Bài giảng Chế độ pháp lý về công ty Cổ phần - Châu Quốc An

Nội dung nghiên cứu
Khái niệm
Đặc điểm của Cty CP
Cổ đông, địa vị pháp lý của cổ đông
Cơ cấu quản trị công ty
Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi
Chế độ tài chính trong công ty 
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
Là loại hình công ty đối vốn
Có tư cách pháp nhân, CĐ tự chịu trách
nhiệm trong phạm vi vốn góp.
Vốn điều lệ được chia thành cổ phần z
Tính tự do chuyển nhượng cổ phần cao z
Được phát hành cổ phiếu ra TT chứng khoán 
pdf 92 trang hoanghoa 09/11/2022 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chế độ pháp lý về công ty Cổ phần - Châu Quốc An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_che_do_phap_ly_ve_cong_ty_co_phan_chau_quoc_an.pdf

Nội dung text: Bài giảng Chế độ pháp lý về công ty Cổ phần - Châu Quốc An

  1. Địa vị pháp lý của cổ đông (tt) z CP phổ thông (đ79) là loại CP mà mọi công ty CP đều phải có. CĐ sở hữu CP này không có quyền ưu đãi gì hơn so với các loại khác. z CP ưu đãi biểu quyết (đ81) là loại CP có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với CP phổ thông. Số phiếu biểu quyết do điều lệ quy định. Chú ý: • Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và CĐ sáng lập mới được nắm giữ CP ưu đãi biểu quyết. • CP ưu đãi biểu quyết cũng chỉ có hiệu lực trong thời hạn 3 năm 11
  2. Địa vị pháp lý của cổ đông (tt) z CP ưu đãi cổ tức (đ82) là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. z Cổ phần ưu đãi hoàn lại (đ83) là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. 12
  3. Địa vị pháp lý của cổ đông (tt) z Địa vị pháp lý của Cổ đông phổ thông:  CĐ phổ thông có các quyền sau (đ 79): 9 Tham dự, phát biểu, biểu quyết trong ĐHĐCĐ; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; 9 Nhận cổ tức với mức theo quyết định của ĐHĐCĐ; 9 Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ CP phổ thông của từng CĐ trong công ty; 9 Được tự do chuyển nhượng CP của mình cho người khác, trừ trường hợp là CĐ sáng lập phải theo khoản 5 Điều 84. 13
  4. Địa vị pháp lý của cổ đông (tt) z Địa vị pháp lý của Cổ đông phổ thông (tt):  CĐ phổ thông có các quyền sau (Đ79): 9 Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách CĐ có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; 9 Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ Cty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ; 9 Khi Cty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số CP góp vốn vào Cty; 9 Yêu cầu công ty mua lại CP theo điều 90 9 Các quyền khác theo quy định của Điều lệ Cty và LDN. 14
  5. Địa vị pháp lý của cổ đông (tt) z Địa vị pháp lý của CĐ phổ thông (tt):  Riêng CĐ hoặc nhóm CĐ phổ thông sở hữu trên 10% tổng số CP phổ thông trong thời hạn liên tục 6 tháng hoặc tỷ lệ nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ còn có thêm các quyền sau: z Đề cử người vào HĐQT và BKS (nếu có); z Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán VN và các báo cáo của BKS; 15
  6. Địa vị pháp lý của cổ đông (tt)  Quyền của nhóm CĐ sở hữu trên 10% tổng số CP phổ thông (tt): 9 Yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp:  HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý;  HĐQT ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;  Nhiệm kỳ của HĐQT đã vượt quá 6 tháng mà HĐQT mới chưa được bầu thay thế;  Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ Cty 9 Các quyền khác theo Điều lệ Cty 16
  7. Địa vị pháp lý của cổ đông (tt) z Nghĩa vụ của CĐ phổ thông (đ 80):  Thanh toán đủ số CP cam kết mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Cty được cấp Giấy CNĐKKD  Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Cty trong phạm vi số vốn đã góp vào Cty  Không được rút vốn đã góp bằng CP phổ thông ra khỏi Cty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được Cty hoặc người khác mua lại CP  Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ Cty 17
