Giáo trình Lịch sử tư tưởng quản lý

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Lịch sử tư tưởng quản lý
Mục đích của chương này là:
- Trang bị những khái niệm công cụ để trên cơ sở đó, người học có
thể hiểu và trình bày nhất quán về Lịch sử tư tưởng quản lý. Khi và trong
trường hợp nội hàm của các khái niệm này được xác định khác, chắc
chắn nội dung của môn học sẽ khác đi. Các khái niệm sẽ được xác định
nội hàm trong chương này là quản lý, tư tưởng quản lý, lịch sử tư tưởng
quản lý.
- Giúp sinh viên xác định rõ đối tượng của Lịch sử tư tưởng quản
lý với tính cách là một khoa học.
- Trang bị cho sinh viên một số phương pháp tiếp cận, nghiên cứu
đối tượng;
- Cung cấp một số cách phân kì lịch sử tư tưởng quản lý và
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu Lịch sử tư tưởng quản lý. 
pdf 203 trang hoanghoa 10/11/2022 5821
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử tư tưởng quản lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lich_su_tu_tuong_quan_ly.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lịch sử tư tưởng quản lý

  1. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 4. Các tư tưởng, quan điểm đó đã kế thừa những tư tưởng, học thuyết quản lý nào trong lịch sử và tại sao; 5. Dự báo được các xu hướng phát triển tiếp theo của các tư tưởng, học thuyết quản lý đó. 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Phương pháp biện chứng duy vật Thực chất phương pháp này là nghiên cứu đối tượng trong quá trình sinh thành, biến đổi và phát triển của nó. Hay nói cụ thể hơn, phương pháp này cho phép chúng ta thấy được tính tất yếu về mặt nhận thức, thực tiễn kinh tế - xã hội, đồng thời cho ta thấy được tính tế thừa trong sự hình thành, phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý. Và những khía cạnh đó (phản ánh hay kế thừa) đều bị ảnh hưởng, chi phối bởi các quan điểm chính trị hay nhãn quan chính trị, lập trường chính trị của các nhà tư tưởng. Khi ứng dụng phương pháp biện chứng duy vật vào trong quá trình nghiên cứu lịch sử các tư tưởng, học thuyết quản lý; chúng ta sẽ có thể làm rõ được 4 khía cạnh: - Các tư tưởng, học thuyết quản lý đã phản ánh những yêu cầu gì của thực tiễn và đã khái quát những vấn đề lý luận của thực tiễn như thế nào. - Các tư tưởng học thuyết đang nghiên cứu đã khắc phục được những hạn chế nào của các tư tưởng học thuyết trước đó (nếu có). 11
  2. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội - Các học thuyết đang nghiên cứu đã cống hiến, đã phục vụ thực tiễn quản lý như thế nào. - Bản thân các tư tưởng, học thuyết đang nghiên cứu có những ưu điểm và hạn chế gì, các học thuyết về sau đã phát huy ưu điểm và khắc phục các hạn chế của nó như thế nào. Tư tưởng, Tư tưởng, Tư tưởng, học thuyết Kế thừa học thuyết Tiền đề lý học thuyết đã có (tiền đề lý đang nghiên luận (kế về sau luận) cứu thừa) Khoa học Phản ánh Thực tiễn kinh tế - xã hội (đặc biệt là thực tiễn quản lý) Sơ đồ phương pháp biện chứng duy vật trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng quản lý 1.2.2. Phương pháp logic - lịch sử Phương pháp logic - lịch sử giúp chúng ta dựa trên những chất liệu lịch sử, phân tích, khái quát những chất liệu lịch sử để tìm ra tính logic của quá trình hình thành, phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý 12
