Đề tài Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi

Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữV, mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Vốn từ được sử dụng trong lới nói được coi là một phương tiện tác động rất tinh tế trong hệ thống xây dựng môi trường sư phạm coa định hướng, bởi trong ngôn ngữ nói không chỉ có thông tin mà còn có cả ý nghĩa tình cảm. Ngôn ngữ nói có thể tạo nên hiện thực tâm lý coa sức mạnh đặc biệt .
doc 70 trang Khánh Bằng 29/12/2023 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tai_mot_so_bien_phap_phat_trien_von_tu_cho_tre_3_4_tuoi.doc

Nội dung text: Đề tài Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi

  1. Nó có màu gì? Nó kêu như thế nào? Nó dùng để làm gì? Nếu là quả thì hỏi đàm thoại: Vỏ nó nhẵn hay sần sùi? Nó chua hay ngọt? Nó có hạt không? v.v Cô giáo trong tiết học cần tạo những tình huống để trẻ phát triển vốn từ như: Bật đài có tiếng kêu con vật hay tiếng nói, tiếng còi của một loại phương tiện giao thông rồi cho trẻ đoán: Đó là con gì? Đó là phương tiện giao thông gì? Cô giáo luôn tạo tình huống để trẻ ghép các từ thành câu đơn hoặc câu mở rộng. Vd: Quả chuối này màu gì? Bông hoa này màu gì? Xe máy còi kêu thế nào? Ô tô còi kêu như thế nào? v.v 3. Người lớn xung quanh trẻ luôn lắng nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho trẻ. Trẻ 3 tuổi phát âm theo các âm chuẩn Tiếng việt đôi lúc còn ngọng. Sử dụng đa dạng từ và câu trong giao tiếp cong hạn chế cho nên cô giáo luôn lắng nghe trẻ phát âm, uốn nắn từ ngữ cho trẻ, cho trẻ phát âm nhiều lần và sửa lỗi kịp thời cho trẻ
  2. 4. Cho trẻ tiếp xúc với nhau, với cộng đồng một cách thường xuyên: qua tiết học dưới hình thức đi dạo, đi thăm. Cô tạo tình huống cho trẻ tiếp xúc với nhau, tiếp xúc với cộng đồng qua cách hướng dẫn của cô. Cô có thể dùng vật thật cho trẻ truyền tay nhau và nêu nhận xét của cá nhân mình, hay thỏa thuận trong nhóm rồi cử đại diện nêu ý kiến thống nhất của cả nhóm. Có khi cô đưa những tình huống của công đồng qua lơid nói, tranh vẽ hoặc ảnh chụp cho trẻ nêu nhận xét, nhận định của trẻ về tình huống đó là đúng ( sai), là văn hóa, văn minh,( không văn hóa, văn minh) vì sao? Cho trẻ tranh luận về những ý kiến đó. 5. Cô giáo sử dụng một số trò chơi trong hoạt động chung: làm quen với môi trường xung quanh đẻ làm tăng vố từ cho trẻ. 5.1. Trò chơi 15: Cái túi kỳ lạ: - Mục đích: Giúp trẻ phân biệt và rèn luyện phát âm, cho trẻ gọi tên của đồ vật ( hoa , quả) - Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng qua các giác quan. Dùng tình huống trò chơi để luyện phát âm và gọi tên đồ vật - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Các laọi đồ chơi hoặc vật thật: cái bát, ca, thìa, đũa đĩa (hoặc các lọai hoa quảh) đựng trong một cái túi. - Cách chơi: + Lần đầu: Cô cho trẻ nhắm mắt, không nhìn vào túi lấy vật theo yêu cầu của cô, lấy vật ra ngoài ntíu rồi phát âm tên của vật ( hoa, quả) Ví dụ: Hãy lấy cho cô cái đĩa Trẻ không nhìn vào túi lấy cái đĩa và nói: cái đĩa. + Lần sau: Những lần sau năng mức độ chơi bằng cách cô miêu tả vật, tự tưởng tượng xem trong đó là vật gì? và lấy vật theo sự miêu tả của cô và nói tên vật. Lúc đầu là một vật, sau đó năng lên từ 2-3 vật.
