Đồng giao cho trẻ mầm non

Chúng ta đang ở đầu thế kỷ XXI. Mai sau, dù có bao giờ, phần sưu tầm biên khảo nhỏ nhoi này mong còn được đôi khi lần giở trước đèn, để may ra có người mở trang sách cũ tìm hiểu về đất lề quê thói, thấy rõ ràng kho tàng văn học dân gian đặt nặng giáo dục gia đình trên vai người mẹ. Những lời ru ca dao ạ ơi ời hà hơi văn hóa mẹ vào tâm hồn trẻ từ lúc mở mắt chào đời cho đến khi chập chững lững thững những trò chơi đi kèm đồng dao, để từ đó vững bước vào xã hội. Hát mà chơi. Hát mà học. Hát chơi mà học thật. Học làm NGƯỜI
pdf 40 trang Khánh Bằng 28/12/2023 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồng giao cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdong_giao_cho_tre_mam_non.pdf

Nội dung text: Đồng giao cho trẻ mầm non

  1. Cuối cùng là nẻ hay khẻ, tức là đập cả bó đũa vào chân người thua cuộc, vừa đập vừa thảy banh vừa đọc đoạn cuối bài đồng dao: Qua cầu, lặn cỏ/ núi đỏ như ma/ hầm sa/ mây sắc Bắt con cá, chặt đuôi, chặt đầu Têm miềng trầu, hầu chén rượu Ai có tiền, ngồi liền lên ghế Ai không tiền, liệu thế liệu thần Sang tay nẻ, khẻ chân Nẻ/ khẻ chân xong là thắng, Đoạn đồng dao cuối này lại khác nếu do các nữ sinh Đồng Khánh mà nay là những mệ có cháu nội ngoại đề huề: Ai muốn cao, ngồi ghế/ ai muốn thấp, ngồi đòn Ai muốn đỏ, bôi son/ ai muốn vàng, bôi nghệ Qua cầu Chợ Kệ/ về cầu Thanh Lương Sang tay bắt con một. – Ăn! (tức là thắng) Đoạn cuối lúc nẻ, mấy mệ ngoài Bắc lại đọc khác: Đầu quạ quá giang/ sang sông về đò Cò nhẩy gãy cây/ mây bay bèo trôi Ổi xanh, hành bóc/ róc vỏ, đỏ lòng Tôm cong đít vịt Sang cành nẻ/ bẻ cành xanh Vét bàn thiên hạ (tức là thắng) Trong số 54 sắc dân sinh sống tại Việt Nam, người Mường là chị em của người Việt, cùng thờ Vua Hùng, cùng chung truyền thuyết một mẹ trăm con, cùng mặc yếm váy và áo tứ thân và đặc biệt cùng nói chung ngôn ngữ. Trẻ con Mường cũng có đồng dao kèm trò chơi. Ghi lại sau đây một: Lếu lêu làng lộc Tộc ngộc ngọn cơn bo (cây hoang nhỏ có trái trẻ hay hái ăn) Bò ăn no bò ngứa củ ráy Ngứa củ ráy ngứa cả cơn rư (cây nưa) Đưa bò về Mường Tráng Tám mươi người kiếm cỏ/ bò đỏ bò nhà lang 10
  2. Bò vàng, bò nhà đạo Ống Tùng tùng tùng tùng/ ai đánh trống mường trên Lền khên con ca trống gáy (con gà) Gáy gáy trong rẫy ngoài mường/ vườn như vườn nhà ai Ông mo biểu mụ máy/ trấy bín biểu trấy bù (trái bí/bầu) Măng mu biểu măng nứa/ bố đạo biểu mệ nàng Quan sang biểu kẻ khó/ bó ló biểu bó nếp (bó lúa) Cơm nếp biểu cơm chim/ cào cào biểu châu chấu (một loại gạo ngon) Cắt nứa rào cho ta chào cấm/ lấy lưỡi lấm cho ta cầm tiền Lấy lưỡi liềm cho ta cắt bái (cỏ tranh) Lấy lưỡi hái cho ta hái ló (lúa) Náng lấy chó cho ta ăn thịt/ náng con vịt cho ta ăn đùi (nướng) Nuôi con ca cho ta lấy mỡ (gà) Dệt