Bài giảng Luật kinh tế - Ngô Huy Cương

1. Biết bản chất pháp lý của doanh nghiệp

2. Thành thạo các loại hình công ty

3. Nắm vững các điều khoản chủ yếu

của hợp đồng thành lập công ty

4. Nắm vững các điều cấm của pháp luật

trong việc thành lập công ty

5. Nắm bắt được ý muốn của khách hàng

và hoàn cảnh của họ

6. Phân tích được sự việc

7. Có kỹ năng thiết lập hồ sơ

8. Có kỹ năng tiếp xúc khách hàng

pptx 192 trang hoanghoa 6840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật kinh tế - Ngô Huy Cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_luat_kinh_te_ngo_huy_cuong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Luật kinh tế - Ngô Huy Cương

  1. Công ty hợp danh (partnership) • Bản chất: Các thương gia liên kết lại với nhau • Các thành viên có tư cách thương gia, chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với khoản nợ • Hoạt động dưới một tên hãng chung 11
  2. Công ty hợp vốn đơn giản • Bản chất: Các thương gia liên kết với nhau và với người thường • Có hai loại thành viên: Nhận vốn và góp vốn • Thành viên nhận vốn có tư cách thương gia, chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với khoản nợ • Thành viên góp vốn không có tư cách thương gia, chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn góp 12
  3. Công ty cổ phần • Có nhiều học thuyết về bản chất • Luôn luôn được xem là một pháp nhân • Vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau • Được phát hành chứng khoán • Các thành viên không có tư cách thương gia • Bản thân công ty mới được coi là thương gia • Các thành viên chịu tránh nhiệm hữu hạn trong số vốn góp 13
  4. Công ty trách nhiệm hữu hạn • Có hai loại: Nhiều thành viên và một thành viên • Là sự kết hợp giữa các yếu tố của công ty cổ phần và công ty hợp danh • Các thành viên không có tư cách thương gia, chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp • Không được phát hành chứng khoán • Luôn luôn được xem là một pháp nhân 14
  5. Công ty hợp vốn cổ phần • Là sự kết hợp giữa các yếu tố của công ty cổ phần và công ty hợp vốn đơn giản • Luôn luôn được xem là pháp nhân • Có hai loại thành viên: Nhận vốn và góp vốn • Thành viên nhận vốn có tư cách thương gia, chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các khoản nợ • Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn, không có tư cách thương gia 15
  6. Công ty dự phần • Là sự liên kết giữa các thương nhân không hoạt động dưới một tên hãng chung, không có trụ sở • Luôn luôn không được coi là pháp nhân • Các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các khoản nợ 16
  7. 1. Nâng cao trách nhiệm 2. Giới hạn trách nhiệm và rủi ro 3. Tự mình quyết định và hưởng toàn bộ lợi nhuận 4. Huy động vốn Tại sao 5. Tránh làm việc vất vả lựa chọn 6. Tránh thuế 7. Thuận lợi cho việc quản lý công ty hình 8. Tránh thủ tục phức tạp thức 9. Hợp tác chặt chẽ công ty? 10. Do pháp luật đòi hỏi 11. Do lĩnh vực kinh doanh 12. Do ý thích thuần tuý 13. Chạy theo mốt 14. Chuyển nhượng vốn 15. Đời sống của công ty 17
  8. Công ty là gì? • Công ty là một hợp đồng • Công ty có 4 đặc điểm sau: - Cùng nhau góp vốn - Cùng nhau hoạt động chung - Cùng kiếm lời để chia nhau - Cùng nhau chịu lỗ 18
  9. Bản chất pháp lý của công ty • Có nhiều học thuyết khác nhau về bản chất pháp lý của công ty • ở Việt Nam, hầu hết các luật gia coi công ty là một chủ thể kinh doanh, có nghĩa là một định chế • Pháp quan niệm công ty là một hợp đồng, và thể hiện cụ thể trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật Thương mại • ở Hoa Kỳ, nhiều luật gia coi Partnership (hợp danh) là hợp đồng, và có nhiều học thuyết khác nhau về bản chất của corporation (công ty) 19
  10. Các học thuyết khác nhau về bản chất pháp lý của công ty ở Hoa Kỳ • Học thuyết hư cấu hay thực thể nhân tạo • Học thuyết thừa nhận hay học thuyết nhượng quyền • Học thuyết hiện thực hay học thuyết về tính vốn có • Học thuyết doanh nghiệp • Học thuyết biểu tượng • Học thuyết mối liên hệ hợp đồng • Học thuyết hợp đồng 20
