Bài giảng Luật kinh tế - Hợp đồng - Ngô Huy Cương

KHÁI QUÁT VỀ NGHĨA VỤ
 Nghĩa vụ là một chế định trung tâm của luật dân sự
 Vật quyền được luật dân sự điều chỉnh ở trạng thái
tĩnh thuộc phạm vi của luật tài sản
 Khi tài sản được lưu thông, thì được xác định ở trạng
thái động. Đó là nội dung của trái quyền hay nghĩa vụ
thuộc phạm vi của luật nghĩa vụ
pdf 234 trang hoanghoa 07/11/2022 6080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật kinh tế - Hợp đồng - Ngô Huy Cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_luat_kinh_te_hop_dong_ngo_huy_cuong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Luật kinh tế - Hợp đồng - Ngô Huy Cương

  1. Sản nghiệp Quyền lợi chủ quan Ngoại sản Quyền quyền nghiệp quyền nhân thân Quyền Quyền đối nhân đối vật Các quyền Quyền Nghĩa vụ lợi về vật gia đình chuyển Động sản giao Vật Nghĩa vụ hành Do Do Vật quyền Vật quyền động Bất bản luật chính yếu phụ thuộc động Nghĩa vụ chất định sản không hành động Nghĩa vụ tự nhiên Bất động sản Bất động sản Bất động sản 11 do bản chất do dụng đích do luật định
  2. Khái niệm nghĩa vụ Nghĩa vụ là một quan hệ pháp lý, theo đó trái chủ có quyền yêu cầu người thụ trái phải thi hành một đối tượng có thể trị giá bằng tiền. 12
  3. Đối tượng của nghĩa vụ bao gồm: 1. Chuyển giao quyền sở hữu 2. Làm một việc (hành động) 3. Không làm một việc (không hành động) 13
  4. Đặc điểm của nghĩa vụ 1. Là một quan hệ pháp lý 2. Là một quyền tài sản 3. Là một quyền đối nhân 14
  5. Là một quan hệ pháp lý bởi: 1. Được pháp luật công nhận 2. Có giá trị cưỡng bức 15
  6. Là một quyền sản nghiệp bởi nghĩa vụ có thể trị giá bằng tiền 16
  7. Là một quyền đối nhân bởi: 1. Chỉ được thi hành đối với người thụ trái 2. Không được thi hành trên bất kỳ một tài sản cụ thể nào 17
  8. Khác với quyền đối vật, quyền đối nhân có ba yếu tố: 1. Trái chủ (loại chủ thể tích cực, có quyền đòi hỏi thi hành nghĩa vụ). Do đó, nghĩa vụ có thể là phần làm tăng tài sản của họ. 2. Người thụ trái (loại chủ thể tiêu cực, phải thi hành nghĩa vụ vì quyền lợi của người khác). Do đó, nghĩa vụ làm giảm tài sản của họ. 3. Mục đích của nghĩa vụ là một đối tượng 18
  9. Quyền đối vật là một quyền được thiết lập trên vật và là một yếu tố làm tăng tài sản 19
  10. Quyền đối vật có hai yếu tố: 1. Chủ thể của quyền lợi, có nghĩa là người có quyền 2. Vật làm đối tượng của quyền lợi đó 20
  11. Các hệ quả của quyền đối nhân 1. Việc chuyển giao nghĩa vụ không được tự do như chuyển giao quyền đối vật 2. Nghĩa vụ không có hiệu lực với người thứ ba. Vì vậy quyền đối nhân được xem là thứ quyền tương đối 3. Quyền đối nhân có thể do ý chí của các đương sự tạo lập nên hoặc do ngoài ý chí của đương sự. Do vậy quyền đối nhân có tính cách vô hạn định, khác với quyền đối vật có tính cách hạn định. 21
  12. Dù là một quyền vô hạn định do được tạo nên bởi ý chí của đương sự và Phân loại những trường hợp trong nghĩa vụ cuộc sống, nghĩa vụ vẫn cần phân loại và vẫn có thể phân loại 22
  13. Các căn cứ phân loại nghĩa vụ 1. Theo nguồn gốc (cách thức tạo lập nên nghĩa vụ hoặc căn cứ phát sinh ra nghĩa vụ) 2. Theo đối tượng hay mục đích của nghĩa vụ 23
  14. Là cách Phân loại theo thức phân nguồn gốc loại cơ bản 24