lấy mớ lụa điều/ dệt nhiều nhiều cho ta cưới vợ Trẻ con miền Bắc ngày trước rất thích chơi Phụ đồng Phụ chổi, có tính cách huyền bí như lên đồng. Bài đồng dao được đọc đi đọc lại cho đến khi đứa trẻ ngổi đồng được vía nhập: Phụ đồng phụ chổi/ thổi lổi mà lên Ba bề bốn bên/ sôi lên cho chóng Nhược bằng cửa đóng/ phá ra mà vào Cách chuôm cách ao/ cách ba ngọn rào Cũng vào cho lọt Cái roi von vót/ cái vọt cho đau Hàng trầu hàng cau/ hàng hương hàng hoa Là đồ cúng Phật Hàng chuối hàng mật/ hàng kẹo mạch nha Nào cô bán quế/ vừa đi vừa tế Một lũ học trò/ người cầm quạt mo Là vợ Ông Chổi Thổi lổi mà lên Một trò chơi được đám trẻ gái yêu thích, cách chơi giống nhau nhưng ngoài Bắc gọi là là Trồng Nụ Trồng Cà/ Trồng Nụ Trồng Hoa, và miền Trung gọi là Đi Chợ Về Chợ. Phải có bốn em, chia làm hai cặp. Một cặp ngồi, lần lượt duỗi chồng từng bàn chân lên nhau rồi chồng bàn tay làm hoa, trong khi cặp kia đi qua đi lai rồi nhảy qua nhảy lại, vừa đọc: Đi chợ/ về chợ (chưa đưa chân) Đi canh một/ về canh một (đưa một bàn chân) Đi canh hai/ về canh hai (chồng thêm một chân, là hai bàn chân) Đi canh ba/ về canh ba (chồng thêm, ba bàn chân) Đi canh tư/ về canh tư (chồng thêm, bốn bàn chân) Đi sen búp/ về sen búp (chồng thêm một bàn tay chụm lại) Đi sen nở/ về sen nở (chồng thêm bàn tay hơi xòe nở) Đi sen tàn/ về sen tàn (bàn tay hoa nở xòe rộng hết cỡ) 11
  3. Đi Chợ Về Chợ, tranh Võ Đình, XI-07 Trong trò chơi này, hai em ngồi chồng chân và xòe tay phải giữ thăng bằng, nếu bị đổ chân là thua. Hai em đi qua đi lại nhảy qua nhảy về nếu bị đụng chân hay tay hai em kia là thua. Cặp thua bị loại để hai em khác vào thay. Nhưng trong mấy trò chơi tập thể nhân Tết Trung Thu và Ngày Nhi Đồng Việt Nam, trẻ con Bắc Trung Nam đểu thích trò Rồng Rắn, gồm một đoàn ôm eo ếch nhau nối dài đi vòng vòng quanh sân, vừa đi vừa reo hò theo một em dẫn dầu làm thầy thuốc đọc : - Này, rồng kia! - Dạ! - Rồng đen hay rồng trắng? - Rồng trắng! - Rồng trắng lấy nước gạo mùa Rồng đen lấy nước cho vua đi cày! - Anh em ta cùng kéo lúa về! Dô ô ô ô ô ô ô Ttranh dân gian của Henry Oger Chú thích bằng chữ Nôm: Trẻ Con Làm Rồng Rắn Bài đồng dao Rồng Rắn cản thầy thuốc cầm cái quạt mo không cho ông bắt em nào trong đoàn, vừa đi vừa hát: Rồng rồng rắn rắn/ kéo rắn lên mây Thấy cây lúc lắc/ hỏi ông thầy thuốc có nhà hay không? - Có! - Mở cửa cho vào! - Vào làm gì? - Mượn cái liềm - Liềm làm gì? 12