  3. Ví dụ: Hãy lấy cho cô đồ dùng để uống có tay cầm. Trẻ lấy cái ca và nói: cái ca. Hoặc hãy lấy cho cô một đồ dùng để ăn, làm bằng nhôm và và dùng để xúc thức ăn (cơm) và một đồ dùng đẻ uống có tay cầm. Trẻ lấy “ cái thìa” và “ cái ca’ Giơ “cái thìa” và nói cái thìa Giơ “ cái ca” và nói cái ca. 5.2. Trò chơi 2: Hái hoa - Mục đích: Giúp trẻ phân biệt các loại hoa phát triển vốn từ .luyện phát âm cho trẻ qua tên gọi các loại hoa. - Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dùng tình huống trò chơi để trẻ phát âm các từ: hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: 4 chậu (lọl) hoa. Hoặc lẵng hoa sen, đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc ( Hoa sen cho trong chậu nước làm “đầm sen”) Tranh lô tô về một số loài hoa. + Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi ghế hình vòng cung xong nói cách chơi. Cô đặt các chậu hoa, lẵng hoa đã chuẩn bị, cô yêu cầu trẻ hái hoa theo yêu cầu của cô và nói tên hoa . Cô miêu tả bồn hoaC, trẻ chọn tranh lô tô đúng loaị hoa cô miêu tả và nói tên hoa 5.3. Trò chơi 35: Trồng cây hái quả. - Mục đích: Luyện trí nhớ và khả năng phát triển vốn từ cho trẻ - Nội dung: cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, bằng tình huống chơi nhớ được các màu xanh, đổ, vàng và gọi tên các loại quả, các màu đó.
  4. - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: các cây nhựa có quả gần gũi với trẻ: na, chuối, cam, cà chua Tranh chụp một số laọi quả. + Cách chơi: Lần 1 : cô cho trẻ ngồi vòng cung và nói cách chơi. Cô yêu cầu trẻ vào vườn quả và hái quả theo yêu cầu của cô. Cô yêu cầu trẻ nói tên quả và nói màu sắc của quảC Lần 2 : Cô mô tả quả (1 loại quả hoặc 2 loại quả1) Yêu cầu trẻ hái quả theo sự mô tả, mô phỏng của cô. Trẻ nói tên quả và màu sắc. Ví dụ: Hãy hái cho cô quả tròn, vỏ sần, ăn chua, có hạt? Trẻ hái quả cam và nói quả cam Cô hỏi: quả cam này màu gì? Trẻ nói: quả cam màu xanh 5.4. Trò chơi 4: Bắt chước tiếng kêu. - Mục đích: Luyện cho trẻ phát âm những từ khó “ tu tu”, pim pim pim, tuýt tuýt. - Nội dung: Dùng tình hướng trò chơi để dạy trẻ phát triển vốn từ, bắt chước tiếng kêu của còi của loại phương tiện giao thông: tàu hỏa, xe đạp, ô tô, phà - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: ô tô, tàu hỏa, xe máy (đồ chơi®) Tranh : ô tô, tàu hỏa, xe máy. + Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi hình vòng cung rồi giới thiệu luật chơi. Hôm nay cô giáo đén tặng chúng mình một hộp quà to, chúng mình cùng đoán và nói xem đó là quà gì nhé! Cô láy ô tô ra và hỏi:
  5. Cái gì đây? Còi ô tô kêu như thế nào? Sau đó cho ô tô chạyS: các cháu hãy làm còi ô tô kêu: “ pim pim pim”. Tiếp tục cô lấy tàu hỏa ra tiếng copì tàu kêu “ tu tu” và cho tàu chạy. Trẻ làm tiếng còi tàu. Sau đó cô lấy xe máy ra kêu “ tuýt tuýt” và vặn cót cho xe chạy. Các cháu bắt chước còi kêu. Tất cả các loại phương tiện giao thông là đồ chơi đang chạy. Bây giờ cô và các cháu hãy chọn những đồ chơi này để chơi nhé! Các con cũng chọn ô tô nào, ô tô đây rồi, còi ô tô kêu thế nào? “pim pim”, các con hãy bắt chước còi ô tô kêu. Cô lần lượt vờ lái xe máy, tàu hỏa và cho trẻ bắt chước tiếng còi kêu “ tu tu”, tiếng còi xe máy “ tuýt tuýt” Cô cho cả lớpC, tổ, cá nhân bắt chước tiếng còi xe máy, tàu hỏa, ô tô. Khuyến khích trẻ chơi giỏi. Khi trẻ đã biết chơi, cô có các bức tranh, tàu hỏa, o tô, xe máy cho trẻ lên lấy tranh và bắ chước tiếng kêu theo yêu cầu của cô. Ví dụ: lấy cho cô tranh xe máy và làm tiếng còi xe máy kêu 5.5. Trò chơi 5: Chuyển thú về rừng - Mục đích: Giúp trẻ phát triển vốn từ, phát âm đúng tên các con vật, ghép từ thành câu đơn. - Nội dung: cho trẻ tiếp xúc với đối tượng. Dùng tình huốngtrò chơi để phát triển vốn từ và ghép từ thành câu đơn. - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: một số rối (tranh ảnht) là các con thú, 1 khu rừng cây nhựa, 10 chiếc vòng thể dục. + Luật chơi: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng. Trẻ xếp thành hai tổ thi đua nhau Mỗi tổ bật qua 5 vòng thể dục, chuyển thú về rừng. Sâu đó nói tên các con vật đã chuyển được và nói con vật đó đang làm gì (âưn cỏ, trèo cây, hái
  6. quả v. v) và đếm số con vật đã được chuyển vào rừng của mỗi tổ để phân xem đội nào thắng. Ví dụV: Con thỏ – thỏ đang ăn cỏ. B –Tổ chức thực nghiệm: 1. Mục đích: Thực nghiệm nhằm đánh giá kết quả thực tế của việc tổ chức một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi. Thực nghiệm đồng thời kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài 2. Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành ở nhóm trẻ 3-4 tuổi. Trường mầm non Hồng gai – thành phố Hạ Long – tỉnh Quản Ninh. Số trẻ tham gia thực nghiệm là 12 cháu Số trẻ đối chứng là 12 cháu. Về trình độ, điều kiện của hai nhóm đều tương đương nhau, không có gì khác biệt, chọn hai nhóm trẻ là ngẫu nhiên trong một lớp. 3 Thời gian thực nghiệm Từ 1 tháng 2 năm 2005 đến 5 tháng 5 năm 2005 4 Nội dung thực nghiệm - Lựa chọn bài thực nghiệm và thiết kế 1 số biện pháp, các trò chơi học tập phản ánh nội dung cơ bản của tiết học làm quen môi trường xung quanh. Căn cứ vào chương trình chăm sócC - giáo dục trẻ 3-4 tuổi để lựa chọn những bài phù hợp với nội dung chương trình thực nghiệm . Thiết kế các trò chơi học tập phản ánh nội dung cơ bản của tiết học làm quen với môi trường xung quanh. Giáo viên được cxhuẩn bị các giáo án thể hiện một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, giáo án tổ chức trò chơi học tập mới thiết kế theo yêu cầu thực nghiệm ở lớp đối chứng giáo viên tiến hành giảng dạy như thường lệ lồng ghép trong hoạt động chung trong môn học: “Làm quen với môi trường xung quanh 5 Tiến hành thực nghiệm
  7. a. Chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên một lớp sĩ số 24 cháuC 12 cháu làm thực nghiệm, 12 cháu đối chứng thực nghiệm (phụ lụcp) đề xác định khả năng phát triển ngôn ngữ của hai nhóm. Đối chứng và thực nghiệm, sử dụng phương pháp thống kê kết quả khảo sát trên trẻ để xác đính tương đương giữa hai nhóm. b Thiết kế một số biện pháp trong thực nghiệm - Nghiên cứu các bài học trong chương trình lồng ghép một số biện pháp: + Cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, hoa quả, tranh ảnh. + Luôn trò chuyện cùng trẻ + Nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho trẻ. + Cho trẻ tiếp xúc với nhau, với công đồng một cách thường xuyên. + Sử dụng một số trò chơi trong hoạt động chung “ Làm quen với môi trường xung quanh”“ Trò chơi: Cái túi kỳ lạ Trò chơi: hái hoa Trò chơi: trồng cây hái quả Trò chơi: bắt chước tiếng kêu Trò chơi: chuyển thú về rừng c. Xây dựng bài tập khảo sát: Mức độ phát triển vốn từ ở trẻ. Mức độ 1M: Khả năng sử dụng danh từ, động từ, tính từ, đại từ Mức độ 2M: Khả năng ghép các danh từ, đại từ, động từ, tính từ thành câu đơn, câu đơn mở rộng.