  11. Học thuyết hư cấu hay thực thể nhân tạo (fiction or artificial entity theory) Xem công ty là một pháp nhân hay một thực thể nhân tạo được thiết lập bởi nhà chức trách. Học thuyết này bắt nguồn từ Luật La Mã và luật giáo hội với quan niệm về Persona ficta 21
  12. Học thuyết thừa nhận (fiat theory) hay học thuyết nhượng quyền (concession theory) Xem sự tồn tại của công ty bởi sự nhượng bộ của nhà nước. Các đặc quyền từ sự nhượng bộ này cho phép các chủ sở hữu và các nhà đầu tư kinh doanh như một công ty. Quan niệm này có giá trị rất lớn ở những thời kỳ trước đây khi người ta ấn định các điều kiện hoặc các giới hạn quan trọng đối với việc thành lập công ty. Nhưng ngày nay khi việc thành lập công ty trở thành những công việc thông thường của đời sống xã hội, thì học thuyết này vẫn thỉnh thoảng được đề cập đến để xác định vai trò thích hợp của công ty trong xã hội hiện đại mà có liên quan tới các chính sách xã hội. Học thuyết này còn có các tên gọi khác như học thuyết nguồn gốc chính phủ (government paternity theory) hoặc học thuyết quyền kinh doanh (franchise theory) 22
  13. Học thuyết hiện thực (realistic theory) hay học thuyết về tính vốn có (inherence theory) Xem nhân tính của công ty là sự thừa nhận các lợi ích nhóm như một hiện tượng thực tế đã tồn tại. 23
  14. Học thuyết doanh nghiệp (enterprise theory) Nhấn mạnh tới doanh nghiệp thương mại cơ bản, không nhấn mạnh tới thực thể- sự liên kết của những thực thể cấu thành. 24
  15. Học thuyết biểu tượng (symbol theory) Xem công ty là một biểu tượng cho sự liên kết của những cá nhân tạo thành công ty có nhân tính nhóm 25
  16. Học thuyết mối liên hệ hợp đồng (nexus of contracts) Các nhà kinh tế học phát triển để tạo dựng các mô hình kinh tế. Học thuyết này xem công ty là một giả tưởng pháp lý bao gồm một mạng lưới các quan hệ hợp đồng giữa những cá nhân như: chủ sở hữu của lao động, nguyên vật liệu và vốn (đầu vào), cũng như khách hàng của công ty (đầu ra) và những mối liên hệ khác. Theo học thuyết này, những giám đốc của công ty là những nhân vật chính có chức năng kết hợp các nguồn lực hiện hữu đã được cung cấp để tiến hành các hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận tối đa. Những người nắm giữ cổ phần trong công ty không được xem là những chủ sở hữu của công ty mà chỉ là những người cung cấp vốn, cùng với những người nắm giữ cổ phiếu và những chủ nợ khác chờ đợi thu nhập từ hoạt động đầu tư. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, người nắm giữ cổ phần cũng có thể tham gia quản lý công ty như những giám đốc 26
  17. Học thuyết hợp đồng Thường được sử dụng để giải quyết mối quan hệ giữa các thành viên của công ty với nhau; mối quan hệ giữa các thành viên của công ty với bản thân công ty; và mối quan hệ giữa công ty và nhà nước 27
  18. Các nguyên tắc của luật công ty • Tự do ý chí • Tự do lập hội • Tự do kinh doanh 28
  19. Pháp nhân * Là một chủ thể quan trọng của pháp luật * Quan niệm về pháp nhân có sự khác nhau * Các BLDS lớn trên thế giới không có định nghĩa về pháp nhân * BLDSVN 1995 có định nghĩa về pháp nhân tại Đ 94: Là một tổ chức: - Được thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ - Có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó - Nhân danh mình tham gia QHPL một cách độc lập 29
  20. Định nghĩa khác về pháp nhân của Việt Nam Nghị định số 17-HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế định nghĩa: “ Pháp nhân là môt tổ chức có đủ các điều kiện sau đây: a. Được thành lập một cách hợp pháp; b. Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng các tài sản đó; c. Có quyền quyết định một cách độc lập về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; d. Có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật ” . 30