  15. Theo nguồn gốc, có hai loại nghĩa vụ 1. Nghĩa vụ hợp đồng (được tạo nên bởi ý chí chung của các đương sự) 2. Nghĩa vụ ngoài hợp đồng (phát sinh ngoài ý chí của các đương sự) 25
  16. Nghĩa vụ ngoài hợp đồng 1. Nghĩa vụ pháp định (phát sinh ngoài hành vi hay những sự kiện của người thụ trái) 2. Nghĩa vụ phát sinh ra bởi sự kiện của người thụ trái 26
  17. Nghĩa vụ phát sinh bởi sự kiện của người thụ trái gồm: 1. Vi phạm (cố ý gây thiệt hại cho người thứ ba) 2. Cận vi phạm (vô tình làm tổn hại cho nguời thứ ba) 3. Gần như hợp đồng (nghĩa vụ phát sinh như có một hợp đồng được thiết lập, nhưng thực tế không có hợp đồng). 27
  18. Nhược điểm của phân loại nghĩa vụ theo nguồn gốc 1. Nhược điểm về giải thích hiệu lực của nghĩa vụ. 2. Nhược điểm về việc dẫn chứng các nghĩa vụ có mục đích khác nhau trong trường hợp nghĩa vụ không được người thụ trái thi hành. 28
  19. Phân loại nghĩa vụ theo mục đích có bốn cách 29
  20. Cách • Nghĩa vụ chuyển giao thứ • Nghĩa vụ hành nhất động. • Nghĩa vụ không hành động. 30
  21. Cách thứ hai • Nghĩa vụ tích cực • Nghĩa vụ tiêu cực 31
  22. Cách thứ ba • Nghĩa vụ mẫn cán và trung thực • Nghĩa vụ thành quả 32
  23. • Nghĩa vụ Cách tài sản thứ • Nghĩa vụ phi tài tư sản 33
  24. Bản chất của thực hiện nghĩa vụ Làm thoả mãn yêu cầu của trái chủ 34
  25. Các nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự • Trung thực, thiện chí • Hợp tác • Đúng cam kết • Không trái pháp luật • Không trái đạo đức 35
  26. Nội dung thực hiện nghĩa vụ Thực Thực Thực Thực hiện hiện hiện hiện nghĩa đúng đúng đúng vụ về địa đối phương thời điểm tượng thức gian 36
  27. Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ Chuyển giao Chuyển giao quyền nghĩa vụ yêu cầu 37
  28. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ 38
  29. Giới thiệu • Là một chế định quan trọng của dân luật • Liên quan tới cả luật tài sản và luật nghĩa vụ • Là một trong những phần khó nhất • Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế 39
  30. Sự cần thiết của các biện pháp bảo đảm  Pháp luật có chức năng bảo đảm cho các dự định hoặc kế hoặch trở thành hiện thực, nên việc thực hiện nghĩa vụ của người thụ trái hay sự thoả mãn quyền lợi của trái chủ có ý nghĩa quan trọng  Việc thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào hành vi của người thụ trái, nên cần có biện pháp thúc buộc sự thi hành, nếu họ không tự nguyện 40
  31. Nguyên tắc bảo đảm cho khoản nợ  Tất cả tài sản con nợ đang có hoặc sẽ có trong tương lai đều là tài sản bảo đảm cho chủ nợ  Những tài sản này bảo đảm chung cho tất cả các chủ nợ  Tài sản này có thể bị chuyển nhượng hoặc tẩu tán hoặc trả cho nhiều chủ nợ  Do đó các chủ nợ có thể đòi hỏi các biện pháp bảo đảm đặc biệt 41
  32. Các biện pháp bảo đảm Bảo đảm đối vật: Cho phép chủ nợ tạo ra một vật quyền trên một hoặc một số tài sản cụ thể dùng để trả nợ khi khoản nợ đến hạn, dù đã thúc nợ nhưng con nợ vẫn không trả nợ Bảo đảm đối nhân: Một người khác nhận bảo lãnh cho con nợ và cam kết trả nợ thay cho con nợ khi con nợ không trả được nợ 42
  33. Giao dịch có bảo đảm theo pháp luật Hoa Kỳ Giao dịch có bảo đảm là bất kỳ giao dịch nào mà trong đó người thụ trái trao cho trái chủ một quyền lợi bảo đảm đối với động sản hoặc bất động sản 43