  4. - Hái củi - Củi làm gì? - Nấu bánh chưng - Cho thầy ăn không? - Không! Trò chơi Rồng Rắn không rõ có từ giai đoạn lịch sử nào, có thể liên hệ đến thảm kịch thời Trịnh Nguyễn phân tranh chiến tranh đẫm máu giữa Đàng Ngoài Đàng Trong, hay gần hơn, là cuộc nội chiến Quốc Cộng xốc nổi đến tận cùng đời sống với những nhân vật níu áo số mệnh nhau, như truyện dài Rồng Rắn của Lê Thị Huệ dẫn nhập. Trò Rồng Rắn được trẻ con tham dự đông đảo nhất, cũng ôm eo ếch nối dài làm con rồng, vừa chạy vòng vòng vừa cùng đọc: Rồng rắn lên mây có cây xúc xắc Xúc xắc xúc xẻ Có thầy thuốc ở nhà không? Một trẻ lớn làm ông thầy thuốc cầm quạt nan phe phẩy đi ra, đủng đỉnh hỏi: Thầy thuốc: - Rồng rắn đi đâu? Rồng rắn: - Rồng rắn đi lấy thuốc cho con. Thầy thuốc: - Con lên mấy? Rồng rắn: - Dạ, con lên một. Thầy thuốc: - Thuốc chẳng ngon! Rồng rắn: - Con lên hai. Thầy thuốc: - Thuốc chẳng ngon! Rồng rắn: - Con lên ba. Thầy thuốc: - Thuốc chẳng ngon! Rồng rắn: - Con lên bốn. Thầy thuốc: - Thuốc chẳng ngon! Rồng rắn: Thầy thuốc: Rồng rắn: - Con lên chín. Thầy thuốc: - Thuốc chẳng ngon! Rồng rắn: - Con lên mười. Thầy thuốc: - Thuốc ngon vậy! Xin khúc đầu! Rồng rắn: - Những xương cùng xẩu! Thầy thuốc: - Xin khúc giữa! Rồng rắn: - Những máu cùng me! Thầy thuốc: - Xin khúc đuôi! Rồng rắn: - Tha hồ mà đuổi! Đến đây thì đoàn rồng rắn vẫn ôm eo ếch nối nhau chạy đuổi bắt ông thầy thuốc cho kỳ được mới tan cuộc, giữa những tiếng vỗ tay reo hò cổ võ của những người đứng xem, trong số có những bà mẹ chứng kiến con mình lớn khôn trong tập thể, trong cộng đồng. Bài đồng dao này có giá trị như một bài sấm, một bài học lịch sử, và cũng là một bài luân lý giáo khoa thư nói lên tình đoàn kết nhất trí của Rồng Rắn, toàn dân quyết giữ gìn trọn khối chung, đánh đuổi quân xâm lược lăm le chiếm đất đai, đã hớt khúc đầu Nam 13
  5. Quan, lại xén đoạn giữa Trường Sa và gây tai hại đồng bằng Cửu Long miền Nam. Những bài đồng dao và trò chơi trẻ con góp nhặt ở đây chưa đầy đủ và cần bổ túc, nhưng có chủ đích góp phần gìn giữ kho tàng văn học dân gian trước khi bị thất truyền hay quên lãng, chôn vùi dưới hàng hàng lớp lớp đồ nhựa lắp ráp máy móc Toys ‘R’ Us, CDs, DVDs, video games, PC Games, puzzles, dominos, bingo, i-pods, cell phones và vô số trò khác ào ạt trên mạng lưới điện tử của thời đại @ còng. Ngay tại các nước Âu Mỹ, nhiều tài liệu cũng sưu tầm ghi lại trò chơi trẻ con kèm những ballads, là thơ xưa từ thế kỷ XV/ XVI được phổ nhạc có điệp khúc lập đi lập lại, và Shakespeare từng trích dẫn vào tác phẩm. Chúng ta đang ở đầu thế kỷ XXI. Mai sau, dù có bao giờ, phần sưu tầm biên khảo nhỏ nhoi này mong còn được đôi khi lần giở trước đèn, để may ra có người mở trang sách cũ tìm hiểu về đất lề quê thói, thấy rõ ràng kho tàng văn học dân gian đặt nặng giáo dục gia đình trên vai người mẹ. Những lời ru ca dao ạ ơi ời hà hơi văn hóa mẹ vào tâm hồn trẻ từ lúc mở mắt chào đời cho đến khi chập chững lững thững những trò chơi đi kèm đồng dao, để từ đó vững bước vào xã hội. Hát mà chơi. Hát mà học. Hát chơi mà học thật. Học làm NGƯỜI. Cái mốt, cái mai Con trai, cái