Bài giảng Triết học - Phần 3: Lịch sử triết học phương Đông cổ, trung đại

THỜI KỲ THỨ NHẤT

  Từ Tam Đại - nhà Tần (XXI TCN – 221 TCN)

Thời nhà Hạ, những tư tưởng về Âm – Dương, Ngũ hành, Thượng Đế, v.v. đã xuất hiệ

Nhà Chu chia thành 2 giai đoạn: Tây Chu và Đông Chu.

+ Thời Tây Chu xã hội ổn định.

+ Thời Đông Chu chiến tranh triền miên,      xã hội loạn lạc.

 Nhu cầu giải quyết những vấn đề về bình, loạn, trị nước, mẫu hình con người lý tưởng, mẫu hình xã hội lý tưởng, v.v. được đặt ra.

Nhiều học thuyết đã ra đời nhằm giải quyết những vấn đề này, tạo nên hiện tượng “Bách gia chư tử”.

ppt 53 trang hoanghoa 10/11/2022 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Phần 3: Lịch sử triết học phương Đông cổ, trung đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_phan_3_lich_su_triet_hoc_phuong_dong_co.ppt

Nội dung text: Bài giảng Triết học - Phần 3: Lịch sử triết học phương Đông cổ, trung đại

  1. 1.2. Tư tưởng cơ bản của Mặc gia Mặc gia được sáng lập bởi Mặc Tử (479 TCN – 381 TCN). Tư tưởng cơ bản của Mặc gia được thể hiện qua: - Thuyết Phi Thiên mệnh; - Thuyết Kiêm ái; - Thuyết Tam biểu; - Quan điểm thượng đồng, tiết dụng, tiết táng, v.v.
  2. 1.3. Tư tưởng cơ bản của Đạo gia Đạo gia được sáng lập bởi Lão Tử (TK thứ VI TCN), sau đó được Dương Tử (395 TCN – 335 TCN), Trang Tử (369 TCN – 286 TCN) phát triển
  3. Tư tưởng cơ bản của Đạo gia được thể hiện qua Học thuyết về “Đạo”; Thuyết “Vô vi”.
  4. 1.4. Tư tưởng cơ bản của Danh gia Đại diện cho Danh gia là Huệ Thi (370 TCN – 310 TCN) và Công Tôn Long (320 – 250 TCN) Danh gia tuyệt đối hóa tính tương đối của vạn vật và lập luận theo dạng ngụy biện
  5. 1.5. Tư tưởng cơ bản của Âm - Dương gia Âm - Dương gia là sự hợp nhất của thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ hành. Cả 2 thuyết này đều xuất hiện vào thời nhà Hạ.
  6. Thuyết Âm – Dương chủ yếu đề cập đến sự vận hành của vũ trụ. Theo thuyết này, từ Vô cực đến Thái cực và mọi biến đổi trong vũ trụ đều bắt đầu từ sự tương tác giữa 2 thế lực vừa đối lập, vừa không tách rời nhau là Âm và Dương
  7. Thuyết Ngũ hành chủ yếu đề cập đến cơ cấu của vũ trụ. Theo thuyết này, Ngũ hành (5 chất đầu tiên của vũ trụ) là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mọi vật đều ứng với Ngũ hành. Ngũ hành tương sinh, tương thắng tạo ra quá trình sinh thành, chuyển hóa, hủy diệt.
  8. 1.6. Tư tưởng cơ bản của Pháp gia Người khởi xướng ra Pháp gia là Quản Trọng (TK VI TCN) nhưng đại diện tiêu biểu cho phái này là Hàn Phi Tử (280 TCN – 233 TCN)
  9. Tư tưởng cơ bản của Pháp gia là dùng hình pháp để trị nước. Theo Hàn Phi Tử Pháp trị là sự tổng hợp giữa pháp, thế, thuật. + Pháp là mọi quy định, luật lệ mà dân phải theo. + Thế là thế lực, quyền uy của người cầm quyền. + Thuật là cách thức, thủ thuật trị vì đất nước.
  10. 2. THỜI KỲ THỨ HAI Từ nhà Tần đến hết thời Ngũ Đại (Từ 221 TCN – 960) Thời Tần – Hán đất nước Trung Quốc thống nhất. Bách gia chư tử tiếp tục phát triển nhưng đã có sự dung hợp với tư tưởng Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào
  11. 3. THỜI KỲ THỨ BA Từ nhà Tống (960) đến TK XIX Thời Tống, Nho gia được đề cao. Tư tưởng Nho, Phật dung hợp với nhau tạo thành Lý học. Thời Thanh xuất hiện Thực học. Các nhà tư tưởng tiến hành tổng kết cuộc tranh cãi về Hư và Vô (Động và Tĩnh), Tâm và Vật (Tri và Hành).
