Bài giảng môn Pháp luật về kinh tế - Lê Văn Hưng
ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp là chủ thể KD độc lập (tên, tài sản, trụ
sở, sử dụng lao động,…hạch toán KD độc lập, tự chủ
KD, tự chịu trách nhiệm,…)
Doanh nghiệp được xác lập tư cách pháp lý bởi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (thể nhân hoặc pháp
nhân kinh tế – được cấp GCN đăng ký kinh doanh )
Mục đích thành lập và hoạt động của doanh nghiệp là
tìm kiếm lợi nhuận
NGƯỜI THÀNH LẬP & QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Những trường hợp không được tham gia thành lập & quản lý DN:
- Cơ quan NN, đơn vị thuộc LLVTND sử dụng tài sản của NN & công
quỹ thành lập DN kinh doanh nhằm thu lợi riêng cho đơn vị;
- Cán bộ, công chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan;. . . . (Luật CC, Luật VC)
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong DN 100% vốn NN (chỉ được
quyền làm người quản lý tại DN khác với tư cách là đại diện uỷ quyền
cho DNNN hoặc cơ quan NN có thẩm quyền)
- Người vị thành niên, người thành niên hạn chế hoặc mất NLHVDS;
- Người đang thụ án tù, bị tước quyền hành nghề.
- Trường hợp DN bị tuyên bố phá sản;
Doanh nghiệp là chủ thể KD độc lập (tên, tài sản, trụ
sở, sử dụng lao động,…hạch toán KD độc lập, tự chủ
KD, tự chịu trách nhiệm,…)
Doanh nghiệp được xác lập tư cách pháp lý bởi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (thể nhân hoặc pháp
nhân kinh tế – được cấp GCN đăng ký kinh doanh )
Mục đích thành lập và hoạt động của doanh nghiệp là
tìm kiếm lợi nhuận
NGƯỜI THÀNH LẬP & QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Những trường hợp không được tham gia thành lập & quản lý DN:
- Cơ quan NN, đơn vị thuộc LLVTND sử dụng tài sản của NN & công
quỹ thành lập DN kinh doanh nhằm thu lợi riêng cho đơn vị;
- Cán bộ, công chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan;. . . . (Luật CC, Luật VC)
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong DN 100% vốn NN (chỉ được
quyền làm người quản lý tại DN khác với tư cách là đại diện uỷ quyền
cho DNNN hoặc cơ quan NN có thẩm quyền)
- Người vị thành niên, người thành niên hạn chế hoặc mất NLHVDS;
- Người đang thụ án tù, bị tước quyền hành nghề.
- Trường hợp DN bị tuyên bố phá sản;
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Pháp luật về kinh tế - Lê Văn Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_mon_phap_luat_ve_kinh_te_le_van_hung.pdf
Nội dung text: Bài giảng môn Pháp luật về kinh tế - Lê Văn Hưng
- NGÀNH NGHỀ KD PHẢI CÓ CC HÀNH NGHỀ Kinh doanh dịch vụ pháp lý, Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh, dược phẩm, Kinh doanh dịch vụ thú y, thuốc thú y, Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình, Kinh doanh dịch vụ kiểm toán, hành nghề kế toán( Luật KT & NĐ 129/2004) Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán, Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật, Kinh doanh dịch vụ thiết kế phưông tiện vận tải, Mua bán di vật, cổ vật, bảo mật quốc gia. Người có CCHN chỉ được đký trong hồ sơ ĐKKD của một cơ sở KD và phải chịu trách nhiệm V/v tuân thủ đúng các quy định về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động KD của cơ sở đó. 11
- TÀI SẢN DOANH NGHIỆP Tiền đồng VN, ngoại tệ chuyển đổi, vàng, Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên- nhiên vật liệu, Quyền sử dụng đất Công nghệ, quyền SHTT, Các quyền về tài sản khác, - Định giá tài sản và chuyển quyền sở hữu - Vốn pháp định 12
- VỐN PHÁP ĐỊNH Kinh doanh tiền tệ, NH: 1000 tỷ đồng; 3000 tỷ đồng ( 2010); NH Chính sách XH: 5000 tỷ; Kinh doanh bảo hiểm: nhân thọ: 600 tỷ - phi nhân thọ: 300 tỷ; Kinh doanh chứng khoán: 300 tỷ ( bốn lĩnh vực); Kinh doanh bất động sản: 06 tỷ; Kinhdoanh dịch vụ hàng không: Từ 01-10 máy bay: 200 tỷ ( trong nước) - 500 tỷ( nước ngoài), Từ 11-30 máy bay: 400 tỷ ( trong nước) - 800 tỷ (nước ngoài), Từ 31 máy bay trở lên: 500 tỷ ( trong nước) - 1000 tỷ ( nước ngoài); Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 02 tỷ; Kinh doanh SX film: 01 tỷ. 13
- TRỤ SỞ CỦA DOANH NGHIỆP Trụ sở chính của DN phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, Xác định rõ địa chỉ, số điện thoại, fax, telex, Doanh nghiệp có quyền mở chi nhánh, văn phòng đại diện, 14
