Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương 4: Học thuyết giá trị

Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

Khái niệm:

Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra SẢN PHẨM

- Sản phẩm đó chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất ra nó à Sản xuất TỰ CẤP TỰ TÚC.

- Sản phẩm đó sản xuất ra để bán à Sản xuất HÀNG HÓA

Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá:

* Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội.

-Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội vào các ngành nghề khác nhau.

-Phân công lao động tất yếu xuất hiện nhu cầu trao đôỉ hàng hóa

à Phân công lao động là cơ sở, tiền đề của sản xuất hàng hóa

ppt 38 trang hoanghoa 08/11/2022 5540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương 4: Học thuyết giá trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_chu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương 4: Học thuyết giá trị

  1. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ -Khái niệm: “giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá”. - Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử. * Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá: + Sự thống nhất giữa 2 thuộc tính: Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá.
  2. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ + Sự mâu thuẫn giữa hai thuộc tính: -Thứ nhất: xét ở giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về công dụng. Nhưng xét về giá trị thì các hàng hoá lại đều là sự kết tinh của lao động. -Thứ hai: . Giá trị được thực hiện trước và thực hiện trong lưu thông. . Giá trị sử dụng được thực hiện sau và thực hiện khi tiêu dùng.
  3. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 4.2.2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá a. Lao động cụ thể - Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. -Phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều loại lao động cụ thể, do đó sẽ tạo ra nhiều giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của xã hội. -Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. -Lao động cụ thể là 1 phạm trù vĩnh viễn.
  4. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ b. Lao động trừu tượng -Khái niệm: Là sự tiêu hao sức lao động của người sản xuất hàng hóa. -Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. →Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa.
  5. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 4.2.3. Lượng giá trị của hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa a. Thước đo lượng giá trị hàng hóa. -Khái niệm: lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá -Thước đo: đo bằng thời gian lao động (không phải thời gian lao động cá biệt mà là thời gian lao động xã hội cần thiết)
  6. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ -Thời gian lao động xã hội cần thiết: “là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội: . Trình độ kỹ thuật trung bình; . Trình độ thành thạo trung bình; . Cường độ lao động trung bình trong xã hội đó”.
  7. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ b. Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá. * Thứ nhất: năng suất lao động + “năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm”. + Năng suất lao động tăng thì thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm → lượng giá trị hàng hóa sẽ giảm và ngược lại.
  8. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ + Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động : - Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân. - Trình độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất. - Trình độ quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, và các điều kiện tự nhiên. → Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
  9. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ * Thứ hai: Cường độ lao động - Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức hao phí lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động. - Cường độ lao động tăng lên → khối lượng hàng hóa tăng lên và mức độ hao phí sức lao động cũng tăng lên tương ứng→ lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá vẫn không đổi mà chỉ có tổng giá trị tăng lên
  10. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ * Thứ hai: Mức độ phức tạp của lao động + Lao động giản đơn: là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không phải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. + Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể tiến hành được. → Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn
  11. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ *Các nhân tố cấu thành lượng giá trị hàng hóa: -Lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị của TLSX vào sản phẩm: -Lao động trừu tượng làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm: v + m →Lượng giá trị hàng hóa gồm 2 bộ phận: Giá trị cũ tái hiện (c) và giá trị mới (v + m) → W = c + v + m
  12. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 4.3. Tiền tệ 4.3.1. Lịch sử phát triển của hình thái giá trị và bản chất của tiền tệ a) Lịch sử phát triển của hình thái giá trị * Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên. - Là hình thái phôi thai, mang tính ngẫu nhiên Thí dụ: 1m vải = 10 kg thóc - Đặc điểm: +Tỷ lệ trao đổi chưa cố định
  13. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ +Giá trị sử dụng của vật ngang giá trở thành hình thức biểu hiện của giá trị; + Lao động cụ thể biểu hiện lao động trừu tượng; +Lao động cá nhân trở thành hình thức biểu hiện của lao động xã hội. * Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: 1 cái áo hoặc 1m vải = 10 kg thóc hoặc 0,2 gam vàng