  3. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội qua các thời đại lịch sử. V.I. Lênin đã khẳng định lịch sử bắt đầu từ đâu thì khoa học cũng bắt đầu từ đó. Nếu không dựa vào chất liệu lịch sử thì chúng ra sẽ rơi vào chủ quan tư biện, nếu không rút ra được logic tất yếu của lịch sử thì việc nghiên cứu các tư tưởng, học thuyết quản lý không thể trở thành một khoa học. Như vậy, chúng ta phải xuất phát và dựa trên các chất liệu lịch sử nhưng không dừng lại ở việc mô tả các chất liệu lịch sử mà phải đạt đến cái logic tất yếu của lịch sử đó. 1.2.3. Phương pháp trừu tượng hoá Phương pháp trừu tượng hoá cho phép chúng ta bóc tách các tư tưởng, qua điểm thuần quản lý của một học giả cụ thể ra khỏi các quan điểm chính trị, đạo đức, pháp lý, tôn giáo của chính học giả đó. Trong lịch sử khoa học nói chung, lịch sử tư tưởng quản lý nói riêng, các nhà tư tưởng thường bàn và đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó thể hiện rõ nét trong thời kỳ khoa học chưa phân ngành. Trong tư tưởng của các học giả tồn tại những tư tưởng, quan điểm về rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Yêu cầu của việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng quản lý là chúng ta phải trừu tượng (gạt bỏ về mặt nhận thức luận) những tư tưởng, quan điểm về những lĩnh vực không phải quản lý để tìm ra và giữ lại những tư tưởng, quan điểm về quản lý. Phương pháp trừu tượng hoá đặc biệt có tác dụng khi chúng ta nghiên cứu tư tưởng quản lý của các nhà tư tưởng thời cổ đại và trung đại. 13
  4. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Trừu tượng hoá là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu và trình bày Lịch sử tư tưởng quản lý không trùng lặp và không sa vào các khoa học lịch sử tư tưởng khác như lịch sử triết học, lịch sử các học thuyết chính trị, lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý, v.v 1.2.4. Phương pháp trừu tượng - cụ thể Phương pháp trừu tượng - cụ thể yêu cầu khi trình bày tư tưởng, học thuyết quản lý của một học giả nào đó, chúng ta phải tìm ra được các quan điểm xuất phát, mang tính chất tiền đề cho việc hình thành các tư tưởng, quan điểm khác. Một trong những yêu cầu cơ bản khi nghiên cứu Lịch sử tư tưởng quản lý là tìm ra được logic nội tại trong tư tưởng của các học giả. Yêu cầu này chỉ được đảm bảo khi có sự trợ giúp của phương pháp trừu tượng - cụ thể. Khi nghiên cứu các tư tưởng, học thuyết quản lý của các học giả người ta thấy hầu hết các tư tưởng, học thuyết đó được trình bày theo một logic khá phổ biến: Xuất phát từ quan niệm về con người với tính cách là khách thể quản lý để tìm ra các công cụ và phương thức quản lý tương ứng. Trừu tượng - cụ thể cũng là phương pháp nghiên cứu cho phép chúng ta không những tìm ra được những tư tưởng, quan điểm quản lý mang tính bản chất của một học giả mà còn tìm ra được những tư tưởng, quan điểm quản lý mang tính bản chất của một thời đại. Nói cách khác, nghiên cứu lịch sử tư tưởng quản lý là phải tìm ra được cái bản chất, cái tinh túy trong tư tưởng của mỗi đại biểu, thời đại. 14
  5. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 1.3. Phân kỳ lịch sử tư tưởng quản lý Hiện nay trên bình diện lý luận tồn tại nhiều cách phân kỳ lịch sử tư tưởng quản lý khác nhau. Điều đó phản ánh một sự thật là có nhiều căn cứ logic để tiến hành phân kỳ lịch sử tư tưởng quản lý. Chúng ta có thể điểm qua một số cách phân kỳ cơ bản: Cách phân kỳ thứ nhất, lịch sử tư tưởng quản lý được chia thành ba thời kỳ lớn: Thời kỳ của các tư tưởng quản lý, thời kỳ của các học thuyết quản lý mảnh đoạn và thời kỳ của các học thuyết quản lý tổng hợp. Cách phân chia này dựa trên sự phân chia lịch sử nhân loại thành ba nền văn minh: Văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh tin học. Văn minh nông nghiệp là thời kỳ khoa học chưa phát triển và tương ứng với nó là tâm lý tuỳ tiện, manh mún của nền sản xuất nông nghiệp, tư tưởng nói chung và tư tưởng về quản lý nói riêng còn rời rạc chưa có tính hệ thống. Tương ứng với nền văn minh công nghiệp là thời kỳ của các học thuyết quản lý mảnh đoạn: Phản