Chuyên đề Luật kinh tế (Chương trình dành cho Cao học kinh tế) - Lê Văn Hưng

CÁC LOẠI HÀNH VI TM THEO LTM 1997
 Mua bán hàng hoá;
 Đại diện cho thương nhân;
 Môi giới thương mại;
 Uỷ thác mua bán hàng hoá;
 Đại lý mua bán hàng hoá;
 Gia công trong thương mại;
 Đấu giá hàng hoá;
 Đấu thầu hàng hoá;
 Dịch vụ giao nhận hàng hoá;
 Dịch vụ giám định hàng hoá;
 Khuyến mại;
 Quảng cáo thương mại;
 Trưng bày giới thiệu hàng hoá;
 Hội chợ, triển lãm thương mại. 
pdf 122 trang hoanghoa 09/11/2022 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Luật kinh tế (Chương trình dành cho Cao học kinh tế) - Lê Văn Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_luat_kinh_te_chuong_trinh_danh_cho_cao_hoc_kinh_te.pdf

Nội dung text: Chuyên đề Luật kinh tế (Chương trình dành cho Cao học kinh tế) - Lê Văn Hưng

  1. CẤU TRÚC KHUNG PHÁP LUẬT KINH TẾ Hệ thống các QPhạm luật thực định điều chỉnh trực tiếp các quan hệ kinh tế:  Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp;  Pháp luật về thị trường vốn;  Pháp luật về hợp đồng;  Pháp luật về sở hữu trí tuệ;  Pháp luật về giao dịch có bảo đảm và phá sản;  Pháp luật về các đảm bảo xã hội và bảo vệ môi trường;  Pháp luật về điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô;  Pháp luật về giải quyết tranh chấp;
  2. CẤU TRÚC KHUNG PHÁP LUẬT KINH TẾ(tt) Các định chế, thiết chế có cấu trúc và chức năng riêng hình thành do chính sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường:  Các thiết chế phát sinh từ nhu cầu phát triển của quan hệ kinh tế thị trường;  Các thiết chế hành chính - tư pháp;  Các thiết chế về hệ thống thông tin pháp luật. Những nguyên tắc pháp lý, những định hướng căn bản:  Xuất phát từ những quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường như: tự do kinh doanh, cạnh tranh,  Xuất phát từ vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ( chức năng điều chỉnh những sai lệch của thị trường).
  3. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH TRONG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP Luật Thương Mại Pháp: “ Thương nhân là người thực hiện những hành vi thương mại và đó là nghề nghiệp thường xuyên của họ” Luật Thương Mại Việt Nam: “ Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một các độc lập, thường xuyên”(LTM 1997) Th­¬ng nh©n bao gåm tỉ chøc kinh tÕ ®­ỵc thµnh lËp hỵp ph¸p, c¸ nh©n ho¹t ®éng th­¬ng m¹i mét c¸ch ®éc lËp, th­êng xuyªn vµ cã ®¨ng ký kinh doanh.( LTM 2005)
  4. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán HH, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý TM; ký gởi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật” ( P.lệnh TTTM-2003). 1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.(LTM 2005)
  5. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) So sánh với thuật ngữ kinh doanh trong Luật Doanh Nghiệp(2005): “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” ( đ. 4 LDN 2005). Liên hệ: Quan niệm về thương mại trong BTA: + Thương mại hàng hóa; + Thương mại sở hữu trí tuệ; + Thương mại dịch vụ; + Thương mại đầu tư.
  6. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) Các dấu hiệu cơ bản: * Chủ thể kinh doanh là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác; * Hoạt động kinh doanh một cách độc lập và thường xuyên: + tự quyết định nội dung và thời hạn hoạt động; + chịu trách nhiệm trực tiếp cho hành vi KD của mình; + nhân danh mình và vì lợi ích của mình; + tính nghề nghiệp của hành vi. * Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.