  21. Điều 84, BLDS 2005 Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. 31
  22. Quan niệm về pháp nhân dưới thời quan liêu bao cấp * Khái niệm pháp nhân ít được đề cập * Bộ luật Hàng không Dân dụng Liên Xô 1983 qui định khi bay quốc tế AEROFLOT có tư cách pháp nhân * Lý do: Nhà nước bao trùm lên các quan hệ xã hội, khuynh hướng kiềm chế các tổ chức của tư nhân 32
  23. Quan niệm về pháp nhân từ xưa ở Việt Nam Điều thứ 284, BLDS Bắc Kỳ 1931 qui định: Những đoàn thể sau này được hưởng tư cách pháp nhân: 1) Nhà-nước; 2) Hàng-xã; 3) Hàng-thôn; 4) Hàng-giáp (tức nhiều nhà hợp lại có quyền-lợi chung với nhau, nhất là về tế-tự); 5) Hàng-xóm (tức là nhiều nhà hợp lại vì tính lân-cận và sự tế-tự); 6) Những hội đã được phép lập; 7) Những hội thương-mại đã thành lập hợp lệ. Còn những hội mục-đích phi-pháp hoặc trái phong-tục thì không được hưởng tư-cách pháp-nhân. 33
  24. Các loại pháp nhân theo BLDSVN 2005 Đ 100 qui định pháp nhân bao gồm các loại sau: • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội • Tổ chức kinh tế • Tổ chức chớnh trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp • Quỹ xã hội, quỹ từ thiện • Các tổ chức khác có đủ điều kiện theo Đ 84 BLDS 34
  25. Phân loại pháp nhân theo cách khác • Pháp nhân công pháp • Pháp nhân tư pháp: - Pháp nhân dân sự; và - Pháp nhân thương mại 35
  26. Khái niệm về pháp nhân của Hoa Kỳ Black’s Law Dictionary định nghĩa: Pháp nhân (legal entity) là một thực thể, khác hơn một tự nhiên nhân, mà có đời sống đầy đủ trong sự dự liệu pháp lý rằng nó có thể thực hiện chức năng một cách hợp pháp, có thể bị kiện hoặc hoặc thưa kiện và có thể quyết định thông qua các đại lý như trong trường hợp của các công ty (corporations) 36
  27. Khái niệm pháp nhân của Pháp Toà án đã giải thích khái niệm pháp nhân qua một bản án của Phòng dân sự ngày 8/1/1954 rằng: Nhân tính không phải là một sự sáng tạo của luật lệ. Mỗi một đoàn thể có một sự phát biểu tập thể để bảo toàn những lợi ích hợp pháp, đáng được pháp luật công nhận và bảo vệ, đều có tư cách pháp nhân 37
  28. Vấn đề đặt ra * Cái gì đang chi phối các quan niệm về pháp nhân? và * Pháp nhân sinh ra để làm gì ? 38
  29. CÁC HỌC THUYẾT VỀ PHÁP NHÂN HỌC THUYẾT HỌC THUYẾT GIẢ TƯỞNG THỰC TẠI 39
  30. Học thuyết giả tưởng • Pháp nhân là chủ thể giả tưởng • Pháp nhân không có ý chí mà chỉ con người mới có nhân tính và ý chí • Xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, coi trọng nhân thân, coi nhẹ tổ chức • Pháp nhân chỉ được công nhận bởi pháp luật và phụ thuộc vào nhà làm luật 40
  31. Học thuyết thực tại • Coi pháp nhân là những thực tại không kém gì thể nhân • Phải là chủ thể của các quyền • Có một ý chí tập thể • Không phải là sự sáng tạo của nhà làm luật mà là thực tế phải được thừa nhận • Cần có các qui tắc về đời sống pháp lý 41
  32. Các trường phái của học thuyết thực tại Trường Trường phái phái tâm lý thực tại xã hội kỹ thuật 42
  33. Trường phái tâm lý xã hội • Pháp nhân được coi là một cơ thể gồm các tế bào là thành viên của nó mà đã mất cá nhân tính • Bản thể của con người không phải ở phần thể xác mà ở phần ý chí • Một đoàn thể có ý chí tập thể phải được coi là pháp nhân 43
  34. Trường phái thực tại kỹ thuật • Thực tại pháp lý không chỉ là phản ánh thô thiển hiện thực khách quan • Nô lệ đã từng không phải là chủ thể của các quyền; ngày nay bào thai đã được hưởng quyền thừa kế. Vậy nhân tính có thể được xem xét tách biệt với cơ thể sinh lý • Nhân tính chỉ là khả năng trở thành chủ thể của các quyền vì ý chí không phải là điều kiện của nhân tính: người bị tâm thần và vị thành niên không có ý chí mà vẫn có nhân tính • Trung tâm của pháp luật là quyền lợi chủ quan của cá nhân và tập thể, nên có pháp nhân và thể nhân • Nhà nước không thể tạo ra pháp nhân mà chỉ kiểm soát chúng 44