  8. Địa vị pháp lý của cổ đông (tt) z Nghĩa vụ của CĐ phổ thông (tt)  Chấp hành quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT  Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh Cty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau: 9 Vi phạm pháp luật; 9 Tiến hành KD và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; 9 Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với Cty.  Các nghĩa vụ khác theo Điều lệ Cty và đ84, 86 LDN 18
  9. Địa vị pháp lý của cổ đông (tt) z Cổ đông ưu đãi biểu quyết có quyền:  Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ với số phiếu biểu quyết quy định tại Điều lệ;  Có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ việc không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. 19
  10. Địa vị pháp lý của cổ đông (tt) z Cổ đông ưu đãi cổ tức có quyền:  Nhận cổ tức với mức ưu đãi ghi trên cổ phiếu  Có các quyền khác như CĐ phổ thông, trừ việc không có quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT và BKS 20
  11. Địa vị pháp lý của cổ đông (tt) z Cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền:  Được Cty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.  Có các quyền khác như CĐ phổ thông, trừ việc không có quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT và BKS  Câu hỏi: Trường hợp Cty đang bị chủ nợ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. CĐ ưu đãi hoàn lại yêu cầu hoàn trả vốn góp. Theo bạn, HĐQT sẽ giải tình huống này như thế nào thì mới hợp pháp? 21
  12. Cơ cấu quản trị công ty cổ phần z Đại hội đồng cổ đông z Hội đồng quản trị z Tổng giám đốc (GĐ) z Ban kiểm soát (nếu có trên 11 CĐ là cá nhân hoặc CĐ là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số CP). 22
  13. Cơ cấu quản trị công ty cổ phần ĐHĐCĐ Quyết định Quyết định Giám sát, kiểm tra HĐQT BKS Chỉ đạo, giám sát Giám sát, kiểm tra TGĐ 23
  14. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG z Vị trí ? z Thành phần ? z Quyền hạn và nhiệm vụ gì ? z Cơ chế hoạt động như thế nào? 24
  15. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG z Vị trí: ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. z Thành phần: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. z Câu hỏi TL: Trở lại ví dụ đầu. Trường hợp các nông dân ở xã hiệp phước không thể tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ sao? họ có được ủy quyền cho người khác tham gia ĐHĐCĐ không? z Gợi ý: xem k3 điều 96 25
  16. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) z Quyền hạn và nhiệm vụ:  Đối với DN liên doanh kinh doanh dịch vụ thuộc nhóm ngành trong biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì do Điều lệ công ty tự quy định. Tuy nhiên phải thỏa mãn thêm điều kiện sau: 9 DN được thành lập sau khi VN gia nhập WTO; 9 Hoặc được thành lập trước đó nhưng có đăng ký sửa đổi Điều lệ trước ngày 01/7/2008. 26
  17. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):  Đối với các DN khác thì theo khoản 2 điều 96: 9 Thông qua định hướng phát triển công ty Note: LDN 2005 chưa phân định rõ với điểm a khoản 2 điều 108. Theo tinh thần của Luật DN 2005 thì đó là những chiến lược dài hạn. Luật CT các nước Thái Lan, Malaysia, còn quy định thêm đó là định hướng thay đổi, thu hẹp, mở rộng ngành nghề kinh doanh, hay thay đổi mục tiêu kinh doanh, không bao gồm chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn của các ngành nghề đang hoạt động thuộc về kỹ năng kinh doanh. 9 Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Cty, trừ TH tăng vốn điều lệ do bán thêm cổ phần theo quy định tại Điều lệ Cty; 27
  18. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt) 9 Quyết định loại cổ phần và tổng số CP của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ Cty có quy định khác; 9 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS; 9 Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cty, nếu Điều lệ cty không quy định một tỷ lệ khác; 28
  19. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt) 9 Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; 9 Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho cty và cổ đông cty; 9 Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; 9 Quyết định chuyển đổi CP ưu đãi thành CP phổ thông (k6 đ78) 29