  34. Bản chất của giao dịch có bảo đảm Bảo đảm quyền lợi cho chủ nợ bằng cách cho phép chủ nợ sử dụng động sản như vật thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của con nợ hoặc là phương tiện để có được việc thực hiện nghĩa vụ của con nợ 44
  35. Sử dụng giao dịch có bảo đảm  Thường sử dụng trong giao dịch mà doanh nghiệp hay người tiêu dùng vay tiền để mua sắm  Những tín dụng có bảo đảm này cho phép doanh nghiệp hay người tiêu dùng mua sắm tài sản lớn trong khi vẫn bảo đảm cho người bán hay người cho vay được chi trả toàn bộ hay một phần khi cần thiết từ tài sản bảo đảm  Có thể mang tài sản ra để bảo đảm cho các khoản tín dụng trong tương lai 45
  36. Khái niệm cầm cố hay pledge  Là dạng cổ nhất và thông thường nhất của giao dịch có bảo đảm, bao gồm: Bailment, pawn hoặc deposit động sản cho chủ nợ nhằm bảo đảm cho khoản nợ hoặc cam kết  Con nợ trao cho chủ nợ quyền chiếm hữu thực tế hay vật lý động sản của con nợ  Các động sản này được gọi là collateral, bao gồm động sản vô hình, hữu hình  Vấn đề này cũng được các luật gia Hoa Kỳ cho rằng có vấn đề đối với dạng cầm cố này vì vấn đề chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản từ con nợ, và vì vấn đề không đạt được mục đích của giao dịch tín dụng nhằm giúp cho con nợ thủ đắc và sử dụng tài sản 46
  37. Quyền lợi bảo đảm  Bởi những hạn chế trên, nên luật Hoa Kỳ cho phép nhiều giao dịch không phải chuyển giao quyền chiếm hữu  Những giải pháp này bao gồm: Thế chấp động sản (Chattel mortgage); chứng nhận tín thác (Trust receipt); chuyển giao tài khoản có thể được chấp nhận (Assignment of account receivable) mà UCC (Bộ luật Thương mại Nhất thể) gọi là các quyền lợi bảo đảm (security interests) 47
  38. Những dạng tài sản có thể là đối tượng của cầm cố hay collateral  Hàng hoá  Các chứng từ chứng minh các quyền (Thương phiếu; chứng khoán; vận đơn; hoá đơn)  Các tài khoản có thể được chấp nhận  Hầu hết động sản hoặc bất động sản do dụng đích khác  Động sản sẽ được thủ đắc trong tương lai Lưu ý: Loại trừ những tài sản như : Bất động sản, mortgage, bảo hiểm, tài khoản đặt cọc, đặc quyền của người cho thuê đất (Landlord’s liens), hay đặc quyền của người cung cấp hay của người xây dựng trên đất (Mechanic’s liens), và các quyền yêu cầu phát sinh từ những vụ kiện (claims) 48
  39. Điều kiện có hiệu lực của quyền lợi bảo đảm (attachment)  Thoả thuận bằng văn bản, trong đó mô tả tài sản bảo đảm và được con nợ ký  Chủ nợ trao một giá trị cho con nợ  Con nợ có các quyền đối với tài sản bảo đảm  Lưu ý: Khi chủ nợ chiếm hữu thực tế tài sản thì không cần thoả thuận bằng văn bản 49
  40. Cầm cố theo nguyên lý của Civil Law  Đối tượng là động sản  Đặc điểm: chủ nợ chiếm hữu thực tế hoặc được giao cho người thứ ba chiếm hữu  Người thứ ba có thể đem tài sản của mình bảo đảm cho con nợ  Thời hạn cầm cố theo thoả thuận hoặc theo pháp luật 50
  41. Nghĩa vụ của chủ nợ Không được sử dụng và hưởng lợi từ tài sản, trừ khi có thoả thuận Phải coi sóc tài sản và chịu trách nhiệm về mất mát hoặc hư hỏng Phải trả lại tài sản khi khoản nợ đã hoàn tất Chủ nợ không đương nhiên trở thành chủ sở hữu khi con nợ không trả được nợ đã đến hạn 51
  42. Quyền và nghĩa vụ của con nợ • Phải bồi hoàn cho chủ nợ những chi phí để bảo quản tài sản • Có quyền đòi tài sản nếu chủ nợ lạm dụng tài sản 52