  7. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) Thương nhân – cá nhân( thể nhân): + Tự nhiên nhân + Năng lực pháp luật: Thời điểm phát sinh và chấm dứt; nội dung năng lực pháp luật( họ tên- nơi cư trú- tình trạng nhân thân); + Năng lực hành vi: tuổi và năng lực nhận thức * Người chưa có năng lực hành vi, người mất năng lực hành vi, người hạn chế năng lực hành vi. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi kinh doanh – các trường hợp loại trừ: người vô năng, người bị cấm quyền, người bất khả kiêm nhiệm.
  8. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) Những cá nhân không được tham gia thành lập & quản lý DN: - Cán bộ, công chức theo quy định của PL về cán bộ, công chức; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, CN quốc phòng,. . . - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong DNNN trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn NN tại doanh nghiệp khác; - Người vị thành niên, người thành niên hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; - Người đang đang thụ án tù, đang bị tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng. . .; - Trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
  9. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) Thương nhân – pháp nhân ( chủ thể nhân tạo ): + Khái niệm về pháp nhân – khế ước lập hội + Pháp nhân theo BLDS Việt Nam - là một tổ chức: - Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; - Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Các loại pháp nhân: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức kinh tế; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; quỹ xã hội, quỹ từ thiện, . . .
  10. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) THƯƠNG NHÂN – PHÁP NHÂN: + Phải có nhiều người tham gia; + Người tham gia phải góp vốn ( phần vốn góp – sự tách bạch giữa tài sản của thành viên và tài sản của pháp nhân – việc chuyển sở hữu tài sản góp vốn cho pháp nhân); + Mục đích kinh doanh. * Vai trò của khế ước lập hội – Bản Điều Lệ. * Việc hình thành và chấm dứt tư cách pháp nhân.
  11. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) NĂNG LỰC PHÁP LUẬT CỦA PHÁP NHÂN: + Tên gọi ( các quy định về tên doanh nghiệp trong Luật DN); + Trụ sở giao dịch ( chi nhánh và văn phòng đại diện); + Quốc tịch của pháp nhân ( khác với thể nhân, pháp nhân không có quyền huyết thống chỉ có quyền nơi sinh, do vậy thường quốc tịch của pháp nhân được xác định theo nơi đăng ký hoạt động; tuy nhiên cũng có những quan điểm khác ); + Sản nghiệp của pháp nhân( tính độc lập về tài sản); + Quyền và nghĩa vụ của pháp nhân ( những khác biệt so với thể nhân); + Cơ chế ra quyết định của pháp nhân và vấn đề người đại diện của pháp nhân.
  12. TÊN DOANH NGHIỆP Tên doanh nghiệp: - Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên DN khác đã ĐKKD; - Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; - Viết bằng tiếng Việt - Viết tắt các từ quy ước: TNHH, CP, HD,
  13. TRỤ SỞ Trụ sở chính của DN phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, Xác định rõ địa chỉ, số điện thoại, fax, telex, Doanh nghiệp có quyền mở chi nhánh, văn phòng đại diện,
  14. TÀI SẢN CỦA PHÁP NHÂN( DOANH NGHIỆP) Tiền đồng VN, ngoại tệ chuyển đổi, vàng, Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên- nhiên vật liệu, Quyền sử dụng đất Công nghệ, bản quyền SHCN, bí quyết KT Các quyền về tài sản khác - Định giá tài sản - Vốn pháp định
  15. TÌNH HUỐNG : Cty TNHH X. có 4 thành viên, vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. Trong đó ông A. góp 5 tỷ đồng, ông B, bà C mỗi người 1 tỷ và ông D mỗi người góy3 tỷ đồng. Theo Điều lệ cty, A làm Giám đốc kiêm chủ tịch HĐTV. Đầu năm 2002, A triệu tập cuộc họp HĐTV, nhưng do bất đồng nên B không dự họp, C bận đi công tác xa nên gọi điện báo vắng mặt và uỷ quyền miệng nhờ A bỏ phiếu cho mình. Cuộc họp đã thông qua phương án phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm tới. Sau cuộc họp, B gởi đơn đến các thành viên phản đối kế hoạch phân chia lợi nhuận; do vậy A quyết định triệu tập họp HĐTV( mà không mời B tham dự) để ra quyết định khai trừ B( cả 3 thành viên dự họp đều bỏ phiếu khai trừ B). Hãy giải quyết vấn đề trên theo Luật Doanh nghiệp.