  8. Mức độ 3M: Khả năng phát âm, diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp. * Tiến hành đo trước thực nghiệm: Các bài tập khảo sát được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu chương trình dựa trên các bài học “Làm quen với môi trường xung quanh” mà các cháu đã học nhằm đánh giá mức độ của trẻ trước thực nghiệm Bài tập khảo sát được xây dựng dưới dạng các câu hỏi ngắn, dễ hiểu (có gơi ýc) dựa theo nội dung các bài học phát triển vốn từ mà chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi đã đề cập đến. Bài tập 1: Khảo sát khả năng sử dụng từ Câu 1: Các con hãy nhìn lần lượt lên tranh và nói cho cô biết: Đây là cái gì? Đây là quả gì? Đây là con gì? Đây là ai ? Quả này màu gì? Vỏ quả cam như thế nào? Câu 2: Hãy bắt chước tiếng kêu của còi xe ô tô, tàu hỏa, xe đạp? Bắt chước tiếng kêu một số con vật gần gũi. Câu 3: Hãy nói tên các loại hoa coa màu đỏ? Hãy nói tên các loài hoa có màu vàng? (trong lọ hoa cô đã chuẩn bịt) * Cách đánh giá: Câu 1: Cho phép đánh giá được khả năng sử dụng từ (danh từd, tính từ, động từ, đại từ) - Trả lời đúng đầy đủ: 10 điểm; nếu sai trừ 1 điểm Câu 2: Cho phép đánh già vận dụng vốn từ vào hoạt động của trẻ.
  9. - Trả lời đúng, chính xác: 10 điểm. Sai trừ 1 điểm Bài tập 2 : Khảo sát khả năng ghép các từ thành câu đơn hoặc câu đơn mở rộng: Câu 1C: Quả cam màu gì? quả chuối màu gì? Câu 2C: Còi ô tô kêu như thế nào? Còi tầu hỏa kêu thế nào? Chuông xe đạp kêu thế nào? Câu 3C: Mẹ đang làm gì trong bức tranh này? Trong tranh bác sĩ đang làm gì? ảnh chụp chú công nhân đang làm gì? Con mèo đang mằn ở đâu? * Cách đánh giá: Câu 1: Cho trẻ ghép danh từ với tính từ Trẻ trả lơi đúng, đầy đủ: 10 điểm Nếu sai tính từ hoặc ghép không đúng trừ 1 điểm Câu 2: Cho phép trẻ ghép danh từ với động từ. Trẻ trả lời đúng, đầy đủ: 10 điểm Nếu sai hoặc ghép không đúng trừ 1 điểm Câu 3: Cho phép trẻ hình thành câu đơn hoặc câu mở rộng. Hình thành câu đơn, câu đơn mở rộng tốt. 10 điểm. Nếu ghép câu chưa đầy đủ các thành phần trừ 1 điểm Bài tập 3: Khảo sát khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp .K Câu 1: Khi bà ốm con sẽ làm gì?