  43. Nguyên tắc không phân chia tài sản cầm cố  Tài sản cầm cố không thể phân chia dù khoản nợ có thể được phân chia giữa các người thừa kế của chủ nợ hay con nợ  Thừa kế của con nợ dù đã trả nợ phần của mình cũng không có quyền đòi kỷ phần trong tài sản cầm cố cho đến khi trả đủ nợ  Người thừa kế của chủ nợ dù đã được trả kỷ phần cũng không có quyền trao tài sản cầm cố cho con nợ mà làm ảnh hưởng tới người khác cho đến khi được trả đủ nợ 53
  44. Cầm cố bất động sản  Phải được đăng ký để chống lại người thứ ba  Không được cầm cố cho nhiều chủ nợ  Nếu thế chấp hay để đương rồi cũng không được cầm cố  Chủ nợ có quyền hưởng dụng, nếu chiếm hữu thực tế tài sản  Có thể chuyển nhượng cầm cố cho người khác nhưng phải được con nợ chấp nhận  Lợi thu được việc hưởng dụng theo thoả thuận có thể được coi là tiền lãi hay trừ vào tiền gốc hay tiền lời  Được quyền ưu tiên lấy nợ trong trường hợp tài sản bị bán bởi chủ nợ khác  Chủ nợ chiếm hữu thực tế hay chiếm hữu tượng trưng 54
  45. Các nguyên tắc chung của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự  Tài sản của con nợ, không kể hiện có hoặc sẽ có trong tương lai, không kể động sản hay bất động sản, đều bảo đảm cho thực hiện nghĩa vụ và là tài sản bảo đảm chung cho các chủ nợ, trừ những tài sản được miễn trừ từ việc bắt giữ và di sản dùng để thờ cúng theo qui định của pháp luật  Chủ nợ và con nợ có thể thoả thuận thiết lập việc bảo đảm trên tài sản được chỉ định  Chủ nợ có thể yêu cầu bắt giữ tài sản để bán  Chủ nợ cùng hàng được chia theo tỷ lệ với trái quyền của họ, trừ khi có chủ nợ được ưu tiên 55
  46. Thế chấp hay để đương • Là một vật quyền được thiết lập trên tài sản nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ • Là một quyền phụ thuộc • Không thể bị phân chia • Đối kháng với người thứ ba 56
  47. Thế chấp là một vật quyền  Có quyền theo đuổi tài sản dù ai đang chiếm hữu  Con nợ có thể chuyển nhượng tài sản thế chấp  Tuy nhiên phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền  Chủ nợ không cần chiếm hữu tài sản 57
  48. Thế chấp là một quyền phụ thuộc  Thế chấp bảo đảm cho nghĩa vụ nên sự tồn tại của nó phụ thuộc vào nghĩa vụ chính  Thế chấp bị chấm dứt trong các trường hợp sau: - Khước từ của chủ nợ - Nghĩa vụ chính bị tiêu vong - Các thủ tục thanh lý khác (VD toà án quyết định xoá bỏ thế chấp lập ra lừa dối trong thời kỳ chuẩn bị phá sản)  Điều 362 khoản 1 của BLDSVN qui định thiếu các trường hợp 58
  49. Thế chấp không thể bị phân chia ► Khi một thế chấp xác lập trên nhiều tài sản, thì thế chấp đó không thể bị phân chia và bao trùm lên tất cả các tài sản đó, bao trùm lên mỗi tài sản và mỗi phần của mỗi tài sản ► Các tài sản này bị phân chia hay nghĩa vụ bị phân chia không ảnh hưởng gì tới thế chấp ► Chủ nợ có thể bắt giữ bất kỳ tài sản nào trong số các tài sản đã nói ► Qui định này góp phần cho khả năng vay nợ lớn 59
  50. Thế chấp đối kháng lại với người thứ ba  Trước hết cần phải đăng ký công khai  Chủ nợ có quyền theo đuổi, truy tìm tài sản thế chấp dù ai đang chiếm giữ  Đặc điểm này là hệ quả của đặc điểm thế chấp là một vật quyền  Hai đặc điểm này không còn làm cho chủ nợ phải lo ngại tài sản rthế chấp bị con nợ chuyển nhượng  Thích hợp với hoạt động kinh tế đa dạng 60