  35. Sự thắng thế của học thuyết thực tại • Hiệp định khung khu vực đầu tư ASEAN coi công ty hợp danh có tư cách pháp nhân • Nhật Bản coi công ty hợp danh có tư cách pháp nhân • Hoa Kỳ có khuynh hướng như vậy trong án lệ • Học thuyết thực tại về pháp nhân ủng hộ cho quyền tự do lập hội 45
  36. Một số qui định về pháp nhân cần thảo luận * Điều 99, BLDS 2005 qui định pháp nhân bị chấm dứt trong các trường hợp như: hợp nhất, sáp nhập, chia, giải thể pháp nhân * Điều 99, BLDS 2005 qui định pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm xoá tên trong sổ đăng ký pháp nhân * Điều 98, BLDS 2005 qui định pháp nhân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài sản trước khi giải thể * Điều 93, khoản 3, BLDS 2005: “Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện” * Điều 86, BLDS 2005 qui định năng lực dân sự của pháp nhân chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân * Điều 92, BLDS 2005 qui định chi nhánh của pháp nhân không phải là pháp nhân * Điều 130, BLDS 2005 qui định các tổ chức kinh tế sau đây có tư cách pháp nhân: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp coá vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác đáp ứng yêu cầu của Điều 84, BLDS 2005 46
  37. Quyền dân sự của pháp nhân Có tên riêng Có sản nghiệp Có trụ sở hay chỗ ở Có năng lực pháp lý Có quốc tịch Có trách nhiệm 47
  38. Tên riêng • Dùng để phân biệt và nhận biết • Có quyền tự do lựa chọn tên • Có qui định chặt chẽ về tên: Công ty đối nhân, theo qui tắc đặt tên; Công ty đối vốn phải ghi thêm hình thức và số vốn vào dưới tên riêng • Tên riêng đã đăng ký được bảo vệ và không ai được chiếm dụng danh tính đó 48
  39. Trụ sở • Được xem là trú quán của pháp nhân • Nơi đóng của cơ quan quản trị và điều hành • Được chọn khi thiết lập điều lệ • Thay đổi trong một tỉnh thì không phải thay đổi trụ sở • Trụ sở ở một nơi, có khi hoạt động ở một nơi • Khởi kiện nơi pháp nhân có trụ sở hoặc nơi pháp nhân có chi nhánh (di chuyển thẩm quyền như vậy để đỡ tốn kém và giải quyết vụ việc có hiệu quả) 49
  40. Quốc tịch • Phân biệt pháp nhân nội địa và pháp nhân nước ngoài: có thể có qui chế riêng • Những thời kỳ khủng hoảng, phân biệt như vậy là cần thiết • Những dấu hiệu để đánh giá quốc tịch của pháp nhân: Thành lập theo luật ở đâu; Trụ sở chính ở đâu; Các công dân trong ban quản trị ở đâu; Đa phần vốn thuộc ai. • Thay đổi quốc tịch bị ràng buộc bởi qui chế chặt chẽ bởi quốc tịchlà mói quan hệ pháp lý giữa tư nhân và quốc gia 50
  41. Sản nghiệp • Pháp nhân có sản nghiệp riêng • Pháp nhân mắc nợ thì chủ nợ của pháp nhân được ưu tiên lấy nợ trên sản nghiệp của pháp nhân trước các chủ nợ của các thành viên • Các chủ nợ của thành viên không được lấy nợ trên sản nghiệp của pháp nhân nhưng có thể sai áp phần lợi của các thành viên mắc nợ • Thừa kế chỉ được hưởng trên phần lợi, nhưng không được can thiệp vào sản nghiệp của pháp nhân 51
  42. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân • Khả năng pháp nhân có quyền và nghĩa vụ phù hợp với mục đích hoạt động ghi trong điều lệ • Bắt đầu từ thời điểm thành lập, cho phép thành lập hoặc đăng ký cho tới khi chấm dứt pháp nhân • Cho phép pháp nhân sở hữu tài sản; có năng lực cam kết và chịu trách nhiệm về các cam kết đó; hưởng thừa kế và tặng cho • Người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Sự thay đổi người này không ảnh hưởng đến pháp nhân và giao dịch của pháp nhân vẫn phải thi hành • Việc thiếu năng lực hành vi không đặt ra với pháp nhân vì khái niệm đó thuộc về con người tự nhiên 52
  43. Trách nhiệm của pháp nhân • Có năng lực pháp lý tức là có trách nhiệm • Hoạt động được thực hiện bằng các giao dịch hay các hợp đồng • Phải thực hiện mọi nghĩa vụ do luật định • Phải thi hành hợp đồng và chịu trách nhiệm khi vi phạm • Bồi thường thiệt hại cho người thứ ba, chịu phạt, chịu trách nhiệm hình sự 53
  44. Đại diện của pháp nhân Đại diện theo pháp luật Đại diện theo Uỷ quyền 54
  45. Điều lệ hay quyết định Cơ quan điều hành 55
