Đề cương ôn thi liên thông đại học môn: Tổng quan du lịch

a.Xu hướng phát triển của cầu du lịch.

-Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Vì: đời sông của dân cư ngày càng được tăng lên; các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại và tiện lợi; môi trường ngày càng bị ô nhiễm nên nhu cầu về nghỉ ngơi tĩnh dưỡng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên ngày càng cao; điều kiện chính trị xã hội ngày càng ổn định; nhu cầu về giao lưu kinh tế văn hoá ngày càng mở rộng.

-Sự thay đổi về hướng và về luồng khách du lịch quốc tế: Nếu như trước đây, hướng vận động của khách du lịch chủ yếu tập trung vào vùng biển Địa Trung Hải, Biển Đen, HaOai, vùng Caribe, châu Âu... thì hiện nay hướng vận động của khách du lịch là ở khắp nơi trên toàn cầu, chuyển dịch sang các vùng mới như vùng Châu Á Thái Bình Dương.

Trong khu vực Đông Á Thái Bình dương, một số nước có tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế lớn nhất thế giới như Thái lan, Brunây, Singapore, Malaysia, Indonesia,.

-Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch. Trước đây tỷ trọng chi tiêu của khách du lịch cho các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) thường chiếm tỷ trọng lớn, hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm, tham quan, giải trí,...) tăng lên. Vì vậy cần nắm vững xu hướng này để đưa ra các chính sách phát triển các sản phẩm du lịch cũng như phát triển hoạt động kinh doanh du lịch cho đúng hướng.

doc 25 trang Hương Yến 31/03/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi liên thông đại học môn: Tổng quan du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_lien_thong_dai_hoc_mon_tong_quan_du_lich.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi liên thông đại học môn: Tổng quan du lịch

  1. 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC MÔN: TỔNG QUAN DU LỊCH ------------------- Câu 1: Các khái niệm về Du lịch và khách du lịch. 1.Khái niệm du lịch Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau. Khái niệm chung về DL: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa KDL, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón KDL” Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động DL: -Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác. -Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận. -Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương. -Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để ìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh XH, nơi ăn, chốn ở,... Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” 2.Khái niệm khách du lịch Theo tổ chức Du lịch thế giới (WTO), khách du lịch bao gồm: +Khách du lịch quốc tế (International tourist):
  2. 2 @ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia. @ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài. +Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước. +Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia. +Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài Theo Luật du lịch của Việt Nam: -Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến - Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch - Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):là công dân Việt nam và người nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam. Câu 2: Các loại hình du lịch Căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau, ta có các loại hình du lịch khác nhau: * Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi: -Du lịch quốc tế: - Du lịch nội địa: *Căn cứ vào loại hình lưu trú - DL ở trong khách sạn - DL ở trong motel - DL ở trong nhà trọ - DL ở trong Làng du lịch - DL ở Camping *Căn cứ vào thời gian chuyến đi - DL dài ngày - DL ngắn ngày * Căn cứ vào mục đích chuyến đi