- ĐIỀU KIỆN VỀ TÊN CỦA DOANH NGHIỆP Tên doanh nghiệp: - Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên DN khác đã ĐKKD; - Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; - Viết bằng tiếng Việt - Viết tắt các từ quy ước: TNHH, CP, HD, 15
- Tên doanh nghiệp (Điều 13 NĐ 43/2010) 1. Tên DN phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và bao gồm hai thành tố sau đây: a) Loại hình DN, bao gồm: công ty TNHH, cụm từ TNHH có thể viết tắt là TNHH; công ty CP, cụm từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty HD, cụm từ hợp danh có thể viết tắt là HD; DNTN, cụm từ tư nhân có thể viết tắt là TN; b) Tên riêng của DN. 2. DN chỉ được sử dụng ngành, nghề KD, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của DN nếu DN có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó. 3. Tên tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 16
- Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp (Điều 14) 1. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của DN khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những DN đã bị thu hồi GCN ĐKDN, các DN đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, việc chống trùng, nhầm lẫn tên DN được thực hiện trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưông. 2. Không được sử dụng tên cơ quan NN, đơn vị LLVTND, tên của tổ chức CT, tổ chức CT-XH để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của DN, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. 3. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho DN. 17
- THỦ TỤC THÀNH LẬP DN Nộp hồ sơ ĐKDN (Giấy đề nghị ĐKDN, Điều lệ đ/v cty; danh sách tviên/cổ đông sáng lập; bản sao CMND/hộ chiếu (cá nhân); quyết định thành lập, GCN/ĐKKD (tổ chức); giấy xác nhận vốn PĐ nếu KD những ngành có yêu cầu; Chứng chỉ hành nghề của GĐ hoặc TGĐ và cá nhân khác đối với cty KD ngành, nghề phải có CCHN.) Cấp giấy chứng nhận ĐKKD (NĐ 43/CP/2010 ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp). Công khai hoá hoạt động. Lưu ý: Cơ quan ĐKKD không được yêu cầu các loại giấy tờ khác. 18
- NĐ 43/CP/2010 1. Đăng ký DN quy định tại Nghị định này bao gồm nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với các loại hình DN thành lập theo quy định của Luật DN. Đăng ký DN bao gồm đăng ký thành lập mới DN và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký DN. 2. Giấy chứng nhận đăng ký DN là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan ĐKKD cấp cho DN ghi lại những thông tin về ĐKKD và đăng ký thuế do DN đăng ký. GCN ĐKDN đồng thời là GCN ĐKKD và GCN đăng ký thuế của DN. 19
- 3. Đối với những ngành, nghề KD không có trong Hệ thống ngành kinh tế VN nhưng được quy định tại các VBQPPL khác thì ngành, nghề KD trong GCN ĐKDN được ghi theo ngành, nghề quy định tại các VBQPPL đó. 4. Đối với những ngành, nghề KD không có trong Hệ thống ngành kinh tế VN và chưa được quy định tại các VBQPPL khác thì cơ quan ĐKKD thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để xem xét bổ sung mã mới. 20
- Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục ĐKDN (Điều 4): 1. Người thành lập DN tự kê khai hồ sơ ĐKDN và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ ĐKDN 2. Cơ quan ĐKKD chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ ĐKDN, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của DN xảy ra trước và sau ĐKDN. 3. Cơ quan ĐKKD không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động. 4. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế liên quan đến mã số DN được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. 21
- Quy trình phối hợp tạo và cấp mã số DN (Điều 26): Khi hồ sơ đăng ký DN đủ điều kiện để được cấp GCN ĐKDN theo quy định, thông tin về hồ sơ ĐKDN được chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính). Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tạo mã số DN và chuyển mã số DN sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN để Phòng ĐKKD cấp tỉnh cấp cho DN. Thông tin về việc cấp GCN ĐKDN sẽ được chuyển sang Tổng cục Thuế. Trường hợp Tổng cục Thuế từ chối cấp mã số cho DN thì phải gửi thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó nói rõ lý do từ chối để chuyển cho cơ quan ĐKKD cấp tỉnh thông báo cho DN. 22