  12. II. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ - TRUNG ĐẠI Là nền triết học hết sức phong phú. Mang tính hướng nội, Các học thuyết tập trung nhiều vào các vấn đề chính trị – xã hội, luân lý, đạo đức. Sử dụng ngôn ngữ nhiều tính hình trượng, ẩn dụ để diễn đạt tư tưởng.
  13. Phần thứ hai NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC NHO GIA
  14. I. THIÊN MỆNH Có mệnh Trời, ý Trời. Vạn vật trong vũ trụ vận hành theo mệnh Trời, ý Trời. Có Quỷ, Thần. Quỷ, Thần do khí thiêng trong trời đất tạo thành. Quỷ Thần không chi phối cuộc sống của con người. Con người phải học tập nỗ lực, làm việc tận tâm còn việc thành, bại là thuộc ý Trời.
  15. II. CHÍNH DANH 2.1. “Danh” và “chính danh” Danh Tên gọi của mỗi vật, mỗi người trong mỗi một quan hệ nhất định. Mỗi danh đều có những yêu cầu về cả cái được và cái phải của nó.
  16. Chính danh Người nào, vật nào mang danh nào phải được thực hiện những yêu cầu mà danh ấy cho phép và phải thực hiện bằng được những yêu cầu mà danh ấy đòi hỏi; nếu không phải chuyển sang một danh khác cho tương ứng với khả năng, tương ứng với điều kiện của mình. Đối lập với chính danh là loạn danh. Loạn danh xã hội sẽ loạn.
  17. 2.2. Ngũ luân 5 mối quan hệ cơ bản phản ánh quan hệ của các danh cơ bản trong xã hội 1. Quân Thần 2. Phụ Tử 3. Phu Phụ 4. Huynh Đệ 5. Bằng hữu
  18. 2.3. Tam cương 3 mối quan hệ cơ bản của Ngũ luân. 1. Quân Thần 2. Phụ Tử 3. Phu Phụ 4. Huynh Đệ 5. Bằng hữu
  19. Vế “xử” và “sự” trong Tam cương XỬ SỰ 1. Quân Thần 2. Phụ Tử 3. Phu Phụ 4. Huynh Đệ 5. Bằng Hữu
  20. Yêu cầu của vế “Sự” XỬ SỰ 1. Quân Thần Trung 2. Phụ Tử Hiếu 3. Phu Phụ Tam tòng, Tứ đức 4. Huynh Đệ 5. Bằng hữu
  21. TRUNG Lòng thành thực, tin tưởng, trung chính, trung thành tuyệt đối với Thiên Tử 忠
  22. HIẾU Lòng kính trọng, tuân thủ, phụng dưỡng, gìn 孝 giữ thanh danh phụ mẫu và duy trì nòi giống.
  23. TAM TÒNG 3 mối quan hệ người con gái phải theo: Theo cha, theo chồng, theo con 三从
  24. TỨ ĐỨC 4 đức cơ bản của người phụ nữ: 四德 Công – Dung – Ngôn – Hạnh.
  25. 2.4. Ngũ thường 5 phẩm chất mà danh là người (nhân) cần tu dưỡng, rèn luyện để đạt được. Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử đề cập nhiều đến những phẩm chất mà con người cần có, như: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, hiếu, dũng, đễ, v.v. Đến đời nhà Hán, cùng việc đưa Tam cương vào học thuyết, Đổng Trọng Thư đã khái quát những phẩm chất này thành Ngũ thường: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín
  26. NHÂN “Nhân” mang nhiều nghĩa như: đức ở tâm, ôn hòa, kính, hiếu, thuận, v.v. nhưng nghĩa quan trọng nhất của “nhân” là yêu người (ái nhân). 仁 “Nhân” là phẩm chất hàng đầu trong Ngũ thường, là gốc rễ của những phẩm chất khác.
  27. NGHĨA “Nghĩa” cũng mang nhiều ý nghĩa, như: Làm việc chính đại, thuận theo mệnh Trời, kỷ cương, v.v. nhưng khái 义 quát nhất, “nghĩa” là tự kìm chế mình để làm theo những điều phải làm một cách hào hiệp cho hợp với danh và bổn phận của mình.
  28. LỄ “Lê”̃ được hiểu là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực đối với toàn bộ cuộc sống của con người nhằm duy trì trật tự các quan hệ. 礼 “Lễ” quan trọng thứ hai, sau “nhân” vì “lễ” được coi như phương tiện để thực hiện “nhân”