  3. 3 - Du lịch chữa bệnh - Du lịch nghỉ ngơi giải trí - Du lịch thể thao - Du lịch văn hoá - Du lịch công vụ - Du lịch sinh thái - Du lịch tôn giáo - Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương - Du lịch quá cảnh *Căn cứ vào đối tượng đi DL - Du lịch thanh thiếu niên - Du lịch dành cho những người cao tuổi - Du lịch phụ nữ, gia đình,... *Căn cứ vào phương tiện vận chuyển KDL - DL bằng máy bay - DL bằng ô tô, xe máy - DL bằng tàu hoả - DL tàu biển - DL bằng thuyền, ghe, *Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi: - DL theo đoàn: Có /Không thông qua Tổ chức DL - DL cá nhân: Có /Không thông qua Tổ chức DL *Căn cứ vào vị trí địa lý nơi đến DL: -Du lịch nghỉ núi -Du lịch nghỉ biển, sông hồ -Du lịch đồng quê -Du lịch thành phố Trong các chuyến đi DL người ta thường kết hợp một số loại hình DL với nhau Câu 3: Những tác động của du lịch đến kinh tế Tác động tích cực: -Góp phần làm tăng GDP
  4. 4 -Tham gia tích cực vào việc phân phối lại TNQD giữa các vùng của một quốc gia - Góp phần củng cố sức khoẻ cho ND lao động, góp phần làm tăng NSLĐXH. - Góp phần cân bằng cán cân thanh toán q.tế - Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương và quốc gia - Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác - Các tác động tiêu cực: - Nếu phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc làm mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, gây áp lực cho lạm phát - Dễ tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành dịch vụ du lịch nếu tỷ trọng của ngành du lịch trong GDP lớn - Câu 4: Những tác động của du lịch đến xã hội Tác động tích cực: - Tạo công ăn việc làm cho người lao động - Du lịch làm giảm tốc độ đô thị hoá ở các nước phát triển và hạn chế sự tập trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư. - Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo cho nước chủ nhà về thành tựu kinh tế, chính trị, con người, phong tục tập quán, các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hoá lịch sử, các làng nghề truyền thống,... - Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân địa phương thông qua khách du lịch đén từ địa phương khác và từ nước ngoài. - Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và giữa các quốc gia với nhau. - Tác động tiêu cực: - Tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong việc sử dụng lao động của một số ngành do tính thời vụ trong hoạt động du lịch - Gây ra một số tệ nạn xã hội và các tác hại sâu xa khác đến đời sống tinh thần của một dân tộc do kinh doanh các hình thức du lịch không lành mạnh -Làm ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên của đất nước
  5. 5 - Câu 5: Những tác động của du lịch đến môi trường Tác động tích cực: - Có kinh phí để bảo vệ môi trường: Bao gồm kinh phí đóng góp trực tiếp từ khách du lịch (thông qua việc thu phí bảo vệ môi trường), kinh phí đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch (thông qua việc nộp vào NSNN), kinh phí của các tổ chức quốc tế tài trợ cho việc bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên. - Các đơn vị KDDL chủ động trong việc bảo vệ môi trường: Trồng cây xanh, tạo khuôn viên cây cảnh, vệ sinh môi trường xung quanh, - Các đơn vị đầu tư làm đẹp môi trường: Môi trường trong đơn vị và môi trường chung của xã hội - Tác động tiêu cực: - Rừng bị tàn phá để đầu tư xây dựng các khu du lịch, để cung cấp NVL và đáp ứng nhu cầu ẩm thực. - Tài nguyên bị khai thác ko kiểm soát: Tài nguyên đất, nước, không khí, tài nguyên biển, tài nguyên rừng bị khai thác để đáp ứng nhu cầu của KDL. - Ô nhiễm môi trường: Nước, KK, đất, bị ô nhiễm do nước thải của các khu du lịch, khí thải từ các phương tiện vận chuyển khách, hệ lụy từ thuốc trừ sâu của các sân gôn, - Tiếng ồn của động cơ, của máy móc thiết bị và sinh hoạt của con người có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật hoang dã. - . Câu 6: Xu hướng phát triển du lịch hiện nay a.Xu hướng phát triển của cầu du lịch. -Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Vì: đời sông của dân cư ngày càng được tăng lên; các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại và tiện lợi; môi trường ngày càng bị ô nhiễm nên nhu cầu về nghỉ ngơi tĩnh dưỡng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên ngày càng cao; điều kiện chính trị xã hội ngày càng ổn định; nhu cầu về giao lưu kinh tế văn hoá ngày càng mở rộng. -Sự thay đổi về hướng và về luồng khách du lịch quốc tế: Nếu như trước đây, hướng vận động của khách du lịch chủ yếu tập trung vào vùng biển Địa Trung Hải, Biển Đen, HaOai, vùng Caribe, châu Âu... thì hiện nay hướng vận động của khách du lịch là ở khắp nơi trên toàn cầu, chuyển dịch sang các vùng mới như vùng Châu Á Thái Bình Dương.
