vinh

Vai trò của cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện
mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường. Nhờ có cạnh tranh, với sự thay đổi liên tục
về nhu cầu và với bản tính “tham lam” của con người mà nền kinh tế thị trường đã đem
lại những bước phát triển nhảy vọt mà loài người chưa từng có được trong các hình thái
kinh tế trước đó. Sự ham muốn không có điểm dừng đối với lợi nhuận của nhà kinh
doanh sẽ mau chóng trở thành động lực thúc đẩy họ sáng tạo không mệt mỏi, làm cho
cạnh tranh trở thành động lực của sự phát triển. Theo đó, cạnh tranh có những vai trò cơ
bản sau đây:
1.2.1. Cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
Trong môi trường cạnh tranh, người tiêu dùng có vị trí trung tâm, họ được “cung
phụng” bởi các bên tham gia cạnh tranh. Nhu cầu của họ được đáp ứng một cách tốt nhất
mà thị trường có thể cung ứng, bởi họ là người có quyền bỏ phiếu bằng đồng tiền để
quyết định ai được tồn tại và ai phải ra khỏi cuộc chơi. Nói khác đi, cạnh tranh đảm bảo
cho người tiêu dùng có được cái mà họ muốn. Một nguyên lý của thị trường là ở đâu có
nhu cầu, có thể kiếm được lợi nhuận thì ở đó có mặt các nhà kinh doanh, người tiêu dùng
không còn phải sống trong tình trạng xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm như thời kỳ bao
cấp, mà ngược lại, nhà kinh doanh luôn tìm đến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
một cách tốt nhất.
Với sự ganh đua của môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách
hạ giá thành sản phẩm nhằm lôi kéo khách hàng về với mình. Sự tương tác giữa nhu cầu
của người tiêu dùng với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh
đã làm cho giá cả hàng hóa và dịch vụ đạt được mức rẻ nhất có thể; các doanh nghiệp có
thể thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong khả năng chi tiêu của họ. Với ý nghĩa đó,
cạnh tranh loại bỏ mọi khả năng bóc lột người tiêu dùng từ phía nhà kinh doanh.
Thị trường là nơi gặp gỡ giữa sở thích của người tiêu dùng và khả năng đáp ứng
về trình độ công nghệ của người sản xuất. Trong mối quan hệ đó, sở thích của người tiêu
dùng là động lực chủ yếu của yếu tố cầu; công nghệ sẽ quyết định về yếu tố cung của thị
trường. Tùy thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu, người tiêu dùng sẽ quyết định việc
sử dụng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Phụ thuộc vào những tính toán về công nghệ, về
chi phí… nhà sản xuất sẽ quyết định mức độ đáp ứng nhu cầu về loại sản phẩm, về giá và
chất lượng của chúng. Thực tế đã cho thấy, mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng phụ thuộc vào khả năng tài chính, trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Những gì
mà doanh nghiệp chưa thể đáp ứng sẽ là các đề xuất từ phía thị trường để doanh nghiệp
lên kế hoạch cho tương lai. Do đó, có thể nói nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng
(đại diện cho thị trường) có vai trò định hướng cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Kinh tế học đánh giá hiệu quả của một thị trường dựa vào khả năng đáp ứng nhu
cầu cho người tiêu dùng. Thị trường sẽ được coi là hiệu quả nếu nó cung cấp hàng hóa,
dịch vụ đến tay người tiêu dùng với giá trị cao nhất. Thị trường sẽ kém hiệu quả nếu chỉ
có một người bán mà cô lập với các nhà cạnh tranh khác, các khách hàng khác.
