Giáo trình Giáo dục học mầm non (Phần 2) - Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Mục tiêu giáo dục mầm non được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ giáo dục và yêu cầu cần đạt ở từng độ tuổi. Nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. Ở mỗi độ tuổi cụ thể cần có chế độ sinh hoạt thích hợp. Vì vậy, khi xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ và tổ chức thực hiện nó cần phải dựa vào mục tiêu giáo dục.
pdf 56 trang Khánh Bằng 29/12/2023 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giáo dục học mầm non (Phần 2) - Nguyễn Thị Quỳnh Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_hoc_mam_non_phan_2_nguyen_thi_quynh_anh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Giáo dục học mầm non (Phần 2) - Nguyễn Thị Quỳnh Anh

  1. thoán mát về mùa hè, có ánh sáng dịu. Tuyệt đối không cho trẻ nằm trực tiếp xuống đất ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Sắp xếp chỗ ngủ hợp lí, có thể xếp trẻ dễ ngủ cạnh trẻ khó ngủ, để trẻ khó ngủ đi nhanh vào giấc ngủ hơn. Khi trẻ đã nằm ổn định, cô có thể hát ru hoặc cho trẻ nghe nhạc dân ca để trẻ vào giấc ngủ nhanh, ngủ ngon giấc. Khi trẻ ngủ cô luôn có mặt ở phòng ngủ để giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ, nhắc nhở trẻ ít ngủ không nói chuyện, không đi lại trong phòng để khỏi làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của các bạn. Đến giờ dậy, cô mở dần cửa cho trẻ dạy theo trình tự giấc ngủ của trẻ. Trẻ nào thức trước cho dậy làm vệ sinh trước. Sau khi đa số trẻ đã dậy, có thể cho trẻ hát bài “ Dậy đi thôi” đế đánh thức các bạn khác dậy. Tránh đánh thức trẻ một cách đột ngột và mở cửa ngay một lúc vì nếu trời lạnh trẻ dễ bị cảm lạnh. Khi dậy cô nhắc trẻ thu dọn chỗ ngủ, đi vệ sinh. 3.1.2.2.7. Vận động nhẹ, ăn quà chiều Khi trẻ ngủ dậy, cô cho trẻ vận động nhẹ hoặc chơi trò chơi vận động để mau tỉnh. Sau đó cho trẻ ngồi vào chỗ để ăn quà chiều. 3.1.2.2.8. Sinh hoạt chiều * Hoạt động tự chọn Thời điểm này giáo viên tự lên kế hoạch cho phù hợp với tình hình của lớp mình. Nội dung sinh hoạt chiều gồm: + Hướng dẫn trò chơi mới (trò chơi có luật) + Ôn trò chơi cũ + Ôn tập kiến thức đã học + Tổ chức trẻ lao động Mỗi buổi chiều chi rnên đưa ra một số nội dung hoạt động, không nên ôn dồn làm trẻ mệt. Thời gian còn lại nên cho trẻ chơi với đồ chơi, hoặc trò chơi theo ý thích. Lưu ý hằng tuần chỉ dành một buổi chiều hướng dẫn trò chơi mới ( học tập hoặc vận động). Chiều thứ 6 nên tổ chức cho trẻ lao động ( lớp lớn). Cô cũng có thể tổ chức hoạt động tự chọn cho trẻ ngoài trời. * Nêu gương bé ngoan Hằng ngày trong sinh hoạt cô dùng hình thức nêu gương bé ngoan để kịp thời động viên những hành vi tốt của trẻ, kích thích trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động. Thường nêu gương bé ngoan ở ba thời điểm: sau giờ học, sau buổi chơi sáng toạ, sau sinh hoạt chiều. Cô có thể dùng các hình thức khác để động viên, khen thưởng kịp thời những hành vi tốt của trẻ như dùng lời khen, cử chỉ âu yếm hay tặng vật phẩm nhỏ (lá cờ, bông hoa, ) để trẻ dính vào bảng bé ngoan. Khi khen không nên nói chung chung, cháu A ngoan, cháu B chưa ngoan mà phải nói rõ “ Ngoan vì sao?”, “ Không ngoan vì sao?” để trẻ có thể điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Với lớp lớn cô tổ chức nêu gương cuối ngày. Trong giờ nêu gương cô gợi cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn thi đua, rồi cho trẻ tự 78