  6. 6 Trong khu vực Đông Á Thái Bình dương, một số nước có tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế lớn nhất thế giới như Thái lan, Brunây, Singapore, Malaysia, Indonesia,. -Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch. Trước đây tỷ trọng chi tiêu của khách du lịch cho các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) thường chiếm tỷ trọng lớn, hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm, tham quan, giải trí,...) tăng lên. Vì vậy cần nắm vững xu hướng này để đưa ra các chính sách phát triển các sản phẩm du lịch cũng như phát triển hoạt động kinh doanh du lịch cho đúng hướng. -Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch. Khách du lịch mua các sản phẩm du lịch trọn gói có xu hướng ngày càng giảm vì họ có thể tự do trong chuyến đi, tự quyết định những vấn đề về ăn, ngủ, thời gian lưu trú và tiết kiệm các khoản tiền dịch vụ khác cho các tổ chức lữ hành. Các nhà kinh doanh du lịch cần nắm vững xu hướng này để có các chính sách đúng đắn cho phát triển và hoàn thiện các sản phảm du lịch và tăng cường hoạt động nghiên cứu và dự đoán thị trường. -Sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi: Nhóm khách du lịch là học sinh sinh viên, nhóm khách du lịch là những người đang ở độ tuổi lao động tích cực và nhóm khách du lịch là những người cao tuổi. Tron đó nhóm 1 và nhóm 3 thường quan tâm đến giá cả nhiều hơn. -Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch: Khách du lịch ngày càng thích đi những chuyến du lịch đến nhiều nước, thăm nhiều điểm du lịch trong chuyến đi du lịch của mình. Các quốc gia phát triển du lịch và các nhà kinh doanh du lịch cần chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng phục vụ các khách du lịch hiện có và khách tìêm năng, kết hợp các tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn để thu hút khách. b.Xu hướng phát triển của cung du lịch. -Đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các quốc gia và các nhà kinh doanh du lịch đưa ra chính sách đa dạng hoá sản phẩm du lịch, độc đáo hoá sản phẩm du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm bổ sung, đưa các sản phẩm mang bản sắc dân tộc vì vậy thể loại du lịch văn hoá phát triển mạnh. -Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch. Các tổ chức lữ hành tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong việc tổ chức bán các sản phẩm du lịch, phát triển loại hình bán các chương trình du lịch đến tận nhà hoặc qua mạng internet. Việc kết hợp đón khách từ nước thứ 3 ngày càng được khẳng định. -Tăng cường hoạt động truyền thông:Vai trò của hoạt động tuyên truyền quảng cáo trong hoạt động du lịch ngày càng được nâng cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh du lịch cho các đơn vị, các quốc gia. -Đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong du lịch:Việc ứng dụng những thành tựu KHKT vào hoạt động du lịch ngày càng tăng, đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch ngày càng đào tạo cơ bản, có kiến thức, hiểu biết rộng, chuyên môn vững vàng và ngoại ngữ thông thạo. Trang thiết bị, phương tiện ở các khâu tác nghiệp ngày càng hiện đại, chuyên môn hoá ngành nghề ngày càng được thực hiện sâu sắc. -Đẩy mạnh quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá: các tuyến du lịch được gắn kết với nhau giữa các nước, sản phẩm du lịch được quốc tế hoá cao, các tổ chức
  7. 7 du lịch khu vực và toàn cầu được hình thành giúp đỡ các nước thành viên phát triển hoạt động du lịch của mình, việc chuyển giao công nghệ trong hoạt động du lịch diễn ra sôi động. Việc tiếp thu các công nghệ mới trong hoạt động du lịch luôn luôn được gắn liền với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường trong các địa phương, các quốc gia, các khu vực trên phạm vi toàn thế giới. -Hạn chế tính thời vụ trong du lịch: thông qua các biện pháp kéo dài thời vụ du lịch, hạn chế các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch. Ngoài các xu hướng trên, để nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động du lịch, các quốc gia, các vùng thực hiện việc giảm tới mức tối thiểu các thủ tục về thị thực, hải quan,.. tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan, nghỉ ngơi cũng là một xu hướng của phát triển du lịch thế giới. Câu 7: Những điều kiện về “Cầu” trong phát triển du lịch -Thời gian rỗi: Đây là điều kiện tất yếu cần thiết để có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Thời gian rỗi của nhân dân ở từng nước được quy định trong luật lao động hoặc trong hợp đồng lao động. Xu hướng hiện nay, tỷ lệ thời gian nghỉ ngơi ngày càng tăng trong khi thời gian làm việc có xu hướng ngày càng giảm.