1.2.2. Điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường
Như một quy luật sinh tồn của tự nhiên, cạnh tranh đảm bảo phân phối thu nhập và
các nguồn lực kinh tế tập trung vào tay những doanh nghiệp giỏi, có khả năng và bản lĩnh
trong kinh doanh. Sự tồn tại của cạnh tranh sẽ loại bỏ những khả năng lạm dụng quyền
lực thị trường để bóc lột đối thủ cạnh tranh và bóc lột khách hàng. Vai trò điều phối của
cạnh tranh thể hiện thông qua các chu trình của quá trình cạnh tranh. Dẫu biết rằng, cạnh
tranh là một chuỗi các quan hệ và hành vi liên tục không có điểm dừng diễn ra trong đời
sống của thương trường, song được các lý thuyết về kinh tế mô tả bằng hình ảnh phát
triển của các chu trình theo hình xoắn ốc. Theo đó, chu trình sau có mức độ cạnh tranh và
khả năng kinh doanh cao hơn so với chu trình trước. Do đó, khi một chu trình cạnh tranh
được giả định là kết thúc, người chiến thắng sẽ có được thị phần (kèm theo chúng là
nguồn nguyên liệu, vốn và lao động…) lớn hơn điểm xuất phát. Thành quả đạt được lại
sử dụng làm khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh tiếp theo. Cứ thế, kết quả thực hiện các
chiến lược kinh doanh và cạnh tranh hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp có sự tích tụ dần
trong quá trình kinh doanh để nâng cao dần vị thế của người chiến thắng trên thương
trường. Trong cuộc cạnh tranh dường như có sự hiện diện của một “bàn tay vô hình” lấy
đi mọ nguồn lực kinh tế từ những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả để trao cho
những người có khả năng sử dụng một cách tốt hơn. Sự dịch chuyển như vậy đảm bảo
cho các giá trị kinh tế của thị trường được sử dụng một cách tối ưu. 
pdf 27 trang hoanghoa 7080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật cạnh tranh (Phần 1) - Trường Đại học Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_canh_tranh_phan_1_truong_dai_hoc_vinh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Luật cạnh tranh (Phần 1) - Trường Đại học Vinh

  1. như một người có khả năng chi phối nguồn nguyên liệu đầu vào trong một ngành sản xuất, chắc chắn họ cũng sẽ khống chế sự vận động của các quan hệ sản xuất trên thị trường đó. Vì vậy, điều kiện về sự cân bằng của các yếu tố đầu vào đảm bảo cho doanh nghiệp có vị thế ngang nhau và cơ hội ngang nhau trong việc triển khai các chiến lược kinh doanh. Nhìn chung, những điều kiện để có cạnh tranh hoàn hảo là những tiêu chí nhằm gọt bỏ mọi nguy cơ hình thành các thế mạnh trên thị trường, đảm bảo không một ai (cả người bán lẫn người mua) có thể chi phối thị trường. Với mô hình thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các nhà kinh tế học xem khả năng của cạnh tranh của cạnh tranh tác động đến sự vận hành các quan hệ thị trường trong trạng thái “tĩnh”. Nói cách khác, cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mang tính lý thuyết dựa trên những điều kiện giả định của các nhà khoa học, mà không tồn tại trên thực tế. Sự vận động của các yếu tố trên thị trường như vốn, nguyên liệu, lao động và thị phần, kết hợp với bản tính hay thay đổi của người tiêu dùng đã làm cho thị trường không thể đồng thời tồn tại đủ các điều kiện nói trên. Các sản phẩm sẽ không thể đồng nhất trước sự phong phú và đa dạng của nhu cầu tiêu dùng trong xã hội, ngay cả với những mặt hàng đồng nhất do tự nhiên mà có như đường ăn, muối cũng đang có xu hướng đa dạng hóa. Mặt khác, sự mở rộng không ngừng của khái niệm thị trường sản phẩm lẫn thị trường địa lý làm cho khả năng hoàn hảo về thông tin là không thể xảy ra. Sự vận động không ngừng của thị trường đã phủ nhận khả năng tồn tại của một loại thị trường “tĩnh” theo kiểu lý thuyết về cạnh tranh hoàn hảo. * Cạnh tranh không hoàn hảo Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó, các doanh nghiệp phân phối hoặc sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực để có thể chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường. Theo Từ điển kinh tế học hiện đại, cạnh tranh không hoàn hảo ra đời do