ánh quản lý trên một góc độ nhất định: Quản lý cấp thấp của F.W. Taylor, quản lý cấp cao của Henri Fayol. Nền văn minh tin học là thời kỳ xuất hiện các học thuyết quản lý có tính tổng hợp và toàn diện. Các học thuyết quản lý phản ánh thực tiễn quản lý trong tính toàn vẹn của nó. Cách phân kỳ này cho chúng ta thấy hai bước phát triển lớn trong lịch sử tư tưởng và học thuyết quản lý: từ những tư tưởng, quan điểm còn rời rạc về quản lý đến những tư tưởng, quan điểm phản ánh quản lý ở một cấp độ nhất định và sau đó là các tư tưởng, quan điểm phản ánh quản lý trong tính hệ thống toàn vẹn. 15
  6. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Tuy nhiên, cách phân kỳ này không cho chúng ta thấy được những bước phát triển khá tinh tế trong lịch sử tư tưởng và học thuyết quản lý như bước chuyển từ quan niệm con người cơ giới máy móc đến quan niệm về con người như một thực thể sinh học - xã hội trong các tư tưởng, học thuyết về quản lý; bước chuyển từ quan niệm quản lý như một hoạt động độc lập đến quan niệm quản lý như một hoạt động luôn chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường văn hoá, môi trường chính trị, v.v Cách phân kì này cũng gặp vướng mắc lớn trong việc lí giải các tư tưởng quản lý của Trung Quốc cổ - trung đại. Cách phân kỳ thứ hai, lịch sử tư tưởng quản lý được phân chia thành bốn thời kỳ: Cổ đại, trung cổ, cận đại và hiện đại. Cơ sở của cách phân kỳ này là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của K. Marx mà nền móng là các phương thức sản xuất. Đây là cách phân kỳ khá quen thuộc và dễ tiếp cận bởi nó phù hợp với cách phân kỳ lịch sử phổ biến từ trước đến nay. Khi nghiên cứu Lịch sử tư tưởng quản lý theo cách phân kỳ này, chúng ta dễ dàng tiếp cận được sự khác biệt rõ nét của các hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Từ sự khác biệt về hoàn cảnh kinh tế - xã hội đó chúng ta thấy được sự khác biệt trong tư tưởng, học thuyết quản lý của các thời kỳ. Tuy nhiên, cách phân kỳ này đôi khi cũng gây không ít khó khăn cho việc nghiên cứu và trình bày Lịch sử tư tưởng quản lý như việc chỉ ra sự phân biệt rạch ròi trong tư tưởng quản lý Trung Quốc thời kỳ cổ đại và trung cổ. Cách phân kỳ này cũng có thể làm lu mờ những mốc phát triển khá quan trọng trong lịch sử tư tưởng và học thuyết quản lý thời cận đại và hiện đại - thời kỳ nở rộ của các học thuyết quản lý. 16
  7. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Cách phân kỳ thứ ba, lịch sử tư tưởng và học thuyết quản lý được phân chia thành bốn thời kỳ: - Thời kỳ tiền cổ điển (từ thời cổ đại qua trung cổ đến giai đoạn công trường thủ công): Đây là thời kì bắt đầu từ việc xuất hiện những tư tưởng quản lý đầu tiên đến tư tưởng chuyên môn hoá của Adam Smith. - Thời kỳ cổ điển (từ sau công trường thủ công đến những năm 1920 của thế kỷ XX): Đây là thời kì của những học thuyết quản lý dựa trên quan niệm con người cơ giới, kỹ thuật và hoàn toàn phụ thuộc một cách thụ động vào hệ thống máy móc. - Thời kỳ các học thuyết quản lý tài nguyên con người (từ những năm 1930 đến những năm 1950 của thế kỷ XX): Đây là thời kì của các học thuyết quản lý dựa trên quan niệm con người là một thực thể sinh học - xã hội mà những yếu tố hoàn cảnh sống, tâm lý, lối sống của họ ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong cách quản lý của các nhà quản lý. Khia thác những yếu tố Người của con người được coi là một tài nguyên không bao giờ cạn kiệt. Các học thuyết quản lý giai đoạn này đã khắc phục được quan niệm chuyên môn hoá phi nhân tính của các học thuyết quản lý giai đoạn cổ điển. - Thời kỳ các học thuyết tổng hợp và thích nghi (từ những năm 1960 của thế kỷ XX cho đến nay): Đây là giai đoạn tổng hợp trong lịch sử phát triển của các tư tưởng, học thuyết quản lý: các ưu điểm của những tư tưởng, học thuyết quản lý trước đây đã được tổng hợp lại thành một hệ thống khá toàn diện về quản lý và quan trọng hơn, hệ thống quản lý này phải luôn được vận dụng linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường văn hoá - xã hội khác nhau . 17
