Bài giảng Quản lý chất lượng công trình - Phần 2: Quản lý chất lượng công trình - Đặng Xuân Trường
Những quy định chung
Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất
lượng theo quy định của pháp luật có liên quan từ
chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý,
sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho
người, tài sản, thiết bị, công trình và các công
trình lân cận.
Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn
thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng
sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của
thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn
kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng
xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải
có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có
biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc
xây dựng do mình thực hiện.
Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm
quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ
thực hiện.
Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất
lượng theo quy định của pháp luật có liên quan từ
chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý,
sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho
người, tài sản, thiết bị, công trình và các công
trình lân cận.
Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn
thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng
sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của
thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn
kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng
xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải
có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có
biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc
xây dựng do mình thực hiện.
Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm
quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ
thực hiện.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý chất lượng công trình - Phần 2: Quản lý chất lượng công trình - Đặng Xuân Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_quan_ly_chat_luong_cong_trinh_phan_2_quan_ly_chat.pdf
Nội dung text: Bài giảng Quản lý chất lượng công trình - Phần 2: Quản lý chất lượng công trình - Đặng Xuân Trường
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.2. QLCL khảo sát xây dựng -3 Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm: Mục đích khảo sát xây dựng; Phạm vi khảo sát xây dựng; Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng; Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng (dự kiến) và dự toán chi phí cho công tác khảo sát xây dựng; Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 11
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.2. QLCL khảo sát xây dựng -4 Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng Nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng và trình chủ đầu tư phê duyệt. Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng: . Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; . Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng; Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 12
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.2. QLCL khảo sát xây dựng -5 . Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng; . Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng áp dụng; . Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng; . Tiến độ thực hiện; . Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát; biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 13
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.2. QLCL khảo sát xây dựng -6 Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm sau: Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 14
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.2. QLCL khảo sát xây dựng -7 . Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng; . Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 15
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.2. QLCL khảo sát xây dựng -8 Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng. Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng. Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình. Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện. Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích. Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có). Kết luận và kiến nghị. Các phụ lục kèm theo Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 16
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.2. QLCL khảo sát xây dựng -9 Nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng Chủ đầu tư phê duyệt trực tiếp vào báo cáo kết quả khảo sát xây dựng sau khi thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo này và chịu trách nhiệm về kết quả phê duyệt của mình. Nhà thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 17
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.3. QLCL thiết kế xây dựng -1 Trình tự quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng. Thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng. Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình. Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 18
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.3. QLCL thiết kế xây dựng -2 Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 19
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.3. QLCL thiết kế xây dựng -3 Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế: Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình; Mục tiêu xây dựng công trình; Địa điểm xây dựng công trình; Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình; Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 20
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.3. QLCL thiết kế xây dựng -4 Chỉ dẫn kỹ thuật Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 21
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.3. QLCL thiết kế xây dựng -5 Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình. Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với công trình di tích và các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 22
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.3. QLCL thiết kế xây dựng -6 Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế; Chỉ sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình; Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 23
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.3. QLCL thiết kế xây dựng -7 Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ chất lượng hồ sơ thiết kế; Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng; tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình hoặc chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo ý kiến thẩm định; Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 24
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.3. QLCL thiết kế xây dựng -8 Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có); Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 25
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.3. QLCL thiết kế xây dựng -9 Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp nhà thầu thiết kế là tổ chức. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 26
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -1 Trình tự QLCL thi công xây dựng Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng. Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 27
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -2 Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng (nếu có). Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xây dựng. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 28
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -3 QLCL của nhà thầu thi công Nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình. Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 29
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -4 Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan, Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình. Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 30
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -5 Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong quá trình thi công. Tự kiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải được lập theo quy định và phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 31
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -6 Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu. Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng. Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 32
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -7 Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định. Lập bản vẽ hoàn công theo quy định. Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 33
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -8 Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 34
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -9 Nghiệm thu công việc xây dựng Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người giám sát thi công xây dựng công trình và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản cho một hoặc nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 35
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -10 Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 36
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -11 Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và xác nhận bằng biên bản, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 37
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -12 Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình Nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước, nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế một bước hoặc hai bước có trách nhiệm thực hiện giám sát tác giả theo quy định của hợp đồng xây dựng. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 38
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -13 Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo; Khi kết thúc một gói thầu xây dựng. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 39
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -14 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 40
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -15 Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng phải được chủ đầu tư tổ chức lập đầy đủ trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành. Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 41
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -16 Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình tự lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện. Riêng công trình nhà ở và công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa. Bộ Xây dựng hướng dẫn về danh mục và thời hạn lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 42
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -17 Bàn giao hạng mục công trình, công trình XD Việc bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 124 Luật Xây dựng. Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và được nghiệm thu theo quy định có thể được bàn giao đưa vào khai thác theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị khai thác sử dụng. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 43
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.4. QLCL thi công XD công trình -18 Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện. Thời gian bảo hành đối với hạng mục công trình: . Không ít hơn 24 tháng đối với công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt và cấp I; - 3% . Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng mục công trình cấp còn lại ; - 5% . Riêng đối với nhà ở, thời gian bảo hành theo quy định của pháp luật về nhà ở. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 44
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.5. Bảo trì công trình -1 Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình XD. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình XD. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 45
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.5. Bảo trì công trình -2 Thực hiện bảo trì công trình xây dựng Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện. Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 46
- ©2015 by Dang Xuan Truong, MSc, PhD Candidate 2.6. Quản lý nhà nước về CLCTXD -1 Trách nhiệm quản lý nhà nước về CLCTXD Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi cả nước và quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, bao gồm: Công trình dân dụng; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ. Bài giảng: Quản lý chất lượng công trình 47