Bài giảng Luật lao động

NỘI DUNG

I Hợp đồng lao động

II – Các chế độ, chính sách

III – Quyền và nghĩa vụ của NSDLD-NLD

IV– CÔNG ĐOÀN

V-NGHỊ ĐỊNH 47-XPHC LĐ

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

ppt 102 trang hoanghoa 08/11/2022 5600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật lao động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_lao_dong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luật lao động

  1. I – Hợp đồng lao động Người có thẩm quyền giao kết HĐLĐ với người lao động theo Đ 5, NĐ 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003. * Đối với doanh nghiệp (theo luật DN) là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp. * Đối với HTX là Chủ nhiệm HTX, đối với liên hiệp HTX là Giám đốc liên hiệp HTX. * Đối với các cơ quan, tổ chức, các chi nhánh, văn phòng đại diện là người đứng đầu tổ chức (Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng, Trưởng đại diện. . . ) * Đối với cá nhân hộ gia đình là người trực tiếp sử dụng lao động. Trường hợp những người có thẩm quyền không trực tiếp giao kết HĐLĐ thì có thể ủy quyền cho người khác bằng văn bản, trừ trường hợp đã quy định về phân cấp quản lý nhân sự. Riêng đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì không được ủy quyền.
  2. I – Hợp đồng lao động Người có thẩm quyền giao kết HĐLĐ với người lao động theo Đ 5, NĐ 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003. * Đối với doanh nghiệp (theo luật DN) là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp. * Đối với HTX là Chủ nhiệm HTX, đối với liên hiệp HTX là Giám đốc liên hiệp HTX. * Đối với các cơ quan, tổ chức, các chi nhánh, văn phòng đại diện là người đứng đầu tổ chức (Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng, Trưởng đại diện. . . ) * Đối với cá nhân hộ gia đình là người trực tiếp sử dụng lao động. Trường hợp những người có thẩm quyền không trực tiếp giao kết HĐLĐ thì có thể ủy quyền cho người khác bằng văn bản, trừ trường hợp đã quy định về phân cấp quản lý nhân sự. Riêng đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì không được ủy quyền.
  3. I – Hợp đồng lao động - Chuyển sang làm việc khác: (Đ 34) Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người SDLĐ được quyền tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác trái với nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm. Phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 3 ngày và công việc bố trí phải phù hợp với sức khỏe và giới tính của NLĐ. Lương theo công việc mới nếu thấp hơn lương cũ thì NLĐ được hưởng mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc, tiền lương công việc mới phải ít nhất bằng 70% mức lương cũ.
  4. I– Hợp đồng lao động - Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động. (Đ 37) a – Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thảo thuận trong HĐ; b - Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn; c - Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động; d - Bản thân hoặc gia đình thật sự khó khăn không thể tiếp tục HĐ; đ - Được bầu hoặc được bổ nhiệm vào cơ quan nhà nước;
  5. I – Hợp đồng lao động e - Lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ; g - Bị ốm đau, tai nạn mà đã điều trị ba tháng liền đối với HĐ xác định thời hạn và ¼ thời gian đối với HĐ dưới 12 tháng. Thời hạn báo trước (tính theo ngày làm việc) khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ là 3 ngày đối với trường hợp là a,b,c,g. Là 30 ngày đối với HĐ xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng. Là 45 ngày đối HĐ không xác định thời hạn. Riêng điểm e đối với lao động nữ được quy định riêng tại Đ 112.
  6. I – Hợp đồng lao động Người LĐ vi phạm chế độ báo trước thì không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc và còn phải bồi thường cho người SDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước.
  7. I– Hợp đồng lao động - Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người SDLĐ. (38) a – NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc; b – Bị kỷ luật sa thải theo Đ 85 của BL.LĐ; c – Bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liền với HĐ không xác định thời hạn và 6 tháng liền với HĐ xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng; d – Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do những lý do bất khả kháng khác theo quy định của CP mà đã tìm mọi cách mà vẫn thu hẹp sản xuất; e – Doanh nghiệp, cơ quan chấm dứt hoạt động. Khi chấm dứt HĐLĐ doanh nghiệp phải báo trước với công đoàn cơ sở, thời hạn báo trước cũng tương tự như quy định tại Đ 37.
  8. 1 – Hợp đồng lao động Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau: + Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của bác sỹ, trừ trường hợp quy định tại điểm c, d được quy định tại nêu trên; + Người lao động nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người SDLĐ cho phép; + Người lao động nữ trong các trường hợp được quy định tại K 3, Đ 111.
  9. II- Các chế độ, chính sách Tiền lương và bảo hiểm xã hội Người lao động 1 - Tiền lương: (NĐ 2 - Bảo hiểm xã hội: 114/2002 ngày 31/12/2002)
  10. II- Các chế độ, chính sách 1 - Tiền lương: (NĐ 114/2002 ngày 31/12/2002) Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc theo hợp đồng lao động phù hợp với các quy định của pháp luật. Tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng về nguyên tắc không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định (Nghị định 28/2010/NĐ-CP (ban hành ngày 25/3/2010), từ 1/5 mức lương tối thiểu chung sẽ lên 730.000đ/tháng, tăng 80.000đ/tháng so với hiện nay. )
  11. II- Các chế độ, chính sách Người lao động có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình. Trước khi trừ lương người SDLĐ phải thảo luận với BCH công đoàn cơ sở; trường hợp khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng. Người SDLĐ không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động.