  8. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Cách phân chia này đã diễn tả một cách khá rõ nét các bước phát triển của tư tưởng và học thuyết quản lý: Từ những quan niệm đơn giản về quản lý đến việc coi quản lý như một khoa học, từ chỗ coi con người là một công cụ mang tính cơ giới và được khai thác chủ yếu sức mạnh thể lực đến chỗ coi con người là một thực thể sinh học - xã hội và là một nguồn tài nguyên quý hiếm, từ chỗ quản lý được quan niệm như một hệ thống khép kín đến việc quan niệm quản lý là một hệ thống mở và luôn chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường (tự nhiên, chính trị, văn hoá, ). Tuy nhiên, cách phân chia này có sự chồng chéo về lịch sử: thời kì này kéo dài qua thời kì kia. Nhưng rõ ràng là cách phân chia này đã chú trọng lột tả cái logic của lịch sử tư tưởng và học thuyết quản lý. Carter McNamara cũng đã phân chia lịch sử các học thuyết quản lý thành 3 bước phát triển chính: Học thuyết quản lý khoa học (1890 - 1940), học thuyết quản lý hành chính (1930 - 1950) và phong trào quan hệ con người (1930 đến nay). Trong giáo trình này, chúng tôi kết hợp cả cách phân kì thứ hai và cách phân kì thứ ba để trình bày Lịch sử tư tưởng quản lý. Cách trình bày như thế cho phép chúng ta vừa khảo sát được sự phát triển của các tư tưởng và học thuyết quản lý qua từng thời đại vừa khảo sát được sự phát triển của tư tưởng và học thuyết quản lý trong một thời đại. 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Lịch sử tư tưởng quản lý Nghiên cứu Lịch sử tư tưởng quản lý sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu lý luận về quản lý cũng như những người làm công tác thực tiễn quản lý có được một kiến thức nền tảng (Background) về quản lý. 18
  9. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Nếu không có kiến thức nền tảng này, chúng ta khó có thể hiểu được một cách cặn kẽ và có hệ thống về Khoa học quản lý hiện đại. Nghiên cứu Lịch sử tư tưởng quản lý có thể cung cấp cho chúng ta phương pháp luận sáng tạo trong quản lý: Quy luật hình thành, phát sinh và phát triển của các tư tưởng quản lý trong lịch sử sẽ giúp cho chúng ta có nhận thức và suy nghĩ linh hoạt hơn trong việc ứng xử với những vấn đề thực tiễn quản lý sinh động. 19
  10. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Chương 2. Tư tưởng quản lý Trung quốc cổ - trung đại Mục tiêu của chương này là cung cấp cho người học những quan điểm tổng quan về quản lý của hai học thuyết quan trọng của Trung quốc: Đức trị và Pháp trị. Những đại biểu của hai học thuyết trên như Khổng Tử, Hàn Phi Tử là những học giả lớn bàn đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội. Có thể nói những trước tác của họ là những bách khoa thư. Hơn nữa, các học giả này không bàn trực tiếp đến những vấn đề quản lý (tức là những thuật ngữ, khái niệm của quản lý như chúng ta đang dùng hiện nay). Vì vậy, để tránh sự nhầm lẫn, trùng lặp với các tư tưởng về triết học, chính trị học; những tư tưởng, triết lý có liên quan đến quản lý sẽ được trình bày theo logic tiếp cận quản lý là quan điểm về khách thể quản lý, chủ thể quản lý và phương pháp quản lý. Những tư tưởng liên quan khác sẽ được trình bày sau. Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể và phải hiểu được những tư tưởng quản lý luôn luôn xuất phát từ yêu cầu của thực tiến xã hội và mong muốn (mục tiêu) của của người cai trị đất nước mà các nhà tư tưởng đại diện. Hai học thuyết quản lý được trình bày, có vẻ như đối lập nhau nhưng về thực chất, chúng đều thống nhất ở logic tiếp cận: xuất phát từ quan niệm khác nhau về con người và mục đích trị vì thiên hạ để đưa ra công cụ quản lý cùng với những phương pháp quản lý phù hợp. Người học cần hiểu được cách tiếp cận này, coi đó là một trong những cách tiếp 20