hến Con nhện chăng tơ Quả mơ, quả mận Lận đận, lên bàn hai Rải bàn hai Hai chúng tôi Hai chúng nó Hai con chó Hai con mèo Hai chèo cau Rải bàn ba Ba lá đa Ba lá đề Ba Một lên tư Rải bàn tư tư ông sư Tư bà vãi một lên năm Năm em nằm Năm lên sáu Đến sáu thì quên thật :-D F.A.G 11/09/2009, 03:28 PM Chơi chuyền Cái mốt, cái mai Con trai, con hến Con nhện chăng tơ Quả mơ, quả mận Cái cận, lên bàn đôi Đôi chúng tôi Đôi chu'ng nó Đôi con chó Đôi con mèo Hai chèo ba Ba đi xa Ba về gần Ba luống cần Một lên tư 14
  6. Tư củ từ Tư củ tỏi Hai hỏi năm Năm em nằm Năm lên sáu Sáu lẻ tư Tư lên bảy Bảy lẻ ba Ba lên tám Tám lẻ dôi Đôi lên chín Chín lẻ một Mốt lên mười. Chuyền chuyền một, một đôi Chơi chuyền Cái mốt, cái mai Con trai, con hến Con nhện chăng tơ Quả mơ, quả mận Cái cận, lên bàn đôi Đôi chúng tôi Đôi chu'ng nó Đôi con chó Đôi con mèo Hai chèo ba Ba đi xa Ba về gần Ba luống cần Một lên tư Tư củ từ Tư củ tỏi Hai hỏi năm Năm em nằm Năm lên sáu Sáu lẻ tư Tư lên bảy Bảy lẻ ba Ba lên tám Tám lẻ dôi Đôi lên chín Chín lẻ một Mốt lên mười. Chuyền chuyền một, một đôi thotit 12/09/2009, 12:19 AM 1. Chặng 1: 10 bàn Bàn 1: Cái mốt, Cái mai, Con trai, cái hến, con nhện, vương tơ, quả mơ, quả mít, chuột chít, lên bàn đôi. Bàn 2: Đôi tôi, đôi chị, đôi cành thị, đôi cành na, đôi lên ba Bàn 3: Ba đi ra, ba đi vào, ba cành đào, một lên tư Bàn 4: Tư ông sư, tư bà vãi, hai lên năm. Bàn 5: năm con tằm, năm lên sáu Bàn 6: Sáu của ấu, Bốn lên bảy Bàn 7: Bảy lá đa, ba lên tám Bàn 8: Tám quả trám, hai lên chín Bàn 9: Chín cái cột, một lên mười Bàn 10: Ngả năm mươi, mười quả đấm, chấm tay vỏ, bỏ tay chuyền 2. Chặng 2: chuyền thẻ, gồm 5 bàn Bàn 1: chuyền chuyền một, một đôi Bàn 2: chuyền chuyền khoai, hai đôi Bàn 3: chuyền chuyền cà, ba đôi Bàn 4: chuyền chuyền từ, tư đôi Bàn 5: chuyền chuyền tằm, năm đôi, Sang bàn chống 3. Chặng 3: chống, gồm 5 bàn Bàn 1: chống cột, một đôi 15
  7. Bàn 2: Chống khoai, hai đôi Bàn 3: chống cà, ba đôi Bàn 4: chống từ, tư đôi Bàn 5: Chống tằm, năm đôi 4. Chặng 4: quét, gồm 5 bàn Đọc giống chặng 3, thay chữ chống bằng chữ quét 5. Chặng 5: đập, gồm 5 bàn Đọc giống chặng 3 thay chữ quét bằng chữ đập 6. Chặng 6: Chải Đọc giống chặng 3 thay chữ quét bằng chữ chải Hồi trước em cũng chơi trò này nhưng quên lời rồi ạ. Đây là lời em chép lại từ cuốn "Trò chơi vận động và rèn luyện của trẻ" của tác giả Phạm Vĩnh Thông, NXB Văn hóa dân tộc, còn kéo dài đến chặng thứ mười bốn cơ ạ. Em còn thấy lời của trò chơi này trong cuốn "Đồng dao" của NXB giáo dục hôm vừa rồi em lấy chỗ chị Laida. bàn 1 mốt này mốt nọ đóng cửa cài then then cho chặt chắt cho mau kẻo đàng sau chị mắg chết đôi con rết lên bàn đôi Bàn 2 đôi nồi xôi đôi nồi chè đôi lá tre đôi lá chuối cuối bàn đôi Bàn 3 Ba đi xa ba về gần ba mớ cân một bàn bốn bàn 4 tư củ từ tư củ tỏi hai hỏi năm (hoặc là: tư lắc lư tư lắc lỏi hai hỏi năm hoặc: tư ông sư tư bà lão nào lên năm) bàn 5 năm em nằm rằm bàn sáu hoặc là: năm trăng rằm nằm bàn sáu) từ bàn sáu thì chả nhớ nổi đến bàn chuyền có câu hát là: sang sông về sông trồng cây ăn quả hái lá ngải giải bàn que Vật cầu 16