  12. II- Các chế độ, chính sách 1.1 - Cách tính tiền lương làm thêm giờ: (thông tư số 12, 13, 14/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB-XH ngày 30-5-2003) - Trả lương làm thêm giờ: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương thực trả X 150% hoặc 200% hoặc 300% X Số giờ làm thêm
  13. II- Các chế độ, chính sách - Trả lương làm thêm giờ vào ban đêm: Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm= Tiền lương giờ thực trả X 130% X 150% hoặc 200% hoặc 300% X Số giờ làm thêm vào ban đêm Trường hợp làm thêm giờ nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì doanh nghiệp chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm, nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường; 100%, nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần; 200%, nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương. .
  14. II- Các chế độ, chính sách Tiền lương làm thêm giờ được trả như sau: - Ngày thường, ít nhất bằng 150%; - Ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%; - Ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%. - Làm thêm giờ vào ban đêm (22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ): (Điều 70 BLLD) được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.
  15. II- Các chế độ, chính sách Ví dụ 5. Tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ban ngày 1 giờ là 2.000 đồng, nếu người lao động làm việc vào ban đêm thì tiền lương 1 giờ vào ban đêm được trả là: 2.000 đồng x 130% x 1 giờ = 2.600 đồng. b) Đối với lao động trả lương theo sản phẩm: Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm = Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày x 130%
  16. LÀM THÊM GiỜ - Đối với lao động trả lương theo thời gian: Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm =Tiền lương giờ thực trả x 130% x 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm vào ban đêm Ví dụ 7. Người lao động làm việc vào ban đêm 1 giờ được trả 2.600 đồng (ví dụ 5), nếu làm thêm vào ban đêm của ngày thường thì 1 giờ được trả là: 2.600 đồng x 150% x 1 giờ = 3.900 đồng. - Đối với lao động trả lương theo sản phẩm: Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm thêm vào ban đêm=Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm x 150% hoặc 200% hoặc 300% Ví dụ 8. Đơn giá tiền lương của sản phẩm C làm vào ban đêm được trả 1.300 đồng (ví dụ 6), nếu sản phẩm C được làm thêm vào ban đêm của ngày thường thì đơn giá tiền lương được trả là: 1.300 đồng x 150% = 1.950 đồng.
  17. II- Các chế độ, chính sách 1.2 - Chế độ nâng lương: a – Đối với doanh nghiệp nhà nước (TT 12/2003/TT- BLĐTBXH) Điều kiện để xét nâng bậc lương hàng năm: + Thường xuyên hoàn thành công việc được giao; + Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động;
  18. II- Các chế độ, chính sách b – Đối với DN hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại việt nam (TT 13, 14/2003) Điều kiện để được xét nâng bậc lương hàng năm: + Có thời gian làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan ít nhất là 1 năm (đủ 12 tháng); + Thường xuyên hoàn thành công việc được giao; + Không trong thời gian thi hành kỷ luật.
  19. II- Các chế độ, chính sách 2 - Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng BHXH.
  20. II- Các chế độ, chính sách 2.1 – Các chế độ bảo hiểm xã hội: a - Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là loại hình BHXH mà NLĐ và người SDLĐ phải tham gia theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và HĐ không xác định thời hạn. Gồm các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất. + Chế độ ốm đau: Điều kiện để hưởng và thời gian hưởng: * Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm. * Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế. Được nghỉ tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; 15 ngày nếu con từ đủ 3 đến dưới 7 tuổi.
  21. II- Các chế độ, chính sách + Chế độ thai sản: Điều kiện và thời gian hưởng: Đối tượng là lao động nữ mang thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi, thực hiện các biện pháp tránh thai. Lao động nữ sinh con được nghỉ 4 tháng trong điều kiện lao động bình thường; 5 tháng nếu công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 6 tháng nếu lao động là nữ tàn tật. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày.
  22. II- Các chế độ, chính sách Thời gian nghỉ chế độ thai sản nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần. Người LĐ nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc (như vậy tiền này do bảo hiểm xã hội chi trả).
  23. II- Các chế độ, chính sách + Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Điều kiện để hưởng và mức hưởng: Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người SDLĐ; Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý (suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên). Trợ cấp một lần: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 30% được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm ½ tháng lương tối thiểu chung. Trợ câp hằng tháng: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung.
  24. II- Các chế độ, chính sách b - Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Là loại hình BHXH mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Bao gồm: Hưu trí; Tử tuất. + Chế độ Hưu trí: điều kiện hưởng lương hưu: * Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; * Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Trường hợp nam, nữ đủ tuổi nêu trên nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm so với quy định nêu trên thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm. + Chế độ Tử tuất: Với điều kiện NLĐ đã có ít nhất 5 năm đóng BHXH hoặc người đang hưởng lương hưu. Mức trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.
  25. II- Các chế độ, chính sách c - Bảo hiểm thất nghiệp: Là loại hình BH do những người bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc mà chưa tìm được việc làm đóng bảo hiểm. Bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tìm việc làm.