  29. “Lễ” được chia thành 5 loại: 1). Cát lễ. 2). Hung lễ. 3). Tân lễ. 4). Gia lễ. 5). Quân lễ.
  30. TRÍ “Trí” là sự hiểu biết về Thiên đạo và Nhân đạo Để có “trí” phải học 智 Sách khai sáng “trí” là Ngũ kinh: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc.
  31. TÍN Tín là lòng thành thực, tin tưởng và giữ lời hứa. Tín là gốc rễ của tình bạn, đầu mối của sự 信 thành công, rường cột của mọi quan hệ.
  32. III. TRỊ NƯỚC Nho gia chủ trương: - Nhân trị, đức trị, lễ trị. - Những yêu cầu cơ bản mà người cầm quyền phải thực hiện đối với quốc gia: + Lương thực dồi dào; + Binh hùng, tướng mạnh; + Dân tin ở đẳng cấp cầm quyền.
  33. IV. GIÁO DỤC Nho gia chủ trương: - “Hữu giáo vô loài”. - Sách để khai sáng là “Ngũ kinh”. - Nguyên tắc giáo dục: + Làm gương. + Gợi mở. + Dạy theo đối tượng. + Học đi đôi với hành. + V.v.
  34. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TRIẾT HỌC NHO GIA 1. Triết học Nho gia là triết học hướng nội. 2. Triết học Nho gia là triết học về đạo đức; tuyệt đối hóa vai trò của đạo đức đối với việc trị nước, xây dựng mô hình xã hội lý tưởng, xây dựng mẫu người lý tưởng. 3. Triết học Nho gia nặng tư tưởng “vọng cổ”.
  35. Phần thứ ba NHO GIÁO VỚI VIỆT NAM
  36. Năm 111 TCN nước ta bị nhà Tây Hán xâm lược. Năm 23 nước ta chính thức bị nhà Đông Hán đô hộ. Hán Vũ Đế đưa người Trung Quốc sang ở lẫn với dân ta, cho dựng trường dạy tiếng Hán và dạy “lễ”, “nghĩa” theo nội dung của Nho gia
  37. Thời Tam Quốc (220 – 264), ở Trung Quốc chiến tranh triền miên nên nhiều danh sỹ chạy sang nước ta để lánh nạn. Họ dựng nhà bàn chuyện thi, thư, lễ, nghĩa,v.v. Dân ta thấy nhiều nội dung thuộc đạo lý làm người nên cũng tự dựng trường, mời các danh sỹ dạy những tư tưởng trên cho con em mình.
  38. Tuy vậy, từ đời nhà Hán cho đến nhà Đường (923 – 935), Ngũ Đại (907 – 960), Nho giáo vẫn chưa phát triển ở nước ta. Năm 938, Ngô Quyền đánh tán quân Nam Hán, nước ta độc lập. Năm 965, nước ta xảy ra nạn “Thập nhị sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan loạn, lấy tên nước là Đại Cồ Việt.
  39. Vào các đời Ngô – Đinh – Tiền Lê, việc giáo dục ở nước ta chưa được giới cầm quyền quan tâm nhiều. Hiểu tư tưởng của Nho gia chủ yếu vẫn là các nhà sư thuộc tầng lớp trí thức. Đời nhà Lý, các vị vua đều thông thạo kinh Phật và giỏi chữ Hán. Tư tưởng độc tôn thời kỳ này vẫn là Phật giáo.
  40. Tư tưởng của Nho gia chính thức trở thành nội dung giáo dục ở nước ta khi Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu thờ Khổng Tử vào năm 1070; Lý Nhân Tông tổ chức thi Nho học vào năm 1075 và xây Quốc Tử Giám vào năm 1076. Từ đó, Nho giáo bắt đầu phát triển mạnh
  41. Sau khi lên ngôi, Gia Long định đô ở Huế, lấy Nho giáo làm quốc giáo; lập Văn Miếu ở các tỉnh, Văn Chỉ ở các phủ để suy tôn Không Tử, tạo điều kiện cho Nho học phát triển.
  42. Năm 1862, Pháp nổ súng chiếm Nam Kỳ. Năm 1867, Pháp bãi bỏ Nho học ở Nam Kỳ. Năm 1872, Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ. Năm 1882, Pháp đánh chiếm Trung Kỳ. Năm 1915,Pháp bãi bỏ Nho học ở Bắc Kỳ. Năm 1919, Pháp bãi bỏ Nho học ở Trung Kỳ. Nho học chính thức bị xóa khỏi ngôi quốc giáo./.