Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương 7: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Xã hội chủ nghĩa - Nguyễn Văn Ngọc

Nội dung chương VII
I/ SỨ MỆNH LỊCH SỬ 
CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

II/ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

III/ HÌNH THÁI KINH TẾ 
CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
Đặc trưng của giai cấp công nhân trong phương thức sản xuất tư bản.
Thứ nhất, về phương thức lao động của giai cấp công nhân.
Họ là những người trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, ngày càng có trình độ xã hội hóa cao.

Công nhân công nghiệp là kết quả của quá trình phát  triển từ những thợ thủ công thời trung cổ đến những người thợ trong công trường thủ công rồi  đến công nhân hiện đại. 

ppt 76 trang hoanghoa 5800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương 7: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Xã hội chủ nghĩa - Nguyễn Văn Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_chu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương 7: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Xã hội chủ nghĩa - Nguyễn Văn Ngọc

  1. + Về phương diện đời sống: - Một bộ phận công nhân đã có một số tư liệu sản xuất nhỏ để cùng với gia đình làm thêm trong các công đọan phụ cho các xí nghiệp chính.
  2. - Một bộ phận công nhân đã có cổ phần trong các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa.
  3. Hiện nay, giai cấp công nhân được hiểu là: Giai cấp công nhân là một tập đòan xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
  4. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư
  5. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là người cùng với nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của tòan xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ.
  6. b/ Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đó là lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.
  7. Việc thực hiện sứ mệnh trên sẽ trải qua hai bước: Bước1: Giành chính quyền và quốc hữu hóa tư liệu sản xuất. Bước 2: lãnh đạo nhân dân thống qua chính đảng của giai cấp vô sản tiến hành xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa.
  8. 2/ Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. a/ Địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản. - Họ vừa là chủ thể trực tiếp nhất, vừa là sản phẩm căn bản LIÊN MINH CÔNG NÔNG nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
  9. Giai cấp công nhân có những ưu điểm sau: Trong quá trình phát triển của xã hội tư bản tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong, còn giai cấp vô sản lại ngày càng phát triển với hai hình thức lao động chân tay và trí óc.
  10. Do điều kiện làm việc và sinh sống, giai cấp công nhân có thể đòan kết chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
  11. Lợi ích của giai cấp công nhân với đại đa số quần chúng nhân dân lao động là thống nhất nhau, do vậy họ có khả năng đòan kết các tầng lớp, các giai cấp khác. LIÊN MINH CÔNG – NÔNG – TRÍ THỨC
  12. b/ Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân. Thứ nhất, họ là giai cấp tiên phong cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để nhất. Vì: - Họ đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại.
  13. - Được trang bị bởi một lý luận khoa học, cách mạng và luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng. - Họ không gắn với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Do vậy, lập trường kiên định, tính cách mạng triệt để nhất.
  14. Thứ hai, họ là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Do: - Hệ thống sản xuất mang tính chất dây chuyền; kỷ luật lao động nghiêm ngặt; cuộc sống đô thị tập trung
  15. Khi được sự giác ngộ bởi một lý luận khoa học, cách mạng và tổ chức ra được chính đảng của nó, Đảng Cộng sản thì tính tổ chức và kỷ luật cao sẽ phát huy tác dụng tích cực. BÁC TÔN ĐỨC THẮNG
  16. Thứ ba, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Vì : Giai cấp tư sản không chỉ bóc lột công nhân trong nước mà còn ở các thuộc MÍT TINH NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG địa.
  17. 3/ Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đảng là nhân tố giữ vai trò quyết định nhất đảm bảo cho giai cấp công nhân hòan thành sứ mệnh lịch sử của mình.
  18. a/ Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công nhân. Phong trào của giai cấp công nhân tất yếu cần có một tổ chức chính trị dẫn đường.
  19. Khi có sự ra đời và lãnh đạo của Đảng cộng sản thì giai cấp công nhân mới nhận thức được vai trò sứ mệnh lịch sử của mình.
  20. Để lãnh đạo, Đảng Cộng sản phải vững mạnh về chính trị, gắn bó với quần chúng và có năng lực tổ chức họat động thực tiễn. ĐỒNG KHỞI BẾN TRE Chủ tịch Hồ Chí Minh những ngày sống ở chiến khu Việt Bắc.