  20. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt) 9 Quyết định tỷ lệ triết khấu cho người môi giới hoặc người bảo lãnh, nếu giá chào bán CP thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị ghi trong sổ sách tại thời điểm gần nhất (k1 đ87). 9 Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật DN và Điều lệ Cty. 30
  21. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) z Cơ chế hoạt động:  Thể thức thông qua quyết định.  Kỳ họp  Nơi họp  Triệu tập cuộc họp  Điều kiện tiến hành họp  Điều kiện để thông qua quyết định  Hiệu lực thi hành của Quyết định của ĐHĐCĐ 31
  22. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) z Thể thức thông qua quyết định:  Đối với DN liên doanh kinh doanh dịch vụ thuộc nhóm ngành trong biểu cam kết Việt Nam khi gia nhập WTO thì do Điều lệ công ty tự quy định. Tuy nhiên phải thỏa mãn thêm điều kiện sau: 9 DN được thành lập sau khi VN gia nhập WTO; 9 Hoặc được thành lập trước đó nhưng có đăng ký sửa đổi Điều lệ trước ngày 01/7/2008. 32
  23. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) • Thể thức thông qua quyết định (tt):  Đối với DN khác thì theo điều 104 LDN: 9 Biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. 9 Việc biểu quyết theo từng nội dung. Câu hỏi: Để tiết kiệm chi phí, theo Anh (chị) trong mọi trường hợp, Cty có nên chỉ thông qua quyết định ĐHĐCĐ bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản? tại sao? - Tại cuộc họp ĐHĐCĐ,thông qua thảo luận, chất vấn, CĐ sẽ tiếp cận được nhiều thông tin đa chiều hơn. Từ đó đảm bảo cho CĐ thể hiễn được đầy đủ hơn ý chính của mính; giúp cho việc đưa ra quyết định chính xác hơn, gắn với quyền lợi của mình hơn; đảm bảo được sự công bằng hơn. 33
  24. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)  Các trường hợp bắt buộc phải thông qua bằng hình thức biểu quyết (khoản 2 điều 104): z Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Cty; z Thông qua định hướng phát triển Cty; z Quyết định loại CP và tổng số CP của từng loại được quyền chào bán; z Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS; z Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị ≥ 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Cty nếu Điều lệ Cty không quy định một tỷ lệ khác; z Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; z Tổ chức lại, giải thể công ty. 34
  25. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)  Kỳ họp: thường niên (k2 đ97), bất thường (k3 đ97); ít nhất 1 năm họp 1 lần (?) Câu hỏi: Giả sử, nếu chỉ tiến hành cuộc họp bất thường trong năm, không phải tiến hành cuộc họp thường niên trong năm đó có được không? Tại sao có sự phân biệt rõ giữa k2 đ97 (nội dung kỳ họp thường niên) và k3 đ97 (bất thường)? Tại sao phải quy định mỗi năm ít nhất họp một lần?- 5 phút Ví dụ gợi ý: Haseco - HN (3 năm ko họp), CP KS DL Bạch Đằng (Hải Phòng), tranh chấp nội bộ Itraco -HCM 35
  26. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)  Nơi họp: Trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam  Thẩm quyền triệu tập (đ97): 9 Thường niên: HĐQT. 9 Bất thường: HĐQT, BKS, CĐ hoặc nhóm CĐ sở hữu trên 10% CP phổ thông. 36
  27. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)  Thời gian triệu tập cuộc họp (đ97): 9 Thường niên: 4 tháng (6 tháng, nếu được gia hạn), kể từ ngày kết thúc năm tài chính. 9 Bất thường: •HĐQT phải triệu tập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có yêu cầu, hoặc từ lúc số TV HĐQT còn lại ít hơn số pháp luật quy định. Nếu số tv HĐQT giảm quá 1/3 thì thời hạn triệu tập là ≤60 ngày • BKS phải triệu tập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn triệu tập của HĐQT. 37
  28. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) 9 Thời gian triệu tập cuộc bất thường (tt): •Chú ý: trường hợp số thành viên HĐQT giảm quá 1/3 so với số quy định tại điều lệ công ty thì HĐQT phải triệu tập ĐHĐCĐ để bầu bổ sung trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày số TV bị giảm quá 1/3.  Thông báo mời họp: 9 Phải gửi đến tất cả CĐ có quyền dự họp chậm nhất 7 ngày, kể từ ngày khai mạc cuộc họp. 9 Phải kèm theo mẩu chỉ định đại diện ủy quyền dự họp, chương trình họp và những tài liệu thảo luận có liên quan. 38