sự khuyết đi một trong những yếu tố để tạo nên sự hoàn hảo của thị trường. Trong thực tế, hình thức cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trường, ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành của nền kinh tế. Nếu như trong cạnh tranh hoàn hảo, không có ai có đủ khả năng chi phối thị trường, thì trong cạnh tranh không hoàn hảo, do các điều kiện để sự hoàn hảo tồn tại không đầy đủ nên mỗi thành viên của thị trường đều có một mức độ quyền lực nhất định đủ để tác động đến giá cả của sản phẩm. Tùy từng biểu hiện của hình thức cạnh tranh này mà cách thức tác động đến giá cả sẽ là khác nhau. Kinh tế học chia cạnh tranh không hoàn hảo thành cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền nhóm: - Cạnh tranh mang tính độc quyền: Lý thuyết về hình thức cạnh tranh mang tính “độc quyền” gắn liền với các công trình nghiên cứu của nhà kinh tế học người Mỹ Edward Chamberlin (1899-1967) và nhà kinh tế học người Anh Joan V. Robinson (1903-1983). Mặc dù là những nhà nghiên cứu 11
  2. độc lập nhưng trong các tác phẩm đã công bố, hai nhà khoa học này có nhiều quan điểm tương đồng trong việc mô tả về hiện tượng cạnh tranh mang tính độc quyền. Cạnh tranh mang tính độc quyền là hình thức cạnh tranh sản phẩm, mà mỗi doanh nghiệp đều có mức độ độc quyền nhất định vì họ có sản phẩm của riêng mình. Mặc dù các sản phẩm trên thị trường “có thể” thay thế cho nhau, song các doanh nghiệp luôn nỗ lực thực hiện cá biệt hóa sản phẩm của mình. Sự thành công trong việc dị biệt hóa sản phẩm phù hợp với sự đa dạng và tính hay thay đổi của nhu cầu thị trường quyết định mức độ độc quyền và thành công của doanh nghiệp. Các tiêu chí được sử dụng để cá biệt hóa sản phẩm thường là mẫu mã, chất lượng, nhãn mác, dịch vụ bán hàng Chúng ta “có thể” tìm thấy sự hiện diện của cạnh tranh mang tính “độc quyền” trong thị trường của các ngành như hóa mỹ phẩm, may mặc, ôtô - Độc quyền nhóm: Trong độc quyền nhóm, hình thức cạnh tranh được tồn tại trong một số ngành chỉ có một số ít nhà sản xuất và mỗi nhà sản xuất đều nhận thức được rằng giá cả của mình không chỉ phụ thuộc vào năng suất của chính mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động của các đối thủ cạnh tranh quan trọng trong ngành đó. Ở mô hình độc quyền nhóm, người ta không cần quan tâm đến tính thuần nhất của sản phẩm mà nhấn mạng đến số lượng thành viên của thị trường, đặc thù công nghệ của một số ngành sản xuất đòi hỏi quy mô tối thiểu có hiệu quả lớn đến mức không phải ai cũng có thể đáp ứng. Chỉ một số lượng nhỏ doanh nghiệp với tiềm lực tài chính và khả năng về công nghệ có thể tham gia đầu tư, ví dụ như sản xuất ô tô, cao su, thép, xi măng.v.v. Khi đó, sự thay đổi về giá của mỗi doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp khác và ngược lại. Mặt khác, việc thay đổi sản lượng của doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu của sản phẩm và tác động đến sự thay đổi của giá cả sản phẩm. * Độc quyền Độc quyền tồn tại khi chỉ có một doanh nghiệp duy nhất sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường mà không có sự thay thế từ các sản phẩm hoặc các chủ thể kinh doanh khác. Khi có vị trí độc quyền, thị trường sẽ trao cho doanh nghiệp quyền lực của mình, “khả năng tác động đến giá cả thị trường của một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định”. Như vậy, độc quyền là một thuật ngữ để chỉ việc một doanh nghiệp nào đó duy nhất tồn tại trên thị trường mà không có đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp độc quyền có thể độc quyền nguồn cung (độc quyền bán) hoặc độc quyền cầu (độc quyền mua) trên thị trường. Cả hai trường hợp độc quyền này đều đem lại cho doanh nghiệp độc quyền khả năng khống chế ý chí của đối tác hoặc của khách hàng, tước bỏ khả năng lựa chọn của khách hàng, buộc họ chỉ còn một cơ may duy nhất là được giao dịch với doanh nghiệp độc quyền. Khi ấy, sự chi phối của doanh nghiệp độc quyền đến giá cả và những điều kiện thương mại khác dễ xảy ra. Những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành độc quyền bao gồm các loại sau đây: - Độc quyền hình thành từ quá trình cạnh tranh. Với tư cách là kết quả của quá trình cạnh tranh, độc quyền được tạo ra bởi sự tích tụ dần theo cơ chế lợi nhuận và các nguồn lực thị trường cứ tích tụ dần vào doanh nghiệp đã chiến thắng. Cứ như thế, sự bồi 12
