Giáo trình Hướng dẫn học lịch sử triết học phương Đông (Phần 1) - Đại học Huế

Lịch sử triết học nghiên cứu sự phát sinh, phát triển và sự kế tiếp nhau của các trường phái,
học thuyết, phương pháp triết học trong lịch sử. Việc nghiên cứu lịch sử triết học không thể bỏ
qua những điều kiện, tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, tôn giáo và nghệ thuật từ đó
làm xuất hiện các trường phái triết học khác nhau. Mục tiêu của lịch sử triết học là đưa ra những
quy luật phát sinh, phát triển của nó. Nội dung ấy quy định những nguyên tắc phương pháp luận
nghiên cứu sau đây :
- Nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học :
Nghiên cứu lịch sử triết học buộc phải xem xét, đánh giá để rút được kết luận về trào lưu triết
học đang được nghiên cứu là duy vật hay duy tâm, nhất nguyên hay không nhất nguyên ; những
vấn đề mà nó giải quyết có đúng hay không, chúng có ý nghĩa gì đối với dòng lịch sử văn minh
của nhân loại v.v...
Triết học Mác - Lênin ra đời đánh dấu bước chuyển cách mạng trong lịch sử triết học. Nó đòi
hỏi việc nghiên cứu lịch sử triết học phải đứng vững trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện
chứng, phải căn cứ vào những thành tựu của các khoa học cụ thể, vào lợi ích của giai cấp công
nhân và nhân loại tiến bộ. Ba nội dung ấy luôn phù hợp với nhau thể hiện sự thống nhất giữa tính
khoa học của việc nghiên cứu lịch sử triết học. Những nguyên tắc phương pháp luận của triết học
Mác - Lênin như : nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển, nguyên
tắc thực tiễn, nguyên tắc lịch sử cụ thể, v.v... là những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất
khi nghiên cứu lịch sử triết học.
- Nguyên tắc thống nhất giữa lôgíc và lịch sử :
Có thể coi đây là nguyên tắc rất quan trọng của bộ môn lịch sử triết học, vì lịch sử triết học
chính là khoa học về sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại qua các giai đoạn lịch sử kế
tiếp nhau.
Nguyên tắc lôgíc yêu cầu phải nghiên cứu các trường phái, học thuyết và phương pháp triết
học trong sự tác động qua lại, cấu kết chặt chẽ với nhau, nhằm phát hiện những mối liên hệ thống
nhất của các vấn đề được nghiên cứu. Chỉ có thể hoàn thành được yêu cầu này nếu gắn chặt với
nguyên tắc lịch sử. Nguyên tắc lịch sử yêu cầu tôn trọng sự thật, bảo đảm tính khách quan, tính
chính xác của các vấn đề được nghiên cứu diễn ra trong sự vận động và phát triển không ngừng
của nó. Đó là sự phát triển theo quy luật, có kế thừa những giá trị triết học tiến bộ qua các giai
đoạn lịch sử. Yêu cầu này sẽ gặp khó khăn nếu không kết hợp, thống nhất với nguyên tắc lôgíc.
Như vậy, chỉ có tuân theo nguyên tắc thống nhất giữa lôgíc và lịch sử mới cho phép vạch ra
những mối liên hệ bản chất, những quy luật xuyên suốt chiều dài của lịch sử triết học. Ví dụ :
Vạch ra quy luật đấu tranh giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình là động lực
thúc đẩy sự phát triển của bản thân triết học. Khi vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lôgíc và
lịch sử, cần tránh hai khuynh hướng sai lầm là hạ thấp hay quá đề cao một cách chủ quan bất cứ
trường phái, học thuyết hay tư tưởng triết học nào trong lịch sử.