  2. nhận, tự nêu lên những ưu điểm của mình. Sau đó có thể cho các bạn trong tổ, lớp nhận xét lẫn nhau. Hướng cho trẻ nhận xét vào những điểm tốt của bạn là chính, không nên biến giờ nêu gương thành giờ “ tố cáo” nhau. Vì thế, khi cô nhận xét hoặc nghe những lời nhận xét của trẻ phải thật chính xác công bằng, như vậy mới tạo được long tin ở trẻ và có ý nghĩa giáo dục. Cuối tuần, cô tặng phiếu ngoan cho trẻ. Đối với lớp lớn cô cho trẻ nhận xét để tặng phiếu bé ngoan. 3.1.2.2.9. Trả trẻ Trước khi trả trẻ về với gia đình cô cho trẻ vệ sinh các nhân: lau mặt, chải đầu, sửa sang quần áo ngay ngắn gọn gàng. Trong khi chờ bố mẹ đến đón cô nên cho trẻ chơi với những đồ chơi dễ lấy, dễ chơi, các trò chơi dân gian nhẹ nhàng hoặc cô kể chuyện, đọc thơ cho trẻ em nghe nhằm gây cho trẻ sự quyến luyến với cô với lớp. Khi phụ huynh đến đón, cô giao đến tận tay phụ huynh (tuyệt đối không giao cho người lạ mặt, trẻ em dưới 10 tuổi) để đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong những trường hợp cần thiết có thể trao nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày để phối hợp với hợp với gia đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Tuyệt đối cô không được bỏ mặc trẻ, lo đi làm vệ sinh lớp học để chuẩn bị ra về. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích các nguyên tắc tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ lứa tuổi mầm non. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng sự quán triệt các nguyên tắc này ở một số trường mầm non trên địa bàn. 2. Làm rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở trường mầm non. 3. Vai trò của giáo viên trong vấn đề tổ chức chế độ sinh hoạt hang ngày của trẻ ở trường mầm non? 4. Trình bày những nội dung cơ bản của chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở trường mầm non (các giai đoạn độ tuổi). 5. Nêu một số yêu cầu khi tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở trường mầm non. Liên hệ thực tế. 3.2. Tổ chức hoạt động với đồ vật, đồ chơi 3.2.1. Hoạt động với đồ vật và ý nghĩa của nó đối với trẻ mầm non Ngay từ thời kỳ hài nhi, trẻ đã thực hiện những hành động khá phức tạp đối với đồ vật, nhưng những hành động đó chỉ là vu vơ, tình cờ chứ chưa nhằm vào việc khám phá chức năng và phương thức sử dụng đồ vật. Sang tuổi ấu nhi, đồ vật lúc này không đơn thuần là cái để nghịch, để chơi mà chứa đựng trong nó chức năng nhất định và phương thức sử dụng nó. Nhờ sự hướng dẫn của người lớn, đứa trẻ đã hướng hoạt động của mình vào việc nắm chức năng và phương thức sử dụng đồ vật. Cứ như vậy, trẻ lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội – lịch sử được ẩn tàng trong thế giới đồ vật, làm cho đời sống tâm lí của trẻ 79
  3. phát triển mạnh mẽ. Hoạt động với đồ vật trở thành hoạt động chủ đạo của tuổi ấu nhi nói riêng và trẻ nhà trẻ nói chung. Nhờ có hoạt động với đồ vật mà chức năng của đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước đứa trẻ và đồ vật xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái tìm kiếm, tháo lắp cái nọ cái kia Vì vậy mà tâm lí của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ. Thông qua hoạt động với đồ vật mà các giác quan của trẻ, đặc biệt là thị giác, thính giác và xúc giác phát triển, khả năng phối hợp thị giác và thính giác của trẻ ngày càng tốt hơn. Sự phong phú về màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh của đồ vật, đồ chơi là đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ gần gũi, ngắm nghía, sờ mó, thao tác với đồ vật. Được sự hướng dẫn của người lớn, những chuẩn cảm giác ở trẻ được hình thành trong quá trình hoạt động với đồ vật. Thông qua hoạt động với đồ vật, trẻ biết được tên gọi của đồ vật, biết được đặc điểm, tính chất (màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị ) và công dụng của đồ vật (dùng để làm gì) Điều đặc biệt quan trọng hơn cả là thông qua quá trình hoạt động với đồ vật, trẻ nắm được phương thức hoạt động với đồ vật theo kiểu người. Lúc đầu, có thể trẻ còn hành động lung tung như gõ thìa vào mâm cơm, ném cốc bát xuống nền nhà , ngay