  3. đắp về nguồn lực qua thời gian cho doanh nghiệp chiến thắng và sự ra đi của những doanh nghiệp thất bại đã hình thành nên thế lực độc quyền; - Độc quyền hình thành từ yêu cầu của công nghệ sản xuất hoặc yêu cầu về quy mô tối thiểu của ngành kinh tế kỹ thuật. Theo đó, trong những ngành kinh tế nhất định chỉ có những nhà đầu tư nhất định đáp ứng được yêu cầu về công nghệ hoặc về số vốn đầu tư tối thiểu mới có thể đầu tư kinh doanh có hiệu quả. Những điều kiện về công nghệ, về vốn tối thiểu đã loại bỏ dần những người không đủ khả năng, dẫn đến việc chỉ có một nhà đầu tư nào đó có thể đáp ứng được những điều kiện đó và thị trường đã trao cho người đủ điều kiện vị trí độc quyền. Trong đời sống kinh tế hiện đại, có thể tìm thấy những ngành có các yêu cầu công nghệ cao và vốn lớn như chế tạo máy bay, du lịch không gian. - Độc quyền hình thành từ sự tồn tại của các rào cản trên thị trường (barrier). Các rào cản đó bao gồm sự bảo hộ của Nhà nước (bao gồm bảo hộ bằng các quyết định hành chính cho các doanh nghiệp Nhà nước và bảo hộ các đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp); sự trung thành của khách hàng; rào cản do lợi thế chi phí tuyệt đối của doanh nghiệp đang tồn tại, đã làm cản trở sự gia nhập thị trường của các nhà kinh doanh mới, từ đó củng cố và bảo vệ vị trí độc quyền của doanh nghiệp hiện đang tồn tại; - Độc quyền do sự tích tụ tập trung kinh tế. Tập trung kinh tế diễn ra thông qua việc sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại, liên doanh và những hình thức khác (ví dụ như việc kiêm nhiệm vị trí lãnh đạo trong nhiều doanh nghiệp), việc mua lại doanh nghiệp có thể hiểu là mua lại toàn bộ một doanh nghiệp hoặc mua một lượng đáng kể cổ phiếu của doanh nghiệp khác để có thể kiểm soát nó. Sự tồn tại của doanh nghiệp độc quyền có khả năng tập trung mọi nguồn lực thị trường để đầu tư hoặc phát triển nghiên cứu công nghệ, triển khai thực hiện những dự án đầu tư đòi hỏi vốn lớn. Rất nhiều thành tựu kinh tế và khoa học kỹ thuật của nhân loại trong thế kỷ XXI đã được thực hiện dưới sự tài trợ của các doanh nghiệp hoặc các tập đoàn độc quyền. Tuy nhiên, sự xuất hiện của độc quyền trong đời sống kinh tế sẽ triệt tiêu cạnh tranh, có thể gây ra những thiệt hại khó lường trước như: - Người tiêu dùng rất dễ bị bóc lột bởi việc doanh nghiệp độc quyền đặt ra các mức giá phi cạnh tranh (còn gọi là mức giá bóc lột); - Độc quyền có thể là nguyên nhân gây ra lãng phí cho xã hội bằng các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để củng cố hoặc duy trì độc quyền bằng mọi giá; - Độc quyền có thể bóp méo chi phí sản xuất. Doanh nghiệp độc quyền ít chịu sức ép cạnh tranh so với các doanh nghiệp cạnh tranh. Do đó nên sức ép giảm chi phí đối với doanh nghiệp độc quyền cũng thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp phải tồn tại trong môi trường cạnh tranh. Với cùng một loại hàng hoá sản xuất và cùng một lượng hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng, doanh nghiệp độc quyền thường có chi phí cao hơn so với doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh; - Độc quyền tạo ra sức ỳ cho bản thân doanh nghiệp độc quyền. Vì không phải chịu các sức ép từ cạnh tranh, nên các doanh nghiệp độc quyền không có động lực cải tiến kỹ thuật, cắt giảm chi phí và đầu tư phát triển công nghệ được bao bọc bởi hiệu quả kinh tế không từ khả năng kinh doanh mà từ vị trí độc quyền có thể khiến cho doanh 13