  16. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) HỘ GIA ĐÌNH – CHỦ THỂ ĐẶC THÙ: Là tổ chức bao gồm các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Tài sản chung: do thành viên cùng nhau tạo lập nên, được tặng cho chung, tài sản được các thành viên thỏa thuận là tài sản chung. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
  17. CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) TỔ HỢP TÁC –CHỦ THỂ ĐẶC THÙ: Là tổ chức của từ ba cá nhân trở lên, hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp xã; các thành viên cùng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Tài sản của tổ hợp tác: do tổ viên đóng góp, cùng tạo lập, được tặng, cho chung, Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của tổ. Nếu tài sản chung của tổ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì các tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần vốn góp bằng tài sản riêng của mình.
  18. NHÀ KINH DOANH – QUYỀN & NGHIÃ VỤ Quyền tự do KD và nguyên tắc: “Luật không cấm thì được phép”. Các quyền và nghĩa vụ của nhà kinh doanh trong luật doanh nghiệp Tự do cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.
  19. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Tinh thần thượng tôn luật pháp:  Sự thống trị của pháp luật trên những lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội; Công pháp Pháp luật càng phát triển thì yếu tố  LUẬT công pháp thu hẹp lại và phải tăng Tư pháp cường luật tư pháp. Tôn trọng tính thứ bậc của pháp luật – vai trò của Hiến Pháp Có cơ chế để bảo vệ Hiến Pháp.
  20. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN(tt) Sự phân biệt nhà nước và xã hội công dân – phi nhà nước hóa một số lĩnh vực xã hội:  Chuyển chức năng của nhà nước từ cai trị sang dịch vụ và cung cấp dịch vụ;  Xã hội hóa một số lĩnh vực thuộc quyền lực công;  Nhà nước pháp quyền phát triển theo xu thế ngày càng thu hẹp lĩnh vực can thiệp của nhà nước đồng thời tăng cường hiệu lực của nó. Quan hệ quyền lực được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ để đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân:  Các quốc gia tư bản: phân quyền và đối trọng  Các quốc gia XHCN: quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân – phân công và phân nhiệm.
  21. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN(tt) Tôn trọng quyền con người – nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của nhà nước và xã hội:  Nhà nước của dân, do dân và vì dân;  Quyền con người : Đối với nhà nước: Chỉ được làm những gì mà luật cho phép Đối với công dân: Những gì luật không cấm thì được phép.  Quyền con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của nhà nước pháp quyền.
  22. NHÀ KINH DOANH (tt) – Quyền và nghĩa vụ Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; Lựa chọn ngành nghề, địa bàn, hình thức đầu tư, liên doanh góp vốn, mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh; Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn; Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu; Tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; Tự chủ kinh doanh; Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được PL quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoanû tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích. Các quyền khác do pháp luật quy định.
  23. NHÀ KINH DOANH (tt) – Quyền và nghĩa vụ Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký; Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác; Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định; Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký; Kê khai và định kỳ báo cáo các thông tin về DN và tình hình tài chính của DN với cơ quan ĐKKD( kịp thời hiệu đính khi có sai sót, ) Ưu tiên sử dụng LĐ trong nước , bảo đảm quyền và lợi ích của người LĐ theo quy định, tôn trọng quyền của tổ chức CĐ; Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định.
  24. KHÁI NIỆM CẠNH TRANH Cạnh tranh được hiểu là một quá trình, trong đó các thành viên tham gia thị trường để bảo đảm thị trường tiêu thụ phải tranh đua đưa ra những điều kiện tốt hơn so với những đối thủ của mình (về khối lượng, chất lượng, giá cả, hình thức, mẫu mã và những điều kiện thương mại khác) Điều kiện cơ bản để cạnh tranh có thể diễn ra là các bên cung và bên cầu:  Có các khả năng lựa chọn và thay thế  Không bị hạn chế cạnh tranh theo khả năng của mình  Được phép tự do tham gia thị trường.
