Bài giảng Thiết kế quy hoạch mặt đứng đường phố

Khái niệm và các giai đoạn TK
 Khái niệm
Bản vẽ QHMĐ là mặt bằng của 1 vùng đường
phố hay nút giao thông trên đó thể hiện vị trí
các công trình, kích thước các công trình trên
mặt bằng và cao độ thiết kế của các công trình
để từ đó cho phép hình dung được hình dáng
bề mặt cao thấp của công trình, hình dung
được hướng và giải pháp thoát nước, đồng thời
tính toán được khối lượng đào đắp công trình.
Đường đồng mức đỏ: đường nối các điểm có
cùng cao độ thiết kế 
 Các giai đoạn: gắn với các giai đoạn quy hoạch đô
thị, gồm:
Quy hoạch vùng: quy hoạch cho một vùng
lãnh thổ bao gồm các khu vực trong và ngoài
đô thị.
Quy hoạch chung: quy hoạch cho một đô thị -
Quy hoạch tổng thể.
Quy hoạch chi tiết: quy hoạch cho một khu vực
trong đô thị, quảng trường, khu chức năng…
Thiết kế xây dựng 
pdf 15 trang hoanghoa 11/11/2022 3540
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Thiết kế quy hoạch mặt đứng đường phố", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thiet_ke_quy_hoach_mat_dung_duong_pho.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thiết kế quy hoạch mặt đứng đường phố

  1. Thiết kế QH chiều đứng nút GT  Nguyên tắc thiết kế  Đảm bảo xe chạy thuận lợi đối với đường chính (không thay đổi dốc dọc, cấu tạo có siêu cao theo hướng rẽ của đường chính) có xét tới xe trên đường phụ.  Hai đường giao nhau đều là đường chính thì giữ nguyên dốc dọc.  Đường cùng cấp giao nhau, dốc dọc khác nhau thì thay đổi dốc ngang, mặt cắt ngang (đường có dốc dọc nhỏ hơn) phù hợp với đường có dốc dọc lớn.  Khi hai đường khác cấp giao nhau, việc thay đổi dốc dọc, dốc ngang phải tạo điều kiện thuận lợi cho xe trên đường chính.  Phải có ít nhất một nhánh dốc ra để đảm bảo thoát nước, trường hợp khó khăn có thể bố trí cồng ngầm, giếng thu.  Khi bố trí giếng thu phải đảm bảo điều kiện khô ráo cho bộ hành qua đường, không đọng nước, không chảy vào các nhánh khác.
  2. Thiết kế QH chiều đứng nút GT  Một số sơ đồ điển hình  Nút có các nhánh dốc ra ngoài: - Không cần bố trí giếng thu, chỉ cần điều chỉnh độ dốc ngang của các phần đường tiếp giáp. - Thiết kế giống nhau trong các trường hợp đường cùng cấp, khác cấp giao nhau.
  3. Thiết kế QH chiều đứng nút GT  Một số sơ đồ điển hình  Nút có bốn hướng dốc vào: - Bố trí các giếng thu tại các đoạn vào nút (trước dải bộ hành qua đường), bố trí cống ngầm thu nước. Có 2 trường hợp: (i) Cấu tạo phần giữa cao hơn: dễ thoát nước nhưng trắc dọc xấu, sử dụng khi thiết kế cho 2 đường cùng cấp (hình a) (ii) Giữ nguyên độ dốc dọc, chú ý đến đường chính (hình b giao đường chính và đường cấp thấp hơn).
  4. Thiết kế QH chiều đứng nút GT  Các phương pháp thiết kế Phương pháp 1: Phương pháp đường đồng mức thiết kế  Xác định đường đỉnh (đường phân thuỷ ở mặt đường), tính cao trình các điểm trên đường đỉnh và các đường tính cao trình, dựa vào cao độ các điểm vừa tính để vẽ đường đồng mức thiết kế và tính các cao độ thi công.  Ưu điểm: phản ánh được địa hình thiết kế, thấy được các hướng nước chảy (phân thuỷ, tụ thuỷ ), hiệu chỉnh các đường đồng mức dễ hơn; nhược điểm khó tính được toạ độ các điểm đồng mức trên thực địa.
  5. Thiết kế QH chiều đứng nút GT  Các phương pháp thiết kế Phương pháp 2: Phương pháp ô vuông  Lấy tim đường giao nhau làm trục toạ độ, cạnh ô vuông song song với tim đường (nếu đường giao không vuông góc, nên chọn sao cho các lưới ô vuông có đỉnh trùng với các vị trí dễ đo đạc, kiểm tra trên thực địa),  Ô vuông có kích thước 5x5 hoặc 10x10m tuỳ thuộc giai đoạn thiết kế, phạm vi thiết kế. Xác định cao độ tự nhiên, cao độ thiết kế, cao độ thi công của các đỉnh.  Xác định các cao độ ở các vị trí đặc trưng của nút (Điểm giao của đường giao, các mép bó vỉa ) Phương pháp 3: Phương pháp hỗn hợp  Sử dụng phương pháp đường đồng mức thiết kế và dùng phương pháp lưới ô vuông để kiểm tra, tính cao độ thi công. Thông thường sử dụng để thiết kế các quảng trường, nút giao thông lớn.