Hêghen là người đầu tiên trong lịch sử đã nâng lịch sử triết học lên thành một khoa học nhờ
biết vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lôgíc và lịch sử. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin đánh giá cao cống hiến đó của Hêghen. Bởi vậy, C. Mác cho rằng, lịch sử triết học như
một khoa học chỉ thực sự được bắt đầu từ Hêghen. 
pdf 70 trang hoanghoa 09/11/2022 6900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hướng dẫn học lịch sử triết học phương Đông (Phần 1) - Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_huong_dan_hoc_lich_su_triet_hoc_phuong_dong_phan.pdf

Nội dung text: Giáo trình Hướng dẫn học lịch sử triết học phương Đông (Phần 1) - Đại học Huế

  1. Vallabha cho rằng linh hồn cá thể, dầu là một phần của linh hồn tối cao, cũng phải được kính trọng. Vì vậy, phái này chống lối tu khổ hạnh, đầy đoạ linh hồn cá thể. Do đó, một số học giả hiện đại đã coi họ là "Epicurien" (người theo chủ nghĩa khoái lạc) ấn Độ. Caitanya (1485) không viết một tác phẩm triết học nào, nhưng theo những người kế tục, học thuyết của ông là Acintya - bhedabheđa - vàda, tức học thuyết về sự đồng nhất trong những sự khác biệt không hiện rõ. Khó mà tin sự tinh thế thần học của lí thuyết này đã hấp dẫn quần chúng. Theo những sử liệu còn lại, Caitanya đã là thủ lĩnh một phong trào quần chúng to lớn nhất trong thời trung đại ở ấn Độ, bao gồm cả những tầng lớp thấp nhất của xã hội. Caitanya tuyên bố rằng mọi người bình đẳng trước Thượng đế và trước các bài tụng ca cầu đảo. 6. Những quan điểm của triết học Sàmkhuya Sàmkhuya là số, đếm (Trung Quốc dịch là số luận). ý nghĩa của thuật ngữ này không rõ và nguồn gốc của triết học này cũng bí ẩn. Truyền thuyết cho rằng người sáng lập triết học này là Kapila, nhưng ta chỉ có những huyền thoại mâu thuẫn nhau về nhân vật này. Chúng ta cũng không biết gì hơn về những người đặt cơ sở cho triết học Sàmkhuya như àsuri, Pãncásikha, Vodhu, Sananka, Sanda. Nhưng rõ ràng tư tưởng Sàmkhuya có nguồn gốc rất cổ và ảnh hưởng của nó rất lớn. Sử thi Mahabharata, tập y học Caraka - Samhita, bộ luật Manu - Smiriti và thần thoại Purana, cứ chỗ nào bàn đến đề tài triết học là chỗ đó lộ ra tư tưởng Sàmkhuya. Nhưng chúng ta không biết gì về giai đoạn đầu tiên của triết học này. Đến nay chỉ còn hai tập trình bày quan điểm Sàmkhuya, đó là Sàmkhuya - Sùtra, được coi là của Kapila, và Sàmkhuya - Kàrikà, được coi là của I'svarakri'sna, nhiều học giả cho rằng Sàmkhuya đã nảy sinh trong thời kì trước Phật giáo. Những người Sàmkhuya gạt bỏ Bràhman, tinh thần vũ trụ, và phủ nhận sự tồn tại của thần. Họ đưa ra học thuyết Satkàrya - vàda tức học thuyết tồn tại của kết quả trong nguyên nhân trước khi nó xuất hiện và học thuyết Parinàma - vàda tức học thuyết về sự chuyển hoá thực tế của nguyên nhân trong kết quả. Nếu thế giới là vật chất thì nguyên nhân của nó cũng phải là vật chất. Theo những người Sàmkhuya, Pràkriti hay Pradhana là vật chất đầu tiên, nó không phải là vật chất ở dạng thô hay rõ ràng có thể nhận thức bằng cảm giác được, mà là vật chất ở dạng tinh thế, tiềm ẩn, không thể cảm giác được trực tiếp nhưng không biểu hiện (avyakta) : không hình, không khu biệt, không giới hạn. Bất kì vật thể nào của thế giới vật chất cũng là thể thống nhất không ổn định gồm 3 yếu tố (guna) : 1. Sattva : nhẹ, sáng, tươi, vui 11