  29. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) z Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi không triệu tập:  Nếu HĐQT không triệu tập thì Chủ tịch HĐQT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với Cty.  Nếu BKS không triệu tập thì Trưởng BKS phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với Cty. 39
  30. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) z Điều kiện tiến hành họp:  Đối với DN liên doanh kinh doanh dịch vụ thuộc nhóm ngành trong biểu cam kết Việt Nam khi gia nhập WTO thì do Điều lệ công ty tự quy định. Tuy nhiên phải thỏa mãn thêm điều kiện sau: 9 DN được thành lập sau khi VN gia nhập WTO; 9 Hoặc được thành lập trước đó nhưng có đăng ký sửa đổi Điều lệ trước ngày 01/7/2008. 40
  31. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) z Điều kiện tiến hành họp (tt):  Nếu là không là DN liên doanh nằm trong biểu dịch vụ cam kết WTO thì (đ102): 9 Lần nhất: có số CĐ dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số CP có quyền biểu quyết (Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ quy định) 9 Lần 2: số CĐ đại diện ít nhất 51% tổng số CP có quyền biểu quyết. 9 Lần 3: không phụ thuộc vào tỷ lệ CP mà CĐ dự họp nắm giữ. 41
  32. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) z Điều kiện để thông qua quyết định tại cuộc họp ĐHĐCĐ:  Cơ sở thông qua quyết định dựa trên số phiếu biểu quyết của các cổ đông có mặt  Nếu là DN Liên doanh nằm trong biểu dịch vụ cam kết WTO thì tỷ lệ cụ thể do Điều lệ tự quy định. 42
  33. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)  Điều kiện để thông qua quyết định tại cuộc họp ĐHĐCĐ (tt):Nếu là doanh nghiệp khác thì theo k3 đ104: 9 Đối với những quyết định đặc biệt quan trọng quy định tại điểm a, c, đ, g khoản 2 điều 104 thì phải được số CĐ đại diện ít nhất 75% tổng số “phiếu biểu quyết” của tất cả các “CĐ dự họp” chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ quy định. 9 Đối với QĐ khác thì phải được số CĐ đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các “CĐ dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ quy định. 9 Việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT, BKS phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu. 43
  34. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)  Về phương thức bầu dồn phiếu: là phương thức mà theo đó mỗi CĐ có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số CP sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS và CĐ có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. 44
  35. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) z Phương thức bầu dồn phiếu (tt):  Ví dụ: Trường hợp công ty X có 3 cổ đông là An, Khoa, Tiến. Trong đó An nắm 51 cổ phần (chiếm 51%), Khoa nắm 37 CP (chiếm 37%), Tiến 12 CP (chiếm 12%). Số TV HĐQT cần phải bầu là 3. Số ứng viên đưa ra là 5, gồm A, B, C, D, E.  Tổng số phiếu biểu quyết của An là 51 x 3 = 153 phiếu.  Tổng số phiếu biểu quyết của Khoa là 37 x 3 = 111 phiếu  Tổng số phiếu biểu quyết của Tiến là 12 x 3 = 36 phiếu 45
  36. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) An Khoa Tiến Tổng Tỷ lệ (số phiếu số bầu/tổng số CP có quyền biểu quyết) A 102 102 102% B 51 51 51% C 74 74 74% D 37 36 73 73% E 0 0 46
  37. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) z Điều kiện để thông qua quyết định bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản: số CĐ đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ quy định. z Chú ý: Trường hợp quyết định tỷ lệ triết khấu cho người môi giới và người bảo lãnh phải được sự chấp thuận của số CĐ đại diện ít nhất 75% tổng số CP có quyền biểu quyết 47