  21. b/ Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, đại biểu ĐẠI HỘI ĐẢNG CSVN cho lợi ích và trí tuệ ĐẠI HỘI CỦA TRÍ TUỆ của giai cấp công TÒAN DÂN TỘC nhân và tòan thể nhân dân lao động.
  22. Giai cấp công nhân là cơ sở giai cấp, là nguồn bổ sung lực lượng cho Đảng Cộng sản. Người vào Đảng phải giác ngộ về sứ mệnh lịch sử và luôn luôn đứng TUYÊN THỆ trên lập trường của giai KHI VÀO ĐẢNG cấp công nhân.
  23. Giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua chính đảng của giai cấp. Đảng là đội tiên phong, là lãnh đạo chính trị và là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân.
  24. Do vậy, đảng viên phải là người được trang bị lý luận, nắm được quan điểm đường lối của đảng. Đảng viên thông qua hành động gương mẫu của mình để tập họp, lôi cuốn quần chúng vào phong trào cách mạng.
  25. Lợi ích của Đảng và giai cấp công nhân, quần chúng là thống nhất, vì thế Đảng có thể thực hiện giác ngộ quần chúng, tổ chức họ tham gia các phong trào cách mạng.
  26. II/ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1/ Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó. a/ Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa. + Theo nghĩa hẹp: Là cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản.
  27. CÁCH MẠNG Theo nghĩa rộng: Đây là THÁNG 10 NGA cuộc cách mạng có hai giai đọan: + Cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản. + Giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội cộng sản.
  28. b/ Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa. * Nguyên nhân sâu xa: do mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời.
  29. Trong xã hội tư bản, mâu thuẫn trên chính là sự phát triển ngày càng mang tính xã hội hóa của lực lượng sản xuất với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Theo baùo caùo cuûa Lieân hieäp quoác: -Thu nhaäp cuûa 25 ngöôøi giaøu nhaát nöôùc Myõ baèng thu nhaäp cuûa 2 tyû ngöôøi ngheøo nhaát theá giôùi -Trong nhöõng naêm 1975 – 1995 thu nhaäp thöïc teá cuûa 5% soá gia ñình giaøu nhaát ôû Myõ ñaõ taêng theâm 26%, coøn thu nhaäp cuûa 5% gia ñình ngheøo nhaát nöôùc Myõ laïi giaõm ñi 9%
  30. Biểu hiện của mâu thuẫn này là: + Trong lĩnh vực kinh tế: mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế họach cao trong từng doanh nghiệp với tính vô tổ chức của sản xuất tòan xã hội do tính cạnh tranh của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa gây ra.
  31. + Trong lĩnh vực chính trị, xã hội: đó là các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của giai cấp công nhân dưới nhiều hình thức.
  32. * Nguyên nhân trực tiếp: do mâu thuẫn về quyền lợi giữa hai giai cấp. Trong xã hội tư bản thì đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
  33. 2/ Mục tiêu, động lực và nội dung cách mạng xã hội chủ nghĩa. a/ Mục tiêu: Giải phóng giai cấp; giải phóng con người thông qua hai giai đọan. * Giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. * Tổ chức xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, dân tộc này áp bức dân tộc khác.
  34. b/ Động lực: Một là, giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng XHCN. Vì: * Họ là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, số lượng và chất lượng ngày càng tăng trong xã hội tư bản.
  35. Hai là, giai cấp nông dân. Vì: * Họ là người bạn đồng minh, chí cốt với công nhân. * Họ là lực lượng lao động quan trọng và là lực lượng cơ bản tham gia bảo vệ chính quyền nhà nước XHCN
  36. c/ Nội dung: thể hiện trên các lĩnh vực * Chính trị: - Giành chính quyền về tay nhân dân. - Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. - Nâng cao trình độ nhận thức, xây dựng hệ thống pháp luật, hòan thiện cơ chế để người dân có thể tham gia nhiều nhất vào việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước
  37. * Kinh tế: - Thay đổi vị trí, CỦA CHÚNG TA vai trò người lao động đối với tư liệu CỦA TA sản xuất chủ yếu. Tức thay đổi chế độ sở hữu tư liệu sản xuất. - Phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động.
  38. * Văn hóa: - Người lao động sẽ là chủ thể sáng tạo các giá trị văn hóa, tinh thần cho xã hội trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan mới. - Xây dựng con người mới giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân đạo
  39. 3/ Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. a/ Tính tất yếu và cơ sở khách quan cho sự liên minh. * Tính tất yếu: - Chỉ có liên minh mới có sức mạnh và chiến thắng giai cấp tư sản.
  40. * Cơ sở khách quan: - Tất cả đều là người lao động, đều bị áp bức bóc lột. - Trong xây dựng kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nằm trong cơ cấu kinh tế thống nhất không thể tách rời. - Công nhân, nông dân là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng và bảo vệ chính quyền