  26. Trợ cấp thôi việc; a) Các trường hợp được trợ cấp thôi việc: - Người lao động chấm dứt hợp đồng theo Điều 36; Điều 37; các điểm a, c, d khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 41; điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động. - Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng trước khi có chế độ hợp đồng lao động, thì khi nghỉ việc được tính trợ cấp thôi việc như người đã ký hợp đồng lao động. - Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 của Bộ Luật Lao động là các trường hợp: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền quyết định giải thể, tòa án tuyên bố phá sản, giấy phép hoạt động đã hết hạn, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền rút giấy phép hoạt động hoặc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.
  27. III. Trợ cấp thôi việc; b) Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc: - Người lao động bị sa thải theo điểm a và điểm b, khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động. - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm về lý do chấm dứt hoặc thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động. - Người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của Bộ Luật Lao động. - Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 17 và Điều 31 của Bộ Luật Lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc làm.
  28. III. Trợ cấp thôi việc; Điều 17. BLLD 1994 1- Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.
  29. III. Trợ cấp thôi việc; Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp: Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x ½ - Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp là số năm người lao động làm việc tại doanh nghiệp được làm tròn theo nguyên tắc qui định tại khoản 5 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP (1-<6 =6; 6-12=12). - Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) qui định tại Điều 15 của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ.
  30. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; Thời gian làm việc: Là khoảng thời gian mà người lao động phải có mặt tại nơi làm việc để lao động theo nội quy của đơn vị trên cơ sở quy định của pháp luật. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người SDLĐ và NLĐ có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không được quá 300 giờ trong một năm (kinh doanh có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khấu: dệt, may, gia, giầy và chế biến thủy sản)
  31. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; Thời gian nghỉ ngơi: Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc; làm ca đêm (từ 22h – 06h hoặc 21h – 05h) được nghỉ ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc; làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong 9 ngày lễ, tết sau đây gồm : 1 ngày tết dương lịch; 4 ngày tết âm lịch; 1 ngày giỗ tổ hùng vương 10/3 âm lịch; 1 ngày chiến thắng 30/4; 1 ngày quốc tế lao động 01/5; 1 ngày quốc khánh 2/9 (những ngày này nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày tiếp theo). Người lao động làm việc 12 tháng thì được nghỉ hàng năm và hưởng nguyên lương 12 đối với công việc bình thường, 14 ngày đối với công việc nặng nhọc, 16 ngày đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  32. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; Người lao động có thời gian làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỉ lệ tương ứng (một tháng làm việc được 1 ngày nghỉ) và có thể được thanh toán bằng tiền. Nghỉ việc riêng : NLĐ được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau: kết hôn nghỉ 3 ngày; con kết hôn nghỉ 1 ngày; bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày.
  33. III-QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NSDLD VÀ NLD Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.
  34. III-QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NSDLD VÀ NLD 1- Người lao động được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; được bảo hộ lao động, làm việc trong những điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có lương và được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà nước quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ và các loại lao động có đặc điểm riêng. 2- Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo Luật công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy của doanh nghiệp và quy định của pháp luật. 3- Người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động. 4- Người lao động có quyền đình công theo quy định của pháp luật.
  35. III-QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NSDLD VÀ NLD 1- Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; có quyền khen thưởng và xử lý các vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động. 2- Người sử dụng lao động có quyền cử đại diện để thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể trong doanh nghiệp hoặc thoả ước lao động tập thể ngành; có trách nhiệm cộng tác với công đoàn bàn bạc các vấn đề về quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. 3- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và những thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động.
  36. IV-CÔNG ĐOÀN 1- ở những doanh nghiệp đang hoạt động chưa có tổ chức công đoàn thì chậm nhất sau sáu tháng, kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động có hiệu lực và ở những doanh nghiệp mới thành lập thì sau sáu tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành có trách nhiệm thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn sớm được thành lập. Trong thời gian chưa thành lập được thì công đoàn địa phương hoặc công đoàn ngành chỉ định Ban chấp hành công đoàn lâm thời để đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thành lập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. 2- Chính phủ hướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều này sau khi thống nhất với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam."