Bài giảng Luật kinh tế - Nguyễn Thị Anh

Luật kinh tế thời kỳ kinh tế thị trường được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do NN ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

Các loại chủ thể của LKT

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Các chủ thể kinh doanh khác: Hộ kinh doanh, Hợp tác xã

Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế: hành chính, tư pháp

pptx 395 trang hoanghoa 09/11/2022 4260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật kinh tế - Nguyễn Thị Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_luat_kinh_te_nguyen_thi_anh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Luật kinh tế - Nguyễn Thị Anh

  1. HỘ KINH DOANH 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 11
  2. Khái niệm • Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 12
  3. Ngoại lệ Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 13
  4. Đặc điểm 1 cá nhân VN, 1 nhóm cá nhân, 1 HGĐ làm chủ Quy mô nhỏ: Trách nhiệm vô hạn - tại 1 địa điểm - ≤ 10 lao động Không có tư cách Pháp nhân 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 14
  5. Quyền thành lập HKD và nghĩa vụ đăng ký của HKD 1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. 2. Cá nhân, hộ gia đình nêu trên chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 15
  6. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký HKD a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh; b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định của pháp luật; c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 16
  7. Địa điểm kinh doanh • 1 địa điểm cố định. • Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh; có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 17
  8. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh Cơ quan Cá nhân, Giấy đề nghị ĐK HKD nhóm cá đkkd cấp nhân, người huyện đd HGĐ (5 ngày) a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; b) Ngành, nghề kinh doanh; c) Số vốn kinh doanh; d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy CMND, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký. bản sao Giấy CMND của các cá nhân tham gia HKD hoặc người đại diện HGĐ và Biên bản họp nhóm cá nhân v/v thành lập HKD Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện HGĐ (tùy trường hợp). 7/9/2013Bản sao hợp lệ văn bản xác Nguyennhận vốn Thi Anhpháp định của cơ quan, tổ chức 18có thẩm quyền
  9. Đặt tên hộ kinh doanh Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây: Tên riêng phải viết được bằng tiếng a) Loại hình “Hộ Việt, có thể kèm kinh doanh”; theo chữ số, ký hiệu, và phát âm được. b) Tên riêng của hộ kinh doanh . 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 19
  10. Đặt tên hộ kinh doanh 2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. 3. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 20
  11. Tạm ngừng kinh doanh • Tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh . • Thời hạn tạm ngừng: không quá 1 năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu HKD vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 21
  12. Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký HKD • Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn sáu tháng, 1. kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; • Ngừng hoạt động kinh doanh quá 6 tháng liên tục mà không thông báo 2. với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký; • Chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác; 3. • Kinh doanh ngành, nghề bị cấm; 4. • Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ 5. kinh doanh thành lập 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 22
  13. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 23
  14. Khái niệm 1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 24
  15. Đặc điểm 1 cá nhân làm chủ Không được phát hành Trách nhiệm vô hạn Chứng khoán Không có tư cách Pháp nhân 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 25
  16. Vốn đầu tư Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Tăng hoặc giảm vốn đầu tư Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 26
  17. Quản lý doanh nghiệp • Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh. • Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Thuê -> phải đăng ký Thuê -> vẫn phải chịu trách nhiệm 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 27
  18. Quản lý DN • Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. • Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 28
  19. Cho thuê doanh nghiệp • Chủ DNTN có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. • Trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. • Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 29
  20. Bán doanh nghiệp • Bán -> phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan ĐKKD trước 15 ngày chuyển giao • Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác. • Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động. • Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 30
  21. CÔNG TY HỢP DANH 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 31