  2. 2. Rajas : động, kích động 3. Tamas : nặng, khó khăn Vật chất đầu tiên, Sattva, là trí tuệ, trí năng (Intellect) tiềm ẩn, Rajas là năng lượng, Tamas là khối lượng, quán tính. Nếu Pràkriti ở trạng thái Avyakta thì nó cân bằng, ổn định. Sự phá hoại thăng bằng là điểm xuất phát của tiến hoá thế giới từ Avyakta. Vật chất là vĩnh hằng nhưng không đứng yên, biến đi không ngừng từ dạng này sang dạng khác. Như vậy là từ rất sớm đã hình thành rõ ràng tư tưởng vật chất vận động không ngừng. 'Sàmkàrà, nhà triết học Vedànta đã gọi học thuyết của Sàmkhuya là Acetanakàrana - vàda (học thuyết vật chất, phi ý thức, là nguyên nhân đầu tiên). Nhưng Sàmkhuya hậu kì, nhất là Sàmkhuya - Kàrikà, đã thừa nhận Puru'sa là linh hồn bên cạnh Prakrti. Những người Sàmkhuya hậu kì đã đề cao Puru'sa. Ta biết rằng trong Caraka - Samhita (thế kỉ II) Caraka cho rằng Puru'sa là sản phẩm của Prakrti chứ không phải là song song tồn tại như ý kiến của những người Sàmkhuya hậu kì. Trong khi đó, tác giả Sàmkhuya - Kàrikà lại ví dụ Puru'sa với prakrti như người quê và người mù. 7. Những nội dung cơ bản của triết học Nyàya - Vai'sesika Hệ thống Nyàya và hệ thống Vai'sesika từ buổi đầu đã gắn liền với nhau, và qua thời gian, thực sự hoà làm một. Vì vậy có thể gọi chung là Nyàya - Vai'sesika theo tài liệu ấn Độ thì tên Vai'sesika là bắt nguồn từ từ Visesa, tức là "Thuộc tính". Từ Nyàya thì ban đầu có nghĩa là "nguyên lí chú giải", "cách ngôn". - Về lí thuyết nhận thức : Những người Nyàya - Vai'sesika thừa nhận tính khách quan. Theo họ, "tất cả nhận thức, do bản chất của nó, chứng thực rằng đối tượng nhận thức tồn tại ngoài nó và độc lập với nó". Họ đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa duy tâm trong triết học. Họ chống lại quan điểm cho rằng nhận thức dựa vào kinh nghiệm là giả. Họ chống lại quan điểm cho rằng nhận thức không thể kiểm tra được. Theo họ "đối tượng của nhận thức là cái gì được nhận ra bằng nhận thức, còn nhận thức chỉ là nhận thức khi nó nhận ra được đối tượng. Do đó, nhận thức bản thân nó không thể là không tin cậy hay không chân thực. Lẽ nào nhận thức lại là nhận thức được khi nó không có khả năng quan sát đối tượng ! Lẽ nào khi nó nhận thức được đối tượng mà lại không đáng tin cậy và không chân thực ! Hiển nhiên có trường hợp nhận thức bị coi là giả, nhưng điều đó xảy ra là do nó không đem lại kết quả mong muốn chứ không phải nó không khảo sát đối tượng". 12
  3. Những người Nyàya - Vai'sesika gạt bỏ lí thuyết của Mimànsà. Họ đưa ra lí thuyết về tính tin cậy và không tin cậy mặt ngoài (Paratah - pràmànya - vada và paratah - apràmànya - vada). Theo họ, nhận thức có thể tin cậy (Prama), nhưng cũng có thể là không tin cậy (Aprama). Ví dụ, cái thừng có thể tưởng là con rắn. Nhưng tiêu chuẩn của tin cậy là phản ánh không nghi ngờ (Asamdigdha) và trung thành với (Yàthartha) hình ảnh (khái niệm) (Anubhava) của đối tượng. Có 4 hình thức nhận thức không đáp ứng các yêu cầu đó, được coi là không tin cậy (Aprama): 1. Kí ức (Smrti) 2. Nghi ngờ (Sam'saya) 3. Sai lầm (Bhrama hay Vipáryaya) 4. Mới là giả thiết, chưa có chứng cớ chắc chắn (Tàrka) Nhưng nhận thức không tin cậy, không nhất thiết là giả. Nhận thức là đúng đắn khi nó phù hợp với bản chất của đối tượng. Nhận thức là giả khi nó không phù hợp với bản chất của đối tượng. Họ cho rằng thực tiễn là thước đo duy nhất để kiểm tra nhận thức. Họ đưa ra ví dụ : nước, do ảo ảnh (miraga) là giả, vì không giải khát được, còn nước trong hồ là thật, vì có thể giải khát. Vì cho rằng đối tượng của nhận thức là tồn tại độc lập, những người Nyàya - Vai'sesika thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới được nhận thức. Những người Nyàya - Vai'sesika đưa ra lí thuyết về Padartha, tức là cái "được nhận thức". Kanada chia ra 6 loại Padartha : 1. Vật thể (dravya) 2. Tính chất (guna) 3. Nghiệp (karma) 4. Cái chung, cái khái quát (sàmàya) 5. Thuộc tính đầu tiên (visêsa) 6. Quan hệ tồn tại (samavàya) Về sau thêm cái thứ 7 là không tồn tại (abhva). - Về lí thuyết nguyên tử. Những người Vai'sesika cho thế giới là do nguyên tử (paramànu) tạo nên. Theo họ, phần tử nhỏ nhất (trasarenu) thấy được trong ánh sáng mặt trời khi chiếu qua một lỗ nhỏ, cũng gồm những phần tử, vì nó cũng là vật thể nhận được bằng mắt. Tất cả các vật thể đều có kích thước 13
  4. (mahat). Cứ chia mãi hạt bụi thấy được qua tia nắng, thì được phần tử cuối cùng, không thể chia cắt, không có đơn vị kích thước, đó là nguyên tử. Nguyên tử là vĩnh hằng, vô thuỷ vô chung. Theo phái này, nguyên tử của đất khác nguyên tử của nước Về điểm này, quan điểm của người Nyàya - Vai'sesika khác với những người Jaina và gần với thuyết nguyên tử của Đêmôcrít (Hy Lạp). - Về lí thuyết biện luận : Phái Nyàya - Vai'sesika có những đóng góp quan trọng cho lôgíc hình thức. Hình thức biện luận của phái này, có thể gọi là Ngũ đoạn luận, gần giống tam đoạn của Arixtốt. Chẳng hạn, ta có ví dụ sau về tam đoạn luận của Arixtốt : 1. Tất cả những gì bốc khói đều có lửa cháy. 2. Đồi bốc khói 3. Do đó, đồi có lửa cháy. Những người Nyàya cũng lập luận gần như trên, nhưng thêm vào hai phần, đó là kết luận đưa ra trước và được nhắc lại cuối cùng. Với ví dụ trên, phái này nói : 1. Đồi có lửa cháy. 2. Vì đồi bốc khói 3. Tất cả cái bốc khói đều có lửa, ví dụ bếp lò. 4. Đồi bốc khói thì không thể không có lửa cháy. 5. Do đó, đồi có lửa cháy. Tên gọi của các đoạn : 1. (Luận đề) ; 2. (Nguyên nhân) ; 3. (Ví dụ) ; 4. (Suy đoán) ; 5. (Kết luận). Về sau những người Nyàya - Vai'sesika rơi vào hữu thần luận. Họ chứng minh rằng có thần và thần đã dùng nguyên tử để cấu tạo nên thế giới. 8. Bản thể luận và triết lí nhân sinh của Phật giáo ấn Độ cổ đại Người sáng lập Phật giáo là Buddha (Trung Quốc dịch là Phật), có nghĩa là "giác ngộ". Theo Jataka (Phật bản sinh kinh), Buddha vốn là một thái tử, tên là Siddhàrta (Trung Quốc dịch là Tất Đạt Đa, có nghĩa là "người thực hiện được mục đích"), con trai của Suddhodana (Tịnh Phạm), vua một nước nhỏ ở Bắc ấn Độ (nay thuộc đất Nêpan). Vì muốn tìm cách giải thoát nhân loại 14
