Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Trường Cao đẳng Kinh tế công nghệ

Luật kinh doanh trong giai đoạn hiện nay có thể định nghĩa:

 Pháp Luật kinh doanh là tổng thể những qui phạm pháp luật do nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành, thay đổi, chấm dứt tư cách chủ thể kinh doanh với nhau và giữa chủ thể kinh doanh với các cơ quan hữu quan.

Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế.}Mỗi một ngành luật có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng.

A. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật kinh doanh là những quan hệ kinh tế do luật kinh tế tác động vào, phát sinh trong kinh doanh hoặc quản lý Nhà nước trong kinh doanh.

Việc xác định đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tế cũng trở nên dễ dàng hơn khi chúng ta nắm được vấn đề Nhà nước sẽ sử dụng Luật kinh tế để tác động vào đời sống kinh tế của xã hội như thế nào. Chẳng hạn như:

  a. Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh.

  b. Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế đối với các chủ thể kinh doanh.

  c. Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ của đơn vị kinh doanh.

ppt 240 trang hoanghoa 5140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Trường Cao đẳng Kinh tế công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_phap_luat_kinh_doanh_truong_cao_dang_kinh_te_cong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Trường Cao đẳng Kinh tế công nghệ

  1.  Đây là quan hệ giữa những bộ phận cấu thành của một đơn vị kinh tế phát sinh khi chúng tiến hành hoạt động kinh doanh.  Vd: Quan hệ giữa các bộ phận trong cấu trúc quản trị doanh nghiệp, phòng ban.
  2.  Hành vi kinh doanh  Không gian và thời gian diễn ra hoạt động kinh doanh
  3.  Phương pháp bình đẳng.  Phương pháp quyền uy.  Phương pháp mệnh lệnh và thỏa thuận.
  4.  Phương pháp bình đẳng. Phương pháp này chủ yếu điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình kinh doanh cuả các đơn vị kinh doanh. Theo phương pháp này các vấn đề mà các bên tham gia quan tâm đều được giải quyết trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận. Vd: Quan hệ mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh.
  5.  Phương pháp quyền uy. Khi tham gia vào quan hệ quản lý kinh doanh, các chủ thể ở vào vị trí không bình đẳng về địa vị pháp lý, một bên là cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, một bên là đơn vị kinh doanh. vd: Quan hệ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  6.  Luật kinh doanh vừa điều chỉnh các quan hệ quản lý kinh tế giữa các chủ thể bất bình đẳng, vừa điều chỉnh các quan hệ sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể bình đẳng, do vậy mà nó sử dụng và phối hợp phương pháp điều chỉnh khác nhau  Luật kinh doanh sử dụng: Phương pháp mệnh lệnh và phương pháp thỏa thuận để điều chỉnh các quan hệ kinh doanh.
  7.  Luật kinh doanh tạo ra mục tiêu quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, tạo hành lang pháp lý trong kinh doanh an toàn, bình đẳng, thuận tiện cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thành nền kinh tế thị trường văn minh, dân chủ, hiện đại.
  8.  Xác định địa vị pháp lý, xác định hành vi kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh, đồng thời điều tiết được nền kinh doanh ấy.
  9.  Góp phần to lớn trong việc đấu tranh có hiệu quả những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường và bảo vệ một cách chắc chắn lợi ích của các doanh nghiệp, của mọi công dân.
  10.  Quy định chi tiết đồng thời hướng dẫn các trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, tuyên bố phá sản, đối với các chủ thể kinh doanh.  Quy định vấn đề tài phán trong kinh doanh, điều này giúp cho các chủ thể kinh doanh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  11. Trường CĐ Kinh tế Công nghệ TP.HCM Ban Khoa học Chính trị - pháp luật MÔN PHÁP LUẬT KINH DOANH Chương 2 CHỦ THỂ CỦA CÁC QUAN HỆ KINH DOANH ThS Luật sư Nguyễn Thị Cẩm Nhung 21
  12. MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Hiểu được khái niệm, đặc Hiểu được mô hình điểm, trách nhiệm pháp lý Phân biệt với các loại hoạt động của hợp tác của các chủ thể kinh hình doanh nghiệp, xã, quyền và nghĩa vụ doanh như: Công ty hợp HTX về quyền và của các xã viên, quy danh, công ty TNHH, nghĩa vụ, chế độ trách chế pháp lý về tài công ty Cổ phần, DNTN, chính của Hợp tác xã. nhiệm, cơ cấu tổ chức, hộ kinh doanh cá thể chế độ tài chính ThS Luật sư Nguyễn Thị Cẩm Nhung 22
