Bài tập tình huống dành cho giáo viên mầm non

Đứng trước yêu cầu mới về con người trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; xuất phát từ những quan điểm của Đảng, nhà nước về đổi mới giáo dục đào tạo nói chung trong các nghị quyết của Đảng và chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Nhiệm vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo là xu thế chung của đổi mới giáo dục. Giáo dục mầm non cũng nằm trong xu thế đó
pdf 34 trang Khánh Bằng 28/12/2023 2360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập tình huống dành cho giáo viên mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_tinh_huong_danh_cho_giao_vien_mam_non.pdf

Nội dung text: Bài tập tình huống dành cho giáo viên mầm non

  1. Những con vật có hai cánh, hai chân, có mỏ, được nuôi trong gia đình để lấy thịt, lấy trứng làm thức ăn cho con người được gọi là gia cầm. Gà trống không để trứng nhưng cũng có hai cánh, hai chân, có mỏ, nuôi trong gia đình để lấy thịt nên cũng là gia cầm Tình huống 3: Trong giờ cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh (chủ đề gia đình), phần tổ chức trò chơi củng cố: “Xếp mô hình các thành viên trong gia đình” theo thứ tự từ người lớn tuổi nhất đến người ít tuổi hơn, có cháu đã xếp bà trước rồi đến ông, chị gái thấp trước em trai cao. Một số cháu khác phản dối cho là sai. Nếu là cô giáo tổ chức trò chơi đó , bạn xữ xử lí như thế nào ? Cách giải quyết; - Cô chưa vội kết luận là đúng hay sai. Cô hỏi trẻ vì sao cháu xếp như vậy và cho trẻ giải thích. Nếu trẻ đó không giải thích được cô có thể cho trẻ khác giải thích giúp bạn. - Nếu trẻ không giải thích được cô giải thích cho trẻ: trên thực tế có những gia đình bà nhiều tuổi hơn ông, chị gái bé hơn em trai nhưng chi gái luôn nhiều tuổi hơn em trai. Tình huống 4 Khi cho trẻ 24- 36 tháng quan sát quả cam (chủ đề rau - quả), sau khi đàm thoại cho trẻ nhận biết đặc điểm, cấu tạo của quả cam, cô cho trẻ nếm để nhận biết vị của quả cam (cô lần lượt dùng dĩa bón cho mỗi trẻ một miếng), cô vừa đưa miếng cam vào miệng bé gái vừa hỏi: “cháu tháy vị của quả cam như thế nào ?” . Cháu chưa kịp trả lời, thì cháu trai bên cạnh nói: Ngọt. Thưa cô ngọt ạ. Cô quát: “đã ăn đâu mà biết”. Theo bạn, với tình huống đó giáo viên nên giải quyết như thế nào để phát huy tính tích cực và đảm bảo nguyên tắc “dạy học nhằm khai thác vốn kinh nghiệm của trẻ, tránh áp đặt, dập khuôn, máy móc”. Cách giải quyết
  2. - Cô khen cháu trai đó và hỏi vì sao cháu biết. Cô gợi ý ngoài vị ngọt quả cam còn có vị gì mà cháu biết. - Cho cháu trai đó kể cấu tạo, mùi vị của quả cam và nhắc nhở cháu khi phát biểu giơ tay, không nói leo và khuyến khích cháu tích cực hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tình huống 5 Khi dạy trẻ làm quen với một số con vật nuôi ở gia đình (chủ đề thế giới động vật), cháu Lam hỏi: “Cô ơi ! Tại sao con mèo lại rửa mặt?”. Bạn sẽ giải thích như thế nào để khuyến khích trẻ tích cực tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh và thoả mãn nhu cầu của trẻ ? Cách giải quyết: - Cô giải thích cho trẻ biết mèo là con vật ưa sạch sẽ - Loài mèo khi sinh ra biết tự chăm sóc cho bộ lông của mình bằng cách liếm lông ở bụng, lưng - Còn ở mặt mèo dùng lưỡi liếm vào chân trước rồi xoa lên mặt giống như người rửa mặt - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh và biết chăm sóc bảo vệ vật nuôi. Tình huống 6: Trong giờ làm quen với một số loài chim (phần củng cố, mở rộng và giáo dục), cô giáo khái quát về đặc điểm, môi trường sống, lợi ích . Và mở rộng cho trẻ biết có một số loài chim thường bay đi trú đông. Có trẻ hỏi: “Tại sao chim lại bay đi trú đông hả cô ?”. Bạn xử lí như thế nào ? Cách giải quyết: - Cho trẻ thảo luận, nêu ý kiến nhận xét về mùa đông - Mùa đông con người thường mặc quần áo gì? Cho trẻ kể quần áo mùa đông mà cháu có (nêua dạy mùa đông cho trẻ đếm xem cháu mặc bao nhiêu, cảm nhận về tiết trời ngày hôm đó)
  3. - Cô giải thích cho trẻ biết có một số loài chim do không chịu được rét, nên mùa đông thường bay đi tránh rét (đi trú đông) - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, bảo vệ sức khoẻ, mặc đủ ấm khi trời lạnh 2. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức giờ hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán Tình huống 1: Khi dạy trẻ 4 - 5 tuổi phân biệt hình vuông và hình chữ nhật, cô phát cho mỗi trẻ một hình (hình vuông hoặc hình chữ nhật) và yêu cầu: Cháu hãy tìm một đồ vật có hình dạng giống hình của mình. Hai cháu Nga và Hằng có hình vuông và hình chữ nhật đều lấy hộp bánh cốm kích thước 15cm x 15cm x 5cm. Bạn xử lí như thế nào? Cách giải quyết: Cô cho trẻ nhắc lại yêu cầu phải làm. Hỏi trẻ cháu có hình gì ? cháu tìm được cái gì? Vì sao cháu lại lấy cái đó? - Nếu trẻ chỉ vào mặt 15cm x 15cm và g bảo mặt đó giống hình vuông hoặc chỉ vào mặt 15cm x 5cm và bảo mặt đó giống hình chữ nhật là đúng. - Nếu trẻ không nêu được cô chỉ vào các mặt đó và gợi ý cho trẻ nhận xét, nhận xét để thấy hình dạng các mặt đó giống hình trẻ có - Cô kết luận: hộp bánh cốm có mặt giống hình chữ nhật, có mặt giống hình vuông (vừa nói vừa chỉ vào từng mặt). Vì vậy cả hai bạn chọn đều đúng. Tình huống 2: Khi dạy trẻ 4 - 5 tuổi học bài số 5, cô yêu cầu trẻ “Tìm cho cô một nhóm đồ vật có số lượng là 5”. - Cháu Kiên: lấy một lá cờ ở giữa có ngôi sao. - Cháu Hà: Lấy một xe đạp 3 bánh và một xe máy 2 bánh. Bạn hãy cho biết cách xử lí tình huống này, nếu bạn là cô giáo đó? Cách giải quyết:
  4. - Cô cháu Kiên và Hà nhắc lại yêu cầu của cô. - Cho trẻ nêu kết quả của mình đã lấy được gì? Và cho trẻ giải thích vì sao cháu làm như vậy nếu trẻ không giải thích được cô gợi ý ngôi sao có mấy cánh? Hai xe đạp có mấy bánh ?) - Cô kết luận và đánh giá kết quả. Tình huống 3 Khi dạy trẻ 5 - 6 tuổi bài số 5 (tiết2) trong phần luyện tập cô gắn thẻ số 5 lên bảng và yêu cầu trẻ tìm một số đứng trước số 5. có 3 trẻ chọn số 6. Nêu cách xử lí của bạn trong tình huống này. Cách giải quyết: (1) Cô cho trẻ gọi lại tên từng số từ 1- 5. - Gợi ý để cho trẻ nhận xét số 5 và số 6 số nào lớn hơn. - Số lớn hơn đứng ở phía nào, số nhỏ hơn đứng ở phía nào của số cho trước. - Gợi ý để trẻ tìm được số thích hợp theo yêu cầu của cô. (2) Cho trẻ xếp thứ tự các số từ 1 đến 7, sau đó cho trẻ nhận xét để trẻ thấy đã chọn sai và hướng dẫn trẻ chọn lại cho đúng. 3. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Tình huống 1 Trong giờ dạy đọc thơ, Cháu Hùng giơ tay xin đọc. Cô gọi trẻ lên đọc. Cháu đọc chưa hay và còn sai một vài chỗ. Một lúc sau cháu lại giơ tay xin đọc nữa. Bạn sẽ giải quyết tình huống như thế nào để giúp cho đọc đúng, đọc hay, vừa đảm bảo hứng thú học tập của cháu vừa đảm bảo thời gian để các cháu khác cũng được đọc thơ. Cách giải quyết - Cô động viên khen ngợi Cháu Hùng mạnh dạn, xung phong đọc thơ - Nhắc nhở cháu chú ý nghe ban, nghe cô đọc để đọc hay, đọc đúng.
