Chuyên đề Pháp luật kinh tế - Đinh Hoài Nam

Nội dung chuyên đề

Pháp luật về doanh nghiệp

Pháp luật về đầu tư

Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh thương mại

Pháp luật về cạnh tranh

Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Pháp luật về phá sản

ppt 124 trang hoanghoa 08/11/2022 5660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Pháp luật kinh tế - Đinh Hoài Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptchuyen_de_phap_luat_kinh_te_dinh_hoai_nam.ppt

Nội dung text: Chuyên đề Pháp luật kinh tế - Đinh Hoài Nam

  1. Phân loai doanh nghiệp theo tư cách pháp lý của doanh nghiệp Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân ◼ Công ty cổ phần ◼ Công ty trách nhiệm hữu hạn: + Công ty TNHH hai thành viên trở lên + Công ty TNHH một thành viên ◼ Công ty hợp danh ◼ Công ty Nhà nước ◼ HTX Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân: DNTN 11
  2. Phân loại doanh nghiệp theo giới hạn trách nhiệm (1) ◼ Khái niệm: Giới hạn trách nhiệm là phạm vi tài sản được dùng để thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. ◼ Đối tượng chịu trách nhiệm: Về vấn đề giới hạn trách nhiệm,pháp luật chủ yếu và trước hết đề cập đến trách nhiệm của người đầu tư như chủ sở hữu doanh nghiệp, người góp vốn vào doanh nghiệp. Ngoài ra là vấn đề trách nhiệm của chủ thể kinh doanh (Doanh nghiệp) 12
  3. Phân loại doanh nghiệp theo giới hạn trách nhiệm (2) Trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn của người đầu tư: ◼ Trách nhiệm vô hạn là việc người đầu tư, chủ doanh nghiệp, phải thanh toán những khoản nợ và những nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong kinh doanh bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chủ doanh nghiệp bao gồm tài sản đăng ký đầu tư vào kinh doanh cũng như tài sản không đăng ký đầu tư kinh doanh (Không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh). Đó là chủ DNTN, thành viên hợp danh của công ty hợp danh TTg quy định về việc đầu tư thành lập DNTN của nhà ĐTNN. Đ87 NĐ 108/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư ◼ Trách nhiệm hữu hạn là việc người chủ doanh nghiệp phải thanh toán những khoản nợ và những nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong kinh doanh bằng số tài sản mà họ đăng ký đầu tư vào kinh doanh trong doanh nghiệp đó. Hiện hành đó là các cổ đông, thành viên là cá nhân, tổ chức trong công ty TNHH, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh, chủ sở hữu nhà nước. 13
  4. 1.3. Hệ thống văn bản pháp luật về thành lập và quản lý doanh nghiệp tính đến trước 1-7-2006 (1) 3 đạo luật về doanh nghiệp ban hành cho từng loại doanh nghiệp chia theo nguồn gốc tài sản đầu tư vào doanh nghiệp : 1. Luật Doanh nghiệp 1999 điều chỉnh: + Các công ty, DNTN được thành lập bởi các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam + Các Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới các hình thức công ty 2. Luật DNNN 2003: Điều chỉnh công ty nhà nước 3. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996: Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra đạo luật này còn quy định cả chính sách đầu tư đối với loại doanh nghiệp này. 14
  5. 1.3. Luật Doanh nghiệp 2005 có hiêu lưc từ 1-7-2006 (2) Phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005: ◼ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (Không phân biệt nguồn tài sản đầu tư vào doanh nghiệp là của ai) bao gồm: * Công ty cổ phần (Đ77-129) * Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Đ38-62) * Công ty TNHH một thành viên (Đ63-76) * Công ty hợp danh (Đ130-140) * Doanh nghiệp tư nhân (Đ141-145) ◼ Nhóm công ty: Chỉ có một số quy định về nguyên tắc (Đ146-149) 15
  6. 1.3. Luật Doanh nghiệp 2005 có hiêu lưc từ 1-7-2006 (3) Hiệu lực chung và lộ trình của việc thay thế các đạo luật khác: * Hết hiệu lực đối với Luật Doanh nghiệp 1999 Những doanh nghiệp đã thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999 không phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh lại. Có thể sửa đổi điều lệ công ty phù hợp với những quy định của Luật mới. Các DNNN được tổ chức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH trước đây hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999, nay đương nhiên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005. 16
  7. 1.3. Luật Doanh nghiệp 2005 có hiêu lưc từ 1-7-2006 (4) *Đối với Luật DNNN 2003 + Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, thành nhóm công ty trong thời hạn chậm nhất 4 năm kể từ 1-7-2006. *Đối với Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 Hai cách thuộc quyền lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trước 1-7-2006: 17