  38. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt) z Hiệu lực thi hành Quyết định của ĐHĐCĐ:  Quyết định được số CĐ trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số CP có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay, dù trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định.  Quyết định của ĐHĐCĐ có thể bị HĐQT, TGĐ, BKS yêu cầu Tòa án, Trọng tài hủy bỏ trong trường hợp: 9 Thủ tục ra QĐ và nội dung vi phạm pháp luật và Điều lệ Cty 9 Không thực hiện đúng thủ tục triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ theo 48 quy định của LDN và Điều lệ.
  39. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (tt)  Thời hạn yêu cầu hủy quyết định ĐHĐCĐ là: 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp ĐHĐCĐ hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến ĐHĐCĐ.  Bài tập: Công ty CP Hiệp phước, có 1860 cổ đông. Để đảm bảo cho cuộc họp cổ đông được thuận lợi và nhanh chóng, các sáng lập viên thông qua Điều lệ mà theo đó CĐ sở hữu 10% vốn điều lệ mới được tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ. A là nông dân đồng thời là CĐ nắm 0,1% CP phổ thông nên không được tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ. Theo anh (chị) A có nên khởi kiện? Tại sao? • Gợi ý: xem k1 đ 79; k1, k8 đ103 49
  40. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Vị trí pháp lý ? z Quyền hạn và nhiệm vụ gì ? z Quy mô như thế nào? z Tiêu chuẩn TV HĐQT ? z Cơ chế hoạt động? z Miễn nhiệm, bãi nhiệm HĐQT? 50
  41. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Vị trí:  Là cơ quan quản lý công ty,  Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định,  Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. 51
  42. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Quyền hạn và nhiệm vụ ( xem k2 đ108):  Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;  Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;  Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;  Quyết định giá chào bán CP và trái phiếu của Cty; 52
  43. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):  Quyết định mua lại không quá 10% tổng số CP của từng loại đã được chào bán trong mỗi 12 tháng.  Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong phạm vi mà LDN hoặc Điều lệ cty quy định.  Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ 53
  44. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):  Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ cty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của LDN.  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với GĐ hoặc TGĐ và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ cty quy định.  Quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý 54
  45. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):  Cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu CP hoặc phần vốn góp ở cty khác  Giám sát, chỉ đạo GĐ hoặc TGĐ và người quản lý khác  Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ cty  Quyết định thành lập cty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của DN khác 55
  46. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):  Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ  Triệu tập họp ĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến để ĐHĐCĐ thông qua quyết định;  Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên ĐHĐCĐ  Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh 56
  47. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Quyền hạn và nhiệm vụ (tt):  Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty  Quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành (k3 đ88)  Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty 57
  48. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Quy mô: từ 3 - 11 TV, nếu điều lệ công ty không có quy định khác. z TV HĐQT phải có các tiêu chuẩn (đ110):  Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp  Là CĐ cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số CP phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của Cty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ Cty 58
  49. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ z Tiêu chuẩn TV HĐQT (tt) CHÚ Ý: • Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ. • TV HĐQT không nhất thiết là cổ đông 59