  5. - Cô cho một trẻ đọc mẫu hoặc cô đọc lại cho Hùng và cả lớp cùng nghe. - Cho Cháu Hùng cùng đọc với một vài bạn đọc đúng, đọc hay. Tình huống 2: Trong giờ làm quen với tác phẩm văn học (dạy trẻ kể chuyện), cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe, bỗng một cháu kêu đau bụng và khóc rất to. Bạn sẽ làm như thế nào để lớp không bị xáo trộn và ảnh hưởng đến các lớp khác mà vẫn chăm sóc được cháu đó ? Cách giải quyết: - Cô đến gần cháu đó bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khoẻ của bạn và yêu cầu lớp trật tự làm theo yêu cầu của bạn lớp trưởng. - Cô giao nhiệm vụ cho lớp trưởng cho cả lớp đọc thơ, hát hoặc chỉ định các bạn hát, đọc thơ - Cô đưa cháu bị đau bụng vào phòng nghỉ hoặc giải chiếu cho cháu nằm, hỏi cháu đã ăn những thức ăn gì, có thể xoa dầu cho cháu và theo dõi - Nếu thấy cháu không đỡ cô nhờ cô giáo phụ lớp bên cạnh quản lí lớp và cho cháu xuống phòng y tế của trường theo dõi và xử lí kịp thời, hợp lí. 4. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức giờ giáo dục âm nhạc Tình huống 1 Cô giáo thực tập ở lớp mẫu giáo lớn, cô chuẩn bị dạy trẻ bài hát: “Em thêm một tuổi” (Chủ đề Tết và mùa xuân), cô giới thiệu tên bài hát, tác giả bài hát và hát cho trẻ nghe. Cô đang hát, bỗng một bé trai đứng lên nói: “Thôi cô ơi, cô đừng hát nữa, cô hát sai hết cả rồi”, làm cô giáo bối rối, lúng túng và lại càng hát lạc giọng hẳn đi. Là giáo viên cùng nhóm thực tập, bạn xẽ xử sự như thế nào? Cách giải quyết - Đến gần cô giáo nói nhỏ để mình dạy thay và nói với trẻ: Hôm nay cô Nga dạy lớp mình hơi mệt, nên cô Nga bị mất giọng, cô sẽ giúp cô Nga dạy lớp mình bài hát này nhé.
  6. - Cô khen cháu trai đã biết được giai điệu bài hát, nhưng lần sau nếu muốn phát biểu các cháu giơ tay xin phát biểu không được nói leo nhất là khi cô giáo đang hát và con nói nhỏ vào tai cô thôi vì có khi cô giáo hôm đó bị ốm nhưng vẫn cố gắng để dạy cả lớp mình để không ảnh hưởng tới các bạn khác. - Góp ý với cô giáo trong nhóm nên chuẩn bị chu đáo trước khi dạy trẻ, nếu hát chưa hay nhưng phải hát đúng để đảm bảo chất lương giờ dạy. Tình huống 2 Khi dạy trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài hát: “Chú bội đội đi xa” nhịp ¾, có một số trẻ không biết vỗ tay theo nhịp mà vỗ ngược lại Cô giáo phải làm gì để trẻ có cảm nhận và vỗ tay đúng được theo nhịp. Cách giải quyết - Cô dạy trẻ thuộc lời bài hát và hướng dẫn trẻ vỗ đệm theo nhịp từng câu một đến hết bài - Nếu trẻ vẫn không thực hiện được cô cho trẻ đứng vòng tròn hoặc đứng hàng dọc, bước nhúm vào phách mạnh của nhịp, lúc đầu có thể đếm, sau đó thì ghép nhạc. 5. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức giờ giáo dục tạo hình Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ bông hoa) chủ đề “Thực Vật”, mọi trẻ đều say sưa vẽ, cháu Tuấn ngồi im không vẽ. Cô giáo đến gần và hỏi: “ Sao Tuấn không vẽ đi, các bạn vẽ rất đẹp và gần xong rồi”. Cháu trả lời: “Con không thích vẽ bài này”. Nếu là gáo viên đó, chị sẽ giải quyết như thế nào? Cách giải quyết: - Cô thử hướng trẻ vào nội dung bài vẽ giống các bạn : cô thấy Tuấn vẽ rất đẹp, đẹp hơn nhiều bạn trong lớp. Con vẽ nhé nếu con thấy khó cô sẽ vẽ cùng con. - Nếu Tuấn vẫn không vẽ, cô sẽ gúp trẻ bằng cách gợi ý hoặc giải thích trình tự hoặc trình bày mẫu tuỳ theo khả năng của trẻ. - Nếu trẻ vẫn nhất định không vẽ, cô hỏi Tuấn thích vẽ gì? Cô sẽ đưa mẫu cho con vẽ (thực hiện mục đích của giờ vễ theo mẫu), nếu trẽ vẽ xong theo sở thích cô động
  7. viên trẻ thực hiện bài học trên. - Cuối giờ cô nhận xét bài vẽ của cả lớp và giành thời gian nhận xét bài vẽ của Tuấn (tuỳ sản phẩm của cháu (một hoạc 2 bài) và nhắc nhở nhẹ nhàng để Tuấn thực hiện nhiệm vụ của giờ học như các bạn khác trong lớp. IV. Một số bài tập tình huống dạng trắc nghiệm. 1. Khi xảy ra sung đột Cô giáo vừa ở ngoài sân bước vào lớp thì thấy hai cháu Nam và Tuấn mặt đỏ gay đang túm áo đánh nhau. Chị lựa chon cách nào trong các cách sau đây? Vì sao? a) Cô chạy đến kéo mỗi cháu ra một nơi, rồi nghiêm nghị tuyên bố phạt cả hai cháu đứng úp mặt vào tường. b) Cô chạy đến tách hai cháu ra rồi giao cho mỗi cháu một việc, cháu thì kê ghế, cháu thì kê bàn chuẩn bị giờ ăn. c) Tách hai cháu ra hỏi rõ nguyên nhân, cháu nào mắc lỗi nặng hơn yêu cầu cháu xin lỗi cô và bạn, nhắc cháu kia lần sau có gì nói với cô, không được đánh nhau, xin lỗi cô, nhắc nhở hai cháu cùng nhau chơi, cùng học không được đánh nhau. d) Tách hai cháu ra và yêu cầu hai cháu đứng trước lớp nói rõ lỗi của mỗi cháu. Cho hai cháu xin lỗi nhau, xin lỗi cô và các bạn 2. Chào “Chị” thôi. Cô Loan Giáo viên thực tập tại lớp mẫu giáo lớn. Cô vào lớp nét mặt vui vẻ, niềm nở : “Cô chào các cháu” để làm quen với lớp. Cả lớp đồng thanh: “Chúng cháu chào cô ạ !”. Cháu Lâm, mặt lầm lì, ngồi im một lúc rồi nói: “Chị thôi. Em chào chị”, “Chị ấy ở trọ cạnh nhà tớ, tớ vẫn gọi là chị”. Là cô giáo Loan, bạn sẽ chọn cách nào trong các cách sau đây và giải thích vì sao chọn cách đó. a) Yêu cầu cháu Lâm đứng lên và chào cô, vì cô là cô giáo nên cháu phải chào cô, không được gọi là chị. Nếu không cô sẽ phạt đứng góc tường, không được chơi cùng các bạn. b) Cô coi như không nghe thấy gì và tiếp tục trò chuyện với cả lớp. Cuối giờ cô nói
  8. với cháu Lâm cháu gọi thế nào cũng được nhưng Lâm phải ngoan và nghe lời “chị” nhé. c) Cô vui vẻ giới thiệu tên mình với cả lớp và kể cho trẻ nghe; Hồi bé cô cũng ở gần nhà cô giáo của cô, ở nhà cô cũng gọi cô giáo là chị, nhưng khi đến lớp cả lớp chào bằng cô nên cô cũng chào là cô như các bạn trong lớp. Cô rất ngoan phải không cả lớp. 3. Cháu không thích học cô đâu ? Nhóm thực tập của cô giáo Hường hôm nay chuyển nhóm sang chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn. Công việc của cô giáo Mầm non thật vui nhưng cũng thấm mệt bởi là giáo viên thực tập, chưa thực sự quen với công việc, nên hôm nay cả ba cô giáo của nhóm dậy hơi muộn không kịp trang điểm.Vừa bước chân vào lớp, một số cháu trong lớp ồn ào: “Eo ôi ba cô này xấu thế, không biết trang điểm, cháu không thích học cô đâu ?”