  8. Tương truyền đây là môn thể thao dân gian do tướng quân Phạm Ngũ Lão bày ra để rèn luyện thể lực cho quân sĩ, thời nhà Trần chống quân Nguyên - Mông. Vật cầu còn gọi vật cù. Quả cầu (cù) làm bằng gỗ sơn đen hoặc đỏ, có nơi làm bằng quả bưởi to hoặc gọt bằng gốc chuối. Sân chơi có vạch ngang ở giữa, hai đầu đào hai hố sâu lọt quả cầu. Số người chơi không hạn chế. Chia làm hai đội bằng nhau, mỗi bên thắt lưng một màu khác (bên đỏ, bên xanh). Cầu đặt ở chính giữa vạch. Hai bên dàn quân. Nghe xong lệnh xướng, xô vào cướp cầu bằng tay, tung chuyền cho đồng đội đưa về bên sân đối phương, ném xuống hố là thắng. Trống thúc ngũ liên cổ vũ. Có thể dùng mọi cách để tranh cướp cầu về phe mình, còn đối phương thì ra sức bảo vệ đồng đội đã ôm được cầu di chuyển về hố đối lập hoặc tung ra ngoài vòng vây để người khác dẫn tiếp. Hội làng Xuân Dục (huyện Sóc Sơn), Thúy Lĩnh (Thanh Trì) có trò vật cầu. Còn ở Hội Chi Nam - thôn Sen Hồ, xã Lệ Chi, (Gia Lâm) có trò chơi cũng giống như vật cầu. Người chơi chia hai phe, mình trần; một bên khố đỏ, bao vàng; một bên khố xanh, bao trắng. Hai bên “đánh quân” bằng vật và đấu gậy cho đến lúc quân địch (khố xanh, bao trắng) bị thua. Ông đám đội từ đình ra chiếc mâm son trên bày quả dừa. Ông trịnh trọng đặt quả dừa lên ngọn cây tre trồng giữa sân. Ngọn tre đã chẻ sẵn làm tư để cặp chặt lấy quả dừa. Nghe trống lệnh, trai bao vàng xô lại rung cây tre cho quả dừa rơi xuống, rồi chèn nhau để cướp lấy quả dừa. Ai cướp được, tôn là “tông” được ngồi ăn cỗ với già làng ở chiếu nhất. Còn quả dừa đập nát chia cho các trai dự trò chơi mỗi người một mảnh con lấy lộc may. Ném còn Thường chơi trong Hội Lồng tồng của đồng bảo Tày, Nùng, Thái, Mèo vùng Tây Bắc, nhưng do giao lưu văn hóa mà người Khơme ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có ném còn. Người Việt vùng Châu thổ sông Hồng thời Lý, vua quan cũng có tục chơi ném còn vào lễ hội xuân. Dân gian chơi ở xã Bồ Đề, Gia Lâm; “ném còn ao chạ” ở hội làng Kiêu Kỵ, Gia Lâm. Bao nhiêu người chơi cũng được, chia làm hai phe nam - nữ đứng hai bên. ở giữa bãi rộng trồng một cây trẻ thẳng, cao, có ngọn, gần đỉnh treo một vòng tròn uốn bằng nan tre, phất giấy hai mặt, một mặt màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, một mặt màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Chiếc vòng tròn này được gọi là “phông còn”, nó còn có ý nghĩa vật linh của người