  11. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cận quản lý có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều nhà tư tưởng quản lý sau này. Sau đó, người học cũng cần thấy rằng, những tư tưởng quản lý Trung quốc cổ - trung đại gắn liền với việc cai trị đất nước. Đó cũng là một tất yếu lịch sử bởi xã hội phong kiến luôn được kết cấu theo phương thức tổ chức tập quyền trung ương, các cơ sở, tổ chức kinh tế vi mô chưa xuất hiện nhiều. Vì vậy, chúng ta ít bắt gặp những tư tưởng quản lý vi mô, đặc biệt là những tư tưởng thuần quản lý. 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội Đặc trưng của xã hội phương Đông cổ đại trong đó có Trung Quốc đó là chế độ công xã nông thôn - một trong những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á. Nền sản xuất xã hội chủ yếu là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào công tác thuỷ lợi. Yêu cầu của công tác thuỷ lợi trong đời sống kinh tế tất yếu làm nảy sinh chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Chỉ khi đó, các triều đại mới có thể dễ dàng huy động đất đai, sức người và sức của cho các công trình thuỷ lợi lớn. Chính vì vậy, nhà nước xuất hiện sớm . Sự xuất hiện công cụ bằng sắt đã tạo ra bước phát triển mới của lực lượng sản xuất kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Những đô thị xuất hiện dẫn đến sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới. Quan hệ sản xuất thời kỳ này mang nặng tính nô lệ gia trưởng. Phương Đông nói chung và Trung Quốc nói riêng không có chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình như Phương Tây. Thực chất, chế độ xã hội 21
  12. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Trung Quốc cổ - trung đại là chế độ nông nô - Một chế độ pha trộn giữa chế độ hiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến hà khắc. Trung Hoa cổ đại được tính từ thế kỷ VIII đến thế kỷ III trước công nguyên và được phân chia thành hai thời kỳ lớn: Xuân Thu và Chiến Quốc. Thời Xuân Thu là thời kỳ duy tân của nhà Chu nhằm khôi phục lại những lễ nghĩa và địa vị của nhà Chu. Thời Chiến Quốc là thời kỳ xuất hiện sự tranh giành quyền lực giữa các chư hầu để xưng hùng xưng bá. Thời kỳ này bắt đầu từ Khang Hi đến nhà Tần. 2.2. Những đặc điểm cơ bản của tư tưởng quản lý - Tư tưởng quản lý mang tính chất quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô, không có các tư tưởng mang tính chất quản lý vi mô, nhất là về kinh tế. - Các tư tưởng quản lý thời kỳ này hoà trộn với các tư tưởng triết học, chính trị, pháp lý, đạo đức. - Các tư tưởng quản lý thời kỳ này tập trung bàn về quan hệ con người và các sợi dây ràng buộc con người trong gia đình. - Các tư tưởng quản lý thời kỳ này ít hoặc không bàn về kỹ thuật quản lý (chức năng quản lý) mà chủ yếu bàn về nghệ thuật quản lý. - Các công cụ quản lý cùng với phương pháp quản lý được triển khai phù hợp với quan niệm về con người nói chung và khách thể quản lý nói riêng. 22