- DN soạn hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ liên quan. Nộp hồ sơ và lệ phí tại P.ĐKKD cấp tỉnh nơi DN đặt trụ sở chính. P.ĐKKD kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ. ( Trao biên nhận cho người nộp) P.ĐKKD kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. HỢP LỆ. KHÔNG HỢP LỆ Nhập thông tin trong hồ sơ DN vào hệ thống thông tin đăng ký DN quốc gia Chuyển thông tin về hồ sơ đăng ký DN sang cơ sở dữ Thông báo nội dung cần liệu của Tổng cục Thuế. sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập DN. Tổng cục Thuế tạo mã số DN và chuyển sang cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN. P.ĐKKD cấp mã số cho DN và cấp giấy chứng nhận đăng ký DN. 23
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử (Điều 27) 1. ĐKDN qua mạng điện tử là việc người thành lập DN thực hiện việc ĐKDN thông qua Cổng thông tin ĐKDN quốc gia. 2. Phòng ĐKKD tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết thủ tục ĐKDN qua Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia. 3. Trường hợp người thành lập DN chưa có chữ ký điện tử, việc ĐKDN qua mạng điện tử có thể được thực hiện theo quy trình sau: sau khi hồ sơ ĐKDN được chấp thuận trên Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia, DN sẽ in Giấy xác nhận nộp hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử từ Hệ thống này. Người đại diện theo PL của DN ký tên vào Giấy xác nhận nộp hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử và gửi đến Phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi DN đặt trụ sở chính. Sau khi nhận được Giấy xác nhận nộp hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử của DN, Phòng ĐKKD cấp tỉnh xem xét cấp GCN ĐKDN cho DN. 4. Hồ sơ ĐKDN nộp qua Cổng thông tin ĐKDN quốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy. 24
- Thời hạn cấp GCN ĐKDN (Điều 28): 1. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD cấp tỉnh cấp GCN ĐKDN cho DN, đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN , chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi DN, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm KD của DN. 2. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp GCN ĐKDN hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký DN thì người thành lập DN có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 25
- Cấp GCN ĐKDN (Điều 29): 1. DN được cấp GCN ĐKDN khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 của Luật DN. 2. DN có thể nhận GCN ĐKDN trực tiếp tại Cơ quan ĐKKD hoặc đăng ký và trả phí để nhận GCN ĐKDN qua dịch vụ chuyển phát. 3. Kể từ ngày được cấp GCN ĐKDN, DN có quyền hoạt động KD, trừ trường hợp KD ngành, nghề yêu cầu phải có điều kiện. 4. DN có quyền yêu cầu Cơ quan ĐKKD cấp bản sao GCN ĐKDN và phải trả phí theo quy định. 5. Khi được cấp GCN ĐKDN mới trong trường hợp đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN, DN phải nộp lại GCN ĐKDN cũ hoặc GCN ĐKKD cũ hoặc giấy tờ tưông đưông khác. 26
- Cung cấp thông tin về nội dung ĐKDN 1. Định kỳ vào tuần thứ hai hàng tháng, Phòng ĐKKD cấp tỉnh gửi danh sách kèm thông tin về các DN đã đăng ký trong tháng trước đó đến cơ quan quản lý ngành KT- KT cùng cấp, cơ quan ĐKKD cấp huyện. Ở những nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì có thể thực hiện việc trao đổi thông tin về ĐKDN qua mạng điện tử. 2. Các tổ chức, cá nhân có thể đề nghị cơ quan ĐKKD cung cấp thông tin về nội dung ĐKDN lưu giữ tại Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia và phải trả phí theo quy định. 27
- CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LẠI DN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP: Chia doanh nghiệp: Công ty TNHH/CP có thể chia thành một số công ty cùng loại. Sau khi ĐKKD cho các công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại. Tách doanh nghiệp: Công ty TNHH/CP có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có( cty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại(cty được tách); chuyển một phần Q&NV của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. 28
- CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP: Hợp nhất doanh nghiệp: Hai hoặc một số công ty cùng loại(cty bị HN) có thể hợp nhất thành một công ty mới (cty HN); chuyển toàn bộ tài sản, Q,NV và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số công ty cùng loại ( cty bị SN) có thể sáp nhập vào một công ty khác( cty nhận SN) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, Q-NV và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập và chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Chuyển đổi công ty: Công ty TNHH có thể chuyển đổi thành CTCP và ngược lại. Sau khi ĐKKD, CT được chuyển đổi chấm dứt tồn tại. 29
- Chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH DNTN có thể chuyển đổi thành công ty TNHH nếu đủ các điều kiện: a) Có đủ các điều kiện cấp GCN-ĐKKD quy định tại Luật DN; b) Chủ DNTN phải là chủ sở hữu công ty (chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên là cá nhân), hoặc thành viên (chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên); c) Chủ DNTN cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của DNTN và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn; d) Chủ DNTN có thoả thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty TNHH được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó; đ) Chủ DNTN cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của DNTN. 30
- GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DN Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây: a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục; d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. 31
- THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP (Đ. 158. ) Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp; Chủ DNTN, HĐTV hoặc chủ sở hữu cty, HĐQT trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản DN, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Gửi quyết định giải thể đến cơ quan ĐKKD , các chủ nợ, người có Q/NV và lợi ích liên quan, NLĐ trong DN, niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của DN(trong thời hạn 7 ngày làm việc ) ; Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì phải đăng ít nhất trên 1 tờ báo viết hoặc báo điện tử 3 số liên tiếp. Gửi quyết định giải thể cho các chủ nợ kèm theo thbáo về phưông án giải quyết nợ. 32
- THỨ TỰ THANH TOÁN CÁC KHOẢN NỢ CỦA DN: Nợ lưông, trợ cấp thôi việc, BH XH và các quyền lợi khác của NLĐ, Nợ thuế và các khoản nợ khác. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể, phần còn lại thuộc về chủ DNTN, các tviên, cđông hoặc chủ sở hữu cty. Gửi hồ sơ giải thể đến cơ quan ĐKKD(trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của DN), Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan ĐKKD xoá tên DN trong sổ ĐKKD. 33
- CÔNG TY Công ty là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc lãi cùng chia, lỗ cùng chịu. Công ty đối nhân và công ty đối vốn Các loại công ty theo Luật Doanh nghiệp: -Công ty TNHH có hai thành viên trở lên; -Công ty TNHH một thành viên; - Công ty cổ phần; - Công ty hợp danh. 34
- CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN Thành viên : 2 > 50 (cá nhân hoặc tổ chức) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Cty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào Cty. Có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD Không được phát hành cổ phiếu. 35
- VỐN CỦA CT TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN Hình thức góp vốn : tiền đồng VN , ngoại tệ chuyển đổi, vàng, BĐS, động sản, bản quyền SHTT, giá trị QSDĐ Vấn đề định giá tài sản góp vốn Chuyển nhượng vốn: + Chuyển nhượng nội bộ + Chuyển nhượng cho người ngoài Cty Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác (thành viên la øcá nhân chết, bị TA tuyên là đã chết (cĩ/ không có người thừa kế), cá nhân bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân bị kết án tù, tặng cho phần vốn gĩp ); trường hợp thành viên công ty bỏ phiếu chống hoặc phản đối bằng văn bản Một số lưu ý Nghị Định 102/2010/NĐ-CP.(đ 18) 36
- VỐN CỦA CT TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN(tt) Thviên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thviên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thviên còn lại; cty thbáo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan ĐKKD trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi. Người đại diện theo pháp luật của cty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan ĐKKD trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho cty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ. 37
- NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) Điều 18. Thực hiện góp vốn và các Q, NV liên quan đến việc góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên trở lên: 1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng tiến độ đã cam kết trong DSTV. Nếu việc góp vốn được thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn lần cuối của mỗi thành viên không vượt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp GCN/ĐKDN hoặc GCN đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên và mỗi lần góp vốn thành viên được cấp một giấy xác nhận số vốn đã góp của lần góp vốn đó. 2. Trong thời hạn 15 ngày sau mỗi đợt góp vốn theo cam kết, người đại diện theo pháp luật của công ty phải báo cáo kết quả tiến độ góp vốn đến cơ quan ĐKKD. Trường hợp người đại diện theo PL không thông báo kết quả tiến độ góp vốn theo quy định, Chủ tịch HĐTV hoặc GĐ (TGĐ) hoặc thành viên sở hữu phần vốn góp lớn nhất tại công ty có quyền nhân danh công ty thực hiện báo cáo kết quả tiến độ góp vốn. 38
- NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) –tt- 3. Trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tưông ứng với tỷ lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác. 4. Sau thời hạn cam kết góp lần cuối mà vẫn có TV chưa góp vốn đã cam kết góp, TV đó đưông nhiên không còn là TV của công ty và không có quyền chuyển nhượng quyền góp vốn đó cho người khác; số vốn chưa góp được xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều này. 5. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn lần cuối, số vốn chưa góp đủ được xử lý theo thứ tự ưu tiên sau: a) Các thành viên còn lại nhận góp một phần hoặc toàn bộ số vốn chưa góp theo tỷ lệ số vốn đã góp vào công ty; b) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp; c) Huy động thêm người khác góp đủ số vốn chưa góp. 39
- NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) –tt- 6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn 90 ngày theo quy định tại khoản 5 Điều này, người đại diện theo pháp luật của công ty phải báo cáo kết quả tiến độ góp vốn và đăng ký thay đổi thành viên của công ty. Hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên trong trường hợp này bao gồm: a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi thành viên; b) Thông báo kết quả tiến độ góp vốn hoặc bản sao, có xác nhận của công ty, giấy chứng nhận phần góp vốn của các thành viên; c) Danh sách thành viên. 7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản này, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thực hiện đăng ký và cấp Đăng ký thay đổi thành viên cho công ty. 40
- NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) –tt- Trường hợp có thành viên hoặc đại diện ủy quyền của thành viên không ký tên trong Danh sách thành viên quy định tại điểm c khoản 6 Điều này, cơ quan ĐKKD thông báo danh sách nói trên đến thành viên có liên quan và yêu cầu họ xác nhận bằng văn bản về số vốn đã góp của mình trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận thông báo. Thông báo phải được gửi theo cách đảm bảo thành viên có liên quan nhận được thông báo đó. Quá thời hạn trên mà không nhận được xác nhận bằng văn bản của thành viên có liên quan, cơ quan ĐKKD đăng ký thay đổi thành viên theo yêu cầu của công ty. Trường hợp thành viên không ký Danh sách thành viên có xác nhận bằng văn bản phản đối số vốn góp được ghi trong danh sách thành viên, cơ quan ĐKKD từ chối cấp đăng ký thay đổi thành viên. 41
- NGHỊ ĐỊNH 102/NĐ-CP (01/10/2010) –tt- 8. Trường hợp số vốn thực góp được thực hiện theo khoản 5 Điều này vẫn thấp hơn so với tổng số vốn cam kết góp, cơ quan ĐKKD đăng ký số vốn đã góp là vốn điều lệ của công ty khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên của công ty theo quy định tại khoản 6 Điều này; các thành viên chưa góp đủ vốn theo cam kết phải liên đới chịu trách nhiệm tưông đưông với số vốn chưa góp về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty phát sinh trước khi đăng ký thay đổi thành viên theo khoản 6 Điều này. 9. Cơ quan ĐKKD có quyền kiểm tra kết quả tiến độ góp vốn theo yêu cầu của một hoặc một số thành viên sở hữu phần vốn góp ít nhất 25% vốn điều lệ của công ty. Kết quả kiểm tra tiến độ góp vốn của cơ quan ĐKKD được sử dụng để xác định số phiếu biểu quyết và phân chia lợi nhuận theo quy định tại khoản 3 Điều này và lập các hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tại khoản 6 Điều này. 42