. Là ba cô giáo đó, chị sẽ chọn cách nào trong các cách sau đây ? Vì sao lại chọn cách đó? a) Quát trẻ không được ồn ào, không được chê cô giáo. Nếu bạn nào còn mất trật tự cô sẽ phạt, không được ra sân tập thể dục với các bạn khác. b) Bình tĩnh ổn định lớp và chọn trò chơi vận động nhẹ nhàng chuẩn bị cho trẻ ra sân tập thể dục (làm đoàn tàu, một cô là người lái tàu, một cô đi sau quan sát trẻ, cô còn lại trang điểm nhanh và luân phiên nhau trang điểm trong giờ cháu tập thể dục sáng). c) Nhắc cả lớp trật tự, trò chuyện với trẻ: cô thấy cả lớp mình không bạn nào trang điểm những cháu nào cũng rất xinh, cô yêu tất cả các cháu. Sau giờ tập thể dục cô cháu mình cùng trang điểm để chơi trò chơi đóng kịch “Chú dê đen” (làm quen tác phẩm văn học hoặc tuỳ thuộc vào nội dung bài học để gợi ý cho trẻ hoạt động tiếp theo, và cô tranh thủ trang điểm cho mình) nhé, các cháu thích không? 4. Dạy thêm cho trẻ mẫu giáo Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi do nhóm thực tập của cô giáo Lan chủ nhiệm. Một số phụ
  9. huynh đến gặp các cô đề nghị dạy thêm cho các cháu đọc, viết, làm tính của chương trình lớp một vào thứ 7 và họ mang sách đến cho các cô. Là những giáo viên đó, chị sẽ chọn cách nào trong các cách sau ? Vì sao ? a) Giải thích cho các phụ huynh đó hiểu sự phát triển của trẻ có quy luật của nó. Nếu dạy trước sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đoạn sau và tính cách của trẻ như: tự cao, tự đại, chủ quan vì cho rằng cái gì mình cũng biết rồi nếu dạy trước chương trình lớp một từ tuổi mẫu giáo. Và tuổi mẫu giáo chỉ chuẩn bị những kĩ năng cơ bản cần thiết về đọc, viết, làm quen chữ cái, nên gia đình không cần phải cho trẻ đi học thêm b) Nhận lời phụ huynh và sẽ dạy cho trẻ vào giờ sinh hoạt chiều. Các cháu không cần đi học ngày thứ 7, không cần nộp học phí để tạo được mối quan hệ hài hoà với phụ huynh và hoàn thành công tác phối hợp với phụ huynh trong công tác chủ nhiệm của mình. c) Nhận lời dạy vào thứ 7 vì có thêm thu nhập và làm vừa lòng phụ huynh, vì dù sao đó là yêu cầu của phụ huynh và công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm trong đợt thực tập. 5. Tật nói lắp Một bà mẹ phàn làn rằng con trai 3 tuổi của chị khoẻ mạnh, ăn ngủ chơi bình thường, nhưng lại mắc tật nói lắp, càng uốn nắm nó càng nói lắp nhiều hơn, thậm chí khi giận dỗi thì nó chỉ nói lắp bắp trong miệng. Sợ mai kia lớn lên tật này ảnh hưởng đến sự phát triển và giao tiếp của cháu. Chị chọn cách giải thích nào trong các cách sau ? Tại sao chọn cách đó ? a) Đây là hiện tượng hay gặp ở trẻ lên 3. Tật này sảy ra khi trẻ buộc phải nói hay làm một việc gì đó như thất chưa thuận. nếu tính dễ bị kích thích cũng ảnh hưởng đến việc nói năng của trẻ, thời kì trẻ tập nói vốn từ nghèo, hoặc do tính bướng bỉnh người lớn cần kiên trì, lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân để sửa cho trẻ sẽ sửa được.
