Du lịch nông thôn từ lý thuyết đến thực tiễn


1.2. Du lịch nông thôn và phát triển nông thôn

Những năm gần đây, nông thôn phải đối mặt với những thách thức mới. Vào cuối thế kỷ XX, ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, vốn là nền tảng của nông thôn đã mất dần vai trò trung tâm. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ tiếp tục làm thay đổi hiện trạng kinh tế và chính trị của xã hội nông thôn trên phạm vi toàn cầu. Thu nhập từ nông nghiệp có xu hướng giảm. Sự phát triển về công nghệ, cộng với sự thu hẹp về quy mô dẫn đến số việc làm trong khu vực nông nghiệp giảm đáng kể. Thêm vào đó, làm sóng di cư của những người trẻ ra các đô thị khiến cho dân số nông thôn không những giảm về số lượng mà còn bị già hóa.

Trong tình hình mới này, người ta bắt đầu quay sang kỳ vọng vào vai trò của du lịch nông thôn. M. J. Keane and J. Quinn (1990) cho rằng trọng tâm của vấn đề phát triển nông thôn là đa dạng sinh kế. Sự đa dạng hóa các nguồn thu nhập có thể mang lại sự ổn định và phát triển cho cộng đồng nông thôn. Du lịch nông thôn có thể trở thành một công cụ phát triển bởi nó phát huy được sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực địa phương như điều kiện tự nhiên, con người và văn hóa. Hoạt động này tạo ra công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho nông dân.

Khi khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp gặp khó khăn, có thể bắt nguồn từ nguyên nhân cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, một số khu vực dang chuyển sang du lịch, đa dạng hóa các hoạt động để mong có được lối thoát ra khỏi tình trạng kinh tế trì trệ. Vì vậy, du lịch nông thôn những năm gần đây phát triển tương đối nhanh. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng du lịch không phải là thuốc chữa bách bệnh cho những khó khăn kinh tế. Hơn nữa, không phải tất cả các vùng đều có tiềm năng để phát triển du lịch nông thôn.

pdf 9 trang Hương Yến 31/03/2025 300
Bạn đang xem tài liệu "Du lịch nông thôn từ lý thuyết đến thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdu_lich_nong_thon_tu_ly_thuyet_den_thuc_tien.pdf