Đề tài Sửa lỗi phát âm N/L cho học sinh lớp 3

Hiện nay trong nhà trường Tiểu Học có rất nhiều học sinh mặc dù đã học đến lớp năm nhưng vẫn còn đọc, viết ngọng phụ âm N/L. Vì vậy rèn kĩ năng phát âm chuẩn N/L là vô cùng quan trọng trong mỗi nhà trường. Rèn kĩ năng đọc đúng, chuẩn nhằm  trang bị cho các em biết cách giao tiếp...Với ý nghĩa trên rèn kĩ năng đọc không những có quan hệ mật thiết với chất lượng các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt.
doc 16 trang Khánh Bằng 29/12/2023 1860
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sửa lỗi phát âm N/L cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tai_sua_loi_phat_am_nl_cho_hoc_sinh_lop_3.doc

Nội dung text: Đề tài Sửa lỗi phát âm N/L cho học sinh lớp 3

  1. Căn cứ các kết quả đã phân tích qua các lần kiểm tra, giá trị P là 0,0042< 0,005 chứng tỏ rằng sự tiến bộ trên do kết quả của việc tác động chứ không do ngẫu nhiên mà có. Trên thực tế tôi thấy cách phát âm của các em học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ. Hiện tượng đọc, viết sai N/L đã giảm rõ rệt. Các em đã có ý thức quyết tâm sửa ngọng. Cụ thể hơn trong đợt kiểm tra giữa học kì 2 vừa qua lớp tôi tỉ lệ điểm đọc cao hơn các lớp khác trong khối. Đây cũng chính là một minh chứng cho việc rèn cách phát âm chuẩn N/L. 6. Kết luận và khuyến nghị. Việc rèn cách phát âm đúng N/L cho học sinh là một công việc hết sức tỉ mỉ đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kiên trì, diễn ra thường xuyên, liên tục. Rèn cho học sinh cách phát âm đúng N/L là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Học sinh đọc viết đúng N/L là niềm vui của thầy cô giáo, hạnh phúc của trẻ là niềm vui , tự hào của cha mẹ các em. Trong các biện pháp rèn cách phát âm nêu trên, muốn đạt được kết quả như mong muốn thì cần phải kết hợp hài hoà giữa các biện pháp. Vận dụng sáng tạo linh hoạt giữa các phương pháp. Bên cạnh đó cần phải chuẩn bị bài chu đáo, chi tiết bám sát yêu cầu bài dạy, khéo léo xử lí mọi tình huống sư phạm. Cần tạo điều kiện để các em tự tìm ra, chiếm lĩnh kiến thức bằng khả năng của mình. Người thầy đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các em học tập. Nhưng người thầy phải biết mở rộng bài đọc bằng cách cho các em học sinh tự tìm từ, câu , đoạn văn, các em tự viết, tự đọc. Có như vậy các em mới say mê , hứng thú học tập. Để kích thích sự say mê luyện phát âm chuẩn N/L thì bản thân giáo viên phải là người đọc đúng, chuẩn, rõ ràng, mạch lạc. Vì mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Các em học sinh tiểu học rất thích khen, những lời khen, động viên kịp thời giúp các em tiến bộ hơn. Đọc, viết đúng sẽ giúp các em học tập tiến bộ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đạt được mục tiêu đã đề ra. Nếu mỗi thầy cô cùng nêu cao ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề, thường xuyên quan tâm đến việc rèn đọc cho học sinh. Chấm, sửa cách đọc, đọc ngọng, đọc sai cho học sinh thì mới giúp các em có biện pháp sửa chữa kịp thời. Có như thế tôi tin 11
  2. chắc rằng cách phát âm chuẩn N/L của học sinh ngày càng được nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường được nâng lên. Bên cạnh đó cần phải có môi trường giao tiếp rộng khắp trong mỗi nhà trường, lớp học, gia đình và toàn xã hội. Vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lí cần phải phát động phong trào sửa lỗi phát âm và đưa vào tiêu chí xếp loại giáo viên, học sinh nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Phong trào sửa lỗi phải duy trì nhiều năm tháng, tuy thật khó nhưng phải làm, phải có sự kết hợp đồng thuận với địa phương, phụ huynh học sinh vì việc này không thể chỉ có thầy cô, nhà trường làm được.Có được phong trào sửa lỗi phát âm rộng rãi, chúng ta có được môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ văn hóa để sứa lỗi phát âm thành công. 8. Tài liệu tham khảo 1 Từ điển Tiếng Việt. 2 Từ điển Chính tả. 3 Các chuyên đề, hội thảo về dạy Tiếng việt. 4 Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3. 5 Sách Tiếng Việt 3 nâng cao. 9. Phụ lục Kết quả khảo sát học sinh trước và sau khi tác động TT Họ tên KQTTĐ KQSTĐ Lần 1 Lần 2 1 Nguyễn Hoàng Anh 8 9 9 2 Nguyễn Thị Nhật Anh 5 7 8 3 Nguyễn Ngọc Bích 9 9 10 4 Nguyễn Đức Hải 9 9 10 5 Phạm Bích Hằng 7 8 8 6 Nguyễn Thu Hiền 6 7 8 7 Nguyễn Ngọc Hiệp 6 6 7 8 Nguyễn Thị Hoa 5 6 7 9 Nguyễn Văn Huy 3 4 5 10 Nguyễn Ngọc Huyền 9 9 10 12