lập tức sau đó trẻ tỏ vẻ bối rối, sợ hãi vì nó hiểu rằng như vậy đã phạm đến quy tắc đối xử với đồ vật mà mọi người phải tuân theo. Ở giai đoạn này, nếu được tập luyện thường xuyên, trẻ sẽ biết cách sử dụng một số loại công cụ và trẻ có khả năng thực hiện cả những động tác phức tạp. Thông qua thế giới đồ vật dưới sự giúp đỡ của người lớn, đứa trẻ chiếm lĩnh được “cái” và “cách”, có nghĩa là trẻ chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người chứa đựng trong thế giới đồ vật. Trên cơ sở đó, trẻ biết so sánh, phân biệt đồ vật này với đồ vật khác, biết khái quát những đồ vật cùng loại tức là tư duy của trẻ được phát triển. Mặt khác, nhờ sự phong phú, đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh và đặc biệt là sự khám phá ra chức năng và phương thức sử dụng đồ vật làm cho xúc cảm nói chung và xúc cảm trí tuệ được hình thành. Thông qua hoạt động với đồ vật, khả năng định hướng với môi trường xung quanh của trẻ được mở rộng, đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển. Vì thế có thể nói, hoạt động với đồ vật đã tạo ra những nét tâm lí mới đặc trưng cho trẻ ở độ tuổi ấu nhi. Hoạt động với đồ vật còn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển vận động, đặc biệt là sự khéo léo, linh hoạt của bàn tay, ngón tay. Trong quá trình hoạt động với đồ vật, trẻ có được các biểu tượng về thế giới đồ vật xung quanh cùng với các kĩ năng thao tác với đồ vật đó. Khi chơi các giác quan của trẻ được luyện tập và phát triển, hình thành và phát triển quá trình tư duy và óc tưởng tượng, khi chơi trẻ sử dụng một số kĩ năng và bắt chước một số hành động thường ngày của người lớn – điều này rất cần cho trẻ 80
  4. nhập vai chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở giai đoạn mẫu giáo. Có thể nói hoạt động với đồ vật là tiền đề cho trò chơi đóng vai ở tuổi mẫu giáo. Như vậy, hoạt động với đồ vật là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ. 3.2.2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ở trường mầm non 3.2.2.1. Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ Khi cho trẻ hoạt động với đồ vật cần tuân thủ một số yêu cầu sau: - Không nên cấm đoán trẻ chơi với đồ chơi không gây nguy hiểm, để cho trẻ tự do hành động với đồ vật theo nhu cầu và hứng thú của trẻ, không áp đặt theo ý muốn chủ quan của người lớn và hướng dẫn trẻ các thao tác với đồ vật. Cần tôn trọng trẻ, coi trẻ là chủ thể, là trung tâm trong hoạt động với đồ vật. Không nên rút ngắn thời gian hoạt động của trẻ hoặc đưa ra quá nhiều sự lựa chọn cùng một lúc cho trẻ. Không được yêu cầu quá cao so với sự phát triển của trẻ nếu trẻ chưa sẵn sàng. Quan sát trẻ trong lúc trẻ chơ để nắm được tốc độ phát triển, khả năng thực của trẻ sau đó mới đưa ra thêm tình huống, nhiệm vụ khi cần thiết đối với trẻ nói chung va từng cá nhân trẻ nói riêng. - Cần phải xây dựng môi trường hoạt động với đồ vật, đồ chơi đa dạng, phong phú, hấp dẫn với trẻ. Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên, của địa phương + Tạo cho trẻ có không gian để hoạt động thuận tiện, an toàn, vệ sinh + Đồ chơi phải đa dạng, phong phú về mằu sắc, đảm bảo những yêu cầu về vệ sinh, không gây nguy hiểm cho trẻ + Cần lưu ý tới các loại đồ chơi xếp hình, lắp ráp, trò chơi dân gian + Đồ chơi phải bày biện, sắp xếp trong trạng thái “mở”, vừa tầm tay với của trẻ để trẻ dễ lấy và dễ cất vào nơi quy định + Không nên bày quá nhiều đồ chơi gây sự phân tâm ở trẻ, cần thường xuyên thay đổi đồ chơi, trò chơi tránh nhàm chán cho trẻ - Cô là người tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ được hoạt động với đồ vật, đồ chơi + Dạy cho trẻ biết thao tác với đồ vật, đồ chơi. Cô cần làm mẫu cho trẻ kết hợp với lời nói rõ ràng, mạch lạc sau đó cho trẻ thực hành theo mẫu của cô. Nếu