con gái (màng trinh), khi bị quả còn ném thủng là biểu lộ mở đầu sự sinh sản bảo tồn nòi giống. Đường kính “phông còn” từ một gang rưỡi đến hai, ba gang tay, tùy cây tre cao thấp. “Quả còn” làm bằng vải, kết nhiều mảnh màu lại thành những múi, bọc chặt lấy những hạt thóc giống, hạt bông, hai sản phẩm chính để tự túc của nhà nông. Có nơi nhồi cả ít đất, cát. Cuối múi là túm tua dài kết bằng chỉ ngũ sắc, dài ba gang tay, đủ để cầm vung vẩy tạo đà định hướng, nhằm ném tung quả còn vào phông còn. Mỗi nhà được làm hai quả còn, ai cũng muốn quả còn nhà mình rực rỡ nhất, đẹp nhất. Mở đầu hội chơi, người chủ trì gọi là “ông từ” đặt hai quả còn to nhất lên mâm, làm lễ cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, trai gái đủ đôi, ngay tại bãi còn. Cúng xong, ông từ tung hai quả còn lộc cho mọi người xô nhau cướp. Ai giành được, năm ấy may mắn. Hội còn đã mở. Trai gái bắt đầu tung còn của mình ném lên phông còn. Ngoài ra, còn lấy quả còn ném giao duyên vào cô gái hoặc chàng trai nào mình đang để ý, như một lời ướm hỏi. Nếu đối tượng đón bắt lấy còn; rồi dùng quả còn của họ ném trả lại là trả lời đã đồng ý giao đãi làm quen với nhau sau hội tung còn. Khi phông còn bị ném thủng, là cầu nguyện đã được viên mãn, ông từ lấy quả còn vừa lọt qua đích, rạch túi, ban hạt giống cho mọi nhà lấy may. Người ném rách phông còn tin tưởng một năm mới tốt lành, hạnh phúc. Cuộc chơi kết thúc bằng lời hẹn hò nửa kín, nửa hở của những cặp trai gái đã bắt còn của nhau. Ném còn là trò chơi mang ý nghĩa phồn thực lâu đời của dân tộc ta. Ném còn vùng đồng bằng sông Hồng có nơi không làm cột phông còn, chỉ chia hai phe nam nữ tung còn cho nhau. Họ tự chọn thành từng đôi. Quả còn tua ngắn, ném một tay và bắt đỡ cũng một tay. Có lúc cả hai cùng ném chéo sang nhau để cùng bắt. Còn như vật giao duyên. Mang hơi ấm bàn tay âm sang giao hòa với hơi dương và ngược lại. Ai bắt được nhiều lần là thắng cuộc, người thua phải đưa bạn đi chiêu đãi nhẹ nhàng: một miếng trầu, một thanh kẹo, chiếc bánh 17
  9. nếp có thể mang đi từ nhà, hoặc món quà lưu niệm: chiếc túi đựng trầu, hộp thuốc lào Có nơi lại đứng vòng tròn quanh bờ ao, ném còn qua ao sang cho nhau. Phải ném đủ mạnh để còn không rơi xuống ao, lại đến chỗ bạn chơi có thể bắt được. Có lần nhảy lên bắt còn ngã xuống ao ướt hết quần áo. Thế mới vui! Thời Lý - Trần, các công chúa lại có tục gieo còn (hoặc cầu tròn) để cầu duyên khi các quan tân khoa vào dự yến vua ban. Ném giỏ Giỏ tre đan mắt cáo, đường kính hai - ba gang tay, buộc vào đầu cây tre cao cỡ 3m, chôn chặt ở sân đình làm cột. Trồng một hoặc hai cột cùng chơi. Quả ném bằng bưởi. Người chơi đứng xếp hàng dọc trước cột. Từng người ném tung quả bưởi vào giỏ. Mỗi người được ném ba đến năm lần theo quy