Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương 2, Phần 5: Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Thị Huệ

Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn

Phạm trù thực tiễn.

—Khái niệm:

  “Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan”.

Phân tích định nghĩa:

-Là hoạt động vật chất của con người, với mục đích cải biến tự nhiên và xã hội cho phù hợp với nhu cầu tồn tại và phát triển của con người;

-Là hoạt động có tính xã hội, tính lịch sử

-Là hoạt động có tính sáng tạo và có tính bản chất người của con người

—Các hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản:

—Hoạt động sản xuất vật chất

—Hoạt động chính trị xã hội

—Hoạt động quan sát, thực nghiệm khoa học.

ppt 20 trang hoanghoa 08/11/2022 5920
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương 2, Phần 5: Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_chu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương 2, Phần 5: Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Thị Huệ

  1. Tri giác: Là sự tổng hợp nhiều cảm giác, trên cơ sở những tài liệu do cảm giác mang lại, Tri giác cho ta hình ảnh hoàn chỉnh hơn nhưng vẫn phải trực tiếp tiếp xúc sự vật. Biểu tượng: Là hình ảnh của sv được lưu lại trong trí nhớ, khi con người không còn trực tiếp tiếp xúc với sự vật.
  2.  Tóm lại: giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan →Nó mới phản ánh cái bên ngoài, cái hiện tượng chưa phản ánh được cái chung, cái bản chất của sự vật. →Quá trình nhận thức phải phát triển lên giai đoạn cao hơn.  Giai đoạn tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính):  Là sự phản ánh khái quát và gián tiếp HTKQ, biểu đạt thành ngôn ngữ qua 3 hình thức:
  3. Khái niệm: là 1 hình thức lôgíc của tư duy trên cơ sở những tài liệu do nhận thức cảm tính mang lại, được trừu tượng hóa để phản ánh cái chung, cái bản chất, cái tất yếu của sự vật. Phán đoán: là một hình thức lôgíc của tư duy nhằm liên kết các khái niệm với nhau để xác nhận hay phủ nhận một hay một số thuộc tính cuả sự vật.
  4. Suy luận: là một hình thức lôgíc của tư duy xuất phát từ một số phán đoán sẵn có để rút ra một phán đoán mới (tri thức mới) có tính kết luận về bản chất sự vật. Tóm lại: giai đoạn nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp hiện thực khách quan, nó đã phản ánh được cái chung, cái bản chất của sv.
  5.  Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.  Giai đoạn nhận thức lý tính con người đã nhận thức được bản chất của sự vật  Tức là nội dung của nó phản ánh TGKQ.  Nhưng hình thức lại là quá trình tư duy chủ quan của chủ thể nhận thức. →Chưa biết quá trình nhận thức đó đúng hay sai. →Muốn biết phải đưa vào thực tiễn kiểm tra:  Nếu thực tiễn kiểm tra là đúng → chân lý “chân lý là sự phù hợp giữa những nội dung tri thức của chúng ta với hiện thực khách quan”.  Nếu thực tiễn kiểm tra là sai → Nhận thức lại
  6. 2.5.3. Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn a. Khái niệm: “chân lý là sự phù hợp giữa những nội dung tri thức của chúng ta với hiện thực khách quan”. b. Các tính chất của chân lý.  Tính khách quan:
  7.  Tính tuyệt đối: chân lý tuyệt đối là những tri thức hoàn toàn đầy đủ, toàn diện và chính xác về thế giới khách quan.  Tính tương đối: Chân lý tương đối là những tri thức phản ánh đúng đắn về thế giới khách quan nhưng chưa toàn diện, chưa bao quát hết mọi mặt của hiện thực mà chỉ trong phạm vi, điều kiện nhất định.  Tính cụ thể của chân lý:  Chân lý luôn gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể;  Nếu thoát ly điều kiện → không được coi là chân lý.
  8. c, Vai trò của chân lý đối với thực tiễn. Chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Chân lý được vận dụng vào hoạt động thực tiễn sẽ nâng cao hiệu quả cải biến tự nhiên và xã hội
  9. NỘI DUNG TỰ HỌC 1. Quan niệm về nhận thức của các trào lưu triết học trước Mác 2. Các cấp độ của quá trình nhận thức 3, Chân lý và các tính chất của chân lý 3. Các phương pháp nhận thức khoa học.
  10. NỘI DUNG THẢO LUẬN Tại sao lý luận phải gắn liền với thực tiễn? Liên hệ với bản thân trong quá trình học tập.