  41. b/ Nội dung và nguyên tắc cơ bản của sự liên minh. * Nội dung: - Liên minh về chính trị: nhằm giành chính quyền về tay nhân dân và xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa. Liên minh trên lập trường chính trị của giai cấp công nhân
  42. * Liên minh về kinh tế: - Kết hợp đúng đắn lợi ích của các giai cấp trên cơ sở xây dựng hệ thống chính sách phù hợp với các giai cấp, tầng lớp nhân dân.
  43. * Liên minh về văn hóa, xã hội. Đây là nội dung rất quan trọng. Vì: + CNXH được xây dựng trên nền tri thức tiên tiến, lực lượng sản xuất hiện đại.
  44. + Đây là một xã hội nhân văn, nhân đạo, quan hệ giữa con người với con người , giữa dân tộc này với dân tộc khác là quan hệ hữu nghị, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau. + Đây là một xã hội mà nhân dân là người làm chủ: tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhà nước.
  45. * Nguyên tắc liên minh: - Phải bảo đảm vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. - Phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện. - Kết hợp đúng đắn các lợi ích.
  46. III/ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA. 1/ Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. - Do sự họat động của các quy luật kinh tế - xã hội trong đó có quy luật “ Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”
  47. Họat động của quy luật được biểu hiện ở các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức. Kể từ khi Đảng cộng sản ra đời với tư cách là lực lượng đại diện, lãnh đạo giai cấp công nhân thì mục tiêu cuộc đấu tranh hướng vào việc xóa bỏ nhà nước của giai cấp tư sản, xác lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đây là sự mở đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
  48. 2/ Ba giai đọan phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. - Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. - Xã hội xã hội chủ nghĩa - Giai đọan cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. XÃ HỘI CMXH Xã hội chủ nghĩa XÃ HỘI CŨ XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA TKQĐ
  49. a/ Thời kỳ quá độ. Phải có giai đọan này vì: - Cần có thời gian chuyển đổi chế độ tư hữu sang công hữu về tư liệu sản xuất. - Cần có thời gian tổ chức, sắp xếp lại hoặc tiến hành quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
  50. - Cần có thời gian để xây dựng những quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội. - Công cuộc xây dựng xã hội mới đầy khó khăn, phức tạp, giai cấp công nhân cần có thời gian để từng bước thực hiện công việc đó.
  51. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ. - Đặc điểm: đó là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội
  52. * Trên lĩnh vực kinh tế: - Tất yếu còn tồn tại đan xen nhiều hình thức sở hữu; nhiều thành phần kinh tế và những hình thức phân phối khác nhau.
  53. * Trên lĩnh vực chính trị: Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp với những lợi ích khác nhau, vừa hợp tác lại vừa đấu CÓ MẤY ĐỨA BÉ ? tranh với nhau.
  54. * Trên lĩnh vực tư trưởng – văn hóa: Tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau.
  55. Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. - Nội dung kinh tế: * Thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; * Cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới * Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  56. Nội dung chính trị: * Trấn áp các thế lực thù địch. * Xây dựng Nhà nước và nền dân chủ XHCN * Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
  57. Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa: * Tuyên truyền, phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong tòan xã hội. * Xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa
  58. Trong lĩnh vực xã hội: * Khắc phục những tệ nạn xã hội. * Từng bước khắc phục sự chênh lệch giữa các vùng, miền và trong các tầng lớp dân cư
  59. b/ Xã hội xã hội chủ nghĩa. Có những đặc trưng: - Cơ sở vật chất kỹ thuật là nền đại công nghiệp. - Thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
  60. - Có cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới dựa trên tinh thần tự giác của nhân dân, có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
  61. - Phân phối theo lao động. - Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.
  62. - Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột; thực hiện bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển tòan diện.
  63. c/ Giai đọan cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. - Về mặt kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, của cải dồi dào, người lao động tự do sáng tạo và hưởng theo nhu cầu. - Về mặt xã hội: Con người được phát triển tòan diện. Không còn nhà nước và có nền dân chủ hòan bị.
  64. HẾT CHƯƠNG 7 HẸN GẶP LẠI Ở CHƯƠNG 8