Bài giảng Luật kinh tế - Chương 4: Hợp đồng

Khái niệm:

  Sự thoả thuận có hiệu lực bắt buộc nhằm mục đích xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi được gọi là hợp đồng.

•Để quan hệ HĐ được xác lập một cách có hiệu lực, cần tồn tại các điều kiện sau:

–Phải có sự thỏa thuận giữa các bên;

–Các bên có năng lực giao kết hợp đồng;

–Có sự thống nhất ý chí giữa các bên;

–Mục đích của hợp đồng phải hợp pháp;

–Hợp đồng phải tuân theo hình thức nhất định do pháp luật quy định.

Hình thức của hợp đồng:

- Về nguyên tắc HĐ có thể bằng lời nói, văn bản, hoặc hành vi cụ thể khi PL không quy định  đối với loại HĐ đó  phải bằng hình thức nhất định

- Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng vi phạm về hình thức có thể có hiệu lực nếu lỗi hình thức được sửa hoặc sẽ là vô hiệu nếu lỗi hình thức không được sửa.

ppt 62 trang hoanghoa 08/11/2022 3860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật kinh tế - Chương 4: Hợp đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_kinh_te_chuong_4_hop_dong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luật kinh tế - Chương 4: Hợp đồng

  1. • Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó; • Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định: – Sự kiện phải mang nh khách quan; – Phài là những công việc có thể thực hiện được; – Sự kiện các bên thỏa thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật, không trái đạo đức.
  2. 5. Giao kết hợp đồng • Giao kết HĐ là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định thông qua đó xác lập với nhau các quyền và nghĩa vụ. • Nguyên tắc: - Tự do giao kết; - Tự nguyện và bình đẳng. 12
  3. Trình tự giao kết HĐ • Đề nghị giao kết: một bên bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết HĐ với người đó – Thời điểm giao kết có hiệu lực • Do bên đề nghị ấn định; • Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. – Rút giao kết, sửa đổi • Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; • Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. • Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới.
  4. • Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng – Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. • Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng – Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: – Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; – Hết thời hạn trả lời chấp nhận; – Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; – Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực; – Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
  5. • Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. • Sau khi lời đề nghị giao kết HĐ được chuyển tới người nhận thì người này có thế: – Chấp nhận; – Từ chối; – Sửa đổi; hoặc – Không có phản ứng đối với đề nghị nhận được. • Chấp nhận này phải được chuyển đến bên đề nghị thì HĐ mới được coi là đã xác lập.
  6. • Về nguyên tắc, bên nhận được đề nghị có quyền tự do chấp nhận hay không chấp nhận, tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại lệ pháp luật sẽ hạn chế quyền tự do này và người nhận buộc phải chấp nhận HĐ như là một nghĩa vụ. Ngoại lệ: – Nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công đối với nhà ở và các tiện ích công cộng khác.(bên chấp nhận không được từ chối giao kết HĐ nếu có điều kiện cung cấp dịch vụ); – Giao kết HĐ không phân biệt đối xử: Nếu nhiều người bất kỳ cùng đề nghị thì người nhận không được vì lý do sắc tộc, màu da, tôn giáo để từ chối. – Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng: người có hàng hóa\dịch vụ phải có nghĩa vụ bán hoặc cung cấp hàng hóa\dịch vụ đã quảng cáo.
  7. • Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
  8. • Thực hiện HĐ: Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: – Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác; – Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; – Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
  9. • Sửa đổi hợp đồng: – Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. – Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.
  10. • Chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: – Hợp đồng đã được hoàn thành; – Theo thoả thuận của các bên; – Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện; – Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; – Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại; – Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
  11. • Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng: – Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. – Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. – Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. – Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.