  46. Sơ đồ pháp luật điều chỉnh công ty ở Hoa Kỳ United States Constitution (and federal laws made in pursuance thereof and treaties made under authority of United States) State Constitutions State Corporate and Other statutes (of jurisdictions where incorporated and doing business) Articles of Incorporation Bylaws Shareholder Resolutions Board of Directors Resolutions 56
  47. Nguồn của luật công ty Việt Nam • Văn bản qui phạm • Hiến pháp • BLDS pháp luật • Luật Doanh nghiệp • Tiền lệ pháp • Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam • Tập quán pháp • Luật Khuyến khích đầu tư trong nước • Học thuyết pháp lý • Luật Doanh nghiệp nhà nước • Lẽ công bằng hay • Luật Phá sản • Luật Kinh doanh bảo hiểm lẽ phải • Luật Hàng không dân dụng • Bộ luật Hàng hải • Các văn bản dưới luật 57
  48. Phân loại công ty • Căn cứ vào mục tiêu dân sự hay thương mại: Công ty dân sự và công ty thương mại • Căn cứ vào hình thức: Công ty hợp danh, cổ phần Lưu ý: Thông thường trong công ty dân sự, các thành viên không có tư cách thương gia và được hưởng chế độ đồng trách nhiệm, tức là mỗi người chỉ chịu trách nhiệm về phần mình mà không chịu trách nhiệm về phần các thành viên khác, do đó ai cũng có thể trở thành thành viên của loại công ty này 58
  49. Phân loại các công ty thương mại • Công ty đối nhân: Cơ sở để lập loại công ty này là tư cách cá nhân và sự tin cậy lẫn nhau • Công ty đối vốn: cổ phần, trách nhiệm hữu hạn 59
  50. Tình huống 1 Từ Hải, Thuý Kiều, Thuý Vân, Thúc Sinh và công ty Nguyễn Du thoả thuận thành lập một công ty TNHH. Từ Hải góp vốn bằng một chiếc ô tô. Thuý Kiều góp vốn bằng quyền hưởng dụng một ngôi nhà mặt phố. Thuý Vân góp vốn bằng khả năng nghiên cứu thị trường của mình. Thúc Sinh góp vốn bằng một công việc thích hợp. Công ty Nguyễn Du góp vốn bằng sản nghiệp thương mại của mình. Câu hỏi: Anh, chị có nhận định gì về các cách thức góp vốn này? Những điểm pháp lý cần thiết của việc góp vốn này là gì? 60
  51. Những vấn đề đặt ra từ các qui định về góp vốn của pháp luật Việt Nam • Phân tích Điều 3, khoản 4 của Luật Doanh nghiệp 1999, Điều 7 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam • Thông thường người ta qui định góp vốn bằng tài sản, tri thức, công sức • Các qui định của Việt Nam chưa thấy hết vai trò của góp vốn bằng tri thức và công sức, trừ qui định góp vốn bằng dịch vụ kỹ thuật tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Đ 7) 61
  52. Định nghĩa góp vốn của Luật Doanh nghiệp 2005 Điều 4, khoản 4: “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty” 62
  53. Vốn pháp định 1) Đặc điểm của vốn pháp định: * Số vốn tối thiểu mà công ty phải có khi thành lập * Do pháp luật qui định 2) Cách thức thiết lập các qui định về vốn pháp định: * Qui định chung cho tất cả các công ty * Chỉ qui định cho từng loại công ty * Chỉ qui định cho từng ngành nghề * Không qui định 63
  54. Vốn điều lệ * Đặc điểm: + Thành viên tự xác định + Ghi vào điều lệ công ty + Có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động * Lưu ý: + Công ty có vốn bất định: Vốn điều lệ không ấn định; thành viên có thể góp vốn thêm hoặc có thể rút vốn + Khi thua lỗ, tài sản còn dưới mức vốn điều lệ, thì chuyển phần lỗ cho năm tài chính tiếp theo hoặc giảm vốn điều lệ hoặc yêu cầu tuyên bố phá sản 64
  55. Đăng ký kinh doanh 1)Nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ 2) Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: (1) Ngành nghề kinh doanh không thuộc diện cấm kinh doanh; (2) Đặt tên doanh nghiệp đúng qui định; (3) Cú trụ sở chớnh theo đỳng qui định; (4) Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ; (5) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh. 65
  56. Thời điểm được phép kinh doanh • Doanh nghiệp được phép kinh doanh từ thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh • Ngoại lệ: những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo qui định 66