Bài giảng Triết học Mác-lênin - Chương 12: Nhà nước và cách mạng

NHÀ NƯỚC

Nguồn gốc và bản chất của nhà nước

Nguồn gốc: do mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, không thể điều hòa, cần có một tổ chức bạo lực.

Bản chất: là công cụ chuyên chính, là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị, nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.

Đặc trưng cơ bản của nhà nước

Quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.

Có một hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội.

Hình thành hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy nhà nước.

Chức năng cơ bản của nhà nước

Góc độ tính chất của quyền lực chính trị: công cụ thống trị giai cấp và thực hiện chức năng xã hội.

Góc độ phạm vi tác động của quyền lực nhà nước ở cấp vĩ mô: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

 

 

ppt 23 trang hoanghoa 08/11/2022 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học Mác-lênin - Chương 12: Nhà nước và cách mạng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_mac_lenin_chuong_12_nha_nuoc_va_cach_man.ppt

Nội dung text: Bài giảng Triết học Mác-lênin - Chương 12: Nhà nước và cách mạng

  1. Chương 12 NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG 4. Ðiều chỉnh xã hội và kinh tế Xã hội hiện đại đầy rẫy những rủi ro do kỹ nghệ, thương mại, đô thị hóa và bất cân đối của quyền lực và thông tin đem lại. Do đó, để bảo vệ nhân dân và môi sinh, nhà nước cần thông qua những luật lệ tác động lên nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội. Không ai có thể phủ nhận rằng hết thảy các xã hội hiện đại có qui củ và hợp lý thì đều được điều chỉnh cao độ, dù nó dân chủ hay không.
  2. Chương 12 NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG 5. Duy trì tính nhất quán nội bộ của các định chế nhà nước Nhà nước hiện đại cần một bộ máy hành chính có hiệu năng- một chuỗi các tổ chức lớn rộng và phức tạp với các cơ quan mà bánh răng cưa của chúng phải ăn khớp nhau. Không thể cho phép các khuynh hướng "xem cơ quan ta là nhất" hoặc tham nhũng hoặc sự thiếu năng lực của cá nhân viên chức lên tới điểm xem rẻ tính nhất quán của bộ máy nhà nước.
  3. Chương 12 NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG 6. Tái phân phối tài nguyên Mục đích của nó là cung cấp cơ hội tối thiểu với sự an toàn kinh tế cũng như ngăn chặn sự bất ổn chính trị vốn có khuynh hướng làm điêu đứng xã hội nào đang có những phân hóa xã hội sâu sắc. Một chính sách tái phân phối các tài nguyên hiếm hoi cho các nhóm xã hội khác nhau sẽ khiến nhà nước có khả năng duy trì trật tự xã hội và gia tăng tính chính thống của nó. Nguồn: Shaoguang Wang (Vương Thiệu-quang, 王 紹 光), giáo sư môn khoa học chính trị, Ðại học Trung Hoa - Hongkong. Những vấn đề yếu ớt của nhà nước.
  4. Chương 12 NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG 12.1.4. Các kiểu và các hình thức của nhà nước Kiểu: dùng để chỉ nhà nước đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế-xã hội nào. 4 kiểu: nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản, vô sản.
  5. Chương 12 NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Mỗi kiểu nhà nước tồn tại dưới các hình thức khác nhau- khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước (hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị- bị quy định bởi bản chất giai cấp của nhà nước, tương quan lực lượng giữa các giai cấp, cơ cấu giai cấp-xã hội, đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước). Nhà nước chủ nô: quân chủ, cộng hòa quý tộc, cộng hòa dân chủ. Phong kiến: phân quyền, tập quyền. Tư sản: cộng hòa, cộng hòa đại nghị, quân chủ lập hiến, tổng thống.
  6. !!! "Trong mỗi vận rủi của số phận, điều bất hạnh nhất của vận rủi là việc từng được hạnh phúc". "Mỗi người là một bản thể độc đáo của lý tính". Boethius (480-524, triết gia Ý), Sự an ủi của triết học "Giống như tất cả mọi sự vật, giá trị hoặc sự hữu ích của một người là sự hy sinh của anh ta". Francis Bacon (1561-1626, triết gia Anh)
  7. Chương 12 NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG 12.2. CÁCH MẠNG XÃ HỘI 12.2.1. Khái niệm, nguồn gốc và bản chất Cách mạng xã hội: biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này lên hình thái kinh tế-xã hội kia. Nguồn gốc: mâu thuẫn lực lượng sản xuất-quan hệ sản xuất, biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp. Bản chất: đỉnh cao của đấu tranh giai cấp giành chính quyền.
  8. Chương 12 NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Voltaire (1694-1778, triết gia Pháp) - Đại biểu của thời kỳ Ánh sáng của Tây Âu mà khởi nguồn là từ Pháp. - Tán thành việc sử dụng lý trí và quyền bất đồng chính kiến để chống lại sự tuân phục truyền thống và thế giá. - Cách mạng Pháp 1789 coi Voltaire là cha đỡ đầu của tư tưởng tự do, và đã đi xa hơn tư tưởng bất bạo động của ông.
  9. Chương 12 NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Jean Jacques Rousseau (1712-1778, triết gia Pháp) - Nhà tư tưởng lãng mạn của cách mạng Pháp. Tác giả Khế ước xã hội. - Con người vốn tốt đẹp, nhưng bị hư hỏng bởi xã hội. "Bản tính con người là tốt lành, là yêu công bằng và trật tự ". - Giáo dục nhằm giải phóng con người khỏi xiềng xích của văn minh. "Con người bẩm sinh là tự do, và tự do ở bất cứ nơi nào nó bị xiềng xích".
  10. Chương 12 NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG - Cội rễ của dân chủ, với Locke là tự do cá nhân, với Rousseau là ý chí chung của cộng đồng. "TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI"
  11. Chương 12 NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG 12.2.2. Quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội Điều kiện khách quan: hoàn cảnh xã hội, tình thế cách mạng (sự chín muồi của mâu thuẫn lực lượng sản xuất-quan hệ sản xuất, mâu thuẫn giai cấp, những đảo lộn sâu sắc về kinh tế-xã hội-chính trị). Nhân tố chủ quan: nhận biết tình thế, tập hợp và xây dựng lực lượng, chớp thời cơ hành động của chủ thể.
  12. Chương 12 NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG 12.2.3. Hình thức và phương pháp cách mạng Cách mạng bạo lực, đấu tranh chính trị giành chính quyền (rất hiếm). 12.2.4. Cách mạng xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay
  13. !!! "Những ý kiến mới luôn luôn bị nghi ngờ và thường bị phản đối mà không có bất cứ lý lẽ nào ngoại trừ vì chúng chưa trở nên phổ biến". "Không có tri thức nào của một người có thể vượt qúa kinh nghiệm của người ấy". "Chúng ta có một ý niệm về bản thể tinh thần cũng rõ ràng như chúng ta có ý niệm về thân xác". John Locke (1632-1704, triết gia Anh)