  13. Chương 2: CHỦ THỂ CỦA CÁC QUAN HỆ KINH DOANH (15 Tiết) ❖ I/ Những vấn đề chung về chủ thể kinh doanh ▪ Khái niệm chủ thể kinh doanh ▪ Phân loại chủ thể kinh doanh II/ Những vấn đề chung về doanh nghiệp ▪ 2.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp ▪ 2.2. Phân loại doanh nghiệp ▪ 2.3 Thành lập và đăng ký kinh doanh doanh nghiệp ▪ 2.4 Tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 23
  14. I/ Những vấn đề chung về chủ thể kinh doanh ❖Kinh doanh được định nghĩa về mặt pháp lý đầu tiên tại Điều 3 Luật công ty ngày 21/12/1990, định nghĩa này được nhắc lại trong Luật doanh nghiệp năm 1999 (ngày 12/06/1999), tại Điều 3: “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.” 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 24
  15. 1.1 Khái niệm chủ thể kinh doanh: ❖ Ở VN chủ thể kinh doanh có thể được hiểu là tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp hơn của luật thực định thì chủ thể kinh doanh có thể được hiểu gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã làm thủ tục theo qui định và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đầu tư. (Theo Luật đầu tư năm 2005 thì giấy chứng nhận đầu tư sẽ có giá trị như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). ❖ Như vậy, một chủ thể được thành lập ra chủ yếu để tiến hành hoạt động kinh doanh với đầy đủ các dấu hiệu vừa nêu trên là chủ thể kinh doanh. 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 25
  16. 1.2 Phân loại chủ thể kinh doanh Theo quan điểm được nhiều người đồng ý hiện nay thì chủ thể kinh doanh gồm hai nhóm: Chủ thể kinh doanh Cổ phần TNHH Nguyễn văn A Tổ chức Cá nhân Hộ kinh Công ty HTX doanh cá Mục đích sinh lợi thể 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 26
  17. ❖Tổ chức kinh doanh: chủ yếu là các loại hình doanh nghiệp, ngoài ra còn bao gồm hợp tác xã, các chủ thể khác. ❖Cá nhân kinh doanh: bao gồm hai loại là cá nhân có đăng ký kinh doanh và cá nhân không có đăng ký kinh doanh. ThS Luật sư Nguyễn Thị Cẩm Nhung 27
  18. Cá nhân kinh doanh: ❖ Loại cá nhân có đăng ký kinh doanh được pháp luât quy định dưới dạng hộ kinh doanh. (Được quy định tại Chương 6, Đ49-Đ56 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh) ❖ Cá nhân không có đăng ký kinh doanh là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. ❖ a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định ❖ b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; ❖ c) Bán quà vặt ❖ d) Buôn chuyến 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 28
  19. II/ Những vấn đề chung về doanh nghiệp ❖ 2.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp ❖ Doanh nghiệp dưới góc độ pháp lý được định nghĩa là: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. (k.1 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005). 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 29
  20. Đặc điểm của doanh nghiệp Doanh nghiệp Tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định như: Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp Công ty TNHH, Công ty CP, công ty hợp danh Doanh nghiệp Có tên riêng, có tài sản Có trụ sở giao dịch, có thuê mướn lao động Doanh nghiệp Có đăng ký kinh doanh Mục đích sinh lợi ThS Luật sư Nguyễn Thị Cẩm Nhung 30
  21. Phân Loại Doanh nghiệp • Cty TNHH; Cty cổ phần; Cty hợp danh; DNTN Hình thức • Cty nhà nước. pháp lý • Hợp tác xã, liên hiệp HTX • DN có vốn đầu tư nước ngoài Chế độ • DN có chế độ trách nhiệm vô hạn • DN có chế độ trách nhiệm hữu trách nhiệm hạn Tư cách • có tư cách pháp nhân pháp nhân • Không có tư cách pháp nhân ThS Luật sư Nguyễn Thị Cẩm Nhung 31
  22. 2.3 Thành lập và đăng ký kinh doanh doanh nghiệp Nội dung các quy định về thành lập và đăng ký kinh doanh DN bao gồm 02 vấn đề cơ bản: ❖Đối tượng có quyền thành lập và góp vốn vào DN; ❖Đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 32
  23. 2.3.1. Thành lập DN và góp vốn vào DN ❖ a/ Đối tượng có quyền thành lập và quản lý DN: ❖ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật DN 2005 thì: “Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Như vậy, theo quy định trên, mọi tổ chức (không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính), mọi cá nhân (không phân biệt nơi cư trú), nếu không thuộc đối tượng bị cấm thành lập DN, đều có quyền thành lập và có quyền tham gia quản lý DN tại VN. 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 33
  24. Khoản 2 Điều 13 Luật DN 2005: “Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 34
  25. “Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (tt) đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản”. 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 35