  14. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ -Giá trị của một hàng hoá được mở rộng ở nhiều hàng hoá khác nhau đóng vai trò làm vật ngang giá; - Hạn chế: vẫn là trao đổi trực tiếp và tỷ lệ trao đổi chưa cố định. * Hình thái chung của giá trị 1 cái áo hoặc 10 kg chè = 1m vải hoặc 0,2 gam vàng
  15. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ - Tất cả các hàng hóa đều biểu thị giá trị ở cùng một thứ hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung -Hạn chế: vật ngang giá chung chưa ổn định mà còn phụ thuộc vào từng địa phương. * Hình thái tiền tệ: - Giá trị của tất cả mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở một hàng hoá đóng vai trò tiền tệ.
  16. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 1 cái áo hoặc 10 kg chè = 0,2chỉ vàng hoặc 1m vải → Với sự xuất hiện của tiền: - Giá trị của hàng hóa được biểu hiện ở mộ phương tiện thống nhất; - Tỷ lệ trao đổi được cố định lại.
  17. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ b. Bản chất của tiền - Tiền là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá khác; - Là hình thái cao nhất của giá trị hàng hoá; - Là sự biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá.
  18. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 4.3. 2. Chức năng của tiền a, Thước đo giá trị -Tiền dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa khác. Để thực hiện được chức năng này có thể chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng, không cần thiết phải có tiền mặt. -Giá trị của hàng hoá được biểu thị bằng tiền gọi là giá trị → Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
  19. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ b. Phương tiện lưu thông -Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá làm cho quá trình mua bán diễn ra được thuận lợi (H- T- H’). Khi làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặt -Với chức năng phương tiện lưu thông, thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được tính theo công thức: T = Gh x H / N = G / N Trong đó: T: là lượng tiền cần thiết cho lưu thông Gh: Là giá cả trung bình của một hàng hóa H: là số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường G: là tổng số giá cả của hàng hoá N: là số vòng lưu thông của các đòng tiền cùng loại
  20. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ - Khi số lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền vàng hay bạc cần thiết cho lưu thông mà tiền giấy là đại biểu, thì sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. c. Phương tiện cất trữ - Tiền được rút khỏi lưu thông đưa về cất giữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng với nhu cầu tiền cần thiết, - Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng, bạc có giá trị mới thực hiện được chức năng này.
  21. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ d. Phương tiện thanh toán -Tiền được dùng để trả tiền mua hàng, trả nợ, nộp thuế -Khi tiền thực hiện phương tiện thành toán thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau: T = G – Gc – Tk + Ttt / N Trong đó: T: là lượng tiền cần thiết cho lưu thông G: Là tổng số giá cả cuả hàng hóa Gc: là tổng số giá cả hàng hoá bán chịu Tk: là tổng tiền khấu trừ cho nhau Ttt: là tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn trả. N: là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại.
  22. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ e. Tiền tệ thế giới - Tiền làm thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, tín dụng, di chuyển của cải từ nước này sang nước khác. - Làm chức năng này phải là tiền vàng, hoặc tiền tín dụng được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.
  23. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 4.4. Quy luật giá trị 4.4.1. Nội dung của quy luật giá trị “Sản xuất và trao đổi phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết“ + Trong sản xuất: Người sản xuất phải làm sao cho chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội. + Trong lưu thông: Phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá (đúng giá trị).
  24. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ - Đối với một hàng hoá: Giá cả có thể lên xuống nhưng phải xoay quanh trục giá trị của hàng hoá. - Đối với tổng hàng hoá trên phạm vi toàn xã hội: ∑Giá cả hàng hoá (sau khi bán) = ∑Giá trị hàng hoá (trong sản xuất)
  25. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ 4.4.2. Tác động của quy luật giá trị * Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa - Trong sản xuất: quy luật giá trị tự điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội: - Trong lưu thông: quy luật giá trị điều tiết hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
  26. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ * Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy LLSX phát triển. - Quy luật giá trị kích thích những người sản xuất hàng hoá cải tiến kỹ thuật,cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất. - Sự kích thích đó sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội giảm xuống, LLSx phát triển mạnh.
  27. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ * Phân hoá giàu, nghèo giữa những người sản xuất -Những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết → sẽ thu được nhiều lợi nhuận→ giàu lên, thành ông chủ. -Những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết → sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.
  28. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