  8. 1.3. Luật Doanh nghiệp 2005 có hiêu lưc từ 1-7-2006 (5) 1. Đăng ký lại và tổ chức quản lý hoạt động theo Luât Doanh nghiệp 2005. Thời hạn thực hiện là 2 năm kể từ 1- 7-2006. Doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài có thể đăng ký hoạt động dưới các hình thức doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luât Doanh nghiệp 2005 và được hưởng chính sách đầu tư theo Luật Đầu tư 2005. 2. Không đăng ký lại: Doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong phạm vi ngành nghề và thời hạn ghi trong Giấy phép đầu tư và tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ 18
  9. 1.4 Những điều kiện cơ bản để thành lập và hoạt động đối với một doanh nghiệp (1) ◼ Quyền tự do kinh doanh của công dân theo Điều 57 Hiến pháp năm 1992 (Sửa đổi) ◼ Nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh: + Tự do thành lập doanh nghiệp + Tự do lựa chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh + Tự do tiến hành các hoạt động kinh doanh, xác lập và giải quyết các quan hệ hợp đồng, quyền tự định đoạt khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh + Tự do giải thể doanh nghiệp khi không muốn tiếp tục hoạt động ◼ Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là Quyền của cá nhân, tổ chức được Nhà nước bảo hộ bảo hộ. ◼ Những thay đổi cơ bản trong quan hệ pháp lý Nhà nước - Doanh nghiệp 19
  10. 1.4 Những điều kiện cơ bản để thành lập và hoạt động đối với một doanh nghiệp (2) 5 điều kiện cơ bản: 1) Điều kiện về tài sản 2) Điều kiện về ngành nghề kinh doanh 3) Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp 4) Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp 5) Điều kiện về thành viên, về cơ chế tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp 20
  11. 1) Điều kiện về tài sản (1) 1. Phải có tài sản đăng ký đưa vào kinh doanh gọi là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp (Gọi chung là vốn đăng ký kinh doanh) 2. Loại tài sản: Phải là những thứ mà theo quy định của pháp luật là tài sản. 3. Mức độ tài sản: Tuỳ điều kiện của người thành lập doanh nghiệp, trừ những ngành nghề mà pháp luật quy định phải có mức vốn tối thiểu để được kinh doanh (Gọi là vốn pháp định) thì trong trường hợp này, vốn đăng ký kinh doanh không được thấp hơn vốn pháp định 4. Phương thức đăng ký tài sản khi thành lập và trong quá trình hoạt động: Định giá tài sản góp vốn khi thành lập và trong quá trình hoạt động (Điều 30 Luật DN 2005), chuyển quyền sở hữu tài sản (Điều 29 Luật DN 2005). 21
  12. 2) Điều kiện về ngành nghề kinh doanh (Liên quan đến phần 4. Pháp luật đầu tư) ◼ Quyền tự do kinh doanh thể hiện qua việc công dân Việt Nam có quyền lựa chọn và kinh doanh những ngành nghề không thuộc loại bị cấm kinh doanh (Cấm đầu tư). Sự thay đổi trong tư duy xây dựng và ban hành pháp luật Việt Nam. ◼ Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Đầu tư có điều kiện). Phải/chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật là Luật, Pháp lệnh và Nghị định. Bộ, cơ quan ngang Bộ, HĐND và UBND các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh (Đ7 K5 LDN 2005). +Hai nhóm điều kiện theo pháp luật hiện hành liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh: - Những điều kiện phải có trước khi đăng ký kinh doanh - Những điều kiện phải có sau khi đăng ký kinh doanh. + Những loại điều kiện kinh doanh: - Điều kiện đối với các chủ thể đầu tư là nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, về loại hình DN - Điều kiện về vốn của doanh nghiệp, hạn ngạch, mức vốn góp của nhà đầu tư (Trong nước và nước ngoài), về chứng chỉ hành nghề, về giấy phép kinh doanh, điều kiện về cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ cho kinh doanh, những quy định có tính chất hàng rào kỹ thuật trong việc thành lập DN như điều kiện về bảo vệ môi trường + Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh: Đ7 LDN 2005. ◼ Những ngành nghề được khuyến khích kinh doanh (Ưu đãi đầu tư), được hưởng những ưu đãi đầu tư về các mặt khi làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư. 22
  13. 3) Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp (1) 3 loại tên của doanh nghiệp: + Tên doanh nghiệp: Bắt buộc phải có và được ghi trong Đăng ký kinh doanh, trong con dấu của doanh nghiệp, phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Pháp luật cũng quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp như tên trùng, tên gây nhầm lẫn (Điều 31 34 LDN 2005) + Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng và phải được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt. + Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài 23