  10. Câu 2: Khi bạn ngã con sẽ làm gì? Câu 3: Người khác làm một việc tốt cho con, con sẽ nói gì? khi phạm lỗi con sẽ nói gì? * Cách đánh giá: Câu 1C: Diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp đúng 10 điểm, chưa đúng lệch lạc trừ hai điểm Câu 2 C: diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp đa dạng: 10 điểm không diễn đạt được trừ 2 điểm Câu 3C: trả lời đúng tình huống giao tiếp 10 điểm, trả lời sai tình huống giao tiếp trừ 2 điểm. 6. Hướng dẫn giáo viên thực nghiệm Để chuẩn bị cho thực nghiệm các giáo viên tham gia thực nghiệm được tổ chức học tập về much đích, yêu cầu, nội dung của thực nghiệm . Các giáo viên tham gia thực nghiệm được tổ chức tìm hiểu sâu rộng về cơ sở lí luận của một số biện pháp tổ chức trong hoạt động học tập nhằm phát triển thính giác từ ngữ và rèn luyện phát âm cho trẻ. Nghiên cứu hoạt động chung: “ Làm quen môi trường xung quanh” áp dụng các biện pháp: thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, trò chuyện thường xuyên cùng trẻ, lắng nghe và uốn nắn từ ngữ cho trẻ và sử dụng một số trò chơi đề làm tăng vốn từ cho trẻ. Nghiên cứu các bài tập khảo sát, cách cho điểm, ghi phiếu, tổng kết điểm. Lên kế hoạch tổ chức quá trình thực nghiệm .L Chuẩn bị đồ dùngC, đồ chơi phục vụ cho thực nghiệm 7. Triển khai thực nghiệm 7.1. ổn định tổ chức giới thiệu bài7: Bằng một trong các trò chơi sauB: cái túi kỳ lạ, hái hoa, trồng cây hái qu ả, bắt chước tiếng kêu, chuyển thú về rừng.
  11. 7.2. Cung cấp vốn từ cho trẻ bằng cách tạo tình huống trẻ gọi tên đồ vật7, hoa, quả, tên con vật. Trẻ lúng túng cô có thể nói tên các vật và cho trẻ nhắc lại. 7.3. Nêu đặc điểm cấu tạo của các sự vật7, đồ vật, hiện tượng ở những phần nêu trên. Nêu mầu sắc, cách thức sử dụng của nó. 7.4. So sánh đặc điểm nổi bật 7 (sự giống nhau và khác nhaus) của hai vật (hoa, quả ) 7.5. Mở rộng kiến thức về những sự vật7, hiện tượng, đồ vật mà trẻ biết trong thế giới xung quanh trẻ. 7.6. Củng cố vốn từ được hình thành trong tiết học qua trò chơi7, bài hát, thơ, truyện vv 8. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm: Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động chung “ Làm quen môi trường xung quanh” có một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi được thể hiện ở các mức độ khác nhau theo các tiêu chí sau: - Khối lượng vốn từ ở trẻ. - Khả năng hình thành câu đơn, câu mở rộng. - Biết sử dụng từ gắn với tình huống giao tiếp 9. Cách lấy số liệu và kỹ thuật đo Bước 1: Các giáo viên tiến hành thực nghiệm đều đã được hướng dẫn phương pháp thực nghiệm và cách ghi lại kết quả các bài tập khảo sát trên trẻ. Bước 2: Tiến hành đo mức độ phát triển vốn từ của trẻ bằng các bài tập khảo sát (phụ lụcp) ở 12 trẻ trong nhóm đối chứng và 12 trẻ trong nhóm thực nghiệm tại cùng một thời điểm như nhau. Bước 3: Sau khi đo tiến hành phân tích và tổng hợp các biên bản theo tiêu chí đã định ghi thành số liệu thống kê biên bản lần đầu và lần cuối của mỗi trẻ.