  5. khỏi sự khổ đau trong vòng luân hồi, Siddhàrta đã bỏ gia đình, đi tu. Khi đã "giác ngộ", có nghĩa là khi đã phát hiện được nguyên nhân của nỗi khổ đau nhân thế và cách dứt bỏ nó, ông lấy hiệu là Buddha. Người ta còn gọi ông là Sakya - muni (Trung Quốc dịch là Thích Ca Mâu Ni), có nghĩa là "nhà hiền triết của xứ 'Sakya'". Người ta không biết rõ đích xác năm sinh của Buddha, nhưng theo truyền thuyết, ông được coi là sinh vào năm 623 tr. CN, sống khoảng 80 năm. Sau khi ông chết, các học trò của ông đã tiếp tục phát triển tư tưởng của ông, xây dựng thành một hệ thống tôn giáo - triết học lớn, có ảnh hưởng lớn ở ấn Độ, và từ đó, lan ra nhiều vùng của thế giới. Kinh điển Phật giáo hiện nay rất đồ sộ, gồm ba bộ phận là Tripitka (Tam Tạng) gồm Kinh (Sùtra), được coi là ghi lại lời Buddha thuyết pháp, Luật (Vinaya), tức giới điều mà giáo đoàn Phật giáo phải tuân theo và Luận (Sàstra), tức các tác phẩm luận giải các vấn đề Phật giáo của các học giả - cao tăng về sau. Về bản thể luận : Phật giáo đưa ra tư tưởng "vô ngã", "vô thường". Phật giáo cho rằng tất cả mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta, cũng như ta, là không có thực, chỉ là ảo giả, do vô minh đem lại. Thế giới (nhất là thế giới hữu tình - con người) được cấu tạo do sự nhóm họp của các yếu tố vật chất (Sắc) và tinh thần (Danh). Danh và sắc được chia làm 5 yếu tố (gọi là Ngũ uẩn) là : 1. Sắc (vật chất) Sắc (vật chất) 2. Thụ (cảm giác) 3. Tưởng (ấn tượng) 4. Hành (tư duy nói chung) Danh (tinh thần) 5. Thức (ý thức) Cũng có thuyết cho con người là Lục đại (sáu yếu tố) tạo nên là : 1. Đại (đất, các chất khoáng) 2. Thuỷ (nước, các chất lỏng) 3. Hoả (lửa, nhiệt) 4. Phong (gió, không khí, thở) Sắc (vật chất) 5. Không (khoảng trống) 6. Thức (ý thức, tư duy) Danh (tinh thần) Nhưng Danh và Sắc chỉ hội tụ với nhau trong một thời gian ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác, do vậy "không có cái tôi" (Vô ngã). Bản chất của sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục (Vô thường), không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên, do vậy không có ai tạo ra thế giới và cũng không có cái gì gọi là vĩnh hằng. Như vậy là Phật giáo đã bác bỏ sự tồn tại của Bràhman, Đấng sáng tạo và Atman (Ngã) của Upanisad. 15
  6. Thế giới sự vật và hiện tượng luôn luôn biến hiện theo chu trình : Sinh - trụ - dị - diệt (hoặc : thành - trụ - hoại - không) theo luật nhân quả. Phật giáo đưa ra khái niệm Duyên (Pratyaya) : trong quá trình nhân quả tương tục đó, duyên theo nghĩa vừa là kết quả của quá trình cũ, vừa là nguyên nhân của quá trình mới. Nhân sinh quan : Phật giáo bác bỏ Braham và man nhưng lại tiếp thu tư tưởng luân hồi (Samsara) và nghiệp (Karma) của Upanisad : mọi sự vật chất đi ở chỗ này là để sinh ra ở chỗ khác, quá trình thác sinh luân hồi đó do nghiệp chi phối theo nhân quả. Mục đích cuối cùng của Phật là tìm ra con đường giải thoát (Moksa), đưa chúng sinh ra khỏi vòng luân hồi bất tận đó. Phật nói : "Này các đệ tử, ta nói cho mà biết, nước ngoài biển khơi chỉ có một vị mặn. Đạo của ta dạy đây cũng chỉ có một vị là vị giải thoát". Để đi tới giải thoát, Phật nêu lên "Tứ diệu đế" (Catvarìàryáatyani), nghĩa là Bốn chân lí tuyệt diệu, thiêng liêng mà mọi người phải nhận thức được. Một là, khổ đế (Duhkha - satya). Phật giáo cho rằng cuộc đời là bể khổ. Cái khổ của cuộc đời được tóm trong 8 thứ khổ, gọi là "Bát khổ" : ngoài bốn nỗi khổ "sinh, lão, bệnh, tử" (sinh, già, ốm, đau, chết) còn thêm bốn nỗi khổ : - Thụ biệt ly : yêu thương nhau phải xa lìa nhau - Oán tăng hội : ghét nhau phải tụ hội với nhau - Sở cầu bất đắc : muốn mà không được. - Thủ ngũ uẩn : khổ vì có sự tồn tại thân xác. Hai là, Nhân đế (Samudaya - satya) hay còn gọi là Tập đế : mọi cái khổ đều có nguyên nhân. ở đây Phật đưa ra 12 nhân duyên, gọi là "thập nhị nhân duyên". - Trước hết là Vô minh (Avidyà). Vô minh tức là không sáng suốt, không nhận thức được thế giới, sự vật, hiện tượng đều là ảo là giả, mà cứ cho đó là thực. Mọi sự vật đều là do các duyên hoà hợp với nhau mà thành duyên (duyên thành) ; là do sự so sánh của chủ quan nhận thức (như to - nhỏ, dài - ngắn ) mà có (quán đãi) ; là do sự phân biệt của ý thức chủ quan mà gán lên cho sự vật (phân biệt). - Duyên Hành (Samskara). Hành ở đây là hành động của ý thức, sự dao động của tâm, của khuynh hướng, và đã có manh nha của nghiệp. - Duyên thức (Vijnama). Tâm thức là từ chỗ trong sáng, cân bằng (minh) trở nên ô nhiễm, mất cân bằng. Cái tâm thức đó tuỳ theo nghiệp lực mà tìm đến các nhân duyên khác để hiện hình, thành ra một đời khác. 16
  7. - Duyên Danh - Sắc (Nàmarùpa). Là sự tụ hội của các yếu tố vật chất và tinh thần. Đối với loài hữu hình, sự tụ hội của Danh và Sắc sinh ra Lục căn, tức cơ quan cảm giác (Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỵ căn, Thiệt căn, Thân căn và ý căn = mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức). - Duyên Lục nhập (Sadàyatana). Là quá trình tiếp xúc với thế giới khách quan xung quanh. Lục căn tiếp xúc với Lục trần (Lục trần : Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc Pháp). - Duyên Xúc (Spár'sa). Là sự tiếp xúc, phối hợp giữa Lục căn, Lục trần và Thức. - Duyên Thụ (Vedanà). Thụ là cảm giác. Do tiếp xúc mà nảy sinh ra yêu, ghét, vui, buồn - Duyên ái (Trsnà), ái là yêu thích, ở đây chỉ sự nảy sinh dục vọng. - Duyên Thủ (Upàdàna). Có "ái" rồi thì "thủ", tức là đã yêu thích rồi thì muốn giữ lấy, chiếm lấy. - Duyên Hữu (Bhava). Tiến tới xác định chủ thể chiếm hữu (cái ta) thì phải tồn tại (Hữu) tức là có hành động tạo nghiệp. - Duyên Sinh (Jàti). Đã có tạo nghiệp (Hữu) tức là có nghiệp nhân thì ắt có nghiệp quả, tức là sinh ra ta. - Duyên Lão - Tử (Jaràmarana). Đã có sinh tất có già và chết đi. Sinh - Lão - Tử là kết quả cuối cùng của một quá trình nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân của một vòng luân hồi mới, từ vô sinh của cuộc đời khác Ba là, Diệt đế (Nirodha - satya). Phật khẳng định cái khổ có thể tiêu diệt được, có thể chấm dứt được luân hồi. Bốn là, Đạo đế (Màrga - satya). Phật đưa ra con đường giải thoát, diệt khổ, thực chất là tiêu diệt vô minh. Con đường tiêu diệt vô minh gồm có 8 con đường chính (Bát chính đạo) là : - Chính kiến : hiểu biết đúng đắn, nhất là Tứ diệt đế. - Chính tư duy : suy nghĩ đúng đắn - Chính ngữ : giữ lời nói chân chính - Chính nghiệp : nghiệp là có tà nghiệp và chính nghiệp. Nếu là tà nghiệp (sát hại, trộm cướp ) thì phải tu sửa cải tạo, nếu là chính nghiệp thì phải giữ cho vững. Có thân nghiệp (do hành động gây ra), khẩu nghiệp (do lời nói gây ra) và ý nghiệp (mới trong ý nghĩ). - Chính mệnh : phải tiết chế dục vọng, trì giới (giữ các điều răn). - Chính tinh tiến (phải hăng hái, tích cực trong việc tìm kiếm và truyền bá chân lí của Phật). - Chính niệm : phải thường hằng nhờ Phật, niệm Phật. - Chính định : phải tĩnh lặng, tập trung tư tưởng mà suy nghĩ về Tứ diện đế, về vô ngã, vô thường, khổ. 17