  14. 3)Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp(2) 4 loại địa chỉ của doanh nghiệp + Trụ sở chính: Là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp, phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định được (Điều 35 LDN 2005). Có trụ sở chính là 1 trong 5 điều kiện để doanh nghiệp được cấp Đăng ký kinh doanh theo Điều 24 LDN 2005. + Văn phòng đại diện: Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảp vệ các lợi ích đó. + Chi nhánh: Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diên ở trong nước và nước ngoài, có thể đặt 1 hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diên tại 1 địa phương theo địa giới hành chính. + Địa điểm kinh doanh: Là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện và có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Chi nhánh, văn phòng đại diên và địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diên và địa điểm kinh doanh đó. (Điều 37 LDN 2005) 24
  15. 4) Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp (1) 7 nhóm cá nhân, tổ chức không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: (K2 Đ13 Luật DN 2005) ◼ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang NDVN sử dụng tài sản nhà nước để thành lập DN kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; ◼ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; ◼ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội NDVN; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an NDVN; ◼ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; ◼ Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; ◼ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; ◼ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản (Đ94 Luật Phá sản 2004). 25
  16. 4) Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp (2) Những trường hợp bị cấm góp vốn Những cá nhân, tổ chức sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh: + Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang NDVN sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào DN để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; + Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật cán bộ, công chức) 26
  17. 5) Điều kiện về thành viên, về cơ chế tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp ◼ Những quy định của pháp luật đối với thành viên doanh nghiệp: + Quy định về số lượng thành viên tối thiểu, tối đa như trong công ty cổ phần, công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty hợp danh. + Quy định về tư cách thành viên như trong công ty hợp danh ◼ Những quy định của pháp luật về cơ chế tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp: Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp, trong cơ cấu tổ chức quản lý phải có các cơ quan được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. 27
  18. 5. Thủ tục cơ bản để thành lập doanh nghiệp ◼ Những thủ tục cơ bản: + Đăng ký doanh nghiệp + Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp ◼ Những thủ tục khác sau đăng ký doanh nghiệp: + Thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư để xác nhận hoặc có Chứng nhận đầu tư theo Luật đầu tư 2005 (Đ38 + 45), Đ6, Đ43 50 NĐ 108/2006 + Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: Điều 24 Nghị định 88/2006. + Thủ tục cấp dấu: Điều 36 Luật DN 2005; NĐ 58/2001/NĐ-CP ngày 24-8-2001 về quản lý và sử dụng con dấu. + Thủ tục đăng ký mã số thuế, mua hoá đơn đỏ; + Đăng ký mã số xuất nhập khẩu; + Định giá tài sản góp vốn; làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản có đăng ký, quyền sử dụng đất cho công ty, giao nhận tài sản không đăng ký quyền sở hữu. + Thoả mãn và cam kết thực hiện những điều kiện của ngành nghề phải có sau khi đăng ký kinh doanh; + Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ 28
  19. Đăng ký kinh doanh (1) a. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: Điều 16—23 Luật DN 2005; Nghị định 43/2010 ngày 15/4/2010 - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp - Dự thảo điều lệ đối với công ty - Danh sách thành viên đố với công ty TNHH có 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập đố với công ty cổ phần - Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người thành lập doanh nghiệp - Xác nhận về vốn nếu kinh doanh ngành nghề PL quy định vốn pháp định - Bản sao chứng chỉ hành nghề nếu kinh doanh ngành nghề PL quy định phải có chứng chỉ hành nghề ◼ Điều kiện cấp Giấy CN doanh nghiệp: (Điều 24 Luật DN 2005) 1) Ngành nghề kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh; 2) Tên DN đặt đúng theo quy định của pháp luật; 3) Có trụ sở chính; 4) Có Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ; 5) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh. 29
  20. Đăng ký kinh doanh (2) ◼ Ngành nghề kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận doamh nghiệp. Điều 7 NĐ 43/2010 ◼ Tiếp nhận, thời hạn, cấp đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh, lệ phí đăng ký kinh doanh: Điều 15 Luật DN 2005, Nghị định 43/2010 ◼ Nội dung Giấy chứng nhận ĐKKD: Điều 25 Luật DN 2005. ◼ Giá trị của Giấy chứng nhận ĐKKD: Trong phạm vi toàn quốc. Điều 4 K4 NĐ 88/2006 ◼ Thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD. Đ165 K2 LDN 2005, Điều 45, 46, 47 NĐ 88/2006 . Hộp ? 30
  21. Đăng ký kinh doanh (3) Đăng ký kinh doanh trong những trường hợp có quy định riêng ◼ Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế mà có yêu cầu thực hiện thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập tổ chức kinh tế: Đ41 K3+K4 NĐ 108/2006 ◼ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, DN liên doanh, DN của nhà đầu tư NN lần đầu đầu tư vào Việt Nam. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư NN theo Đ3 K6 Luật Đầu tư 2005, DN 100% vốn đầu tư nước ngoài Đ6,7,8 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật đầu tư 2005 ◼ Doanh nghiệp trong những lĩnh vực kinh doanh cụ thể: + Kinh doanh bảo hiểm + Kinh doanh chứng khoán + Kinh doanh tài chính, tín dụng 31
  22. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh ◼ Ý nghĩa của việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh ◼ Nội dung chủ yếu phải công bố: Điều 28 Luật DN 2005 - Tên DN - Địa chỉ trụ sở chính - Ngành nghề kinh doanh - Vốn điều lệ đối với công ty TNHH, công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền phát hành đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với DNTN; vốn pháp định đối với DN kinh doanh ngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định - Họ tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết địnhthành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập - Họ tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện thep pháp luật của DN - Nơi đăng ký kinh doanh ◼ Thời hạn và nơi công bố: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, DN phải đăng trên mạng thông tin DN của cơ quan ĐKKD hoặc 1 trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp. ◼ Xử phạt vi phạm hành chính trong ĐKKD: NĐ 37/2003/ NĐ-CP ngày 10-4-2003 quy định xử phạt vi phạm hành chính về ĐKKD. 32
  23. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2005 ◼ Nghĩa vụ của cơ quan ĐKKD trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước: Cơ quan ĐKKD (Trong thời hạn 7 ngày làm viêc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhân ĐKKD hoặc chứng nhận thay đổi ĐKKD) phải thông báo nội dung giấy chứng nhận cho: + Cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp; + UBND cấp huyện, cấp xã nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. ◼ Nghĩa vụ của cơ quan ĐKKD trong việc cung cấp thông tin về nội dung ĐKKD cho cá nhân, tổ chức. Quyền của các nhân, tổ chức được sử dụng các dịch vụ: Cung cấp thông tin về nội dung ĐKKD, cấp bản sao Giấy chứng nhân ĐKKD, chứng nhận thay đổi ĐKKD hoặc bản trích lục nội dung ĐKKD và phải trả phí cho những dịch vụ này. Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền xem hoặc sao chép báo cáo tài chính hàng năm của công ty cổ phần tại cơ quan ĐKKD có thẩm quyền (Đ129 K3 Luật DN 2005) 33
  24. 6. Đăng ký những thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp Điều 26 Luật DN 2005; Chương V Nghị định 43/2010 ◼ Trong trường hợp có thay đổi, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan ĐKKD về những thay đổi trong nội dung đăng ký. Cấp lại Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp: + Có thay đổi nội dung của Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp + Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác. Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo thay đổi mà DN không được thay đổi hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì có quyền khiếu nại. 34
  25. 7. Cơ quan đăng ký kinh doanh ở Việt Nam Nghị định 43/2010 ngay 14/5/2010 ◼ Các cơ quan ĐKKD: + Cơ quan ĐKKD cấp tỉnh: Phòng ĐKKD thuộc Sở KH&ĐT + Cơ quan ĐKKD cấp huyện: Phòng ĐKKD hoặc Phòng Tài chính-Kế hoạch thực hiện ĐKKD ◼ Các Phòng ĐKKD cấp tỉnh và cấp huyện có tài khoản và con dấu riêng ◼ Thẩm quyền của cơ quan ĐKKD: + Thực hiện cấp ĐKKD. Chức năng “Tiền kiểm” + Kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở ĐKKD. Chức năng “ Hậu kiểm” + Cung cấp các dịch vụ về ĐKKD cho các cá nhân, tổ chức 35
  26. Nhóm vấn đề 2 Chế độ pháp lý về các loại hình doanh nghiệp Từ Slide 41 đến Slide 73 36
  27. Công ty cổ phần Đặc trưng pháp lý trong việc thành lập và hoạt động của công ty cổ phần 1. Cách góp vốn: Vốn điều lệ chia thành cổ phần (Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi), là công ty duy nhất được phát hành cổ phần trên thị trường chứng khoán dưới dạng cổ phiếu để bán cho các cổ đông. 2. Cổ đông: Là người mua cổ phiếu, có thể là tổ chức hoặc cá nhân, tối thiểu là 3, không hạn chế tối đa và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (Trách nhiệm hữu hạn 3. Sự chuyển nhượng vốn: Cổ phần được tự do chuyền nhượng trên thị trường chứng khoán (Thứ cấp), trừ một số cổ phần bị pháp luật hạn chế 4. Cơ chế huy động vốn: Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán, đặc biệt là có quyền chào bán chứng khoán ra công chúng đề huy động vốn 5. Tư cách pháp lý: Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi vốn điều lệ. 37