  12. 10. Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm * Phân tích kết quả lần đo đầu Bảng 1: Kết quả đo lần 1 về khả năng sử dụng từ của trẻ. Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm Mức độ Số lượng Tính % Số lượng Tính % định I 3 25% 3 25% - II 4 33,3% 5 41,7% - III 5 41,7% 4 33,3% - IV 0 0 0 0 - Kết quả bảng 1 cho thấy kết quả đo thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm về khối lượng từ của trẻ, ở thời điểm đo đầu của cả 2 nhóm là tương đương nhau cụ thể: + Mức độ I: (học sinh đạt điểm 9h-10) Nhóm đối chứng: 25% Nhóm thực nghiệm: 41,7% + Mức độ II (học sinh đạt điểm 7h-8 ) Nhóm đối chứng:33,3% Nhóm thực nghiệm: 41,7 % + Mức độ III (học sinh đạt điểm 5h-6 ) Nhóm đối chứng: 41,7% Nhóm thực nghiệm: 33,3% + Mức độ IV (học sinh đạt điểm dưới 5h) Nhóm đối chứng: 0 Nhóm thực nghiệm: 0
  13. Bảng 2: Kết quả đo lần 1 về khả năng ghép các từ thành câu Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm Mức độ Số lượng Tính % Số lượng Tính % định I 2 16,7% 1 8,3% - II 2 16,7% 3 25,1% - III 8 66,6% 8 66,65 - VI 0 0 0 0 - Kết quả bảng 2 cho ta thấy kết quả đo trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm về khả năng ghép các từ thành câu của hai nhóm là tương đương nhau, cụ thể: Mức độ I: (học sinh đạt điểm 9h-10) Nhóm đối chứng: 16,7% Nhóm thực nghiệm: 25,1% Mức độ II: (học sinh đạt điểm 7h-8) Nhóm thực nghiệm: 66,6 % Nhóm đối chứng: 66,6% Mức độ III: (học sinh đạt điểm 5h-6) Nhóm thực nghiệm: 16,7 % Nhóm đối chứng: 8,3% Mức độ IV: (học sinh đạt điểm dưới 5) Nhóm đối chứng: 0 Nhóm thực nghiệm:0 Bảng 3: Kết quả đo lần 1: Khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm
  14. Mức độ Số lượng Tính % Số lượng Tính % định I 5 41,7% 4 33,3% - II 5 41,7% 6 50% - III 1 8,3% 1 8,3% - IV 1 8,3% 1 8,3% - Kết quả bảng 3 cho ta thấy kết quả đo trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chững và thực nghiệm về khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp ở thời điểm đo đầu của 2 nhóm đều tương đương nhau cụ thể . Mức độ I: (học sinh đạt điểm 9h-10) Nhóm đối chứng: 41,7% Nhóm thực nghiệm: 33,4% Mức độ II: (học sinh đạt điểm 7h-8) Nhóm thực nghiệm: 50 % Nhóm đối chứng: 41,7% Mức độ III: (học sinh đạt điểm 5-6) Nhóm đối chứng: 8,3% Nhóm thực nghiệm:8,3% Mức độ IV: (học sinh đạt điểm dưới 5) Nhóm đối chứng: 8,3% Nhóm thực nghiệm:8,3% *Phân tích kết quả đo sau thực nghiệm Bảng 4 Khả năng sử dụng từ của trẻ Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm Mức độ Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 1 Lần do 2
  15. định I 25% 33,3% 25% 50% - II 33,3% 41,7% 41,7% 50% - III 41,7% 25% 33,3% 0 - IV 0 0 0 0 - Kết quả bảng 4 cho ta thấy ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm khối lượng ngôn ngữ của trẻ tăng lúc đầu đo nhưng trong nhóm thực nghiệm tăng hơn cụ thể: + Nhóm đối chứng: Mức độ I: Đo lần đầu: 25% Đo lần sau: 33,3% Mức độ II: Đo lần đầu:33,3% Đo lần sau: 42,7% Mức độ III: Đo lần đầu: 41,7% Đo lần sau: 25% + Nhóm thực nghiệm: Mức độ I: Đo lần đầu: 25% Đo lần sau: 50% Mức độ II: Đo lần đầu:41,7% Đo lần sau: 50% Mức độ III: Đo lần đầu: 33,3% Đo lần sau: 0% Bảng 5: Khả năng ghép các từ thành câu đơn hoặc câu mở rộng Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm
  16. Mức độ Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 1 Lần đo 2 định I 16,7% 25,1% 33,3% 41,7% - II 50% 58,2% 50% 50% - II 33,3% 16,7% 16,7% 8,3% - IV 0 0 0 0 - Kết quả bảng 5 cho thấy cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm đều tăng về khả năng ghép từ thành câu. Nhưng nhóm thực nghiệm khả năng tăng rõ rệt hơn, cụ thể là: + Nhóm đối chứng: Mức độ I: Đo lần đầu: 16,7% Đo lần sau: 25,1% Mức độ II: Đo lần đầu:50 % Đo lần sau: 58,2% Mức độ III: Đo lần đầu: 33,3% Đo lần sau: 16,7% + Nhóm thực nghiệm: Mức độ I: Đo lần đầu: 33,3% Đo lần sau: 41,7% Mức độ II: Đo lần đầu:50 % Đo lần sau: 50 % Mức độ III: Đo lần đầu: 16,7% Đo lần sau: 8,3 % A – Mức độ khả năng ghép các từ thành câu đơn của nhóm thực nghiệm B- Mức độ khả năng ghép từ thành câu đơn của nhóm thực nghiệm . Bảng 6: Khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp
  17. Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm Mức độ Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 1 Lần đo 2 định I 41,7% 50% 33,4% 58,3% - II 41,7% 33,4% 50 % 33,4% - III 16,6% 16,6% 16,6% 8,3% - IV 0 0 0 0 - Kết quả bảng 6 cho thấy cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều tăng về khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp. Nhưng ở nhóm thực nghiệm khả năng rõ rệt hơn, cụ thể là + Nhóm đối chứng: Mức độ I: Đo lần đầu: 41,7% Đo lần sau: 50,0% Mức độ II: Đo lần đầu:41,7% Đo lần sau: 33,4% Mức độ III: Đo lần đầu: 16,6% Đo lần sau: 16,6% + Nhóm thực nghiệm: Mức độ I: Đo lần đầu: 33,4% Đo lần sau: 58,3% Mức độ II: Đo lần đầu:50 % Đo lần sau: 33,4% Mức độ III: Đo lần đầu: 16,6% Đo lần sau: 8,3 % C - Phần kết luận và những ý kiến đề xuất
  18. I/ Kết luận chung: 1. Phát triển vốn từ cho trẻ giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ - phương tiện phát triển tư duy và là công cụ hoạt động trí tuệ. Với tầm quan trọng đó nên giáo viên mầm non phải là người chủ động thường xuyên tiến hành việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Các biện pháp đã nêu trong đề tài đóng vai trò quan trọng đó nên giáo viên phải là người chủ đạo thường xuyên tiến hành việc phát triển vốn từ cho trẻ. Trong các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ trò chơi học tập cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ, bởi lễ đặc điểm ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ “ học mà chơi”. Song thực tế hiện nay trong chương trình giáo dục mầm non, trong các hoạt động chung nói chung và hoạt động chung: cho trẻ “ làm quên với môi trường xung quanh” nói riêng chưa thật chú trọng tới việc phát triển vốn từ cho trẻ. 2. Qua thực nghiệm cho chúng ta thấy việc sử dụng trò chơi và áp dụng một số biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ là rất hiệu quả. Đã có tác dụng tích cực đến trẻ cả về khả năng sử dụng từ, khả năng ghép từ thành câu và câu đơn mở rộng (ở trẻ 3ë-4 tuổi) và khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé. Nhóm thực nghiệm các cháu nhanh nhẹn, hoạt bát, sử dụng từ chính xác, trí tuệ phát triển mạnh mẽ hơn các cháu ở nhóm đối chứng. Chính vì vậy việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập để phát triển vốn từ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng đối với nbiệm vụ giáo dục lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi. II/ ý kiến đề xuất và giải pháp. Để một số biện pháp là phương tiện để phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động chung: “làm quen với môi trường xung quanh” cần: - Trong khi học tập tại trường sư phạm mầm non, các sinh viên cần được luyện tập phát âm chuẩn và trang bị những kiến thức về Tiếng Việt thực hành, những lí luận cơ bản, hiện đại, hệ thống và thiết thực về những thành tựu cơ bản, hiện đại về phát triển vốn từ của trẻ. - Cô giáo cần có lòng nhiệt tình, thương yêu gần gũi trẻ - Cô giáo cần phat huy, sáng tạo các nội dung để phát triển vốn từ của trẻ.