  22. Khái niệm Theo Điều 130 Luật Doanh nghiệp: Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: ➢ Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; ➢ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; ➢ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 32
  23. Đặc điểm Thành viên: ≥ 2 TVHD (+ TVGV) Trách nhiệm: Không được TVHD - Vô hạn + Liên đới phát hành TVGV - Hữu hạn chứng khoán Có tư cách Pháp nhân 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 33
  24. Thành viên Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công Ngoài các thành ty, cùng nhau viên hợp danh kinh doanh dưới có thể có thành một tên chung viên góp vốn. (sau đây gọi là thành viên hợp danh); 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 34
  25. Thành viên hợp danh (1) - cá nhân, - chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó; 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 35
  26. Thành viên hợp danh (2) hoạt động do Trong điều khi một số TVHD thực hiện ngoài phạm vi hành hoạt hoặc tất cả hoạt động kinh động kinh TVHD cùng doanh các doanh của thực hiện ngành, nghề công ty, một số công kinh doanh đã TVHD phân việc kinh đăng ký của công ty đều công nhau doanh thì không thuộc đảm nhiệm quyết định trách nhiệm của các chức được thông công ty, trừ danh quản lý qua theo trường hợp hoạt động đó đã được và kiểm soát nguyên tắc các thành viên công ty; đa số; còn lại chấp thuận; 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 36
  27. Hạn chế đối với TVHD (3) không được quyền nhân danh không được không được làm cá nhân hoặc quyền chuyển chủ DNTN hoặc nhân danh người một phần hoặc TVHD của công ty khác thực hiện toàn bộ phần vốn hợp danh khác, kinh doanh cùng góp của mình tại trừ trường hợp ngành, nghề kinh công ty cho người được sự nhất trí doanh của công khác nếu không của các TVHD ty đó để tư lợi được sự chấp còn lại; hoặc phục vụ lợi thuận của các ích của tổ chức, TVHD còn lại. cá nhân khác; 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 37
  28. Chấm dứt tư cách TVHD (1) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty Chết hoặc bị Toà Bị khai trừ khỏi Chấm án tuyên bố là công ty dứt đã chết Bị Toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế/mất NLHVDS 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 38
  29. Rút vốn (2) TVHD có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được HĐTV chấp thuận. Trong trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 39
  30. Khai trừ (3) • Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai; a) • Vi phạm quy định về hạn chế quyền của TVHD; b) • Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm c) trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác; • Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của TVHD. d) 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 40
  31. Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh (4) Trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thoả đáng. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 41
  32. Hậu quả chấm dứt TVHD Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách TVHD trong trường hợp tự nguyện hoặc bị khai trừ thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 42
  33. Hậu quả chấm dứt TVHD Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 43
  34. Thành viên góp vốn Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty; Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 44
  35. Vốn của công ty Vốn của Công ty Hợp danh được hình thành từ vốn góp hoặc vốn cam kết góp của thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; Trong quá trình hoạt đông kinh doanh, Công ty hợp danh không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; Muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thực hiện bằng cách tăng hoặc giảm phần vốn góp của các thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 45
  36. Tài sản của công ty hợp danh 1. Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty. 2. Tài sản tạo lập được mang tên công ty. 3. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện. 4. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 46
  37. Cơ cấu tổ chức HĐTV Bầu 1 TVHD CT HĐTV = GĐ/TGĐ 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 47
  38. Triệu tập họp Hội đồng thành viên Chủ tịch HĐTV có thể triệu tập họp HĐTV khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của TVHD. Trường hợp Chủ tịch HĐTV không triệu tập họp theo yêu cầu của TVHD thì thành viên đó triệu tập họp HĐTV. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 48
  39. Hoạt động của HĐTV Thông qua quyết định: Điều lệ quy định Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất ít nhất 3/4 cả công việc tổng số TVHD chấp thuận: kinh doanh của quan trọng công ty. ít nhất 2/3 tổng số TVHD chấp thuận: vấn đề còn lại 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 49
  40. Điều hành kinh doanh Các TVHD có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với TVHD trong thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 50