  8. Theo con đường "Bát chính đạo", con người có thể diệt trừ được vô minh, giải thoát và nhập vào Nirvana (Trung Quốc phiên âm là Niết bàn) là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh tử luân hồi. Như vậy Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô thần, phủ nhận đấng sáng tạo (vô ngã, vô tạo giả) và có tư tưởng biện chứng (vô thường, lí thuyết duyên khởi). Tuy nhiên, triết học Phật giáo cũng thể hiện tính duy tâm chủ quan khi coi thế giới hiện tượng (Sarvadharma, vạn pháp) là ảo và giả, và do cái tâm vô minh của con người tạo ra. Về mặt triết học, Phật giáo Đại Thừa ấn Độ có hai trường phái lớn. - Phái Madhyamika (Trung luân). Người sáng lập phái này là Nàgàrjuna (Trung Quốc gọi là Long Thụ), sống vào khoảng nửa sau thể kỉ II. Trong một thời gian dài, ông là viện trưởng tự viện Nalanda. Ông đưa ra luận thuyết về "không" (Sunya - vàda, không luận), cho rằng thế giới vật chất và ý thức vốn là không, do vô minh mà có hiện ra như ta thấy. Các sự vật, hiện tượng hiện hình ra mà ta có thể cảm nhận được đều là ảo, giả. Do vậy, cách nhìn nhận thế giới phải vừa "không", vừa "giả", tức là cách nhìn "trung" (Madhyamà - Pratipat). Những người theo không luận cho rằng, qua quá trình tu tập, đến một lúc nào đó khi căn cơ đã thuần thục đồng thời cái trí tuệ Bát - nhã (Prajna : một thứ trí tuệ siêu việt) xuất hiện thì cái thế giới ảo giả đó tan biến hết, trở về trạng thái không (Sunya). Không (Sunya) được đồng nhất với Niết bàn (Nirvana). - Phái Yogacara (Du - già). Phái này do hai anh em nhà sư Asanga (Vô - Trước) và Vasubandhu (Thế-Thân) (sống khoảng giữa thế kỉ V, cả hai người trong nhiều năm là viện trưởng tự viện Nalanda) sáng lập. Tác phẩm Vijnafptimatratàsiddhi (Thành duy thức luận) của Thế - Thân là cơ sở tư tưởng của phái này. Phái Yogacara còn được gọi là phái Duy thức. Những người Duy thức cho rằng vạn vật trên thế giới đều là biến tướng, là sự thể hiện của thức thứ 8, tức Alaya - Vijnàna (Alaida thức hay tạng thức). Tám - thức là : Nhãn thức, Nhĩ thức, Tị thức, Thiệt thức, Thân thức, ý thức, Mạt - na thức, và Alaida thức. Alaida thức (Tạng thức) tàng chứa mọi hạt giống (chủng tử) của nghiệp và tuỳ theo căn cơ nghiệp lực mà nó hiện ra, tức thành quả báo. Phái Duy thức đặc biệt nhấn mạnh cái thức thứ 8 này không bao giờ mất đi mà nó tồn tại vĩnh hằng. Năm 1193, những người Hồi giáo đã tàn sát tín đồ Phật giáo ấn Độ, phá huỷ các tự viện. Phật giáo bị tiêu diệt trên đất ấn Độ. Nhưng thực ra Phật giáo đã suy vong ở đây từ thế kỉ IX. Nhưng trong thời gian tồn tại của nó, Phật giáo đã từ ấn Độ truyền bá ra các nước xung quanh, trở thành hệ thống tôn giáo - triết học thế giới, có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần và lịch sử văn hóa của nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. 18