  26. b/ Đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp ❖ Theo Nghị định 102/2010NĐ-CP, Điều 13 quy định: “1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp. ❖ Những đối tượng bị cấm thành lập DN vẫn có quyền góp vốn, mua cổ phần của cty, nếu họ không rơi vào những trường hợp cấm, bao gồm (Khoản 4 Điều 13 Luật DN 2005): a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 36
  27. 2.3.2. Đăng ký kinh doanh cho DN ❖ Đăng ký kinh doanh là thủ tục luật định nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho DN (thừa nhận tư cách pháp lý của DN) và DN sẽ được đảm bảo về mặt pháp lý kể từ khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh. ❖ Ý nghĩa của việc đăng ký kinh doanh: + Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung như: quản lý ngành nghề hợp pháp, điều kiện đủ được kinh doanh, xác định tỉ lệ, sự cân đối giữa các ngành nghề để có chính sách kinh tế phù hợp, để thu thuế + Xác lập tư cách chủ thể kinh doanh ở các doanh nghiệp, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 37
  28. a/ Điều kiện đăng ký kinh doanh Thứ nhất: điều kiện về tài sản (vốn): Thứ hai: điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Thứ ba: điều kiện về tên gọi, địa chỉ và con dấu của DN. Thứ tư: điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý DN, 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 38
  29. Thứ nhất: điều kiện về tài sản (vốn): ❖ DN muốn tiến hành hoạt động kinh doanh thì DN phải có tài sản, tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người thành lập DN. Tài sản này có thể là: “Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thànhBí vốn quyế của công ty” (Khoản 4 Điều 4 Luật DN 2005).công nghệ Giá trị QSD Đất Tiền Vàng 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 39
  30. Thứ hai: điều kiện về ngành nghề kinh doanh: ❖ theo quy định tại Điều 7 Luật DN 2005 có 03 nhóm ngành nghề kinh doanh, về nguyên tắc, các chủ thề kinh doanh có quyền kinh doanh tất cả những ngành, nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Nhưng khi các chủ thể kinh doanh mà kinh doanh những ngành nghề theo quy định phải tuân thủ những điều kiện nhất định thì phải đáp ứng những điều kiện đó mới được tiến hành hoạt động kinh doanh. 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 40
  31. Thứ hai: điều kiện về ngành nghề kinh doanh (tt) ❖- Các ngành nghề cấm kinh doanh: Luật DN 2005 quy định rằng DN sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh. Điều 7 Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã quy định cụ thể những ngành, nghề cấm kinh doanh: 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 41
  32. - Các ngành nghề cấm kinh doanh: a) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng; b) Kinh doanh chất ma túy các loại; c) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế); d) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; đ) Kinh doanh các loại pháo; e) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội; g) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử12/16/2022dụng; contact@trustlawyer.com.vn 42
  33. - Các ngành nghề cấm kinh doanh (tt) h) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, mua bán người; i) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép dưới mọi hình thức; k) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; l) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài; m) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; n) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường; o) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam; p) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định 12/16/2022tại các luật, pháp lệnhcontact@trustlawyer.com.vn và nghị định chuyên ngành. 43
  34. Các ngành nghề cấm kinh doanh (tt) Bên cạnh đó, Điều 30 Luật Đầu tư 2005 cũng quy định các dự án cấm kinh doanh như sau: Điều 30. Lĩnh vực cấm đầu tư 1. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng. 2. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. 3. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường. 4. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất 12/16/2022độc hại hoặc sử contact@trustlawyer.com.vndụng tác nhân độc hại bị cấm44 theo điều ước quốc tế.