  41. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 51
  42. Khái niệm Điều 38 – Luật doanh nghiệp năm 2005 “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.” 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 52
  43. Đặc điểm 2->50 thành viên Không được phát hành Trách nhiệm hữu hạn Cổ phần Có tư cách Pháp nhân 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 53
  44. Vốn của công ty Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổng giá trị các phần vốn góp do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào Điều lệ công ty. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 54
  45. Thực hiện góp vốn 1. Thành viên phải • Nếu việc góp vốn được thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn góp vốn đầy lần cuối của mỗi thành viên không đủ, đúng vượt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng tiến độ đã ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng cam kết nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên và mỗi lần góp vốn thành trong Danh viên được cấp một giấy xác nhận số sách thành vốn đã góp của lần góp vốn đó. viên. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 55
  46. Thực hiện góp vốn 2. Trong thời hạn 15 ngày sau • Trường hợp người đại diện theo mỗi đợt góp vốn pháp luật không thông báo kết quả theo cam kết, tiến độ góp vốn theo quy định, Chủ người đại diện tịch Hội đồng thành viên hoặc theo pháp luật Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc của công ty phải thành viên sở hữu phần vốn góp báo cáo kết quả lớn nhất tại công ty có quyền nhân tiến độ góp vốn danh công ty thực hiện báo cáo kết quả tiến độ góp vốn. . đến cơ quan ĐKKD. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 56
  47. Chưa góp đủ vốn 3. Trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 57
  48. Chưa góp đủ vốn 4. Sau thời hạn cam kết góp lần •đương nhiên không còn cuối mà vẫn có là thành viên của công thành viên chưa ty và góp vốn đã cam kết góp, thành •không có quyền chuyển viên chưa góp nhượng quyền góp vốn vốn vào công ty đó cho người khác; theo cam kết: 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 58
  49. Xử lý số vốn chưa góp đủ 5. Trong thời hạn 90 ngày, • a) Các thành viên còn lại nhận kể từ ngày góp một phần hoặc toàn bộ số cam kết góp vốn chưa góp theo tỷ lệ số vốn vốn lần cuối, đã góp vào công ty; số vốn chưa • b) Một hoặc một số thành viên góp đủ được nhận góp đủ số vốn chưa góp; xử lý theo • c) Huy động thêm người khác thứ tự ưu góp đủ số vốn chưa góp. tiên như sau: 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 59
  50. Lưu ý: 8. Trường hợp số vốn thực góp được thực hiện theo quy định • các thành viên chưa góp đủ vốn trên vẫn thấp hơn so theo cam kết phải liên đới chịu với tổng số vốn cam trách nhiệm tương đương với kết góp, cơ quan đăng ký KD đăng ký số vốn chưa góp về các khoản số vốn đã góp là VĐL nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty khi thực của công ty phát sinh trước khi hiện thủ tục đăng ký đăng ký thay đổi thành viên. thay đổi TV của Cty theo quy định; 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 60
  51. Mua lại phần vốn góp (1) Thành viên có quyền yêu cầu cty mua lại phần vốn góp của mình, nếu TV đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của HĐTV về các vấn đề sau đây: a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của TV, HĐTV; b) Tổ chức lại công ty; c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 61
  52. Mua lại phần vốn góp (2) Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề nêu trên. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 62
  53. Mua lại phần vốn góp (2) Cty mua Yêu lại cầu mua lại -Cty không mua lại - Không thanh toán Chuyển nhượng cho - Không người khác thỏa thuận được về giá 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 63
  54. Chuyển nhượng phần vốn góp 1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; 2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán . 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 64
  55. Thủ tục chuyển nhượng 1.Chào bán nội bộ Trong trước – Ngòai sau 30 ngày 2. Chuyển nhượng ra ngoài 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 65
  56. Tăng vốn điều lệ a) Tăng vốn góp của thành viên; b) Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty; c) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 66
  57. Giảm vốn điều lệ a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên; b) Mua lại phần vốn góp; c) Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 67
  58. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác (1) 1. Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. 2. Trong trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ. 3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng trong các trường hợp sau đây: a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên; b) Người được tặng cho không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên; c) Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản. 7/9/2013 Nguyen Thi Anh 68