  12. • Huỷ bỏ hợp đồng: – Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. – Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. – Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. – Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại.
  13. 6. Các hậu quả pháp lý của thời điểm giao kết hợp đồng • Trước khi hợp đồng được kết lập thì bên đề nghị có thể thu hồi đề nghị của mình • Người được đề nghị cũng có thể thu hồi sự chấp nhận • Cái chết hoặc việc mất năng lực hành vi của người đề nghị sẽ ảnh hưởng tới sự kết lập hợp đồng • Liên quan tới việc chuyển quyền sở hữu vật và chuyển rủi ro • Pháp luật hiện hành lúc kết lập hợp đồng sẽ được áp dụng 23
  14. 7. Các hậu quả pháp lý của nơi ký kết hợp đồng • Lựa chọn luật áp dụng • Xác định toà án có thẩm quyền 24
  15. • Hợp đồng vô hiệu: HĐ vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. HĐ vô hiệu trong các trường hợp sau: – Vô hiệu do không tuân thủ hình thức; – Vô hiệu do bị đe dọa; – Vô hiệu do bị lừa dối; – Vô hiệu do giả tạo; – Vô hiệu do bị nhầm lẫn; – Vô hiệu do người giao kết không có năng lực hành vi dân sự; – Vô hiệu do VPPL; – Vô hiệu do trái đạo đức xã hội
  16. Điều kiện của trách nhiệm hợp đồng • Civil Law: – Có một hợp đồng giữa hai bên – Sự thiệt hại do sự không thực hiện hợp đòng gây ra • Common Law: – Có một hợp đồng có giá trị giữa hai bên – Bị đơn vi phạm hợp đồng – Bị đơn không có sự biện hộ nào thành công chống lại yêu cầu của nguyên đơn về sự vi phạm hợp đồng – Bản thân hợp đồng không qui định việc bồi thường hoặc giới hạn việc bồi thường 26
  17. Căn cứ xác định bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam • Có hành vi trái pháp luật • Có thiệt hại thực tế xảy ra • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra • Người vi phạm có lỗi 27
  18. Sự thiệt hại • Không có thiệt hại thì không có lý do để đòi bồi thường • Việc không thi hành nghĩa vụ không hẳn là đã phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ khi gây thiệt hại 28
  19. Lỗi • * Có hai loại: • Hành động (cố ý) • Vô ý • Đối với hợp đồng chỉ cần không thực hiện nghĩa vụ là coi như c? lỗi, không cần chứng minh lỗi của người thụ trái • Người thụ trái phải chứng minh mình không có lỗi • Trường hợp không phải bồi thường: Bất khả kháng hay lỗi của trái chủ 29
  20. Nguyên nhân bên ngoài • BÊt kh¶ kh¸ng (vis major) • T¸c ®éng cña ngêi thø ba • Lçi cña nguyªn ®¬n 30
  21. BÊt kh¶ kh¸ng • Trë lùc kh¸ch quan • Kh«ng thÓ ®o¸n tríc ®îc • Kh«ng thÓ chèng cù ®îc 31
  22. Mua bán hàng hóa 1. Khái niệm hàng hóa và mua bàn hàng hóa • Hàng hóa, nếu hiểu theo nghĩa rộng, là sản phẩm lao động của con người, được tọa ra nhằm mục đích trao đổi để thỏa mản những nhu cầu mang nh xã hội. • Nhu cầu của con người phong phú và biến thiên liên tục, vì vậy hàng hóa cũng luôn phát triển và đa dạng.
  23. • Dưới góc độ pháp luật, dựa vào đặc trưng từng loại mà hàng hóa được phân thành: – Bất động sản và động sản; – Tài sản hữu hình và tài sản vô hình; hoặc – Các quyền tài sản. • Tuy nhiên, khái niệm hàng hóa được dùng trong Luật Thương mại năm 2005 Việt Nam lai được hiểu theo nghĩa hẹp, theo đó có nhiều loại tài sản không phải là hàng hóa theo LTM như quyền sử dụng đất và như thế các tranh chấp liên quan đến loại tài sản này không phải là tranh chấp HĐMBHH theo LTM.
  24. • Mua bán hàng hóa là quan hệ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa để lấy tiền, theo đó “bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.
  25. • Cần phân biệt mua bán hàng hóa với các hợp đồng trao đổi tài sản khác, như thuê mua tài sản và dịch vụ gắn liền với hàng hóa. Như thế các tranh chấp liên quan tới hợp đồng thuê mua tài chính, chuyển nhượng vốn, tài sản, bản quyền không được xem là tranh chấp HĐ MBHH.
  26. 2. Hợp đồng mua bán hàng hóa 2.1. Khái niệm và đặc điểm • Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của HĐ mua bán tài sản. Một HĐ mua bán có thể là thỏa thuận về việc mau bản tài sản ở hiện tại hoặc có thể ở thời điểm nào đó trong tương lai. Bất cứ khi nào một người mua hàng hóa bằng tiền hoặc phương thức thanh toán khác và nhận quyền sử hữu hàng hóa thì hình thành nên quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.
  27. • Căn cứ vào các yếu tố chủ thể, đối tượng, nơi xác lập hợp đồng, thì HĐ MBHH được chia thành HĐ MBHH trong nước và HĐ MBHH quốc tế. • Luật Thương mại 2005 của VN không quy định như thế nào là HĐ mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng có thể căn cứ vào các quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài của BLDS để nhận biết HĐ MBHH quốc tế.
  28. • Theo thông lệ quốc tế, thì HĐ MBHH quốc tế có một trong các yếu tố sau: – Hàng hóa là đối tượng của HĐ đang ở nước ngoài; – HĐ được giao kết ở nước ngoài, có thể được thực hiện ở nước mình hoặc nước thứ 3; – HĐ được giao kết bởi các bên không cùng quốc tịch, hoặc không cùng nơi cư trú (cá nhân), hoặc không cùng nơi đóng trụ sở (pháp nhân).