  4. nghiệp tự bằng lòng với những gì họ đang có. Những điều nói trên tạo ra sức ỳ nhất định cho doanh nghiệp. Những diễn biến xảy ra đối với các doanh nghiệp độc quyền của Việt Nam trong nhiều ngành là ví dụ điển hình. 1.3.3. Cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh Dựa vào tính lành mạnh và sự tác động của hành vi đối với thị trường, các hành vi cạnh tranh được chia làm 3 loại là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh. a. Hành vi cạnh tranh lành mạnh Theo cuốn Black’s Law Dictionary, cạnh tranh lành mạnh được định nghĩa “là hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay thẳng giữa các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh”16. Luôn là ước muốn của các doanh nghiệp có thái độ kinh doanh tử tế, của những nhà quản lý kinh tế, cạnh tranh lành mạnh đem lại hiệu quả tối ưu cho người tiêu dùng. Nuôi nấng và tô vẽ các nét đẹp truyền thống văn hiến vài nghìn năm, nền kinh tế lúa nước của người Việt Nam cũng phản ánh những quan niệm về cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động giao lưu thương mại. Những câu thành ngữ “buôn có bạn, bán có phường”, sự hình thành các trung tâm thương mại lớn như “nhất kinh kỳ, nhì phố hiến” đã cho thấy các thương nhân Việt Nam đã có thói quen yêu mến sự lành mạnh của cạnh tranh. Hiện nay, là khái niệm chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết, cạnh tranh lành mạnh không phải là khái niệm luật định cho dù bất cứ đạo luật cạnh tranh nào cũng đều hướng đến xây dựng và hoàn thiện một thị trường cạnh tranh lành mạnh. Trong khoa học pháp lý, người ta cũng chưa có được bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh lành mạnh làm vừa lòng tất cả những nhà khoa học. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã có một sự thống nhất khi đưa ra những đặc trưng của cạnh tranh lành mạnh như sau: - Cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp; - Có mục đích thu hút khách hàng; - Không trái pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh đem lại cho người tiêu dùng chất lượng sản phẩm ngày càng cao, sự đa dạng sản phẩm theo nhu cầu, giá cả hợp lý; đem lại cho đời sống kinh tế - xã hội những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật, sự hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực kinh tế như: vốn, lao động, nguyên liệu. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh sẽ là trọng tài công bằng để lựa chọn những nhà kinh doanh có đủ năng lực, đủ bản lĩnh để tồn tại và kinh doanh hiệu quả. b. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh Điều 10 Bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định: “bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn, không trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Do ra đời từ bản tính hám lợi và ganh đua của con người trong kinh doanh, cạnh tranh luôn có tính hai mặt. Dưới góc độ tích cực, cạnh tranh đem lại các lợi ích cho xã hội, cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp. Song, ở chừng mực nào đó, khi nhu cầu lợi nhuận thúc giục và cám dỗ con người đến với những thủ đoạn thái quá trong cạnh tranh, thì các hành vi cạnh tranh ấy trở thành nỗi ám ảnh và có thể gây ra nhiều hậu quả bất lợi 14
  5. cho sự phát triển, xâm hại lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp khác, của người tiêu dùng. Lý thuyết cạnh tranh gọi đó là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù có nhiều cố gắng, song pháp luật các nước đều không thể đưa ra được khái niệm cạnh tranh không lành mạnh có thể bao quát được mọi biểu hiện trên thực tế. Vì vậy, nếu có đưa ra khái niệm cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật của các nước cũng phải kèm theo các quy định liệt kê từng hành vi cụ thể. Lý giải về điều này, Phó Giáo sư Nguyễn Như Phát cho rằng sức sáng tạo bất tận của các nhà kinh doanh đã làm cho phạm vi của hành vi không lành mạnh luôn thay đổi bằng sự xuất hiện của những thủ đoạn bất chính mới. Do đó, pháp luật với tính ổn định tương đối sẽ mau trở thành lỗi thời trước thực tế sinh động của thị trường. Với những lý do đó, lý thuyết về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh cho dù có những cách thức tiếp