  10. b) Không sao đâu. Trẻ con đứa nào chả nói lắp, cứ kệ nó lớn lên nó sẽ hết tật nói lắp chị ạ. Chị chỉ cần chú ý cho cháu ăn uống điều độ để cháu không bị còi xương suy dinh dưỡng là được. c) Thế à chị ! Tốt nhất là chị giử cháu vào “Trung tâm phục hồi chức năng” của tỉnh, ở đó có biện pháp giáo dục đặc biệt phù hợp với cháu để cháu phát triển theo kịp các bạn. Một hai năm nếu cháu không nói lắp nữa chị hãy cho cháu đi học ở trường Mầm non. 6. Bệnh Tự kỉ Trong đợt thực tập khi nhận lớp chủ nhiệm, cô giáo chủ nhiệm lớp và gia đình trao đổi: Cháu Hoàng Chi, mắc chứng bệnh “Tự kỉ” trong hành vi. Chi thường tỏ ra hung hăng, bướng bỉnh, hay đánh bạn, giằng đồ chơi, phá các “công trình xây dựng” mà các bạn vừa xây xong và hay ngồi một mình, ít tham gia các hoạt động, nhưng lại rất thích đi học (đặc biệt là trong giờ hoạt động góc) Chị chọn phương án giáo dục nào trong các phương án sau đây? Vì sao chọn cách đó ? a) Đến giờ hoạt động góc, tách Hoàng Chi ra ngồi một chỗ quan sát các bạn khác chơi, cô ngồi bên cạnh kèm hoặc cho cháu ngồi chơi một mình với đất nặn, tô màu tranh . để tránh sảy ra xung đột với các bạn trong lớp. b) Cho cháu tham gia chơi cùng các bạn. Lúc nào mắc lỗi cô phạt đứng úp mặt vào tường, để cháu nhớ và dần không vi phạm nữa. Giờ đón và trả trẻ trao đổi với phụ huynh để cùng “thống nhất” phương pháp giáo dục cô đang sử dụng đối với cháu và nhắc gia đình “thỉnh thoảng” cho cháu nghỉ một buổi để cháu bớt tính hung hăng (Chi rất thích đi học). c) Trao đổi với gia dình để nắm bắt được những biểu hiện bất thường mới xuất hiện trong hành vi của trẻ và những biểu hiện của trẻ ở nhà và đồng thời thông báo với gia đình những biểu hiện thất thường trong hành vi của cháu để cùng phối hợp giáo dục. Lựa chọn phương pháp giáo dục hoà nhập trẻ một cách hợp lí, tìm hiểu đặc điểm tâm lí trẻ mắc chứng bệnh “Tự kỉ” để tư vẫn, hỗ trợ với gia đình và chăm
  11. sóc giáo dục cháu đạt hiệu quả 7. Cô ơi ! Cháu không thích chơi ở góc “Bác sĩ” nữa đâu. Đến giờ hoạt động góc. Ba bốn trẻ chạy đứng quanh cô năn nỉ: “Cô ơi ! Cháu chán làm bác sĩ lắm rồi. Hôm nay cô cho cháu chơi ở góc khác nhé”. Là giáo viên thực tập, lần đầu tiên tổ chức hoạt động góc, chị chọn cách nào trong các cách sau đây ? Tại sao ? a) Bác sĩ là người khám chữa bệnh cho mọi người, ai cũng yêu quí. Tại sao con lại không thích chứ, con tập làm bác sĩ để khám bệnh cho bệnh nhân, lớn lên con cũng được làm bác sĩ, ai cũng yêu quí con, mặc áo Blu rất đẹp, rất giống bác sĩ thật, con mặc vào và hỏi các bạn xem con mặc có đẹp không . và cô mặc cho trẻ, nhắc cháu vào góc chơi vì có rất nhiều bệnh nhân đang chờ khám bệnh. b) Cô không nói gì và tiếp tục phân vai cho các nhóm. Nếu các cháu không chơi thì thôi, ra kia ngồi xem các bạn. còn nếu thích chơi thì mặc áo Blu vào và ra góc chơi của mình. Các góc chơi khác, cháu không biết chơi nên không được chơi ở góc ấy. c) Cô hỏi cả lớp: Hôm nay lớp mình thích chơi những trò chơi gì? các con kể cho cô nghe tên trò chơi mà các con thích ? Cô hỏi vì sao con lại không thích chơi trò chơi “Bác sĩ” Cô cho trẻ lựa chọn trò chơi mà trẻ thích. Nếu các góc chơi (theo kế hoạch cô đã soạn bài) không có trẻ chọn, mà có góc chơi khác thì lại quá đông trẻ thích chơi, cô gợi ý để trẻ luân phiên nhau để tất cả trẻ cùng được chơi và thoả mãn nhu cầu được chơi ở các góc . 