  25. NHÀ KINH DOANH (tt) – CẠNH TRANH Tự do cạnh tranh là một nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường Tuy nhiên, quyền cạnh tranh cũng có những giới hạn:  Giới hạn bởi những quy định cuả nhà nước nhằm bảo vệ trật tự, an ninh, môi trường, di tích lịch sử, bảo vệ người tiêu dùng,  Tố quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh;  Những giới hạn do thỏa thuận ( nghị quyết của hiệp hội); Những quy định cấm đối với thương nhân trong Luật TMại:  Đầu cơ để lũng đoạn thị trường;  Bán phá giá để cạnh tranh;  Dèm pha thương nhân khác;  Ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của thương nhân khác;  Xâm phạm quyền về nhãn hiệu, các quyền sở hữu công nghiệp khác,
  26. Những quy định cấm đối với thương nhân (tt): Nâng giá, ép giá gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng; Lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng; Bán hàng giả; Bán hàng kém chất lượng, sai quy cách đã đăng ký; Quảng cáo dối trá; Khuyến mại bất hợp pháp.
  27. CẠNH TRANH (tt) Các điều kiện, tieàn ủeà để cạnh tranh coự theồ dieón ra ụỷ VN : Hạn chế ảnh hưởng của quyền lực công liên quan đến hoạt động KD của các DN; Xoá bỏ những bảo hộ không cần thiết, đưa lợi ích của người tiêu dùng và khả năng cạnh tranh của kinh tế VN lên trên các lợi ích cục bộ của một số ngành,địa phương; Từng bước tư nhân hoá các DNNN trong những ngành nghề và quy mô mà NN không cần nắm giữ 100% vốn; Hạn chế và kiểm soát các DNNN độc quyền KD trong những lĩnh vực nhất định (viễn thông, điện, nước ); Bảo hộ sở hữu tư nhân, bảo hộ vốn và tài sản hợp pháp của tất cả các nhà đầu tư tư nhân, quyền lực công cần can thiệp một cách có hiệu quả nhằm răn đe, hạn chế và loại trừ các hành vi xâm phạm sản nghiệp thương mại hợp pháp của thương nhân.
  28. LUẬT CẠNH TRANH Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
  29. LUẬT CẠNH TRANH(tt) Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:  a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;  b) Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;  c) Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
  30. LUẬT CẠNH TRANH(tt) Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh (d.8) bao gồm:  1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;  2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;  3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;  4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;  5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;  6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;  7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;  8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
  31. LUẬT CẠNH TRANH(tt) Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh (HCCT)bị cấm:  1. Cấm các thỏa thuận HCCT quy định tại : 6, 7 và 8.  2. Cấm các thoả thuận HCCT tại : 1, 2, 3, 4 và 5 khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Trường hợp miễn trừ:  1. Thoả thuận HCCT quy định (1-> 5) được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:  a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình KD, nâng cao hiệu quả KD;  b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng HH, dịch vụ;  c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;  d) Thống nhất các điều kiện KD, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;  đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;  e) Tăng cường sức cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị trường q tế.
  32. LUẬT CẠNH TRANH(tt) 1. 1 DN được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. 2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:  a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;  b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;  c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan. DN được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
  33. LUẬT CẠNH TRANH(tt) Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm(d.13):  1. Bán HH, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;  2. áp đặt giá mua, giá bán HH, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;  3. Hạn chế SX, phân phối HH, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;  4. áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;  5. áp đặt điều kiện cho DN khác ký kết hợp đồng mua, bán HH, dịch vụ hoặc buộc DN khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;  6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm:  1. Các hành vi quy định tại Điều 13 ;  2. áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;  3. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
  34. Tuy nhiên không phải mọi hành vi bán dưới giá thành đều vi phạm Luật Canh Tranh, cụ thể quy định tại điều 23 của NĐ 116/2005/NĐ-CP ngày 15tháng 09năm 2005 như: Hạ giá bán hàng tươi sống. Hạ giá bán hàng tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức và không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Hạ giá bán theo mùa vụ; Hạ giá bán trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật. Hạ giá bán trong các trường hợp giải thể và phá sản doanh nghiệp Các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Nhà nước.