định. Rơi xuống đất được nhặt ném tiếp cho đến hết số lượt. Khi quả bưởi lọt vào giỏ là thắng. Không vào giỏ, hết lượt ra cho người đứng sau lên chơi. Nếu chơi hai cột, lập hai đội số người ngang nhau. Đội nào ném bưởi vào giỏ trước là được cuộc. Trò chơi ném giỏ xưa tổ chức ở hội làng Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp) huyện Gia Lâm. Đấu gậy bảy Gọi gậy bảy vì độ dài của cây gậy trong trò chơi bằng tre hoặc bằng gỗ bào tròn sơn son, đều có độ dài bảy thước ta, tương đương 2,8m. Cứ hai người đương sức nhau thành một cặp chơi. Một người dùng gậy đánh, một người tay không đỡ. Cả hai mặc áo võ sĩ, thắt lưng gọn ghẽ, đầu chít khăn buộc múi phía sau. Vạch vôi một vòng tròn đường kính 5 - 6m làm sàn đấu. Vào cuộc, võ sĩ cầm gậy bằng hai tay, nhúng 2 đầu gậy vào vôi bột, để nếu đánh trúng đối phương còn dấu tích trên áo họ, rồi múa gậy vài lượt giống như xe đài khi đấu vật. Trống ngũ liên nổi lên. Võ sĩ cầm gậy lúc đánh dứ, lúc tạt ngang gậy, tìm cách đưa đầu gậy chạm vào mình võ sĩ đỡ. Người đỡ có thể túm lấy gậy, đẩy lùi đối phương ra ngoài vòng. Người đánh tìm cách không để bị túm gậy, lừa đánh trúng hoặc tạt gậy làm đối phương phải nhảy tránh bắn ra ngoài vòng. Ai bị gậy đánh trúng người để lại vết vôi hoặc ra ngoài vòng là thua. Trọng tài gõ một tiếng cắc vào tang trống báo hết hiệp. Cuộc chơi có thể nhiêuù hiệp do từng nơi quy định. Hiệp sau đổi lại vị trí người chơi. Đấu gậy có ở nhiều hội làng như Đại Lan (Thanh Trì), Lệ Chi (Gia Lâm). Trung bình tiên Cũng là đấu gậy, nhưng cậy gậy dài hơn và cả hai đấu thủ cùng cầm gậy đánh vào mình nhau. Cây gậy đầu buộc giẻ nhúng vôi. Người đấu đứng dạng hai chân, hơi khuỵu đầu gối, theo thế trung bình tấn của môn võ. Họ lừa nhau, tìm cách đưa đầu gậy đánh vào chỗ hiểm hoặc để lại trên mình đối phương nhiều dấu vôi trên áo võ sĩ là thắng. Đánh roi múa mộc Roi bằng tre vót nhẵn, đầu vuốt nhỏ để có độ dẻo lúc ra roi, đầu roi bịt vải đỏ để dễ nhận thấy. Mộc đan bằng tre, sơn đỏ có thể hình tròn hoặc hình chữ nhật góc vạt tròn. Hai đấu thủ tay cầm roi, tay cầm mộc vừa đánh, vừa đỡ. Phải đánh vào vai và vào sườn mới được tính điểm. Không được đánh vào đầu, vào mặt nhau. Con gái làng Mễ Trì (Từ Liêm) có tiếng giỏi võ. Ca dao Hà Nội cổ còn có câu: "Ai về Kẻ Mễ mà coi Con gái cũng giỏi múa roi, đánh quyền" Trong hội làng Đông Dư (Gia Lâm) có trò đấu võ, đánh roi múa khiên (mộc) cũng là một mục của 18