  13. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 2.3. Tư tưởng quản lý của phái đức trị 2.3.1. Hệ thống tư tưởng quản lý Tiền đề xuất phát của trong quan niệm của các nhà đức trị là họ đều thống nhất ở quan niệm con người là thiện, có lòng nhân, từ đó cho rằng đức là công cụ quản lý cùng với phương pháp quản lý cơ bản là nêu gương và giáo hoá. 2.3.2. Các tư tưởng của Khổng Tử (551 - 497 TCN) Khổng Tử tên là Trọng Khâu, hiệu là Trọng Ni, người nước Lỗ xuất thân trong một gia đình quý tộc nhỏ đã từng giữ chức Tổng trưởng Bộ Hình. Sau đó, Khổng Tử từ quan về nhà dạy học và xây dựng nên tư tưởng của mình. 2.3.2.1. Quan niệm về con người - Khổng Tử cho rằng bản tính của con người là thiện, sống gần nhau, muốn giúp đỡ lẫn nhau Tính tương cận, tập tương viễn. Ông quan niệm con người sinh ra vừa có tính bẩm sinh vừa có tính tập nhiễm xã hội. Quan niệm tính thiện của con người được thể hiện tập trung ở nhân với nội dung bao trùm là lòng thương người. Ông nói: Mình cũng như người và cái mình muốn có thì người cũng muốn, cái mình không muốn thì người cũng không muốn. Do đó, điều gì mà mình không muốn thì đừng áp đặt cho người khác và mình muốn lập thân thì cũng phải giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng phải giúp người khác thành đạt. 23
  14. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Theo Khổng Tử, lòng nhân hay lòng thương người được đặc trưng bởi thành kính. Ông nói con cái phụng dưỡng cha mẹ chỉ cho cha mẹ ăn, uống mà không thành kính thì chẳng khác nào như nuôi chó ngựa trong nhà. Khổng Tử còn đưa cho chúng ta cách, hay thuật để biết được lòng nhân của con người: Một là, lòng nhân sẽ tỉ lệ nghịch với lời nói. Người càng nói nhiều, lời nói càng trau chuốt, càng khéo léo thì chứng tỏ người đó không có lòng nhân: xảo ngôn, lệnh sắc tiểu hư nhân. Hai là, lòng nhân tỉ lệ thuận với sự chất phác, thật thà. Người càng chất phác, thật thà bao nhiêu thì càng có lòng nhân bấy nhiêu: mộc nột cận nhân. 2.2.3.2. Quan niệm về chủ thể và khách thể quản lý Khổng Tử chia con người trong xã hội ra 4 hạng người cơ bản: - Hạng thứ nhất là những người không cần phải học hành, sinh ra đã hiểu biết tất cả. Đây là hạng người cao quý nhất trong thiên hạ và được xếp vào hàng thánh nhân. - Hạng thứ hai là những người có học mới biết và được gọi là thiên tử. - Hạng thứ ba là những người quân tử tức là những kẻ sỹ và cùng với hạng người thứ hai tạo thành chủ thể quản lý. - Hạng thứ tư là những người tiểu nhân (nông dân) và là khách thể quản lý. 24
  15. Hoàng Văn Luân, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Khổng Tử cho rằng, chủ thể quản lý cần phải có 3 đức tính cơ bản: Nhân (lòng thương người), Trí (khả năng hiểu biết về con người và vạn vật xung quanh) và Dũng (không sợ ngang trái và có thể làm theo những điều mình muốn). Chỉ những người có đủ 3 đức tính này mới xứng đáng làm sứ mệnh trị quốc, bình thiên hạ. Khổng tử coi trọng mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý. Mối quan hệ này được ràng buộc bởi lễ và nghĩa. 2.2.3.3. Quan niệm về phương pháp quản lý Khổng Tử cho rằng có hai phương pháp quản lý cơ bản. Đó là phương pháp nêu gương và giáo hoá. Phương pháp nêu gương:Đây là phương pháp quản lý cơ bản và quan trọng. Muốn thực hiện tốt phương pháp này, bản thân người quân tử không những không được cầu danh, cầu lợi cho riêng mình mà còn phải luôn luôn xem xét lại mình ở 9 khía cạnh như sau: Khi nhìn phải nhìn cho rõ, khi nghe phải nghe cho rõ, sắc mặt phải ôn hoà, tướng mạo phải khiên cung, lời nói phải trung thực, khi làm việc phải nghiêm trang, điều gì còn ghi hoặc phải hỏi cho rõ, khi nóng giận phải nghĩ tới hậu quả của nó, khi làm điều lợi phải nghĩ đến việc nghĩa. Nếu đức là một công cụ quản lý thì người quản lý phải tu thân để trở thành tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Khổng Tử nói như ai thi hành việc chính trị, cầm quyền cai trị đất nước mà biết đem cái đức của mình bổ hoá ra thì mọi người đều phục tùng theo. Tỷ như sao Bắc đẩu ở một chỗ mà mọi vì sao chầu theo. 25