Đây là một trong những yếu tố làm tăng nhu cầu du lịch của con người. Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, còn thời gian dnàh cho du lịch, thể thao và nghỉ ngơi lại nằm trong thời gian rỗi. Các cơ sở du lịch sẽ trở thành nguồn tiết kiệm thời gian rỗi và là tiền đề vật chất cho việc kéo dài thời gian rỗi của nhân dân lao động, kích thích họ sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý để thoả mãn nhu cầu thể chất và tinh thần cho toàn dân. -Mức sống về vật chất và trình độ văn hoá chung của người dân +Về mức sống vật chất: Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là tiền đề vật chất để họ có thể tham gia du lịch. Đây là yếu tố quyết định nhu cầu có khả năng thanh toán của khách du lịch. Các nước có nền kinh tế phát triển, có thu nhập quốc dân cao thường có vị trí quan trọng trong phát triển du lịch thế giới. +Về trình độ văn hoá của nhân dân: Trình độ văn hoá của nhân dân được phản ánh thông qua hệ thống và chất lượng giáo dục đào tạo, số sách báo xuất bản, chất lượng của các phương tiện thông tin đại chúng.. Thông thường, nếu trình độ dân trí càng cao thì nhu cầu về du lịch càng tăng và trình độ phát triển du lịch cũng càng cao để đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh, lịch sự. -Thói quen tiêu dùng và sinh hoạt của dân cư Câu 8: Những điều kiện về “Cung” trong phát triển du lịch a. Điều kiện về Tài nguyên du lịch - TNDL là điều kiện cần cho hoạt động du lịch hình thành và phát triển
  8. 8 - TNDL là đích của chuyến đi du lịch, là động lực “lôi kéo” KDL ra khỏi nhà để đi du lịch - Sức hút của điểm đến phụ thuộc vào: Số lượng, quy mô và chất lượng TNDL tại điểm đến - TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn. b.Điều kiện về giao thông vận tải: -Trước đây, giao thông vận tải là tiền đề cho sự phát triển du lịch, ngày nay, giao thông vận tải lại càng khẳng định vị trí của nó đối với sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. -Yêu cầu về giao thông vận tải đối với du lịch: +Số lượng phương tiện vận chuyển +Chất lượng phương tiện (Tốc độ vận chuyển, tính tiện lợi, tính an toàn) +Giá cả hợp lý + Sự phối hợp giữa các phương tiện vận chuyển với nhau nhằm tiết kiệm thời gian trong tuyến du lịch và nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. c.Không khí chính trị hoà bình, ổn định: Không khí chính trị hoà bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế và xã hội nói chung và quan hệ trao đổi du lịch nói riêng. Nếu không khí chính trị hoà bình thường có sức thu hút đối với khách du lịch quốc tế và nội địa vì họ có cảm giác an toàn, yên ổn và đảm bảo cuộc sống của mình trong chuyến du lịch. Một đất nước hay có những biến cố về thiên tai, về xã hội (như đảo chính, cách mạng, sự kỳ thị dân tộc, các loại bệnh dịch,...) sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của khách cũng như khó khăn trong việc đi lại, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bị tàn phá,.. và vì vậy ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch. Những điều kiện trên ảnh hưởng trực tiếp và độc lập đến hoạt động du lịch, vì vậy, hoạt động du lịch chỉ phát triển khi tất cả các điều kiện đó ngày càng được hoàn thiện và phát triển. d.Những điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch - Điều kiện về tổ chức: Sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; hệ thống các thể chế quản lý, các chính sách và cơ chế quản lý cũng như các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch để thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch. -Điều kiện về Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội: Hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viện, mạng lưới thương nghiệp, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống điện, ,... -Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch : đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch về ăn, ở, đi lại,... như khách sạn, nhà hàng, hệ thống phương tiện vận chuyển, các khu giải trí, cửa hàng, công viên, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện,... trong khu vực cơ sở du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác các tài nguyên du lịch, giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.