  10. cuộc đấu. Thi nâng Nâng cây phan ở hội làng Ninh Giàng (nay thuộc xã Ninh Hiệp, Gia Lâm). Cây phan được bó bằng 50 đến 100 cây tre đực nguyên cây, trong đó có một cây cao nhất để buộc cờ hiệu. Các giáp cử một số thanh niên bằng nhau, đều là trai chưa vợ khỏe mạnh, mỗi người trang bị một gậy tre đực dài 1m. Khi hiệu lệnh nổi lên, tất cả dùng gậy tre nâng cây phan đặt lên phản đá rồi cùng tác động xoay cây phan quay nhiều vòng, quay càng nhanh, cờ hiệu bay phất phới là năm ấy làm ăn tốt, dân làng thịnh vượng, các trai dự chơi đều được thưởng. Nếu cây phan không quay tít, cứ xoay ì ạch, cờ hiệu không bay là điềm năm ấy làm ăn khó khăn, đội chơi bị phạt không có thưởng. Nâng đá để tuyển trai đô ở hội làng Thủ Lệ (Voi Phục). Người thi phải xuống tấn, dùng hai tay bốc hòn đá to nặng 50 - 60kg lên khỏi mặt đất. Thi chạy Một trong những trò chơi rèn thể lực ở hội ba làng Thạch Cầu, Cự Linh, Ngô thôn nay đều thuộc xã Thạch Bàn (Gia Lâm) theo tục lệ có ba trò là: Làng Cầu đuổi lợn Làng Cự kéo co Làng Ngò chạy ngựa. “Chạy ngựa” của làng Ngò (Ngô thôn) chính là cuộc thi chạy. Trò thi chạy tổ chức vào hai buổi sáng trong hội làng mùa xuân đầu tháng hai. Thời gian kéo dài suốt hai giờ ta, từ giờ Tỵ đến hết giờ Ngọ (theo giờ tây là từ 9 đến 13 giờ). Đường chạy do làng quy định, phải từ làng Ngò qua làng Cự, làng Cầu cho đến sát cánh đồng làng Vo (xã Hội Xá) mới quay trở lại, chạy về đích là sân đình làng. Phải chọn những quãng đường mấp mô, khúc khuỷu, nhiều khúc ngoặt, có khi lội qua ao, qua hào, vượt rào để thử thách ý chí người dự thi chạy. Đường chạy có người giám sát để không được chạy tắt, tránh qua chỗ khó khăn. Ai về đích trước sân đình đầu tiên được giải của làng, năm ấy có nhiều may mắn. Đánh quân - chạy cờ Nhiều nơi có tục này như một trò chơi trong hội làng, mỗi nơi có những chi tiết khác nhau ở hình thức hoặc tính chất, nhưng tựu trung đều là một cách luyện quân, đánh trận giả. ở làng Triều Khúc gọi là “chạy cờ”. Tráng binh chia làm hai đội, mỗi đội 20 người, trang phục binh sĩ thời trước, thắt lưng khác màu. Người cầm cờ hiệu, người cầm đao, gậy, vũ khí khác. Nghe hiệu lệnh trống, từ sân đình, họ tỏa ra hai ngả theo đường vòng cung và gặp nhau giao chiến, đánh trận giả ở giữa cánh đồng cho tới khi có trống chiêng thu quân, lại quay về đình. Hội làng Vĩnh Ninh (nay thuộc xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì), làng Chi Nam (xã Lệ Chi, Gia Lâm) đều có trò giao chiến hai bên “địch, ta” đánh lẫn nhau bằng tay chân, võ vật, có lúc cả bằng gậy gộc, ném đất vào nhau. Xong trận, lại vui vẻ chung mâm hưởng lộc thánh. ở làng Đại Lan (Thanh Trì) chỉ đấu gậy. Vùng Kẻ (Từ Liêm) có hội tập trận đánh quân của bốn làng Đống Ba (xã Thượng Cát), Hạ Trì (xã Liên Mạc), làng Tây Đam (xã Tây Tựu) và làng Thượng Cát. Trò luyện quân rất náo động có chiêng, trống, mõ, tù và truyền hiệu lệnh và đốc quân. Ngạn ngữ vùng này còn có câu: "Chiêng thôn Đống, trống Hạ Trì, mõ Tây Đam, tù và Thượng Cát". Đấu vật Hà Nội là một vùng đất võ, có nhiều đô vật, lò vật nổi tiếng từ xa xưa. Thời Hai Bà Trưng có đô 19