  51. Đăng ký thế chấp Nhằm: - Đối kháng với người thứ ba - Cạnh tranh nhau trong thứ tự được trả nợ - Xác định tính hợp pháp của tài sản thế chấp Tài sản được thế chấp cho nhiều chủ nợ khác nhau, nên chủ nợ nào đăng ký trước được ưu tiên trả nợ trước Việc đăng ký giúp xem tài sản có bị hạn chế gì bởi pháp luật không Việc đăng ký giúp đơn giản và ổn định các quan hệ xã hội Chủ nợ phải đăng ký và thẩm tra tài sản 61
  52. Xử lý tài sản thế chấp ►Xử lý phải được pháp luật quan tâm và bảo hộ và tuân theo thủ tục nghiêm ngặt ►Tài sản cầm cố, thế chấp không đương nhiên thuộc sở hữu của chủ nợ ►Điều 314 và 359 BLDSVN cho phép các bên tự ý thoả thuận xử lý, nên phụ thuộc vào kẻ mạnh ►Thế giới có nhiều quan điểm về việc xử lý 62
  53. Các học thuyết về thế chấp ở Hoa Kỳ  Học thuyết sở hữu (title theory): Hiện đại; Chủ nợ có quyền chiếm hữu tài sản dù con nợ đang thực tế nắm giữ  Học thuyết trung dung (hybrid theory): Quyền chiếm hữu của chủ nợ chỉ phát sinh khi con nợ có lỗi  Học thuyết truy đuổi (lien theory): Chủ nợ chỉ có quyền theo đuổi tài sản và không được phép chiếm hữu cho tới khi tịch biên tài sản và bán đấu giá 63
  54. Đặc quyền  Là các quyền mà pháp luật qui định cho chủ nợ được lấy nợ ưu tiên trên cả các chủ nợ có cầm cố, thế chấp do tính chất đặc biệt của trái quyền của họ  Các chủ nợ có đặc quyền lấy nợ theo thứ tự do pháp luật qui định  Điều 314 và 359 của BLDSVN qui định các quyền ưu tiên không hợp lý  Các Điều 20 và 22 của LHKDDVN; Điều 31 BLHHVN; Điều 66 của BLLĐ; Điều 38 và 39 LPSDN có các qui định về đặc quyền 64
  55. Sự thực hiện (perfection)  Muốn cho lợi ích bảo đảm có hiệu lực chống lại người thứ ba, thì nhất thiết phải làm cho quyền lợi bảo đảm được thực hiện  Việc này làm cho chủ nợ được ưu tiên trên những người khác muốn tịch biên hoặc thu dụng tài sản bảo đảm  Phương pháp thực hiện tuỳ thuộc vào loại tài sản  Có ba phương pháp thực hiện: chiếm hữu, tịch biên và tuyên bố tài trợ 65
  56. Chiếm hữu Là phương pháp thực hiện cho cầm cố Được yêu cầu đối với các thương phiếu, trừ những tài sản vô hình tuyệt đối như: - Giấy tờ chúng minh một quyền đối với tài sản có thể được chấp nhận - Giấy tờ về động sản như: chứng từ chứng minh nghĩa vụ có tính chất tiền bạc và một quyền lợi bảo đảm hoặc cho thuê một hàng hoá đặc biệt 66
  57. Bảo lãnh Bản chất: Thực hiện nghĩa vụ thay thế, khi người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình Đặc điểm: - Là biện pháp bảo đảm đối nhân - Có giá trị khi nghĩa vụ chính có giá trị (có ngoại lệ) - Phạm vi và điều kiện như nghĩa vụ chính, nếu bảo lãnh toàn bộ 67
  58. Phạm vi bảo lãnh  Bảo lãnh không thể vượt quá phạm vi và các điều kiện của nghĩa vụ chính  Người bảo lãnh có thể không biết người được bảo lãnh và bảo lãnh cho một người bảo lãnh khác  Bảo lãnh một phần và bảo lãnh toàn bộ  Nghĩa vụ được bảo lãnh: nghĩa vụ chính, lãi, các khoản phạt, bồi thường thiệt hại, chi phí tố tụng. có thể thoả thuận khác (phân tích Điều 368, BLDSVN) 68
  59. Quan hệ bảo lãnh . Nhìn quan hệ dưới giác độ của từng người: - Chủ nợ hoặc các chủ nợ . Lấy việc yêu cầu và thực hiện nghĩa vụ làm xuất phát điểm - Con nợ hoặc các con nợ - Người bảo lãnh hoặc các người bảo lãnh 69
  60. Chủ nợ Người Con nợ bảo lãnh 70
  61. Chủ nợ 1 Chủ nợ 2 Con nợ Người bảo lãnh 71