8. Cô kể chuyện khác đi. Vào giờ hoạt động có chủ định ở lớp mẫu giáo lớn. Cô giáo thực tập tiến hành giờ học như sau (Giờ cho trẻ làm quen tác phẩm văn học): “ Tich Chu ơi ! Bà khát nước quá, lấy nước cho bà ”. Cô đố lớp mình đó là lời của nhân vật nào trong câu chuyện gì cả lớp?”. Khi cô đang nhắc lại lời nhân vật trong truyện: Tích Chu, thì ở dưới lớp trẻ ồn ào: “Lại Tích Chu. Cháu thuộc truyện này rồi cô ạ. Cháu không thích nghe nữa đâu. Cô kể chuyện khác đi cô”. Chị chọn cách nào trong các cách
  12. sau đây để giờ học vẫn đảm bảo theo kế hoạch đã định mà trẻ vẫn hứng thú tham gia vào giờ học. a) Cô khen ngợi trẻ chú ý học nên nhớ được truyện, cô cùng trẻ kể nối nhau một lần sau đó cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch, cô là người dẫn truyện, phân vai (Trẻ: bà, Tích Chu, Con chim, các trẻ khác đóng vai khán giả; cô dẫn truyện) . Hết lượt cô động viên trẻ đổi vai. b) Hỏi trẻ: Bây giờ là giờ gì (giờ kể chuyện)? Giờ kể chuyện các con phải như thế nào (ngồi ngoan nghe cô kể chuyện)? và cô tiến hành kể theo kế hoạch bài soạn, cháu nào không ngoan: mất tật tự, không chú ý, cô sẽ phạt đứng úp mặt vào tường đến hết cả giờ hoạt động góc nưa, cả lớp nghe rõ chưa? c) Cô nhắc trẻ trật tự nghe cô kể chuyện, hết giờ cô cho cả lớp ra sân chơi trò chơi, ngoài sân có nhiều đồ chơi, cháu nào không ngoan tí nữa sẽ không được ra sân cùng cô và các bạn, cuối tuần cô sẽ không thưởng phiếu bé ngoan 9. Cô nhớ cởi áo cho cháu hộ tôi cô nhé. Được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn trong đợt thực tập sư phạm. Cô giáo Hoàn vô cùng lo lắng, vì lần đầu tiên tập làm công việc của một cô giáo mầm non, cô còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ. Hôm nay, cuối xuân tiết trời ấm áp hơn, lớp cô chủ nhiệm có bé Huyền, sáng nào bà nội cũng đưa bé đi học. Huyền là con đầu cháu sớm của gia đình, nên bà nội cháu rất yêu quí bé và cẩn thận trong chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ và đặc biệt là mặc quần áo cho bé (bé Huyền hay mắc bệnh về đường hô hấp mỗi khi thay đổi khí hậu). Sáng nào đến lớp, khi giao Huyền cho cô giáo, bà không khỏi băn khoăn, lo lắng: Nào là, hôm nay cháu hơi khó ở cô trông cháu cẩn thận giúp tôi, nếu trời rét hơn cô mặc thêm áo này cho cháu. Nào là, đúng 9 giờ cô nhớ cho cháu uống sữa, nào là khi ngủ trưa cô cởi bớt áo cho cháu ngủ ngon giấc cô nhớ giúp tôi cô nhé. Bà nói xong chào cô giáo và vẫn nhắc lại: “Cô nhớ giúp tôi cô nhé”. Cũng như thường lệ. Sáng nay đưa bé huyền đên lớp, bà lại cẩn thận: “Hôm nay trời ấm hơn, nhưng