  29. • Đặc điểm: – Được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân; – Hình thức của HĐ có thể được thiết lập theo cách thức nào mà hai bên thể hiện được sự thỏa thuận – Đối tượng của HĐ là hàng hóa; – Nội dung thể hiện quyền nghĩa vu của các bên.
  30. 2.2. Nội dung của HĐ MBHH • Nội dung của HĐ MBHH là cac điều khoản do các bân thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ HĐ. • Trong thực tiễn, các bên càng thỏa thuận chi tiết về nội dung của HĐ thì càng thuận lợi cho việc thực hiện HĐ.
  31. 2.3. Giao kết (xác lập) HĐ MBHH Đề nghị giao kết (Chào hàng) Bên đề nghị giao kết Bên được giao kết (Bên chào hàng) (Bên được chào hàng) Chấp nhận giao kết (chấp nhậnchào hàng)
  32. • Đề nghị giao kết hợp đồng. • Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. • Thời điểm giao kết có hiệu lực.
  33. 2.4. Hiệu lực của HĐ MBHH • Điều kiện có hiệu lực: – Chủ thể có đủ năng lực hành vi và các điều kiện khác do pháp luật quy định; – Mục đích và nội dung của các thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, đạo đức xã hội; – Không vi phạm các nguyên tắc của hợp đồng; – Hình thức phù hợp với quy định của pháp luật.
  34. 2.5. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa • Nguyên tắc thực hiện: – Đúng HĐ, đối tượng, chất lượng, chủng loại, số lượng – Trung thực, ngay thẳng, hợp tác, tin cậy lẫn nhau. – Không xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác.
  35. Quyền và nghĩa vụ của các bên • Nghĩa vụ cơ bản của bên bán: * Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng: Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: • Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại; • Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng; • Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua; • Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
  36. • Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng. Trách nhiệm đối với hàng hóa được xác định như sau: – Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó; – Trong thời hạn khiếu nại theo quy định bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; – Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
  37. * Giao chứng từ liên quan đến hàng hoá. * Giao hàng đúng thời hạn: Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
  38. * Giao hàng đúng địa điểm: – Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó; – Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên; – Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó; – Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
  39. * Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng. * Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán. * Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bê mua.
  40. * Rủi ro đối với hàng hóa: Đ 57-61 Luật Thương mại. * Nghĩa vụ bào hành hàng hóa
  41. • Nghĩa vụ cơ bản của bên mua: * Nhận hàng và thanh toán tiền. * Nghĩa vụ thanh toán: Địa điểm: Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây: – Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán; – Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
  42. Thời hạn: – Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá; – Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa về kiểm tra hàng hóa.
  43. Xác định giá: Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.
  44. Chậm thanh toán; Ngừng thanh toán: Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được xác định như sau: – Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán; (1) – Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết; (2) – Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó; (3) – Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo (2) và (3) mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định pháp luật.
  45. 2.6. Trách nhiệm do vi phạm HĐ MBHH • Khi HĐ MBHH được xác lập, thỏa thuận có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và các bên phải có nghĩa vụ thực hiện.Việc vi phạm các nghĩa vụ sẽ dẫn đến bên vi phạm phải chịu những chế tài nhất định. • Về bản chất trách nhiệm do vi phạm HĐ MBHH là dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý phát sinh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa.
  46. • Đặc điểm: – Được áp dụng trên cơ sở hành vi VPHĐ ó hiệu lực pháp luật; – Nội dung gắn liền với việc thực hiện các nghĩa vụ theo HĐ hoặc trách nhiệm tài sản; – Do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng đối với bên vi phạm trên cơ sở luật định.
  47. • Vai trò của chế định trách nhiệm HĐ MBHH. – Bảo vệ quyền và lợi ích của các bên; – Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm HĐ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện HĐ;
  48. • Căn cứ áp dụng: – Có hành vi vi phạm HĐ; – Có thiệt hại thực tế; – Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế; – Có lỗi của bên vi phạm.