  62. Chủ nợ Con nợ 1 Người bảo lãnh Con nợ 2 72
  63. Chủ nợ Người bảo lãnh 1 Con nợ Ngêi b¶o l·nh 2 73
  64. Chủ nợ Người bảo lãnh cho người bảo lãnh Người bảo lãnh Con nợ 74
  65. Bảo lãnh vô hiệu Các trường hợp cần nghiên cứu: - Giao dịch chính vô hiệu tương đối - Giao dịch chính vô hiệu tuyệt đối - Giao dịch chính vô hiệu một phần - Người bảo lãnh không có năng lực, bị đe doạ, bị lừa dối - Giao dịch chính đẫ bị tuyên bố vô hiệu, người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả, người bảo lãnh có phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả không? 75
  66. HỢP ĐỒNG 76
  67. Khái Hợp đồng là sự thoả thuận của niệm hai hay nhiều người về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi. 77
  68. Phân biệt giữa hành vi pháp lý, sự thoả thuận và hợp đồng Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm đến bản chất của hợp đồng và nền tảng lý luận của luật nghĩa vụ 78
  69. Hành vi pháp lý  Là một sự biểu hiện ý chí nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt một quyền lợi.  ý chí có thể là đơn phương (như làm một di chúc) hoặc có thể là sự thống nhất giữa các ý chí mà được gọi là sự thoả thuận. 79
  70. Hợp đồng Sự thoả thuận có mục đích xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi được gọi là hợp đồng. 80
  71. Các yếu tố tạo ra hợp đồng Bao gồm hai yếu tố: • Người giao kết hợp đồng; và • Mục đích của sự thống nhất ý chí 81
  72. Người giao kết hợp đồng  Cần có hai người trở lên  Người có thể hoặc là thể nhân hoặc là pháp nhân Lưu ý: Có một số trường hợp ký kết hợp đồng với chính bản thân mình 82
  73. Mục đích của sự thoả thuận Xác định rõ bản chất và mục đích của hợp đồng Lưu ý: - Sự thoả thuận không có nghĩa là biểu lộ ý chí cùng một lúc - Hợp đồng gia nhập có sự hạn chế với tự do ý chí hay sự thoả thuận 83
  74. Hệ Không đòi hỏi người kết ước phải thoả thuận về quả tất cả các điều khoản của hợp đồng, nhưng phải thoả thuận tối thiểu về bản chất và mục đích của hợp đồng. 84
  75. Phân loại hợp đồng Nội dung của hợp đồng có thể thay đổi tuỳ theo ý chí của đương sự. Do đó hợp đồng khác nhau vô hạn định. Nhưng trong khoa học pháp lý người ta vẫn phân loại chúng dựa trên nhiều căn cứ khác nhau. 85
  76. Căn cứ vào hình thức, chia thành 3 loại hợp đồng  Hợp đồng ưng thuận: Là loại căn bản, thường có hình thức bằng văn bản để làm bằng chứng.  Hợp đồng trọng hình thứ: Do công chứng soạn thảo; Hoặc buộc phải ghi một số điều khoản; Hoặc phải lưu ý tới một số điều khoản thiết yếu.  Hợp đồng giao vật: Phụ thuộc vào việc giao vật (VD: cho vay để tiêu dùng, ký gửi, cầm cố, thế chấp). 86
  77. Căn cứ vào nội dung, phân loại như sau • Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng gia nhập • Hợp đồng cá nhân và hợp đồng cộng đồng 87
  78. Căn cứ vào dung lượng, phân loại như sau: ►Hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ. ►Hợp đồng hảo tâm (vô thường) và hợp đồng thông thường (hữu thường). ►Hợp đồng chắc chắn và hợp đồng may rủi. ►Hợp đồng tức thì và hợp đồng kéo dài. 88
  79. Căn cứ vào phương diện giải thích, phân loại như sau • Hợp đồng hữu danh • Hợp đồng vô danh 89
  80. Kết lập hợp đồng Có ba điều kiện. Nếu thiếu một trong ba, thì hợp đồng sẽ vô hiệu: - Sự thoả thuận - Mục đích xác định - Nguyên nhân đích thực và hợp pháp 90