cận có khác nhau, nhưng họ đều có sự thống nhất về những căn cứ để nhận dạng cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, cạnh tranh không lành mạnh là hành vi: - Nhằm mục đích cạnh tranh phát sinh trong kinh doanh; - Trái với pháp luật cạnh tranh hoặc tập quán kinh doanh thông thường; - Gây thiệt hại cho đối thủ hoặc cho khách hàng. c. Hành vi hạn chế cạnh tranh Nếu như sự bất thành trong việc xây dựng mô hình cạnh tranh tự do đã chỉ ra cho con người nhận biết được các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thì những thủ đoạn lũng đoạn thị trường của các tập đoàn kinh tế tư bản độc quyền ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XIX đã cảnh báo cho con người về nguy cơ đe dọa cạnh tranh của quyền lực thị trường. Ban đầu, các hành vi lũng đoạn thị trường gây hậu quả xấu đến tình hình kinh tế - xã hội được coi là một dạng của cạnh tranh không lành mạnh. Cho đến nay, các nhà khoa học đã tách nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh ra khỏi khái niệm cạnh tranh không lành mạnh do những thiệt hại mà hành vi này xâm hại và những biểu hiện khách quan của chúng. Mặc dù được thực hiện từ các doanh nghiệp đều mang bản chất bất chính và có khả năng gây thiệt hại cho thị trường hoặc cho chủ thể khác, giữa hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh có những khác biệt cơ bản, theo đó, hành vi hạn chế cạnh tranh luôn hướng đến việc hình thành một sức mạnh thị trường hoặc tận dụng sức mạnh thị trường để làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường bị biến dạng. Có hai nội dung cần phải xác định đối với hành vi hạn chế cạnh tranh là: Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi có thể là một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp, các doanh nghiệp này hoặc là đã có sức mạnh thị trường, hoặc hướng đến việc hình thành nên sức mạnh thị trường bằng cách thỏa thuận hoặc tập trung kinh tế; Thứ hai, các hành vi được thực hiện nhằm mục tiêu làm biến dạng cạnh tranh, sự biến dạng của cạnh tranh có thể là làm thay đổi cấu trúc thị trường, thay đổi tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, loại bỏ đối thủ, ngăn cản đối thủ tiềm năng để làm giảm đi sức ép cạnh tranh hiện có hoặc sẽ có, bóc lột khách hàng . Thông thường, hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm ba dạng hành vi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền để hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế. Như vậy, so với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thì các hành vi hạn chế cạnh tranh có khả năng gây thiệt hại cao hơn. Đồng thời do sự xuất hiện của quyền lực thị 15
  6. trường nên các biện pháp trừng phạt mang tính dân sự như bồi thường thiệt hai hay cải chính công khai sẽ không thể phát huy hiệu quả một cách tối ưu. Vì lẽ đó, công quyền thường không thể sử dụng cùng một loại biện pháp trừng phạt giống nhau để áp dụng cho cả hai loại hành vi trên. 2. Pháp luật về cạnh tranh 2.1. Khái niệm pháp luật về cạnh tranh Pháp luật cạnh tranh là một lĩnh vực pháp luật đặc thù của nền kinh tế thị trường, là tổng hợp các quy phạm pháp luật bảo vệ cạnh tranh bằng cách chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và loại bỏ mọi hạn chế cạnh tranh trên thị trường. 2.2. Đặc điểm pháp luật về cạnh tranh Pháp luật cạnh tranh trước hết không phải là loại pháp luật có mục tiêu trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của toàn bộ nên kinh tế của một quốc gia. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp lệ thuộc chủ yếu vào các yếu tố mang tính kinh tế - kỹ thuật chứ không thể trông cậy vào sự giúp đỡ trực tiếp của pháp luật cạnh tranh. Những yếu tố hình thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trước hết phải kể đến là vốn, công nghệ, quản trị, lao động và thậm chí cả là cơ may. Pháp luật cạnh tranh không phải là loại pháp luật mang tính “mở đường” mà nó thuộc loại pháp luật “ngăn cản” mang tính “can thiệp”. Thực ra, mục tiêu của pháp luật cạnh tranh trái pháp luật, trái đạo đức và tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp via động cơ cạnh tranh mà qua đó, tìm cách tạo cho mình những lợi thế cạnh tranh “không đáng có”. Như vậy, thông qua những hành vi cạnh tranh trái phép, các doanh nghiệp mong muốn hạn chế và làm suy yếu khả năng “đáng có” trong năng lực cạnh tranh của đối thủ trong thị trường. Theo nghĩa đó, pháp luật cạnh tranh thực tế của các doanh nghiệp trong một thị trường. Như thế, pháp luật cạnh tranh không tạo ra được sức cạnh tranh mới trong nền kinh tế. Cạnh tranh là hoạt động, hành vi của các chủ thể hoạt động theo luật tư, trong khi đó việc cấm, ngăn cản những hành vi cạnh tranh của pháp luật có khi lại được thực hiện theo phương pháp của luật công. Hơn thế nữa, hình thức và phương pháp cạnh tranh là “luật chơi” riêng của thương trường. Trong khi đó, trong cơ chế chế thị trường con người tự do và sáng tạo nên lại không có thể có luật chơi cụ thể cho mọi thành viên trong mọi điều kiện và hoàn cảnh. Trong thương trường, không thể áp dụng luật chơi và thước đo thành tích như trong thể thao, bởi nếu không, con người lại phải hành động theo một khuôn mẫu thống nhất, mà theo đó bị hạn chế khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, tự do cũng chỉ là sự nhận thức quy luật và quyền tự do nào cũng có điểm dừng của nó. Điểm dừng này phụ thuộc vào 16
  7. nhiều yếu tố và chính vào lúc này, nhà nước và pháp luật xuất hiện. Vì vậy, tiếp cận từ mặt sau và không triệt để về tính xác định của nội dung là đặc điểm căn bản của pháp luật về cạnh tranh. Đây là những dấu hiệu của phân biệt pháp luật về cạnh tranh với những lĩnh vực pháp luật khác như luật công ti hay luật hình sự. Có lẽ vì lí do đó mà ở nhiều quốc gia phương Tây đều coi pháp luật cạnh tranh là chế định pháp luật cơ bản của luật kinh tế. 2.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh 2.3.1. Cơ cấu chung của pháp luật cạnh tranh Ở các quốc gia có sự ổn định tương đối về pháp luật cạnh tranh, mặc dù có cơ cấu của hệ thống pháp luật cạnh tranh khác nhau, song khi xem xét các cấu thành cụ thể, họ đều chia pháp luật cạnh tranh thành hai lĩnh vực khác biệt. Đó là pháp luật chống hạn chế cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh không lành mạnh. Sỡ dĩ có sự phân biệt như vậy là vì, như đã trình bày ở trên, tính chất của hành vi, mức độ của hành vi mức độ nguy hại của chúng đối với thị trường và theo đó phương thức và tính cương quyết trong sự “trừng trị” của pháp luật đối với hai nhóm hành vi này là khác nhau. Tuy rằng, suy cho cùng chúng đều làm hại đến sự vận động bình thường của thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh hai lĩnh vực pháp luật cơ bản này hay liên quan đến pháp luật cạnh tranh người ta còn có thể kể đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác như: Pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa, pháp luật về quảng cáo, pháp luật về khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế, pháp luật về điều kiện thương mại chung. Bên cạnh đó khi xem xét pháp luật cạnh tranh từ phương diện xã hội học pháp luật, các nhà luật học còn quan tâm đến cả cơ chế chuyển hóa pháp luật cạnh tranh vào cuộc sống như những vấn đề về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước về cạnh tranh, về trình tự và thủ tục thẩm định, khiếu nại và khiếu kiện, thẩm quyền của các cơ quan tài phán cũng như khả năng áp dụng các chế tài. Trong sự thống nhất tương đối, người ta thường cơ cấu hệ thống pháp luật pháp luật cạnh tranh chủ yếu bao gồm. - Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh; - Pháp luật chống hạn chế cạnh tanh Đi cùng với những pháp luật về nội dung trên đây, xuất phát từ tính đặc thù của việc xử lí các hành vi cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh thường có cả bộ phận pháp luật về thủ tục mà trong nhiều tài liệu pháp lí ở Việt Nam gần đây gọi là pháp luật “tố tụng cạnh tranh”. 2.3.2. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh 17