trẻ chưa có khả năng làm cô giúp trẻ từng động tác + Trẻ 15 tháng trở lên, cần dạy trẻ biết cách sử dụng một số đồ dùng quen thuộc: cầm cốc uống nước, cầm thìa xúc cơm, cầm bát thông qua một số trò chơi đơn giản như cho em bé ăn bột, uống nước + Dạy trẻ biết bảo quản đồ chơi, không quăng ném đồ chơi, rèn cho trẻ thói quen cất dọn đồ chơi mỗi khi chơi xong + Sau khi trẻ đã biết cách sử dụng đồ vật, cần cho trẻ được tự học, tự chơi, cô chỉ cần theo dõi, đưa thêm các điều kiện mới, tạo tình huống để trẻ tìm cách giải quyết vấn đề + Khi hướng dẫn trẻ hoạt động không nên nôn nóng, vội vàng làm thay khi thấy trẻ còn lóng ngóng, vụng về khi sử dụng các công cụ. Giáo viên cần 81
  5. tinh tế khi hướng dẫn, phải nhận ra khi nào đứa trẻ không đủ sức giải quyết vấn đề và tìm cách giúp đỡ kịp thời khi trẻ cần sự trợ giúp. 3.2.2.2. Phương pháp tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động với đồ vật ở trường mầm non Khi tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động với đồ vật ở trường mầm non thường sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp sau: - Phương pháp trực quan: giai đoạn này trẻ lĩnh hội tri thức thông qua các giác quan. Vì vậy cần đưa ra nhiều đồ vật, đồ chơi kích thích các giác quan của trẻ nhằm giúp trẻ tích cực thao tác với đồ vật, đồ chơi. Người lớn cần chơi với đồ vật, đồ chơi trước, làm mẫu cho trẻ quan sát và bắt chước. Cần kết hợp với lời nói, cử chỉ điệu bộ, nét mặt khi hướng dẫn trẻ thao tác với đồ vật, đồ chơi. - Phương pháp thực hành, luyện tập: Trẻ thích được thực hành, thao tác, hành động với đồ vật đồ chơi nhiều lần. Lúc đầu là những thao tác đơn giản, ngộ nghĩnh, sau phức tạp hơn, khó hơn khi trẻ nắm được thông tin, sử dụng cơ thể và phản ứng với môi trường xung quanh. Hãy để cho trẻ được luyện tập, thực hành hoạt động với đồ vật ở mọi lúc, mọi nơi, cho trẻ được thử sức và cô giúp đỡ khi cần thiết. - Tạo tình huống: để cuốn hút trẻ vào hoạt động với đồ vật, cô giáo cần tạo ra những tình huống cụ thể, đơn giản và hấp dẫn, khéo léo đề ra nhiệm vụ để trẻ tự giải quyết. - Phương pháp dùng lời: Trẻ học qua ngôn ngữ, hãy nói chuyện với trẻ trong khi chơi, giải thích cho trẻ các hoạt động đang làm và lí do tại sao. Việc giải thích mục đích, cách thao tác, cách chơi với đồ vật, đồ chơi là một thói quen rất tốt cho trẻ. Trẻ rất thích trò chơi ngôn ngữ, vì thế hãy đưa ngôn ngữ vào như một phần trong hoạt động chơi với đồ vật của trẻ. - Phương pháp động viên, khuyến khích: việc khen ngợi, khuyến khích trẻ trong hoạt động với đồ vật giúp trẻ thêm tự tin và mong muốn làm tốt hơn, cố gắng hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. - Đánh giá sản phẩm của trẻ: cô cần nhận xét, đánh giá các sản phẩm của trẻ tạo ra nhằm hình thành ở trẻ niềm vui từ những sản phẩm đó và cố gắng tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa. 3.2.2.3. Tiến trình tổ chức hướng dẫn hoạt động với đồ vật cho trẻ ở trường mầm non 3.2.2.3.1. Chuẩn bị cho trẻ hoạt động với đồ vật - Lập kế hoạch tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ: kế hoạch tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhi chính là những dự kiến, ý tưởng về nội dung, cách tiến hành và hình thức tổ chức hoạt động này trong một khoảng thời gian nhất định. Có nhiều loại kế hoạch tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhi ở trường mầm non: kế hoạch trong ngày, kế hoạch trong tuần, kế hoạch theo cả chủ đề lớn. 82