  3. 11 Nguyễn Thị Hường 8 8 9 12 Phạm Văn Khiêm 5 5 6 13 Nguyễn Nhật Lâm 7 9 9 14 Nguyễn Mai Liên 4 5 6 15 Nguyễn Huyền Linh 8 8 9 16 Vũ Tiến Lộc 3 4 5 17 Tống Hoàng Nam 6 6 7 18 Nguyễn Thành Nam 6 6 7 19 Hoàng Thị Nhung 4 4 5 20 Vi Thế Quang 5 5 7 21 Lương Phương Thảo 9 9 10 22 Nguyễn Văn Thường 3 4 5 23 Nguyễn Hải Tiến 5 5 6 24 Phạm Văn Tuấn 4 5 5 25 Lê Hoàng Tùng 6 7 8 26 Nguyễn Huyền Trang 8 8 9 * Giáo án dạy thực nghiệm: Dạy tại lớp 3 tôi chủ nhiệm. Mục đích: Đưa nội dung và phương pháp dạy học vào để dạy thực nghiệm, nhằm kiểm tra hiệu quả của việc đổi mới phương pháp rèn đọc chuẩn hai phụ âm N/L. Bài dạy: Cùng vui chơi. Các bước tiến hành: I.Mục đích yêu cầu - HS đọc đúng, chính xác ,trôi chảy toàn bài chú ý phát âm đúng một số từ khó trong bài. Đọc đúng tiếng từ có âm N/L. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. Đọc đúng từ :đẹp lắm , nắng vàng , trải , bay lên , lộn xuống. Rèn kỹ năng đọc hiểu nghĩa từ mới trong bài HSKG bước đầu biết đọc bài thơ với giọng biểu cảm. - HS nắm được nội dung bài :Các bạn HS chơi trò đá cầu trong giờ ra chơi rất vui . Trò chơi giúp các bạn tinh mắt , dẻo chân , khoẻ người . Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao , chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ , để vui hơn và học tốt hơn . - Học thuộc bài thơ. 13
  4. II. Đồ dùng : Giáo viên:Tranh minh hoạ nội dung bài, Hai câu hỏi phụ ghi sẵn vào hai bông hoa khác nhau. Học sinh: SGK II.Các hoạt động dạy học. 1/.Bài cũ: Kiểm tra đọc bài: Cuộc chạy -4 HS nối tiếp kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi. đua trong rừng. Giáo viên hỏi trong sách giáo khoa. B/. Bài mới: 1: Luyện đọc. - GVđọc mẫu. HD cách đọc. HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ , khổ thơ. -Luyện phát âm đúng : đẹp lắm, Tìm tiếng khó, tiếng có âm N/L. Yêu cầu học sinh nắng vàng, bay lên, lộn xuống gạch chân. GV kết hợp sửa cách phát âm -HS thi đọc tiếng có âm N/L trong nhóm. cho HS, giải nghĩa từ -HS đọc trước lớp.HS thi đua đọc, tiếng có âm Hiểu từ : quả cầu giấy . N/L -Cả lớp đọc từ khó. 2: HD HS tìm hiểu bài Hai em đọc khổ thơ 1. Trong giờ ra chơi các bạn chơi trò chơi gì? HS trả lời : các bạn chơi trò đá cầu. Hai em đọc khổ thơ 2. Em hãy HS luyện đọc lại khổ thơ 1 tìm từ nói lên sự khéo léo của các bạn? HS trả lời chọn vẹn trong khổ thơ 2. Hai em đọc khổ thơ 3,4. Em HS luyện đọc lại khổ thơ 2 hiểu nghĩa câu Chơi vui học càng vui là như thế nào? Khi cùng chơi các em đoàn kết, vui vẻ, hỗ trợ lẫn Khắc sâu nội dung bài cho HS nhau. khi học càng thấy vui hơn. thấy được : Chăm chơi thể thao, 14
  5. chăm vận động trong giờ ra -Cho HS quan sát tranh SGK nêu nội dung tranh chơi để có sức khoẻ để vui hơn và liên hệ thực tế . và học tốt hơn -HS nêu cách đọc của bài. 3: Luyện đọc diễn cảm. -GV HD HS cách đọc. HSG đọc mẫu1-2 khổ thơ. -Rèn kỹ năng đọc diễn cảm. -HS đọc theo nhóm ,đọc thuộc -HS K+G học thuộc cả bài -Đối với HSTB-Y chỉ cần đọc đúng và đọc trôi C/.Củng cố, dặn dò: chảy- thuộc 1-3 khổ thơ. Trò chơi củng cố: Giáo viên phổ biến luật chơi: Cô có hai bông hoa khác nhau gọi hai em tham gia chọn màu tương Câu hỏi 1: Kể tên một số trò chơi có chứa âm N/L ứngvới một câu hỏi vừa bốc. Câu hỏi 2: Em hãy đọc diễn cảm bài thơ. GV nhận xét giờ học.Dặn HS luyện đọc thuộc bài ở nhà. Mục lục Tên đề tài : Trang Tên tác giả và tổ chức: I. Tóm tắt: 1 II. Giới thiệu 1 III. Phương pháp 2-13 1. Khách thể nghiên cứu: 2 2. Thiết kế 3 3. Quy trình nghiên cứu 3- 9 4. Đo lường 9-10 5. Phân tích giữ liệu và bàn luận kết quả 10-11 6. Kết luận và khuyến nghị. 12-13 8. Tài liệu tham khảo. 14 9. Mục lục. . 15 15