  9. 9. Tư tưởng duy vật triệt để trong triết học Lokàyata Lokàyata, còn gọi là triết học Carvaka, hay Barhaspatya. Đây là triết học duy vật triệt để nhất trong các trường phái triết học ấn Độ cổ. Cho đến nay, không có một tác phẩm nào của các nhà triết học thuộc trường phái Lokàyata còn lưu lại. Sở dĩ người ta biết đến phái triết học này là nhờ những ghi chép trong các tác phẩm thuộc các trường phái khác, đặc biệt là trong tập Sarvadar' sana samgraha của Madhava. Các ghi chép này thường là các tóm tắt luận điểm (Pùrvapak'sa) để phê phán, nên nhiều khi, triết học Lokàyata bị xuyên tạc. Madhava nói rằng những người Lokàyata chống các kết luận hay giả thuyết, và do đó, chống cả sự chứng minh, suy lí. Điều đó là không đúng. Thực ra, phái Lokàyata chỉ chống sự suy lí của các phái chính thống chứ không chống sự suy lí nói chung. Họ chỉ chống những kết luận về thế giới siêu nghiệm, về cuộc sống sau khi chết và luật karma (nghiệp). Họ cho rằng những cái đó không thể cảm nhận bằng kinh nghiệm thông thường. Và như vậy, theo họ, kết luận chỉ có giá trị trong mối liên hệ với thế giới được nhận thức một cách kinh nghiệm, còn ứng dụng chúng ngoài giới hạn các vật thể của thế giới này là không thể được. Kautilya, trong tác phẩm Arthásastra (Thực lợi nhuận), đã đặt Lokàyata ngang hàng với Sàmkhuya và coi đó là các ànviksiki, tức khoa lôgíc. Ngay luật Manu cũng gọi những người Lokàyata là những haituka, tức nhà lôgíc học, mặc dầu coi họ là Nastika (những người tà giáo). Như vậy, không thể nói rằng Lokàyata chống biện luận, suy lí, mà ngược lại, họ chính là những nhà lôgíc xuất hiện sớm trong lịch sử triết học ấn Độ. Về bản thể luận, các luận điểm của Lokàyata được các phái triết học chính thống coi là luận điểm của quỷ (Asura hay raksa). Điểm này liên quan đến quan điểm của Lokàyata về Atman. Atman có nghĩa là "tôi", mà theo Upanisad là linh hồn cá thể, được coi là một bộ phận của Rahman, tức linh hồn vũ trụ. Nhưng trong một tập Upaniasad, tập Candogya Upanisad có nhắc đến câu nói của con quỷ Virocana : "Atman phải là hạnh phúc trên mặt đất", và theo con quỷ này, Atman chỉ có trong thân thể, không có Atman ngoài thân thể. Đó cũng là quan điểm của phái Lokàyata. Luận điểm của Lokàyata về mối quan hệ giữa Atman (linh hồn) và thể xác được gọi là Deha - Vadà. Deha là thân thể, thể xác. Về Deha - Vadà của Lokàyata, nhà triết học phái Vedànta là Samkara đã đề cập đến nhiều lần khi ông chú giải tập Brahman - sùtra, kinh điển của Vedànta. Ông viết : "Những người bình thường cũng như những người phái Lokàyata giữ ý kiến cho rằng thân thể có trí khôn mới là Atman". "Lý trí chỉ có ở nơi nào có thân thể và nó không bao giờ được tìm thấy nếu không có thân thể. Những người Lokàyata cho rằng có lí trí chỉ là thuộc tính của thân thể". "Một số người Lokàyata coi Atman chỉ ở trong thân thể và không có Atman tồn tại riêng rẽ với cơ thể, họ khẳng định rằng tinh thần (Caitanya) mặc dầu không quan sát được ở các yếu tố bên ngoài, trên mặt đất, nhưng tinh thần cũng có thể xuất hiện ở các yếu tố ấy khi chúng hợp 19