  35. - Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện: ❖ Điều kiện 1: phải có giấy phép kinh doanh. VD: kinh doanh thuốc trừ sâu, karaoke ❖ Điều kiện 2: phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. VD: điều kiện về ánh sáng đối với vũ trường, vệ sinh đối với ăn uống Note: các điều kiện kinh doanh này đặt ra đối với cơ sở kinh doanh. ❖ Điều kiện 3: phải có chứng chỉ hành nghề. VD: hoạt động dịch vụ pháp lý (tư vấn luật sư, trọng tài viên), dịch vụ khám chữa bệnh, kinh doanh thuốc; khám chữa bệnh, kinh doanh thuốc thú y, dịch vụ chứng khoán; dịch vụ kiểm toán ❖ Điều kiện 4: phải có vốn chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. VD: dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng. ❖ Điều kiện 5: phải có vốn pháp định. VD: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 45
  36. Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (tt) Ngoài ra, ở một mức độ khái quát hơn, Điều 29 Luật Đầu tư 2005 liệt kê các lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm: a) Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; b) Lĩnh vực tài chính, ngân hàng; c) Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng; d) Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản; đ) Dịch vụ giải trí; e) Kinh doanh bất động sản; g) Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái; h) Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; i) Một12/16/2022số lĩnh vực kháccontact@trustlawyer.com.vntheo quy định của pháp luật. 46
  37. Ngành, nghề tự do kinh doanh ❖Ngành, nghề tự do kinh doanh (tự do trong khuôn khổ pháp luật), về mặt nguyên tắc những ngành, nghề mà không thuộc diện bị cấm kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện thì các chủ thể được quyền tự do thực hiện hoạt động kinh doanh mà không cần phải xin thêm bất kỳ loại giấy phép nào khác ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 47
  38. Thứ ba: điều kiện về tên gọi, địa chỉ và con dấu của DN Tên gọi DN: theo quy định tại Điều 31 Luật DN 2005 thì tên DN phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất 02 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. VD: Công ty TNHH Vạn Thành. Xem Điều 31 – Điều 34 Luật DN 2005. Trụ sở DN: Điều 35 Luật DN 2005: là nơi giao dịch, điều hành DN, nơi chỉ đạo DN về hành chính và tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch với DN. Trụ sở có thể thuộc sở hữu DN, có thể thuê. Trụ sở phải đáp ứng các điều kiện sau:  Phải ở trên lãnh thổ VN;  Có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc TW;  Phải có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);  DN phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước  Pháp luật phải công nhận và bảo vệ (thể hiện trong các nội dung các Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Ngoài trụ sở chính DN có thể mở văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh (Điều 37 Luật DN 2005). 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 48
  39. Thứ ba: điều kiện về tên gọi, địa chỉ và con dấu của DN (tt) ❖ Con dấu: (Điều 36 Luật DN 2005): DN phải có con dấu riêng, con dấu là tài sản của DN. Đối với tất cả mọi DN, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ DN hoặc người đại diện theo pháp luật của DN làm thủ tục xin cấp dấu DN, loại dấu không có hình quốc huy (Đọc Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu). 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 49
  40. Thứ tư: điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý DN Đây là những điều kiện mà một chủ thể phải đáp ứng để thực hiện quyền tự do kinh doanh. Các yêu cầu này được quy định riêng đối với từng loại hình DN, nhưng nhìn chung các yêu cầu đó bao gồm: ❖ Các yêu cầu chung, tối thiểu mà người thành lập DN phải có. VD: công dân phải từ 18 tuổi trở lên. ❖ Các yêu cầu đặc biệt đối với ngành, nghề. VD: chứng chỉ hành nghề. ❖ Không rơi vào các trường hợp pháp luật cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp tại VN, cấm góp vốn, mua cổ phần (quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 13 Luật DN 2005). 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 50
  41. b/ Hồ sơ đăng ký kinh doanh ❖ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định); ❖ Dự thảo Điều lệ công ty (đối với các loại hình công ty); ❖ Danh sách thành viên (đối với các loại hình công ty); ❖ Giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý của thành viên; ❖ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với DN kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; ❖ Chứng chỉ hành nghề đối với một số chức danh trong DN đối với DN kinh doanh những ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. Xem cụ thể từ Điều 19 – Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ- CP. 12/16/2022 contact@trustlawyer.com.vn 51