  6. Việc lập kế hoạch giúp cho giáo viên chủ động từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ ấu nhi ở trường mầm non. Ví dụ lập một bản kế hoạch: Hình thức: Hoạt động với đồ vật có chủ đích / Hoạt động tự do với đồ vật Độ tuổi: Chủ đề: I. Mục tiêu giáo dục - Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ II. Lựa chọn nội dung hoạt động với đồ vật / Nội dung hoạt động tự do với đồ vật III. Chuẩn bị môi trường hoạt động với đồ vật / Chuẩn bị môi trường hoạt động tự do với đồ vật - Không gian (địa điểm hoạt động) / Tạo góc cho trẻ hoạt động - Chuẩn bị đồ vật, đồ chơi - Sắp xếp, bày biện đồ vật, đồ chơi, vật liệu chơi - Phương tiện kỹ thuật (nếu có) - Chuẩn bị tâm thế cho trẻ IV. Dự kiến các phương pháp, biện pháp sẽ sử dụng V. Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ - Chuẩn bị môi trường hoạt động với đồ vật cho trẻ Môi trường hoạt động với đồ vật của trẻ ấu nhi chính là toàn bộ không gian trong lớp học và các mối quan hệ giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ. Chuẩn bị môi trường hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhi ở trường mầm non cần chú ý: + Tạo không gian cho trẻ (tạo các góc, các khu vực hoạt động với đồ vật) + Chuẩn bị, sắp xếp, bố trí đồ vật, đồ chơi tại các góc, khu vực hoạt động + Tạo dựng mối quan hệ thân tình giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ 3.2.2.3.2. Tiến hành thực hiện hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhi Vận dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp, biện pháp hướng dẫn trẻ ấu nhi hoạt động với đồ vật dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau (hoạt động tự do, hoạt động hướng dẫn có chủ đích, hoạt động theo nhóm nhỏ, nhóm vừa, cả tập thể lớp, hoạt động trong phòng, ngoài sân ) nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ lĩnh hội được “cái” và “cách”. 3.2.2.3.3. Đánh giá kết quả hoạt động với đồ vật của trẻ Khi đánh giá kết quả hoạt động với đồ vật, giáo viên cần đánh giá về nhận thức, kỹ năng, thái độ của trẻ trong quá trình hoạt động với đồ vật. 83
  7. Sử dụng các phương pháp như quan sát kết hợp với ghi chép, chụp ảnh, quay băng hình về quá trình trẻ hoạt động với đồ vật, đàm thoại cùng trẻ, phân tích sản phẩm của trẻ, đưa ra các bài tập, các tình huống để thu thập thông tin. Đánh giá kết quả hoạt động với đồ vật của trẻ một cách thường xuyên trong từng ngày và cả một giai đoạn. So sánh kết quả đánh giá thu được với những mục tiêu đã đặt ra để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động với đồ vật của trẻ ấu nhi ở giai đoạn tiếp theo. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích ý nghĩa của hoạt động với đồ vật đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ. 2. Trình bày các hình thức tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ. 3. Nêu những đặc thù cho việc tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ em theo các độ tuổi. 4. So sánh hình thức tổ chức hoạt động với đồ vật có sự hướng dẫn chủ đích của giáo viên và hoạt động tự do với đồ vật cho trẻ ấu nhi ở trường mầm non. 5. Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ở trường mầm non? 6. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhi ở trường mầm non. (Tự chọn chủ đề) 3.3. Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 3.3.1. Ý nghĩa của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Hoạt động vui chơi nếu được tổ chức tốt thì có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo, trò chơi trở thành phương tiện giáo dục toàn diện và chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông. Khi bàn về vai trò, vị trí của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển và giáo dục trẻ mẫu giáo, N.K.Crúpxcaia cho rằng: “Đối với trẻ em trước tuổi học thì trò chơi có một ý nghĩa cực kì quan trọng, trò chơi đối với trẻ là học tập, là lao động động và là một hình thức giáo dục nghiêm túc”. A.S. Macarencô thì cho rằng: “ Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống của trẻ em, có một ý nghĩa giống như ý nghĩa của hoạt động, công tác và sự phục vụ của người lớn vậy. Trong khi chơi trẻ như thế nào thì sau này khi lớn lên trong công tác phần lớn trẻ sẽ như thế ấy. Do đó, việc giáo dục những nhà hoạt động tương lai bắt đầu trước tiên từ trò chơi”. Chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Điều này được thể hiện ở các mặt sau sau đây: 3.3.1.1. Chơi là phương tiện giáo dục và phát triển trí tuệ - Hoạt động vui chơi góp phần củng cố, chính xác hoá và làm giàu vốn tri thức của trẻ về cuộc sống xung quanh. Nội dung chính của các trò chơi là cuộc sống xung quanh trẻ. Nhờ có trò chơi mà trẻ hiểu sâu sắc hơn cuộc sống xung quanh. Tất cả những gì mà trẻ 84
  8. lĩnh hội trước lúc chơi thông qua các hoạt động khác nhau sẽ được làm chính xác, phong phú hơn trong quá trình chơi nhờ sự phát triển về dự định chơi, nhờ sự cụ thể hoá các động tác trò chơi, vào các vai trong trò chơi Thông qua trò chơi, những tri thức nắm được trước kia bắt đầu tham gia vào những mối liên hệ mới và trẻ tập điều khiển, tập vận dụng những tri thức ấy. - Hoạt động vui chơi không chỉ có tác dụng củng cố những biểu tượng đã có ở trẻ mà còn là một hình thức hoạt động nhận thức tích cực, độc đáo. Trong quá trình chơi, đôi khi các biểu tượng của trẻ về con người, các hành động và mối quan hệ tương hỗ của họ chưa đủ để thể hiện vai chơi, từ đó nảy sinh nhu cầu có tri thức mới (thể hiện ở những câu hỏi của trẻ). Trẻ muốn biết nhiều hơn để tái tạo các hành động và quan hệ của người lớn đúng hơn, giống hơn. Rõ ràng trong trò chơi, không phải trẻ chỉ vận dụng những hiểu biết đã có để khái quát hoá thành kiến thức của mình mà chính trò chơi còn thúc đẩy trẻ vươn tới lĩnh hội những kiến thức mới. Trò chơi trực tiếp tác động để phát triển nhu cầu ham hiểu biết của trẻ (nhu cầu nhận thức), một cơ sở quan trọng để giáo dục trí tuệ. - Hoạt động vui chơi góp phần phát triển các quá trình tâm lý nhận thức của trẻ như tư duy, trí nhớ, chú ý, đặc biệt là tưởng tượng và ngôn ngữ. Các quá trình tâm lý trên vừa là thành phần của hoạt động trò chơi, đồng thời chúng lại được phát triển trực tiếp nhất trong hoạt động này. 3.3.1.2. Chơi là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo Việc xác lập trong trò chơi một thái độ đối với điều mình thể hiện chứng tỏ rằng trò chơi không những là phương tiện nhận thức và giáo dục trí tuệ mà còn là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ. - Trong trò chơi trẻ tích cực nắm vững qui tắc đạo đức, chuẩn mực hành vi của con người, nắm vững thái độ của con người đối với lao động, nắm được quan hệ tương hỗ giữa con người với con người, góp phần hình thành hành vi xã hội của bản thân trẻ, hình thành thái độ của trẻ đối với cuộc sống và đối với nhau. Cũng trong trò chơi trẻ hiểu cụ thể hơn điều tốt, điều xấu, khuyết khích trẻ bắt chước việc làm, hành vi đạo đức tốt phù hợp với khuynh hướng đạo đức xã hội. - Trong khi chơi, thông qua vai chơi hấp dẫn, trẻ dễ dàng hướng tới cái đẹp trong hành vi của các bạn mình, dễ tiếp thu cái đẹp trong quan hệ giữa người với người. Khi đóng các vai chơi, trẻ dễ dàng phục tùng các qui tắc đạo đức ẩn kín sau các vai đó. Ví dụ: Khi đóng vai bác sỹ, trẻ phải thực hiện những qui tắc như bác sỹ phải ân cần, chu đáo, thận trọng, ôn hoà, nhẹ nhàng khi khám cho bệnh nhân. Dần dần sau nhiều lần đóng vai bác sỹ và thực hiện qui tắc đó đã hình thành ở trẻ một số phẩm chất tốt như đối xử nhẹ nhàng với bạn bè, thân thiện ân cần với các em nhỏ Như vậy, các qui tắc đạo đức ứng xử bên ngoài đã trở thành các phẩm chất đạo đức bên trong của trẻ thông qua vai chơi bác sỹ, và biểu tượng đạo đức như lòng nhân ái, sự tốt bụng, ân cần chăm sóc người khác được cụ thể hoá qua các hành động của bác sỹ đối với bệnh nhân, làm cho sự ngăn cách biểu tượng đạo đức và hành động không còn nữa. 85