  9. 9 - Điều kiện về kinh tế: Việc đảm bảo nguồn vốn để duy trì và phát triển du lịch cũng như thiết lập các mối quan hệ kinh tế với bạn hàng: trong việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng. Từ đó mà tạo điều kiện tăng thu ngoại tệ cho các tổ chức du lịch và cho đất nước. e.Một số sự kiện và tình hình đặc biệt Các cuộc đại hội, các hội nghị, các cuộc hội đàm dân tộc hoặc quốc tế, các cuộc thi ôlympic, các cuộc kỷ niệm tín ngưỡng hoặc chính trị, các dạ hội liên hoan,... cũng đóng vai trò có ích trong sự phát triển du lịch, vì đây là điều kiện để tuyên truyền, quảng cáo cho các giá trị văn hoá và lịch sử của đất nước đón khách đồng thời khắc phục tính thời vụ trong du lịch. Câu 9: Các loại tài nguyên du lịch? Tài nguyên du lịch là điều kiện cần trong phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra (tài nguyên thiên nhiên) và cũng có thể do con người tạo ra (tài nguyên nhân văn). -Tài nguyên thiên nhiên + Địa hình: Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng với những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi,...với những phong cảnh đẹp, những nơi có địa hình và phong cảnh đơn điệu thường được cho là tẻ nhạt và không phù hợp với du lịch. + Khí hậu: Những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa chuộng. Khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá nóng, quá khô, quá ẩm hoặc nhưng nơi có nhiều gió. +Thực vật, động vật: Nếu sự phong phú về thực vật (Nhiều rừng, nhiều hoa,...) tạo ra không khí trong lành, sự yên tĩnh và trật tự cũng như thu hút du khách đến tìm tòi, nghiên cứu thì động vật phong phú, quý hiếm cũng là đối tượng cho săn bắn du lịch và đối tượng để nghiên cứu và lập vườn bách thú. +Tài nguyên nước: Các nguồn tài nguyên nước như: ao, hồ, sông, ngòi, đầm,... tạo điều kiện để điều hoà không khí, phát triển giao thông vận tải và tạo điều kiện cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch riêng biệt như: du lịch chữa bệnh (bằng nước khoáng, bùn,...) +Vị trí địa lý: Thông thường, vị trí địa lý được coi là thuận lợi đối với du lịch là: điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch không quá xa (đẻ khách có thể tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại trong chuyến du lịch của mình. Trong một số trường hợp, khoảng cách xa lại có sức hút đối với khách du lịch có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ. -Tài nguyên nhân văn: +Các giá trị lịch sử là đối tượng quan tâm của khách du lịch có hứng thú hiểu biết. Giá trị lịch sử được chia thành 2 nhóm: Nhóm những giá trị lịch sử
  10. 10 gắn với nền văn hoá chung của loài người và nhóm những giá trị lịch sử đặc biệt. +Các giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu như các các trung tâm nghiên cứu, các viện khoa học, thư viện, trường đại học nổi tiếng, các trung tâm tổ chức các hoạt động văn hoá, những công trình kiến trúc độc đáo,... +Các phong tục tập quán cổ truyền, các thành tựu về kinh tế của đất nước hay của vùng cũng có sức thu hút đối với khách du lịch. Câu 10: Một số tổ chức quốc tế về du lịch Hiện nay trên thế giới tồn tại rất nhiều các tổ chức quốc tế về du lịch (khoảng 170 tổ chức) nhằm giải quyết những nhu cầu khách quan về hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động du lịch trong phạm vi một vùng cũng như toàn thế giới. a.Tổ chức quốc tế chung có quan tâm đến vấn đề du lịch -Liên hợp quốc(UN - United Nations): Đây là tổ chức lớn nhất, có uy tín nhất của các quốc gia độc lập, hiện nay trụ sở của Liên hiệp quốc đặt tại Newyork Mục đích hoạt động của Liên hiệp quốc là duy trì, gìn giữ hoà bình, an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự chủ, hợp tác trong mọi lĩnh vực. Du lịch cũng được xem là một trong những nhân tố cơ bảnđể bảo vệ hoà bình và phát triển hợp tác giữa các dân tộc mà Liên hiệp quốc chú ý quan tâm. Liên hiệp quốc luôn có những hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch trên thế giới, cụ thể là luôn xem xét và giải quyết các vấn đề của du lịch nhưng mang tính chất kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị,... Còn những vấn đề thuần tuý về du lịch như: mở rộng hợp tác trao đổi du lịch giữa các nước, mở rộng các loại hình du lịch,.. thì do cơ quan chuyên trách, của Liên hiệp quốc giải quyết. -Tổ chức Liên hiệp quốc về các vấn đề giáo dục khoa học và văn hoá (UNESCO - United Nations Educational, Scientific and Cultural Organisation): Đây là tổ chức đặc biệt của Liên hiệp quốc với sự tham gia của 180 nước, có trụ sở đặt tại Paris. Hoạt động của UNESCO chủ yếu theo một số hướng như: củng cố hoà bình, làm dịu tình hình căng thẳng trên thế giới, đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tốc, phát triển giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hoá ,... Đối với du lịch, UNESCO đã dành sự quan tâm đặc biệt. Mọi hoạt động của tổ chức có liên quan nhiều đến các vấn đề phát triển du lịch thế giới. UNESCO có duy trì các mối liên hệ đặc biệt với một loạt các tổ chức du lịch quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) b.Tổ chức quốc tế về du lịch nói chung -Tổ chức du lịch thế giới (WTO – World Tourism Organization)